Đầu tư trong nước.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào hải dương (Trang 33 - 39)

II. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1996-2002.

2. Thực trạng thu hút các nguồn vốn đầu tư vào tỉnh Hải Dương thời gian qua.

2.2.1.1 đầu tư trong nước.

Đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương chủ yếu từ nguồn ngân sách và đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước, sự tham gia của các nhà đầu tư riêng lẻ chủ yếu vẫn bị giới hạn ở các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh. Thông qua bảng cơ cấu đầu tư trên, có thể thấy rằng tổng mức đầu tư luôn có mức tăng trưởng dương kẻ từ 1996 dến 2000. Đầu tư trong nước, đặc biệt là đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Chỉ tính riêng 5 năm 1996- 2000, toàn tỉnh đã giành gần 5000 tỉ đồng cho đâu tư phát triển cơ sở hạ tầng và một số công trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Hiện nay ở Hải

Dương cũng đã có một số doanh nghiệp nhà nước lớn và làm ăn có hiệu quả như: Công ti vật tư chất đốt Hải Dương, công ti may II, nhà máy sản xuất và chế tạo bơm..., các doanh nghiệp này cũng đã đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách hàng năm của tỉnh trong thơì gian qua. Xét về cơ cấu vố đầu tư trong nước theo phân cấp quản lý có thể thấy được như sau:

Đơn vị: tỉ đồng

(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư theo Nghị quyết TW4 Khoá 8)

Chỉ tiêu Vốn đầu tư Cơ cấu (%)

Năm 96-97 98-00 2001 2002 96-97 98-00 2001 2002 ĐP quản lý 894 2046 680 771 33,86 22,44 18,3 29,2

TWquản lý 1748 7072 3039 1959 66,14 77,56 81,7 71,8

Tổng số 2462 9118 3720 2730 100 100 100 100

Nhìn chung, tổng nguồn vốn đầu tư trong nước trên địa bàn giai đoạn 1998 – 2000, 2001,2002 có mức tăng cao, so với năm 1997, tăng bình quân 39,4%/năm. Song lại có sự mất cân đối lớn về cơ cấu vốn đầu tư theo cấp quản lý, phụ thuộc nhiều từ nguồn vốn trung ương (66,14% giai đoạn 1996 – 1997; 77,56% giai đoạn 1998 – 2000, 81,7% năm 2001 và 71,8% năm 2002), trong khi nguồn vốn địa phương hạn hẹp, huy động khó khăn, dẫn đến tình trạng bị động trong việc đầu tư xây dựng, cân đối vốn đầu tư, nhất là các công trình trọng điểm, thiết yếu; nhân dân không có khả năng để bỏ vốn đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng, nhất là các vùng sâu, xa, kinh tế khó khăn.

Với chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, trong thờigian qua, các doanh nghiệp của cả nhà nước và tư nhân đã tích cực đầu tư vào địa bàn Hải Dương. Các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đòi hỏi vốn và công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động, như: Công nghiệp may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, chế biến hàng nông sản xuất khẩu... Chỉ tính riêng năm 2001, tổng số dự án của các doanh nghiệp trong nước đầu tư trên địa bàn tỉnh được chấp thuận đầu tư là 42 dự án với tổng số vốn đầu tư khoảng 169.981 triệu đồng, các doanh nghiệp tư nhân là 130.040 triệu đồng.

Tuy với số vốn gần 40 tỉ đồng, song số dự án của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh chỉ là 3 dự án: Công ti vật tư chất đốt Hải Dương, công ti may II, viện nuôi trồng thuỷ sản I với số vốn lần lượt là 3.200, 12.741, 21.000 triệu đồng.

Các dự án của các doanh nghiệp tư nhân hầu hết là các dự án nhỏ, có số vốn từ 1-3 tỉ đồng, chỉ có một số dự án có số vốn lớn như: Công ti trách nhiệm Sơn Hà sản xuất hàng may thêu xuất khẩu với số vốn 21.390 triệu đồng, công ti trách nhiệm hữu hạn Thành Long, hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp máy cơ khí nông nghiệp với số vốn 8.300 triệu đồng... Các doanh nghiệp này hoạt động trong tất cả các lĩnh vực như: May mặc, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng... Ngành công nghiệp may mặc luô là nơi thu hút nhiều lao động, giải quyết được một phần lớn lao động dôi dư tại các vung nông thôn. Trong năm 2001, đã có 2 dự án thuộc ngành may mặc được chấp thuận đầu tư với số vốn 22.490 triệu đồng. Hoạt động của các doanh nghiệp này chủ yếu hướng ra thị trường xuất khẩu, cùng với một số doanh nghiệp đã được hình thành từ trước trên địa bàn , tạo nên một trong những thế mạnh trong sản xuất hàng xuất khẩu của tỉnh, bao gồm các mặt hàng : Sản phẩm may mặc, quần áo, giày dép, vải tơ tằm xuất khẩu... Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, các dự án chủ yếu dừng lại ở mức vốn trên 3 tỉ đồng, đều là các dự án sản xuất xi măng và clinker.

Riêng đối với ngành nông sản thực phẩm, do Hải Dương là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và hình thành các vùng sản xuất tập trung nên các dự án đầu tư khá nhiều vào chế biến nông sản thực phẩm. Tuy quy mô của các dự án này chỉ trên dưới 2 tỉ đồng, song hiệu quả mà nó mang lại cho sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh không phải là nhỏ. Hình thức doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, sản xất ở quy mô gia đình.

Về cơ cấu theo nguồn huy động vốn, bằng các chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước, tỉnh đã áp dụng nhiều biện pháp để kêu gọi, thu hút đầu tư,

phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Giai đoạn 2001-2002, tổng nguồn vốn đầu tư của thành phần kinh tế này đạt gần 2000 tỉ đồng, giai đoạn 1998- 2000 là 1.200 tỷ đồng (giai đoạn 1996- 1997 khoảng 542 tỷ đồng), trong đó, vốn tự có (vốn dân) 1.096 tỷ đồng, chiếm 53,7% nguồn vốn địa phương và bằng 12% so với tổng nguồn vốn đầu tư.

2.2.1.2. Đầu tư nước ngoài.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Hải dương trong kế hoạch 1996-2000 đạt 2140 tỉ đồng, trong đó giành 270 tỉ đồng cho đầu tư cơ sở hạ tầng, chủ yếu vào hệ thống cấp thoát nước và bưu chính viễn thông, còn lại chủ yếu đầu tư vào cơ sở sản xuất kinh doanh. Về hình thức đầu tư, chủ yếu thông qua đầu tư trực tiếp, có một số ít dự án từ nguồn ODA, viện trợ của JBIC nhưng không đáng kể. Vì vậy, những tác động của đầu tư nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội chủ yếu được xét đến từ nguồn đầu tư trực tiếp.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương bắt đầu từ những năm đầu của thập kỉ 90 và đạt mức tăng trưởng cao nhất trong các năm 1995, 1996, 2001. Tính đến 31/12/2001, trên địa bàn Hải Dương đã có 30 dự án đã và đang triển khai đầu tư, phân bố cả vào nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, cụ thể như sau:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo khu vực kinh tế

Chỉ tiêu Ngành Số dự án Vốn đăng kí (triệu USD)

Cơ cấu theo dự án (%)

Cơ cấu theo vốn đăng kí

Nông, lâm, thuỷ sản 3 7,0 10 1,4 Công nghiệp- xây

dựng

22 462,9 73,3 90,9

Dịch vụ 5 39,3 16,7 7,7

Tổng số 30 509,2 100 100

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001

Có thể thấy rằng, vốn đầu tư vào tỉnh Hải Dương chủ yếu tập trung vào khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực này tâp trung hầu hết cả về số dự án và số vốn. Khu vực nông lâm nghiệp có 3 dự án, chiếm 10% nhưng lại chỉ chiếm 1,4% về số vốn, chứng tỏ các dự án đầu tư vào đây hầu hết là các dự án nhỏ, mặc dù Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp song vấn đề lại ở chỗ đặc trưng của ngành này thường đem lại lợi nhuận thấp hơn và tính ổn định trong sản xuất không cao, hơn nữa đầu ra cho sản phẩm vẫn còn là vấn đề nan giải khi mà ngành chế biến nông sản thực phẩm chưa thưch sự phát triển. Tuy dịch vụ là ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh và đem lại lợi nhuận cao nhưng cũng chỉ có 5 trong 30 dự án đầu tư vào lĩnh vực này (chiếm 16,7% số dự án) chứng tỏ thị trường các hoạt động dịch vụ tại Hải Dương chưa thực sự tỏ ra hấp dẫn các nhà đầu tư. Cả tỉnh có một khu đô thị trung tâm là thành phố Hải Dương, ngoài ra các huyện còn có các thị trấn, thị tứ nhưng thực sự đây chỉ là các khu đô thị mới và nhỏ, thành phố Hải Dương là một thành phố mới, các hoạt động dịch vụ chưa thể phát triển như một số khu đô thị lớn khác. Trong số 22 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp và xây dựng, chủ yếu được đầu tư vào ngành sản xuất chất khoáng phi kim loại (281 triệu USD), sản xuất xe có động cơ (chỉ có một dự án nhưng có số vốn tới 102,7 triệu USD), ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống (5 dự án với số vốn 31,9 triệu USD) và sản xuất trang phục (5 dự án với 16,6 triệu USD).

Theo báo cáo của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương, riêng năm 2001, tông doanh thu của các doanh nghiệp này đạt 73,4 triệu USD, trong đó doanh thu từ xuất khẩu 14,7 triệu USD (So với doanh

thu năm 2000 là 52,9 triệu USD trong đó doanh thu từ xuất khẩu là 14,2 triệu USD). Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước năm 2001 đạt 5,7 triệu USD, trong đó thuế nhập khẩu là 3,3 triệu USD, thu hút trên 3000 lao động làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp và hàng trăn lao động gián tiếp khác.

Hiện nay ở Hải Dương có sự có mặt của 18 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau đầu tư vào các lĩnh vực, trong đó có một số đối tác đầu tư lớn như Đài Loan, Mỹ, Nhật... Cụ thể như sau (tính đến hết 31/12/2000):

Đầu tư trực tiếp vào Hải Dương phân theo một số đối tác đầu tư

Tên nước đầu tư Số dự án Vốn đăng kí (Triệu USD) Vốn pháp định (triệu USD) Hà Lan 1 3,2 2,0 Đài Loan 9 310,2 101,7 ểc 2 14,7 4,5 Bỉ 1 1,6 0,6 Mỹ 2 109,7 78,5 Hồng Kông 1 4 1,5 Singapore 1 7,8 2,8 Nhật 3 35,1 20,8 Hàn Quốc 2 4,4 1,4 Trung Quốc 2 0,5 0,3

Nguồn: niên giám thống kê 2001, cục thống kê Hải Dương

Hiện nay, tuy một số công ty mẹ tại các nước này đang gặp khó khăn nên nguồn vốn đầu tư có giảm sút hoặc không tăng, nhưng đó chỉ là do ảnh hưởng của chu kì kinh tế thế giới và đó là thực trạng chung tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, những động thái trong một năm trở lại đây cho thấy sự phục hồi của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ hứa hẹn một triển vọng lớn hơn cho FDI vào Hải Dương nói riêng.

Dòng vốn đầu tư vào địa phương trong những năm qua vừa tập trung chủ yếu vào lĩnh vực có khả năng đem lại lợi nhuận cao và các sản phẩm chủ yếu hướng ra thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm của ngành nông, lâm,

thuỷ sản, lấy ví dụ như trong năm 2001, tổng doanh thu của các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực này đạt 0,9 triệu USD thì giá trị xuát khẩu cũng đúng bằng 0,9 triệu USD (theo niên gíam thống kê 2001).

Với quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu hút đầu tư nước ngoài thể hiện ở chỗ nó tạo ra năng lực sản xuất mới, hình thành các ngành nghề và sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao trên thị trường, đồng thời tạo điều kiện khai thác các nguồn lực của địa phương mà trước đây còn ở dạng tiềm năng; hiệu quả xã hội thể hiện ở vấn đề giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động; hiệu quả tài chính thể hiện ở việc tăng nguồn thu ngân sách, còn hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài là làm cho các doanh nghiệp nhanh chóng đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và sớm có lợi nhuận, hoạt động đầu tư nước ngoài tại Hải Dương thời gian qua về cơ bản đã đi đúng hướng và mục tiêu đề ra, đang ngày càng có những đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào hải dương (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w