1997 1998 1999 2000 2001 Nông, lâm thuỷ

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào hải dương (Trang 39 - 46)

II. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1996-2002.

1996 1997 1998 1999 2000 2001 Nông, lâm thuỷ

Nông, lâm thuỷ

sản 120543 166258 204936 238634 256342 197787 Xây dựng 63015 23857 20456 17225 46586 44477 Công nghiệp khai thác 4394 12976 400 1051 5260 9723 Điện, nước 3899 46235 898224 3998548 3429067 985923

Vận tải và thông tin 218 156455 211875 210412 175941 257105 Tài chính tín dụng 85 - 700 758 7238 12350 Nghiên cứu khoa học 498 600 - 406 1948 3331 Văn hoá- y tế- giáo dục 76807 76949 59995 53242 53825 74013

Nguồn: Niên giám thống kê 2001, cục thống kê Hải Dương

Số còn lại được đầu tư vào các ngành khác như hoạt động quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, đầu tư cơ sở hạ tầng cho các hoạt động thương mại và tư vấn.

Là một tỉnh có diện tích đất nông nghiệp 101.062 ha, và có những điều kiện thuận lợi về nhiều mặt cho phát triển sản xuất nông nghiệp, trong những năm qua, Hải Dương đã tiến hành nhiều dự án để nâng cấp hệ thống giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng hệ thống sân phơi, nhà kho phục vụ sản xuất, hệ thống kênh mương tưới cho các đơn vị sản xuất giống lúa, đồng thời đầu tư trang thiết bị để nâng cao chất lượng đàn giống gia súc gia cầm, như: Nạc hoá đàn lợn, sind hoá đàn bò. Từng bước hoàn thiện hệ thống các trạm thú y, trạm bảo vệ thực vật, đưa các bác sĩ thú y về tận cấp xã.

Về lâm nghiệp, tuy không phải là một tỉnh miền núi, nhưng với diện tích đất rừng 13.975ha, trong đó rừng tự nhiên là 2398ha, đến nay, Hải Dương đã cơ bản phủ xanh đất trống đồi núi trọc thông qua các chương trình như: chương trình 327, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Toàn tỉnh đã đầu tư trồng mới được 6763,4 triệu ha rừng tập trung, hơn 5500 ha rừng đồi, xây dựng một số cơ sở hạ tầng phục vụ cho trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng tập trung ở hai huyện miền núi chí Linh và Kinh Môn.

Để có thể phục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp nói riêng và đời sống nhân dân nói chung, trong những năm qua, hệ thống thuỷ lợi đã được đầu tư nâng

cấp đáng kể. Hệ thống đê điều được tu bổ áp trúc và có hệ thống gia thăng đảm bảo nên đã cơ bản được giữ vững trong mùa mưa lũ, không có lũ lụt lớn xảy ra, đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân. Hệ thống trạm bơm được đầu tư xây dựng mới và cải tạo nên đã mở rộng diện tích tưới tiêu, giải quyết tình trạng ngập úng trong vụ mùa. Chương trình kiên cố hoá kênh mương bước đầu được thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trong cơ cấu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Hải Dương cũng đã chú trọng tới phát triển hệ thông giao thông, coi đó là bước quan trọng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của tỉnh. Hiện nay, hệ thống giao thông nông thôn đã được cải thiện rõ rệt, thay vì đường đất, đá, hầu hết các xã trong tỉnh đã có đường nhựa vào trung tâm xã, bê tông hoá đường trong thôn xóm, cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển. Cùng với nó, hiệu quả và chất lượng các tuyến đường được nâng lên rõ rệt, một số tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào lĩnh vực quản lý và xây dựng giao thông.

Về hệ thống lưới điện trong toàn tỉnh, hiện nay mạng lưới đường điện đã đến 100% số xã và tất cả các thôn xóm. Điện thương phẩm cung cấp cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt không ngừng tăng. Phụ tải công nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu tiêu thụ điện. Hệ thống điện chiếu sáng ở các khu đô thị, thị trấn, thị tứ cũng được từng bước cải thiện, góp phần làm đẹp cảnh quan đô thị.

Đến năm 2000, toàn tỉnh đã đầu tư nâng cấp 6550m2 nhà một số bệnh viện tuyến tỉnh và huyện, 5700m2 trạm xá xã, đưa tỉ lệ diện tích kiên cố ở các bệnh viện tỉnh đạt 86%, bệnh viện huyện đạt 85%. Hệ thống vật chất kỹ thuật ngành y tế từ tỉnh xuống cơ sở được củng cố, đáp ứng ngày càng tốt hơnnhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh của nhân dân. Tổng số giường bệnh đạt3450 giường, trong đó

tuyến tỉnh là 1140 giường, tuyến huyện 1260 giường và tuyến xã là 1050, bình quân 1000 dân/bác sĩ.

Công tác giáo dục ngày càng được toàn xã hội chăm lo. Tỉnh cũng đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành giáo dục như: kiên cố hoá phòng học, nâng cao trình độ giáo viên, xây dựng hệ thống thư viện , phòng thí nghiệm, đáp ứng yêu cầu trong việc dạy và học. Được xác định là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội, Hải Dương cũng đang có chính sách thu hút nhân tài, khuyến khích sinh viên mới ra trường về tỉnh làm việc và có sự hỗ trợ cho các thạc sĩ, tiến sĩ khi về tỉnh.

Về văn hoá thông tin, thể dục thể thao: Văn hoá thông tin là phương tiện để đưa đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước tới nhân dân, tuyên truyền các quan điểm của Đảng, xây dựng đời sống văn hoá. Nhận thức được vai trò đó, trong kế hoạch 5 năm 1996-2000, Hải Dương đã tập trung đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống phát thanh truyền hình, không ngừng nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình, phát thanh của tỉnh; Xây dựng hệ thống truyền thanh tại các xã, phường. Các di tích lịch sử cũng được chú ý đầu tư tôn tạo như; nâng cấp cơ sở hạ tầng khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc (Chí linh), khu An Phụ (Kinh Môn). Đầu tư cho thể dục thể thao được chú như đầu tư vào nâng cấp nhà thi đấu và phát triển một số môn thế mạnh của tỉnh.

Đầu tư cho cơ sở hạ tầng không thể bỏ qua hệ thống quản lý để vận hành và phát huy hiệu quả của các cơ sở đó. Trong những năm qua, Hải Dương đã từng bước đầu tư xây dựng và đổi mới điều kiện làm việc cho các cán bộ công chức Nhà nước, đặc biệt là đầu tư xây dựng nhà làm việc cho các huyện mới được tái lập. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, Hải Dương cũng đã đầu tư tiến hành đào tạo và đào tạo lại cán bộ công chức đủ năng lực đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

Khoa học công nghệ luôn được xác định là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của mọi lĩnh vực, trong kế hoạch 5 năm 1996-2000, toàn tỉnh đã thực hiện triển khai 190 đề tài, dự án khoa học vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục, y tế văn hoá, môi trường và quản lý nhà nước. Chú trọng các đề tài ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống. Đồng thời tỉnh cũng đã đầu tư hàng tỉ đồng cho việc nạo vét sông hồ, trồng cây xanh ở thành phố Hải Dương và các khu đông dân cư, vệ sinh đô thị dần được cải thiện. Cùng với nó, hệ thống cấp thoát nước đô thị và nước sạch nông thôn cũng được chú ý đầu tư, tỉnh đã xây dựng trạm cấp nước của một số thị trấn như: Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành..., tập trung đầu tư xây dựng nhà máy nước Hải Dương với công suất 10.000m3/ngày đêm. Hệ thống cấp thoát nước được nâng cấp để cung cấp nước sạch cho khu vực đô thị và giải quyết một phần tình trạng ngập úng, nhất là ở thành phố Hải Dương. Riêng ở khu vực nông thôn, tỉnh đã đàu tư xây dựng được 12 trạm cấp nước nhỏ, đào được 227.000 giếng khơi và trên 100 giếng khoan, đảm bảo cấp nước hợp vệ sinh cho 1,2 triệu người đưa tỉ lệ hộ dân được cấp nước sạch lên 70% trong năm 2002.

Để đạt được mục tiêu đến năm 2005, tỉ trọng ngành dịch vụ trong GDP là 30%, cơ sở hạ tầng cho các ngành dịch vụ bao gồm: thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, hệ thống ngân hàng, tài chính, kho bạc đã được quan tâm đầu tư. Trong năm 2002, trung tâm thương mại Hải Dương đã đựoc củng cố và từng bước hoàn thiện, phấn đấu trong tương lai trở thành trung tâm giao dịch thương mại lớn nhất của tỉnh, cùng với hoạt động của các cửa hàng thương mại tại các huyện đảm bảo lưun thông hàng hoá, thúc đẩy sản xuất phát triển. Hệ thống chợ đô thị, nông thôn đã đảm bảo được nhu cầu trao đổi hàng hoá cho sản xuất và tiêu dùng. Về cơ sở hạ tầng phục vụ cho dịch vụ tại các khu du lịch , tuy còn nhiều vấn đề bất cập, song cũng đã có sự quy hoạch cụ thể, tránh phát triển tràn lan. Về dịch vụ vận tẩi hành khách, do hệ thống giao thông được đầu tư nâng

cấp, hệ thống bến bãi được sắp xếp và quy hoạch hợp lí đã tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hành khách, hàng hoá không ngừng phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho gần 10.000 lao động.

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành bưu chính viễn thông ngày càng tăng nhanh để có thể bắt nhịp cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội, chủ yếu đầu tư cải tiến nâng cấp hệ thống trang thiết bị cho các trung tâm bưu điện tỉnh, huyện và xã, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ của ngành bưu điện. Tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng các trung tâm bưu điện văn hoá xã, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin liên lạc của người dân. Còn đối với hệ thống ngân hàng, tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị chuyên ngành của hệ thông ngân hàng, tài chính, kho bạc ở các cấp tỉnh, huyện, thành phố, góp phần tích cực đối với sự nghiệp phát triển văn hoá xã hội của tỉnh.

Nói tóm lại, trong giai đoạn 1996-2002, cơ sở hạ tầng của Hải Dương đã thay đổi nhiều do được đầu tư hiệu quả từ các nguồn vốn: Vốn ngân sách dành cho dầu tư xây dựng cơ bản tập trung, vốn sự nghiệp kinh tế mang tính đầu tư, vốn đầu tư qua Bộ chuyên ngành, vốn huy động từ trong dân. Do có sự chỉ đạo sát sao của tỉnh uỷ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân tỉnh và các cấp , ngành trong tỉnh, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã đi đúng hướng và có trọng điểm, hầu hêt các công trình khi đưa vào sử dụng đã phát huy được những hiệu quả kinh tế xã hội. Cơ sở hạ tầng được xây dựng trong những năm qua đã đóng góp tích cực cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các dự án.

Tuy nhiên, do nguồn vốn còn hạn hẹp nên việc đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Trong khi đó, cơ chế chính sách thu hút vốn cho đầu tư phát triển chưa thực sự tỏ ra hấp dẫn, đặc biệt là việc huy động vốn trong dân còn hạn chế, mà đây lại là nguồn tiềm năng rất lớn. Cho đến nay, toàn tỉnh Hải Dương vẫn chưa hình thành được cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tập trung để thu hút

vốn đầu tư trong và ngoài nước. Để khắc phục những tồn tại, tiến tới hoàn thành các mục tiêu đưa ra trong kế hoạch 5 năm 2001-2005, riêng đối với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cần có những đổi mới đồng bộ cả về cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và cơ chế chính sách.

2.2.2.2. Đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất

Tổng vốn đầu tư trong nước cho phát triển sản xuất kinh doanh trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 là 7500 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn trung ương là 6600 tỉ đồng và vốn địa phương là 900 tỉ. Trong đó, nguồn vốn của trung ương cho phát triển sản xuất kinh doanh chủ yếu cho các doanh nghiệp trung ương dóng trên địa bàn. Hiện nay ở Hải Dương có 15 doanh nghiệp trung ương, trong đó có một số doanh nghiệp lớn như: Công ti xi măng Hoàng Thạch, công ti chế tạo bơm Hải Dương, công ti sứ Hải Dương..., đây cũng là các doanh nghiệp có mức đóng góp hàng năm cho ngân sách của tỉnh khá lớn.

Nguồn vốn đầu tư phát triển của địa phương cho nông- lâm nghiệp là 300 tỉ đồng, chủ yếu đầu tư chuyển dich cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích lúa, tăng nhanh diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là diện tích cây ăn quả, tiến hành phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Ngành chăn nuôi cũng được chuyển đổi theo hướng đẩy manh chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản trong các hộ gia đình, phát triển các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình. Đầu tư cho các doanh nghiệp quốc doanh tại địa phương là 250 tỉ đồng, chú trọng đầu tư cho lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, giày da, cơ khí sửa chữa...,giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho người lao động. Tuy nhiên, hoạt động của các doanh nghiệp này còn gặp nhiều kho khăn do thiếu thi trường tiêu thụ và sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp.

Trong 5 năm 1996-2000, tổng vốn đầu tư thực hiện cho công nghiệp ngoài quốc doanh đạt khoảng 450 tỉ đồng. Các doanh nghiệp này đã huy động được

nhièu nguồn vốn nhàn rỗi, chủ động đầu tư mở rộng sản xuất, thu hút nhiều lao động, đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách của tỉnh.

Trên đây là những kết quả cụ thể của việc huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc thu hút các dự án đầu tư trong nước mới được tập trung phát triển từ vài năm trở lại đây, song tiến độ triển khai đầu tư còn chậm, quy mô và số lượng dự án thu hút được còn nhỏ. Các dự án chủ yếu là của các nhà đầu tư trong tỉnh, còn các dự án có quy mô sản xuất lớn, của các nhà đầu tư có uy tín từ các thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ngoài chưa nhiều. Công tác quản lý sau khi cấp giấy phép đăng kí kinh doanh còn nhiều bất cập, chưa sâu sát, chặt chẽ, do vậy còn nhiều hạn chế trong việc tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào hải dương (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w