Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào hải dương (Trang 47 - 50)

II. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1996-2002.

3. Đánh gía chung.

3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế Hải Dương qua các năm 1996-200128,2 phân theo ngành kinh tế

Năm Cơ cấu Tổng số

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

1996 41,8 33,9 24,3 100 1997 35,4 36,6 28,0 100 1998 35,8 35,7 28,5 100 1999 36,8 35,0 28,2 100 2000 34,8 37,2 28,0 100 2001 33,3 38,0 28,7 100

Là một tỉnh nông nghiệp, năm 1996, ngành này vẫn chiếm tỉ lệ chủ yếu trong tổng sản phẩm của tỉnh (41,8%) và thu hút hơn 80% lao động, đến năm 2001, cơ cấu kinh tế đã có bước thay đổi đáng kể theo hướng giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, kết quả là, đến năm 2001, tỉ lệ ngành nông nghiệp trong tổng sản phẩm từ 41,8% chỉ còn 33,3%, các ngành công nghiệp, dich vụ đã tăng từ 33,9% và 24,3% lên 38,0 và 28,7%. Đó là do cơ cấu đầu tư giữa các ngành kinh tế trong thời gian qua, và chủ trương của tỉnh tong việc khuyến khích và thu hút đầu tư vào một số ngành thế mạnh.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này chứng tỏ hoạt động đầu tư trong những năm qua đã đi đúng hướng và cơ bản đạt được mục tiêu đề ra.

3.1.3. Sự phát triển của các ngành kinh tế.

Với quan điểm tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn toàn diện và vững chắc nhằm khai thác mọi nguồn lực và tiềm năng để ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sẩn xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, trong giai đoạn 1996-2001, nông nghiệp Hải Dương đã có mức tăng trưởng khá, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Sản phẩm nông nghiệp ngoài việc đảm bảo ổn định đời sống cho gần 1,7 triệu dân trong tỉnh còn có khả năng cung cấp cho thị trường trong nươc và hướng ra xuất khẩu. Về cơ cấu, nhìn chung đã có sự thay đổi theo hướng giảm dần tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng cường hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp.

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Hải Dương 1996-2001.

Năm Cơ cấu (%) Tổng số

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

1996 74,6 24,1 1,3 100

1998 76,3 22,0 1,7 100

1999 77,5 20,7 1,8 100

2000 75,8 22,1 2,1 100

2001 74,2 23,6 2,2 100

Nguồn: Niên giám thống kê 2001, Cục thống kê Hải Dương.

Trồng trọt vẫn là ngành kinh tế chủ yếu trong tổng giá trị sản xuát nông nghiệp của tỉnh, tuy tỉ lệ có giảm từ 74,6% năm 1996 còn 74,2% năm 2001, nhưng gía trị sản xuất vẫn tăng từ 2.148 tỉ đồng năm 1996 lên 2.541 tỉ đồng năm 2001, chủ yếu là trồng lúa, hoa màu và cây ăn quả. Sản lượng rau các loại tăng từ 260.059 tấn năm 1996 lên 310.607 tấn năm 2000, diện tích cây ăn quả tăng mạnh, bình quân 5,7%/năm, đặc biệt diện tích trồng vải tăng 15,58%. Bên cạnh đó, các loại cây công nghiệp ổn định và tăng về diện tích, năng suất và sản lượng.

Chăn nuôi của Hải Dương bao gồm chăn nuôi thuỷ sản, gia súc gia cầm và kinh tế trang trại, nhìn chung đều có mức tăng trưởng khá, tăng dần tỉ trọng trong sản xuất nông nghiệp và hướng dàn sang sản xuất hàng hoá.

Tuy còn mới mẻ song hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp trong những năm qua đã có bước phát triển, tăng dần tỉ trọng từ 1,3% năm 1996 leen 2,2% năm 2001.

Về công nghiệp, hiện Hải Dương là một trong 10 tỉnh thành phố có giá tị sản xuất công nghiệp hàng đầu của cả nước, nhiều sản phẩm của tỉnh có khối lượng và uy tín trong và ngoài nước như xi măng, máy bơm nước, sứ dân dụng, bánh đậu xanh... Do được đầu tư phát triển và huy động được nội lực của ngành, nên từ khi tái lập tỉnh đến nay, sản xuất công nghiệp đã có những bước phát triển nhanh và đi dần vào xu thế ổn định. Tốc độ phát triển bình quân đạt 15,4%/năm. Sự phát triển của ngành công nghiệp đã từng bước làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh. Ngoài ra, việc đầu tư vào ngành này đã tạo việc làm cho hơn 8 vạn lao động thường xuyên và hàng vạn lao động thời vụ, đồng thời, chất lượng lao động

cũng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu áp dụng khao học công nghệ hiện đại vào sản xuất.

3.1.4. Thu ngân sách nhà nước.

Do các ngành kinh tế đều dạt mức tăng trưởng khá nên thu ngân sách nhà nước của địa phương qua các năm cũng có mức tăng đáng kể, cụ thể:

Thu ngân sách nhà nước qua các năm 1997-2001

Năm 1997 1998 1999 2000 2001

Tổng thu 517.631 674.301 575.261 714.740 842.772 Thu từ kinh tế địa

phương

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào hải dương (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w