Công tác quản lý đầu tư.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào hải dương (Trang 62 - 66)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.

2. Công tác quản lý đầu tư.

Công tác xây dựng kế hoạch cần đi trước một bước, đây là một vấn đề rất quan trọng giúp chủ động trong việc thu hút vốn đầu tư. Điều đó thể hiện ở hai mặt, trước hết là đối với nhà quản lý của địa bàn tiếp nhận đầu tư, việc xác định trước các kế hoạch sẽ giúp cho họ chủ động hơn trong công tác quản lý cũng như

việc đề ra các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, nói một cách đơn giản hơn thì kế hoạch đầu tư giúp họ nhìn thấy được họ sẽ phải làm gì và mục tiêu đề ra là như thế nào. Mặt khác, kế hoạch đầu tư cũng giúp cho nhà đàu tư chủ động trong việc quyết định đầu tư khi mà họ đã có được cái nìn tỏng thể về đầu tư của cả tỉnh. Vì vậy, việc xây dựng các quy hoạch phải được thực hiện trước khi đưa ra mọi biện pháp, chính sách thu hút đầu tư, kế hoạch của năm sau phải được chuẩn bị từ quý II năm trước dựa trên cơ sở là các quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và phương hướng đầu tư của tỉnh.

Công bố các chương trình đầu tư đến năm 2005 để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Trong kế hoạch 5 năm 2001-2005, Hải Dương có 7 chương trình đầu tư phát triển lớn, được thực hiện thông qua một số đề án cụ thể. Việc đưa ra và cụ thể hoá các chương trình là bước quan trọng trong việc tiến hành từng bước để đạt được mục tiêu chung trong kế hoạch. Việc công bố các chương trình đầu tư có thể thông qua các cuộc gặp mặt, hội thảo giữa nhà quản lý với các nhà đầu tư hoạc công bố trong các văn bản của tỉnh.

Không ngừng kiện toàn bộ máy quản lý đầu tư và xây dựng. Bộ máy quản lý này bao gồm đội ngũ cán bộ và công tác tổ chức, sắp xếp cơ cấu tổ chức của bộ máy. Không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý đầu tư một mặt nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn, mặt khác, tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư khi họ được đặt dưới sự quản lý của một bộ máy bao gồm những người am hiểu về pháp luật cũng như có trình độ chuyên môn. Để thực hiện được điều này, trước hết cần nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bọ quản lý thông qua việc đào tạo cho đội ngũ cán bộ đang làm việc, gíup họ tiếp cận với những vấn đề mới thuộc chuyên môn của mình, đồng thời tổ chức thi sát hạch thường xuyên để khuyến khích các cán bộ tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình và phát hiện những vấn đề khó khăn chung để đào tạo kịp thời. Hàng năm tổ chức thi tuyển đội ngũ sinh viên mới ra trường về các cơ quan này làm việc vì

đây là lực lượng trẻ, nhạy bén trong tiếp thu các kiến thức mới. Cùng với nó là thực hiện việc tổ chức cho các cán bộ học các chính sách pháp luật mới của nhà nước, các văn bản này hàng năm rất nhiều, vì vậy nên tổ chức học theo đợt hoặc phát tài liệu tới từng phòng ban, để các phòng tự tổ chức cho nhân viên của mình nắm bắt các quy định mới.

Cải tiến thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp giấy phép đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, thẩm định dự án, ra quyết định đầu tư. Thực tế hiện nay, việc chấp nhận đăng kí kinh doanh (đối với các dự án đầu tư trong nước) và cấp phép đầu tư hoặc thẩm định ra quyết định đầu tư (đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài) diễn ra rất chậm chạp, mực dù Chính phủ đã có những quy định cụ thể về thời gian tối đa cho các công tác trên. Đièu này hạn chế rất nhiều, trước hết là tiến trình đưa vốn vào đầu tư, thứ hai là làm cho các nhà đầu tư e ngại khi phải chờ đợi quá lâu, có thể sẽ làm mất cơ hội đầu tư. Vì vậy, cần thiết phải giảm bớt các thủ tục rườm rà, phấn đấu rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, thẩm định dự án, ra quyết định đầu tư thấp hơn so với mức quy định của Chính phủ. Hiện nay ở Hải Dương, cơ quan quản lý trực tiếp vấn đề này là Sở Kế hoạch và đầu tư, vậy cần nâng cao tiến độ thực hiện công việc ở đây như phòng thẩm định đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, trình UBND tỉnh quyết định, phòng kinh tế đối ngoại xem xét các dự án đầu tư nước ngoài và thực hiện thẩm định cùng phòng đầu tư phát triển một cách cụ thể, khách quan, song phải làm sao giải quyết được nhanh chóng, tránh tình trạng "ùn tắc" các hồ sơ xin cấp phép và dự án chờ thẩm định.

Giải phóng mặt bằng thích hợp và nhanh nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc đưa dự án vào thực hiện. Hiện nay, hầu hết các dự án đều bị chậm tiến độ ở khâu giải phóng mặt bằng, nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu là do các hộ dân trong diện giải toả không muốn trao trả đất vì cho rằng mình được đền bù chưa xứng đáng, cố gắng trông chờ mọt số tiền đèn bù cao

hơn. Để giải quyết vấn đề này, cần có những biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng, cụ thể: Công khai và ấn định mức giá đền bù cho từng loại đất ở từng khu vực cụ thể một cách hợp lý, kiên quyết không tăng giá đền bù đối với những hộ cố tình không trao trả đất, gắn trách nhiệm của địa phương với công tác giải phóng mặt bằng, đồng thời tạo điều kiện để các hộ trong diện di dời nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất. Đối với những dự án lớn cần thiết phải xây dựng khu định cư mới cho các hộ này.

Tăng cường công tác giám sát từ khâu lập dự án, để đảm bảo dự án nhanh chóng đi vào hoạt động, tránh thất thoát vốn đầu tư. Lập dự án là bước đầu của quá trình đầu tư, tăng cường giám sát ở khâu này giúp nhanh chóng loại bỏ những dự án không khả thi mà không gây lãng phí nguồn lực vì ở khâu này, chi phí mà các nhà đầu tư bỏ ra không cao. Khi các nguồn lực luôn nằm trong sự hạn hẹp thì đây là một biện pháp tốt để ưu tiên cho các dự án có hiệu quả, phù hợp với quy hoạch được duyệt. Vì vậy, tỉnh cần có công tác tư vấn cho các nhà đầu tư khi họ muốn đầu tư vào địa bàn tỉnh, đồng thời, phải xem xét yếu tố đảm bảo tính khả thi ngay từ khi dự án mới hình thành.

Nâng cao hoạt động của ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh. Như đã nói ở trên, cần thiết phải hình thành các cụm, khu công nghiệp, theo quy hoạch ơhảttiển kinh tế xã hội Hải Dương đến năm 2010, tỉnh dự kiến xây dựng một số khu, cụm công nghiệp như :Khu công nghiệp Nam Sách, Khu công nghiệp Phả Lại- Hoàng Tiến, Khu công nghiệp Phú Thái, cụm công nghiệp phía nam thành phố Hải Dương ..., vì vậy, ban quản lý các khu công nghiệp càng trở lên quan trọng . Cho nên cần phải sớm ban hành các quy định và hướng dẫn thực hiện cụ thể về quy trình cấp đất, cho thuê đất, các chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, để các nhà đầu tư hiểu rõ quy trình đầu tư và rút ngắn quy trình thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư để sớm tổ chức triển khai dự án.

Rút ngắn quá trình thẩm tra phương án tài chính, phương án vay trả để triển khai nhanh quá trình chi vay. Trong quá trình thực hiện thẩm tra các phương án tài chính, cần tính toán các chỉ tiêu cụ thể như NPV, NFV, IRR... để cụ thể hoá các chỉ tiêu đáng gía dự án, đối với các phương án vay trả, dựa trên các chỉ tiêu cụ thể như thời gian thu hồi vốn, phương án kấu hao... Như vậy sẽ đảm bảo chất lượng thẩm tra các phương án, vừa nâng cao tiến độ thực hiện thẩm tra, giúp các nhà đầu tư nhanh chóng được vay vốn.

Đó là một số giải pháp về quản lý đầu tư và xây dựng, các giải pháp này yêu cầu phải được thực hiện một cách đồng bộ và chính xác nhằm giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn khi đưa vốn vào tỉnh, đồng thời vẫn đảm bao hoạt động đầu tư đi đúng hướng theo các quy hoạch đã đề ra.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào hải dương (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w