Môi trường đầu tư của Hải Dương

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào hải dương (Trang 25 - 30)

II. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1996-2002.

1. Môi trường đầu tư của Hải Dương

Môi trường đầu tư là một yếu tố quan trọng và đầu tiên mà các nhà đầu tư xem xét khi quyết định đầu tư vào một địa bàn. Một môi trường đầu tư được coi là hấp dẫn khi nó tỏ ra thuận tiện cho các nhà đầu tư kể cả đối với khi chuẩn bi đầu tư cũng như trong quá trình thực hiện đầu tư, đồng thời địa bàn tiếp nhận đầu tư cũng phải tỏ ra mình có đủ năng lực tiếp nhận cũng như sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó. Trong đó bao gồm các chính sách ưu đãi, sự phát triển cơ sở vật chất hạ tầng và tiềm lực phát triển kinh tế xã hôi địa phương, bao gồm cả tiềm lực con người và điều kiện tự nhiên. Có thể đánh giá thực tế từng yếu tố này trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian qua như sau:

1.1. Về cơ chế chính sách

Ngoài việc thực hiện Luật khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài theo đúng quy định của Chính phủ, Hải Dương đã đưa vào áp dụng một số chính sách khuyến khích đầu tư đẫ và đang được các nhà đầu tư ghi nhận, như cải tiến quy trình tiếp nhận dự án, bố trí nguồn ngân sách cho công tác xúc tiến, vận đông đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua mức thuế và các quy định nhằm đẩy

nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Cụ thể, đối với đầu tư nước ngoài, tỉnh đã và đang thực hiên cơ chế đầu tư "một cửa", theo đó các nhà đầu tư nước ngoài đến tiếp xúc, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hải Dương thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương. Mọi quan hệ, giao dịch của nhà đầu tư với các ngành và địa phương có liên quan do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các ngành, địa phương giải quyết. Tỉnh cũng đã trích từ nguồn ngân sách để thưởng cho cá nhân, tổ chức có công giới thiệu dự án đầu tư vào Hải Dương.

Về công tác cấp phép đầu tư và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tỉnh đã quy định rút ngắn thời gian cấp phép xuống còn một nửa so với quy định của Chính phủ (đối với các dự án đầu tư nước ngoài), rút ngắn thời gian đăng kí kinh doanh xuống còn 2-6 ngày và thời gian chấp thuận dự án đầu tư trong nước là 12 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Tỉnh cũng đã công bố mứctiền bồi thường giải phóng mặt bằng áp dụng trên địa bàn các huyện là 17.000- 18.000USD/ha và tại thành phố Hải Dương là 19.000-20.000 USD/ha (chưa kể các công trình xây dựng và tài sản khác trên mặt đất). Với việc công khai mức đền bù, các hộ có đất trong diện giải phóng mặt bằng sẽ yên tâm và nhanh chóng trao trả đất, từ đó đẩy nhanh quá trình chuẩn bị đầu tư nói riêng và tiến độ thực hiện dự án nói riêng.

Tỉnh đã thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, như: hỗ trợ về thông tin quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, đảm bảo ưu tiên cấp điện 24/24 giờ cho các doanh nghiệp sản xuất, riêng đối với các dự án ở vị trí quá xa mà ngành điện nước chưa đáp ứng dịch vụ được thì căn cứ vào hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án, tỉnh xem xét hỗ trợ bằng nguồn vốn ngân sách. Về các chính sách thuế, tỉnh áp dụng giá thuê đất ở mức thấp nhất trong khung nhà nước quy định, không tính đến các hệ số: vị trí, kết cấu hạ tầng, ngành nghề nêu tại quyết định189/2000/QĐ-BTC ngày 24/11/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành quy định về tiền thuê đất, mặt nước,

mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tỉnh cũng áp dụng việc miễn tiền thuê đất đối với một số dự án (kể từ ngày xây dựng cơ bản hoàn thành dưa dự án đi vào hoạt động), cụ thể: 15 năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, dự án thuộc Danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư theo Nghi định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ; 11 năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tư theo Nghị định 24. Ngoài ra tỉnh còn hỗ trợ100% chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, vật nổ cho các dự án đầu tư nước ngoài bằng cách trừ dần vào số tiền thuê đất hàng năm của doanh nghiệp.

Để đảm bảo cho sản xuất ổn định, tỉnh có chủ trương dần hình thành các vùng nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, dặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

Nhìn chung, cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh Hải Dương đã có những chuyển biến tích cực theo hướng tạo ra môi trưòng ngày càng thuận lợi hơn, đồng thời cũng có những biện pháp chủ động nhằm điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển.

1.2. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng Hải Dương trong những năm qua không ngừng được tu bổ, nâng cấp, đóng góp tích cực cho, đóng góp tích cực nhịp độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tỉnh đã quan tâm đầu tư cho cơ sở hạ tầng của tất cả các ngành, bao gồm của ngành nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, văn hoá, y tế... Đối với ngành nông - lâm nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất của hệ thống giống cây trồng, vật nuôi đã được nâng cấp, từ đó nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, hệ thống các trạm thú y, trạm bảo vệ thực vật cũng được hoàn

thiện. Hệ thống thuỷ lợi, đê điều được cải tạo đảm bảo phòng chống lụt bão, ổn định sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, tỉnh có những vùng quy hoạch phát triển khu sản xuất nông nghiệp chuyên canh như vùng trồng rau, cây ăn quả..., từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản.

Về hệ thống giao thông, tỉnh luôn xác định giao thông là nhiệm vụ quan trọng trong cơ sở hạ tầng. Cụ thể, hiện tỉnh có 3 tuyến đường sắt (tuyến Hà Nội- Hải Dương- Hải Phòng, tuyến Kép- Bãi Cháy, tuyến chuyên dùng của nhà mấy nhiệt điện Phả Lại từ Bắc Nội đến Phả Lại) với tổng chiều dài trên 70km, 13 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 258km (trong đó có 214,8km là đường nhựa, còn lại là đá dăm và cấp phối). Trên các tuyến đường tỉnh hiện có 98 cầu vĩnh cửu và bán vĩnh cửu, trong đó có 62 cầu bê tông cốt thép với tổng chiều dài 1165,9 km, bảo đảm xe có trọng tải H8- H10, xe khách đảm bảo lưu lượng lưu thông 100xe/ngày đêm và 10 bến quy mô nhỏ ở các huyện lị. Hiện tỉnh có 65 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 352,4km. Ngoài ra, hệ thống giao thông nông thôn còn đảm bảo ô tô vào được trung tâm 100% số xã trong tỉnh và đến được phần lớn trung tâm các thôn xóm với tổng chiều dài 1.148km. Về hệ thống đường thuỷ, trên địa bàn tỉnh có 10 tuyến sông do trung ương quản lý dài 281,5km, đảm bảo thông thuyền trọng tải 200-500 tấn, 6 tuyến sông do điau phương quản lý dài 119km, thông thuyền trọng tải 20-50 tấn. Trong đó có 7 bến phà, 1 cảng chung chuyển là cảng Cống Câu với quy mô bốc dỡ 350.000tấn/năm và 29 bến bốc xếp dỗ thủ công đang khai thác dọc các sông. Như vậy, có thể nói rằng hệ thống giao thông trong tỉnh đã phát triển rộng khắp, từ đường bộ, đường thuỷ, các tuyến đường tỉnh, huyện đến các xã và thôn xóm, đáp ứng được trước hết là nhu cầu đi lại của nhân dân và hơn nữa là hoạt động vận chuyển, giao lưu hanàg hoá phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Mạng lưới điện trong toàn tỉnh đẫ được nang cấp, đảm bảo cung cấp điện tới 100% số xã. Hiện nay Hải Dương có 52,3km đường dây 110KV, 607,3km đường dây 35KV, 414,7km đường dây 6-10KV và 1000 km đường hạ thế. Với hệ thống lưới điện như vậy, tỉnh đảm bảo cung cấp điện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ. Bên cạnh đó, hệ thống cấp thoát nước cũng đã được tỉnh quan tâm đầu tư để không ngừng nâng cao tỉ lệ hộ dân đựơc sử dụng nước sạch và giải quyết tình trạng ngập úng, đặc biệt là ở khu vực thành phố Hải Dương.

Cơ sở hạ tầng các ngành dịch vụ phát triển toàn diện bao gồm vận tải, bưu chính viễn thông và hệ thống ngân hàng, tài chính kho bạc. Đặc biệt là sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông, 100% số xã, phường được trang bị điện thoại, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin. Hệ thống tài chính, kho bạc đảm bảo thực hiện các hình thức thanh toán và cho vay vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội, đồng thời đây cũng là điểm thu hút nguồn vốn còn trong dân, tận dụng chúng cho phát triển.

Trình độ dân trí cũng là một yếu tố khi xem xét đến môi trường đầu tư, nó thể hiện ở hai mặt, đó là: khả năng tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư và chi phí để đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư khi dự án đi vào hoạt động. Xem xét mặt bằng dân trí nói chung, có thể xem xét tới hệ thóng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục. Hiện toàn tỉnh có 271 trường tung học cơ sở với 3570 lớp học, trong đó đã xây dựng kiên cố, cao tầng được 1053 phòng (45,8%) và 33 trường trung học phổ thông, 13 trường chuyên nghiêp và dạy nghề. Từ các trường đào tạo này, trình độ dân trí và xét riêng chất lượng nguồn nhân lực sẽ không ngừng được nâng cao, có thể tiếp nhận khoa học công nghệ tiên tiến.

Trong môi trường đầu tư, sự tăng trưởng kinh tế và xu thế ổn định có vai trò quan trọng đối với việc thu hút các nguồn vốn đầu tư. Trong giai đoạn 1996- 2000, Hải Dương luôn đạt mức tăng trưởng dương , điều đó cũng có nghĩa là mặt bằng kinh tế chung của cả tỉnh đã được cải thiện. Theo niên giám thống kê năm 2001, tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2001 đạt 6.666 tỉ đồng, so với năm 1996 là 4511 tỉ đồng. Cơ cấu kinh tế cũng đã có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Năm 1996, cơ cấu nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ là 41,8%-33,9%- 24,3% thì đến 2001 tỉ lệ này là 33,3%- 38%- 28,7%. Là một tỉnh nông nghiệp với hơn 80% lao động sống ở vùng nông thôn, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế không đồng nghĩa với sự kéo lùi sự phát triển của ngành này, giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng từ 2.930.692 triệu đồng năm 1996 lên 3.465.602 triệu đồng năm 2001 (theo niên giám thống kê năm 2001). Như vậy, sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm qua được đánh giá ở hai phương diện: thứ nhất, nó thể hiện việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư đã có, và quan trọng hơn, đó là năng lực tiếp nhận vốn đầu tư. Trong xu thế hiện nay, đầu tư là yếu tố phá vỡ sự ổn định kinh tế, nhưng chính sự ổn định kinh tế lại là bằng chứng đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư.

Nói tóm lại, môi trường đầu tư của tỉnh Hải Dương đã có những bước phát triển mạnh mẽ kể từ khi được tái lập, nó đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế trong xu thế ổn định, cơ sở hạ tầng được nâng cấp cải thịên, luôn có những chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là nó đã trở nên hoàn hảo, bởi cũng vẫn còn tồn tại bên cạnh những mặt đạt được là những vấn đề cần phải đưa ra xem xét, tìm hướng giải quyết nhằm tạo ra một môi trường hấp dẫn hơn.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào hải dương (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w