Công tác quản lý quy hoạch của tỉnh.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào hải dương (Trang 60 - 62)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.

1. Công tác quản lý quy hoạch của tỉnh.

Quy hoạch của tỉnh bao gồm các quy hoạch tổng thể và chi tiết, quy hoạch đất đai. Đối với các quy hoạch tổng thể, tỉnh cần nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, làm sao để quy hoạch đó phù hợp với tình hình phát triển chung và mục tiêu của tỉnh. Để làm được như vậy, trước hết, thực hiện việc lạp quy hoạch theo hướng từ dưới lên, có nghĩa là, hàng năm, các địa phương tổng hợp tình hình kinh tế xã hội của mình, trình lên các sở, ban ngành quản lý trực tiếp thuộc UBND tỉnh, đến lượt các sở quản lý ngành lại lập yêu cầu phát triển của ngành mình, trình UBND tỉnh. Như vậy, vừa đma bảo tính tập trung dân chủ trong quản lý, vừa làm cho các quy hoạch phù hợp với tình hình chung. Khi thực hiện các quy hoạch này, cần phải "chia nhỏ" nó ra, có nghĩa là tránh tình trạng đưa ra các mục tiêu mang tính chung chung, cần phải cụ thể hoá thông qua các kế hoạch, chương trình, dự án.

Việc đưa ra các quy hoạch phát triển từng ngành cần công khai và phổ biến rộng rãi tới các nhà đâù tư. Mặt khác, các quy hoạch này cần phải đưa ra

một khoảng thời gian để đảm bảo tính ổn định của nó, tức là việc lập quy hoạch phải tạo cho các nhà đầu tư tâm lý ổn định khi đầu tư vào tỉnh, tránh sự thay đổi quy hoạch. Để làm được như vậy, cần thực hiện nghiên cứu kĩ tình hình phat triển ngành tong khaỏng thời gian ít nhất là 5 năm trở lại, dùng kĩ thuật thống kê để phân tích các điều kiện trong và ngoài nước , phương hướng phát triển của tỉnh để đưa ra các mục tiêu phát triển cho giai đoạn sau. Đặc biệt, cần xác định rõ cơ cấu từng ngành, vùng ưu tiên phát triển của từng ngành nhỏ trong ngành đó. Ví dụ như để xác định quy hoạch phát triển công nghiệp Hải Dương từ nay đến năm 2010, thì trước hết cần xác định phương hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu, các ngành được ưu tiên phát triển, tiếp đó là xác định cơ cấu từng lĩnh vực và đẩy mạnh lĩnh vực nào. Khi đã có được cái nhìn tổng thể về định hướng phát triển chung cũng như từng ngành trong tỉnh, các nhà đầu tư sẽ chủ động đầu tư vào từng ngành nghề cụ thể.

Xây dựng quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đề các nhà đầu tư vào. Sự hình thành các khu công nghiệp xuất phát từ nhu cầu tích tụ, tập trung hóa sản xuất và sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đất đai... Thực tế ở Hải Dương hiện nay việc quy hoạch các khu, cụm công nghiệp chưa được hình thành rõ nét nên chưa tập trung được các nhà đầu tư, vì vậy cần nhanh chóng hoàn chỉnh một số khu, cum công nghiệp của tỉnh (thành phố Hải Dương, Nam Sách, Phú Thái...), tạo điều kiện tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp nhằm thu hút các nhà đâù tư.

Công bố quy hoạch đất đai trong toàn tỉnh, tránh tình trạng các cơ sở đẫ xây dựng lên lại phá bỏ đi do nằm trong diện giải toả. Mặt khác, việc cho các nhà đầu tư toàn cảnh quy hoạch sử dụng đất của tỉnh sẽ giúp họ trong việc xác định tiềm năng, từ đó xác định ngành nghề và vùng đầu tư.

Bên cạnh đó, cần thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch tổng thể và chi tiết cho phù hợp với tình hình thực tế. Rõ ràng là một quy hoạch

phát triển phải đảm bảo tính nhất quán và ổn định của nó, song thực tế luôn luôn thay đổi đòi hỏi cần phải điều chỉnh các quy hoạch này cho phù hơp. Song, chú ý rằng, sự điều chỉnh, bổ sung ấy chỉ nằm trong giơí hạn không làm thay đổi các điểm cơ bản của quy hoạch, tức là vẫn đảm bảo tính thống nhất của nó.

Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, nhất là quản lý các quy hoạch phát triển đô thị, quản lý đất đai để các dự án đầu tư đi đúng hướng, coi trọng công tác bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững. Việc lập nên các quy hoạch chỉ giải quyết được một mặt của vấn đề, mặt còn lại là làm sao thực hiện được các quy hoạch đó, trong khi nhà đầu tư mới là người quyết định đầu tư vào đâu và đầu tư bao nhiêu. Chính vì vậy, công tác quản lý quy hoạch cần phải được tăng cường. Trong quản lý quy hoạch đô thị và đất đai, cần phải kiên quyết không chấp nhận các dự án không nămg trong quy hoạch và có biện pháp khuyến khích các dự án đầu tư theo đúng chủ trương. Thực tế ở Hải Dương hiện nay đang diễn ra tình trạng các doanh nghiệp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất, xây dựng các công trình, kinh doanh ngành nghề không nằm trong quy hoạch phát triển. Vì vậy, trong thời gian tới việc quản lý cần sát sao hơn, có những biện pháp xử lý mạnh và kiên quyết đối với những trường hợp vi phạm.

Phát triển bên vững là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến, hiểu đơn giản nhất thì đó là sự phát triển kinh tế mà không xâm phạm tài nguyên của các thế hệ sau. Công tác lập và quản lý các quy hoạch phát triển cũng cần chú ý đến vấn đề này, thể hiện thông qua việc chú ý tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào hải dương (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w