1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP

56 2,1K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 854,5 KB

Nội dung

Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP

Trang 1

Lời cảm ơn

Nhân dịp hoàn thành đồ án tốt nghiệp, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Tiến sĩ Giang Hồng Tuyến - giảng viên khoa Kỹ thuật Nông nghiệp, trường ĐHDLHP - người hướng dẫn nhiệt tình, có trách nhiệm trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành đồ án.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo ngành Kỹ thuật Nông nghiệp, trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng cùng các thầy cô đã tham gia giảng dạy trong suốt quá trình tôi học tập tại trường.

Cuối cùng cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên tại Trung tâm giống Tràng Duệ - Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Nông nghiệp Hải Phòng - nơi tôi thực tập và làm đồ án tốt nghiệp Những người đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự quan tâm, giúp đỡ, động viên đó.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hải phòng, ngày tháng năm 2009

Sinh viên

Vũ Thị Hường

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu của để tài 3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của lợn Móng Cái 4

2.1.1 Nguồn gốc lợn Móng Cái 4

2.1.2 Đặc điểm sinh học của lợn Móng Cái 4

2.2 Một số tính trạng sinh sản của lợn nái 5

2.2.1 Tuổi phối giống lần đầu 6

2.2.2 Tuổi đẻ lứa đầu 7

2.2.3 Khoảng cách giữa các lứa đẻ 7

2.2.4 Số con sơ sinh sống/ổ 7

2.2.5 Khối lượng sơ sinh/con 8

2.2.6 Số con cai sữa/ổ 8

2.2.7 Khối lượng cai sữa 9

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng sinh sản 9

2.3.1 Yếu tố di truyền 9

2.3.2 Yếu tố ngoại cảnh 10

2.4 Giá trị giống 11

2.4.1 Nguồn thông tin trong ước lượng giá trị giống 12

2.4.2 Ước tính giá trị giống bằng phương pháp BLUP 13

2.4.3 Độ chính xác của ước tính giá trị giống 13

2.4.4 Chỉ số chọn lọc 14

2.4.5 Chương trình PIGBLUP 19

2.5 Hệ số tương quan 20

2.6 Ước tính hiệu quả chọn lọc 21

2.7 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 22

2.7.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng số con sơ sinh sống/ổ 22

2.7.2 Tính trạng số con sơ sinh sống/ổ 23

Trang 3

2.7.4 Ước tính hiệu quả chọn lọc 25

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 26

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 26

3.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 27

3.2 Nội dung nghiên cứu 27

3.3 Phương pháp nghiên cứu 27

3.3.1 Bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu 27

3.3.2 Tính toán tham số thống kê một số tính trạng sinh sản 28

3.3.3 Xác định giá trị giống bằng phương pháp BLUP đối với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ 28

3.4 Xử lý số liệu 29

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Năng suất sinh sản của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp 30

4.1.1 Năng suất sinh sản của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp 30

4.1.2 Năng suất sinh sản của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp trên tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của qua các lứa đẻ 35

4.2 Giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp 38

4.3 Mối tương quan di truyền giữa các lứa đẻ 41

4.4 Ước tính hiệu quả chọn lọc 42

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ 5.1 Kết luận 48

5.2 Đề nghị 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cùng với sự phát triển chung của nhiều ngành kinh tế trong thời kì đổimới đất nước, ngành Nông nghiệp có những bước phát triển mạnh cả về trồngtrọt và chăn nuôi Chăn nuôi chiếm phần quan trọng trong nền sản xuất Nôngnghiệp, nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi của thị trường trong và ngoàinước ngày càng cao Những năm gần đây, sản lượng lương thực tăng nhanh

đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển, trong đó có ngành chăn nuôi lợnphát triển cả về số lượng và chất lượng

Ngành chăn nuôi lợn đã đóng góp một phần thu nhập chính cho ngườinông dân Thịt lợn trở thành nguồn thực phẩm chính của người tiêu dùng

Theo thống kê, tổng đàn lợn trong cả nước là 27.434.895 con (2005),tăng 35,86% so với năm 2000 và 68,25% so với năm 1995 Ngành chăn nuôilợn ở Việt Nam đứng vị trí thứ 2 sau Trung Quốc ở khu vực Châu Á - TháiBình Dương, thịt lợn chiếm gần 80% trong tổng số các loại thịt gia súc, cungcấp phần lớn nhu cầu tiêu thụ trong nước và một phần cho xuất khẩu Phươnghướng phấn đấu của nước ta là không ngừng nâng cao năng suất, chất lượngcủa đàn lợn để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng trongnước và xuất khẩu

Nâng cao năng suất, chất lượng con giống, hiệu quả chăn nuôi lợn lànhu cầu của Nhà chăn nuôi từ quy mô nhỏ theo chăn nuôi hộ gia đình đến quy

mô lớn theo hướng trang trại Ngoài ra, nâng cao năng suất vật nuôi là yêucầu thiết thực vì nó phục vụ cho mục tiêu phát triển tăng năng suất và chấtlượng của sản phẩm trong sản xuất Nông nghiệp, góp phần vào sự phát triểnkinh tế trong giai đoạn hội nhập hiện nay

Trang 5

Để nâng cao năng suất chất lượng đàn lợn, trong thời gian qua, các nhàchăn nuôi đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật mới về giống, thức ăn, kỹthuật chăn nuôi, thú y, cũng như cải tiến các chế độ quản lí tổ chức Tronglĩnh vực công tác giống, các nhà nghiên cứu đã tiến hành chọn lọc các giốnglợn thuần, nhập nội một số giống lợn ngoại (Landrace, Yorkshire, Duroc ) cónăng suất cao và tạo các tổ hợp lợn lai có giá trị kinh tế Song trong điều kiệnnền kinh tế nông thôn còn nhiều yếu kém, kỹ thuật chăn nuôi chưa tốt dẫn đếnnuôi lợn ngoại còn nhiều hạn chế, khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt chưacao Việc sử dụng các giống lợn nhập nội này và đặc biệt khi ưu thế lai càngđược khai thác nhiều đã gây nên hiện tượng lãng quên đi các giống địaphương mặc dù chúng có một số đặc tính tốt Trước thực tế này, đòi hỏi cầnphải có một chính sách và sự quan tâm nhất định của Nhà nước đến việc lưugiữ các giống nội đó nhằm khai thác triệt để những đặc tính tốt góp phần nângcao sản lượng thịt cho đất nước.

Lợn nội, phổ biến nhất nước ta là giống Móng Cái, bên cạnh những đặcđiểm tốt: dễ nuôi, có khả năng sinh sản cao, sức chịu đựng tốt với điều kiệnngoại cảnh và tính thích nghi rộng, song do khả năng tăng khối lượng và tỉ lệnạc thấp nên giống Móng Cái không được người chăn nuôi ưa chuộng tronglĩnh vực khai thác thịt

Trước thực tế đó đòi hỏi các nhà khoa học tạo chọn giống lợn phảichọn lọc nâng cao khả năng sinh sản, đặc biệt số con sơ sinh sống/ổ cao Vì

đó là cơ sở vật chất di truyền đóng góp quan trọng cho sự phát triển ngànhchăn nuôi lợn, để giống lợn Móng Cái có thể phát triển nhanh, đáp ứng nhucầu sản xuất, đặc biệt cho các hộ chăn nuôi ở những nơi chưa có điều kiện tốt,nhóm lợn này cần được nghiên cứu nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng đàn giống

Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu xác định giá trị giống để

nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP”.

Trang 6

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Xác định được các tham số thống kê của các tính trạng cơ bản về sinhsản của lợn Móng Cái tổng hợp

- Xác định được giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ củalợn Móng Cái tổng hợp

- Xác định được mối tương quan di truyền giữa các lứa đẻ của lợnMóng Cái tổng hợp

- Ước tính hiệu quả chọn lọc ở các thế hệ sau Từ đó giúp cho quá trìnhchọn lọc tính trạng số con sơ sinh sống/ổ nhanh và chính xác

Trang 7

PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LỢN MÓNG CÁI

Các giống vật nuôi địa phương đã được hình thành từ lâu đời tronghoàn cảnh các nền sản xuất kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi với các tậpquán canh tác khác nhau của các vùng sinh thái Nông nghiệp khác nhau Đặcđiểm chung của các giống địa phương thường là có hướng sản xuất kiêm dụng

vì vậy tầm vóc nhỏ, năng suất thấp Tuy nhiên ưu điểm lớn nhất của các giốngđịa phương là phù hợp với điều kiện sản xuất chăn nuôi, tận dụng điều kiệnthiên nhiên cũng như sản phẩm phụ của cây trồng, thích ứng với môi trườngkhí hậu nóng ẩm, khả năng chống chịu bệnh tật cao

Trước đây Móng Cái và Ỉ là 2 giống lợn chính được nuôi và phát triểnrộng rãi trong ngành chăn nuôi của miền Bắc và miền Trung nước ta

Do đặc điểm sinh thái tốt nên từ những năm 1960 - 1970 lợn Móng Cáilan nhanh ra khắp đồng bằng Bắc Bộ dẫn đến diện tích lợn Ỉ ngày càng thuhẹp dần Từ năm 1975 lợn Móng Cái được lan nhanh ra các tỉnh miền Bắc,miền Trung và miền Nam

2.1.1 Nguồn gốc lợn Móng Cái

Lợn Móng Cái là giống lợn phổ biến nhất của Việt Nam, có nguồn gốc

từ huyện Hà Cối, nay thuộc huyện Đầm Hà và Móng Cái, tỉnh Quảng Ninhhiện nay được nuôi ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh phíaĐông Bắc nước ta (Nguyễn Văn Đức, 2007)

2.1.2 Đặc điểm sinh học của lợn Móng Cái

Lợn Móng Cái thuộc lớp động vật có vú Maminalia, bộ guốc chẵn Artiodactyla, thuộc họ Sllidae, chủng Sus, thuộc loài Sus domesticus (Nguyễn

Văn Đức 2007)

Trang 8

Lợn Móng Cái có ngoại hình đặc trưng: lông da có màu đen vá trắng.Lưng và mông có dải đen hình yên ngựa (đây là đặc điểm ngoại hình nổi bậtnhất), da mỏng mịn, lông thưa và thô Đầu to, đen, có đốm trắng ở giữa tránhình tam giác hoặc hình thoi Tai đen, nhỏ và nhọn Miệng nhỏ dài, trắng, cónếp nhăn to và ngắn ở miệng

Giữa vai và cổ có một vành trắng cắt ngang kéo dài đến bụng và bốnchân Cổ to, ngắn Ngực nở và sâu Lưng dài hơi võng, bụng xệ nhưng tươngđối gọn so với lợn Ỉ, mông rộng và xuôi

Bốn chân trắng, tương đối cao, thẳng, móng xoè

Nhìn chung, lợn Móng Cái có khả năng sinh sản tốt hơn lợn Ỉ (đẻ 10 - 16 con/lứa), có từ 12 - 16 vú, tuổi phối lần đầu tiên có hiệu quả nhất từ 6 - 8 tháng, sốcon sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ cao, trung bình từ 9 đến 11 con Khốilượng sơ sinh thấp: 0,5 - 0,6 kg và khối lượng cai sữa lúc 45 - 50 ngày: 5 - 6kg/con Số lứa đẻ khá cao, trung bình từ 1,9 - 2,1 lứa/năm Lợn Móng Cái cókhả năng sinh sản kéo dài, cho 10 - 15 lứa/nái Khả năng tăng khối lượng327g/ngày, lợn thịt có tốc độ tăng trọng 390 - 420g/ngày Khả năng tiêu tốnthức ăn 5,0 - 5,5 kg thức ăn/kg tăng trọng, tỉ lệ thịt nạc thấp 35 - 39%, độ dày

mỡ lưng cao

Hiện nay, lợn Móng Cái chủ yếu được sử dụng làm nái nền lai với lợnđực ngoại sản xuất lợn lai F1 nuôi thịt hoặc dùng làm nái trong các công thứclai phức tạp

2.2 MỘT SỐ TÍNH TRẠNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI

Sinh sản là một trong những thuộc tính trọng yếu của sinh vật trong đó

có gia súc, đó là đặc trưng quan trọng bậc nhất để duy trì nòi giống và đảmbảo cho sự tiến hoá của con vật Ở gia súc nói chung và lợn nói riêng thì sinhsản là một chức năng quan trọng mang ý nghĩa tái sản xuất phục vụ đời sốngcon người Chính vì vậy sinh sản là một trong những tính trạng được người

Trang 9

chăn nuôi hết sức chú ý, với mục đích làm sao trong thời gian ngắn nhất giasúc sinh sản được nhiều nhất, đàn con sinh ra có sức sống cao nhất nhằm thulại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi đều là các tínhtrạng số lượng Tính trạng số lượng là những tính trạng mà sự sai khác nhaugiữa các cá thể, là sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai khác nhau vềchủng loại và như C.Darwin đã chỉ rõ: sự sai khác nhau này chính là nguồnvật liệu trong chọn lọc tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo

Tính trạng số lượng còn được gọi là tính trạng đo lường vì sự nghiêncứu của chúng phụ thuộc vào đo lường chứ không phải là đếm Tuy nhiên cónhững tính trạng mà giá trị của chúng có được bằng cách đếm như: số lượnglợn con đẻ ra trong một lứa, vẫn được coi là tính trạng số lượng, đó lànhững tính trạng số lượng đặc biệt

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái

Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái thực tế người ta thường dùngcác chỉ tiêu sinh sản sau:

- Tuổi phối giống lần đầu

- Tuổi đẻ lứa đầu

- Khoảng cách giữa các lứa đẻ

- Số con sơ sinh sống/ổ

- Khối lượng sơ sinh

- Số con cai sữa

- Khối lượng cai sữa

2.2.1 Tuổi phối giống lần đầu

Tuổi phối giống lần đầu là số ngày tính từ khi lợn cái đó được sinh racho đến ngày được phối giống lần đầu tiên Đơn vị tính là ngày Thôngthường ta chọn lợn nái phối lần đầu vào chu kì động dục lần thứ hai hoặc lầnthứ ba, tuổi phối lần đầu sớm hay muộn đều ảnh hưởng tới tuổi đẻ lứa đầu

Trang 10

2.2.2 Tuổi đẻ lứa đầu

Tuổi đẻ lứa đầu là số ngày tính từ khi lợn cái đó được sinh ra cho đếnngày lợn cái đẻ lứa đầu tiên Đơn vị tính là ngày Đây cũng chính là tuổi phốigiống có kết quả cộng với thời gian mang thai

Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi phối giống lầnđầu, kết quả phối giống, thời gian mang thai và từng giống lợn khác nhau Đốivới lợn nái nội tuổi đẻ lứa đầu thướng sớm hơn so với lợn ngoại do tuổi thànhthục về tính dục ngắn hơn

2.2.3 Khoảng cách giữa các lứa đẻ

Khoảng cách giữa các lứa đẻ là khoảng thời gian hình thành một chu kìsinh sản Bao gồm: thời gian chửa, thời gian nuôi con, thời gian chờ động dụclại sau cai sữa và phối giống Nói cách khác, khoảng cách lứa đẻ là số ngàytính từ ngày đẻ lứa này đến ngày đẻ lứa tiếp theo Đơn vị tính là ngày

Nếu thời gian nuôi con và thời gian chờ động dục lại sau cai sữa ngắnthì rút ngắn khoảng cách giữa các lứa đẻ, từ đó tăng số lứa đẻ/nái/năm Nhưvậy hiệu quả sử dụng lợn nái càng cao

2.2.4 Số con sơ sinh sống/ổ

Đây là chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật rất quan trọng, nó nói lên khả năng đẻnhiều hay ít con của giống, nói lên kĩ thuật chăm sóc lợn nái có chửa và kĩthuật thụ tinh của dẫn tinh viên Trong công tác giống lợn, tính trạng số lượngđược quan tâm nhất là số con sơ sinh sống/ổ đối với loại tính trạng sinh sản

Vì vậy tính trạng này được các nhà khoa học tập trung nghiên cứunhiều nhất vì đó là thành phần chính của hiệu quả kinh tế trong ngành chănnuôi lợn Vì là tính trạng số lượng nên do nhiều kiểu gen điều khiển, mỗi genđóng góp một mức độ nhất định vào cấu thành năng suất Giá trị kiểu hình

Trang 11

của tính trạng này có sự phân bố liên tục và chịu tác động nhiều bởi yếu tốngoại cảnh (Falconer,1993).

Lợn là loài động vật đa thai, nên tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đượcdùng làm chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái

Số con sơ sinh sống/ổ là tổng số lợn con còn sống trong vòng 24 giờ kể

từ khi lợn mẹ đẻ xong con cuối cùng của lứa đó Đơn vị tính là con Theoquan điểm về hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái, năng suất sinh sản củađàn lợn nái giống được xác định bởi chỉ tiêu số con cai sữa/ổ và số lợn con caisữa/nái/năm Để có số con cai sữa/ổ và số lợn con cai sữa/nái/năm lớn thì sốcon sơ sinh sống/ổ phải cao Ngoài ra, tính trạng khối lượng cai sữa toàn ổcũng đóng góp đáng kể vào hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái Khốilượng cai sữa toàn ổ càng cao, hiệu quả kinh tế càng lớn Muốn có khối lượngcai sữa toàn ổ cao, số con sơ sinh sống/ổ phải lớn Như vậy tính trạng số con

sơ sinh sống/ổ là tính trạng năng suất sinh sản quan trọng nhất góp phần vàoviếc quyết định số con cai sữa/ổ và số lợn con cai sữa/nái/năm

2.2.5 Khối lượng sơ sinh/con

Khối lượng sơ sinh là khối lượng của một lợn con đẻ ra còn sống đượccân lúc lợn con chưa bú sữa đầu Đơn vị tính là kg Chỉ tiêu này nói lên khảnăng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý vàphòng bệnh cho lợn nái chửa ở một số cơ sở chăn nuôi

2.2.6 Số con cai sữa/ổ

Số con cai sữa/ổ là số lợn con do chính nái đó nuôi còn sống cho đếnkhi cai sữa mẹ (45 - 50 ngày với lợn Móng Cái) Đơn vị tính là con Chỉ tiêunày đánh giá khả năng nuôi con của lợn nái, kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡngđàn lợn con của cơ sở chăn nuôi Chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều yếu tốnhư: tuổi thành thục về tính, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra…

Trang 12

2.2.7 Khối lượng cai sữa

Khối lượng cai sữa là số khối lượng của lợn con được tính từ lúc sinhcho đến khi cai sữa Đơn vị tính là kg

2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TRẠNG SINH SẢN

2.3.1 Yếu tố di truyền

Giống là quần thể vật nuôi đủ lớn trong cùng 1 loài, có một nguồn gốcchung, có một số đặc điểm chung về hình thái và ngoại hình, sinh lí và năngsuất sinh vật học, khả năng chống chịu bệnh, đồng thời có thể truyền đạt cácđặc điểm đó cho đời sau (Nguyễn Văn Thiện, 1995) Tất cả các chức năngtrong cơ thể động vật đều chịu sự điều khiển của yếu tố di truyền để đạt đếnmức lớn hơn hay bé đi Đồng thời các tính trạng sinh sản đều chịu ảnh hưởngtrực tiếp của yếu tố di truyền Với giống khác nhau thì yếu tố di truyền cũngảnh hưởng đến các tính trạng sinh sản là khác nhau

Để phân tích đặc tính di truyền của quần thể phải phân chia giá trị kiểuhình thành các phần khác nhau tuỳ theo tính chất của chúng Giá trị đo lường

được của tính trạng trên một cá thể được gọi là giá trị kiểu hình của cá thể đó

Sự phân chia đầu tiên của giá trị kiểu hình là sự phân chia nó thành các

thành phần có thể bị ảnh hưởng của kiểu gen và môi trường Quan hệ trên

biểu thị như sau:

P = G + ETrong đó: P là giá trị kiểu hình, G là giá trị kiểu gen và E là sai lệch môi trường.

Giá trị G có thể phân thành giá trị cộng gộp của các gen (A), giá trị trộicủa các gen (D) và giá trị át gen (I) Giá trị E gồm hai thành phần là sai lệchmôi trường chung (Eg) và sai lệch môi trường đặc biệt hay sai lệch môitrường riêng (Es)

Tóm lại, khi một kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ hai lôcut trởlên thì giá trị kiểu hình của nó được biểu thị bằng:

P = A + D + I + Eg + Es

Trang 13

2.3.2 Yếu tố ngoại cảnh

Ngoài yếu tố di truyền, yếu tố ngoại cảnh cũng gây ảnh hưởng lớn đếncác tính trạng sinh sản

Ảnh hưởng của năm đẻ: năm đẻ ảnh hưởng rõ rệt đến các tính trạng

năng suất sinh sản Năm đẻ ảnh hưởng rõ rệt nhất đến các tính trạng như số con

sơ sinh sống/ổ, khối lượng sơ sinh/con, số con cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/ổ

Ảnh hưởng của lứa đẻ: yếu tố lứa đẻ có ảnh hưởng rất lớn đến tính

trạng số con/ổ Nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết luận số con/lứa tăng dần từ lứa

đẻ thứ 1 đến lứa thứ 4 - 5 sau đó giảm dần đến lứa thứ 8 - 9 Một số nghiêncứu cho rằng khi tuổi thụ thai lần đầu tăng thì số con ở lứa đầu tiên cũng tăng.Lợn nái đẻ lứa thứ nhất có số con/lứa ít hơn nái đẻ từ lứa thứ hai trở đi, điềunày có thể do tỉ lệ rụng trứng tăng lên từ lứa thứ hai

Ảnh hưởng của mùa vụ: Ở Việt Nam, do điều kiện thời tiết thay đổi

theo mùa nên ảnh hưởng đến khối lượng của lợn con Ví dụ lợn con đẻ vàomùa đông có khối lượng sơ sinh và cai sữa cao hơn các mùa khác trong năm

Ảnh hưởng của đực phối: Vị trí ô chuồng nuôi lợn đực, thời điểm phối

giống và phương thức phối giống thích hợp là nguyên nhân làm tăng khả năngsinh sản của lợn nái Nếu vị trí ô chuồng lợn đực được bố trí xen kẽ với các ôlợn nái hậu bị thì sẽ kích thích tuổi thành thục về tính sớm hơn và làm tăng tỉ

lệ thụ thai Tuy nhiên việc lạm dụng lợn đực cũng làm giảm khả năng sinh sảncủa lợn nái Vì vậy, vị trí ô chuồng lợn đực và thời gian nghỉ ngơi một cáchhợp lí là biện pháp để nâng cao số con sơ sinh sống/ổ

Bên cạnh một số nhân tố cố định đó, năng suất sinh sản của lợn cònchịu những yếu tố khác như: dinh dưỡng, chuồng trại, bệnh tật và ngoại cảnh

xã hội…

Ảnh hưởng của nhân tố dinh dưỡng: thức ăn là nguồn cung cấp dinh

dưỡng, năng lượng cho tất cả các hoạt động sống của cơ thể, nó đóng vai tròquan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Lợn nái

Trang 14

sau cai sữa có thể động dục bình thường hay động dục chậm đều phụ thuộcvào chế độ dinh dưỡng trong thời kì nuôi con Nhiều nghiên cứu đã kết luậnrằng với khẩu phần ăn hạn chế trong thời kì mang thai và ăn tự do trong thời

kì nuôi con thì lợn nái sẽ cho năng suất tốt hơn Cần chú ý dinh dưỡng đối vớilợn nái ở 3 tuần đầu và 3 tuần cuối, vì 3 tuần cuối khối lượng thai tăng lên rấtnhanh nên cần nhiều dinh dưỡng Tuy nhiên nếu tăng hàm lượng năng lượng

và prôtêin trong khẩu phần ăn của lợn nái sẽ làm cho lợn nái chóng béo, ảnhhưởng xấu đến năng suất sinh sản

Ảnh hưởng của nhân tố chuồng trại và ngoại cảnh xã hội: phương thức

chăn nuôi không phù hợp, điều kiện chăn nuôi không đảm bảo, chuồng trạikhông sạch sẽ, quy mô đàn quá lớn, trình độ chuyên môn không được nângcao, phương thức chăn nuôi yếu kém,… tất cả đều ảnh hưởng đến năng suấtsinh sản của lợn nái

Ảnh hưởng của yếu tố bệnh tật: bệnh sẽ làm giảm khả năng sinh sản

của lợn nái: mất khả năng thụ thai, số con sơ sinh sống/ổ ít, số con sơ sinhchết tăng Ở vùng có độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gâybệnh phát triển Nếu hệ thống chuồng trại không đảm bảo, công tác phòngbệnh và kiểm tra chưa tốt thì bệnh dịch sẽ lây lan và làm mất khả năng sinhsản của lợn nái Và điều này ảnh hưởng rõ rệt nhất với quy mô lớn - trongchăn nuôi công nghiệp

2.4 GIÁ TRỊ GIỐNG

Giá trị giống của một cá thể là một đại lượng biểu thị khả năng truyềnđạt các gen từ bố mẹ cho đời con Vì các gen quy định tính trạng số lượng rấtnhiều, do đó người ta không thể biết được một cách thật chính xác giá trịgiống của một cá thể nào đó Trong thực tế, người ta chỉ có thể xác định được giá trị gần đúng của chúng từ các nguồn thông tin khác nhau và được gọi làgiá trị giống ước lượng hay giá trị giống dự đoán

Trang 15

Giá trị giống được Galconer D.S định nghĩa như sau: “Giá trị giống củamột con vật chính là năng suất trung bình của các con cái của nó Nếu mộtcon vật được phối ngẫu nhiên với nhiều con khác trong quần thể thì giá trịgiống của nó được tính bằng hai lần mức chênh lệch của nhóm con của nó sovới giá trị trung bình của quần thể Sở dĩ phải nhân lên gấp đôi vì nó chỉ đónggóp một nửa số gen cho thế hệ con cái Giá trị giống có thể được thể hiệnbằng giá trị tuyệt đối, nhưng thông thường được thể hiện bằng mức độ chênhlệch so với trung bình quần thể Chính vì thế chúng ta không thể nói về giá trịgiống của một con giống mà không nói đến quần thể cụ thể của nó”.

Giá trị giống của từng giống được thể hiện bởi kiểu gen thông qua kiểuhình với sự tác động của môi trường.Vì thế, giá trị giống của 1 con vật làthước đo cân bằng về khả năng di truyền từ vốn gen của bố mẹ cho đời sau.Chọn lọc qua đánh giá giá trị giống sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao

Qua đánh giá giá trị giống về tính trạng sinh sản sẽ xác định được những

cá thể ưu tú để chọn, giữ lại, bổ sung vào đàn hạt nhân ở thế hệ sau Nhờ đócon giống luôn luôn được cải thiện chất lượng và tăng năng suất qua từng thế hệ

2.4.1 Nguồn thông tin trong ước lượng giá trị giống

Giá trị giống của một con vật là thước đo về khả năng truyền lại vốngen của nó cho đời sau Chúng ta chưa biết chính xác con vật đó mang gen gì

và mang bao nhiêu gen, vì vậy không đánh giá đúng giá trị giống của nó, màchỉ xác định được giá trị giống ước lượng thông qua một số nguồn thông tin:Năng suất của bản thân cá thể con vật về tính trạng đó hoặc các tính trạngkhác Nếu một tính trạng được xác định đo được nhiều lần, số liệu thu đượccủa cá thể đó có thể bao hàm nhiều số đo lặp lại đối với tính trạng đó như: sốcon/ổ, khối lượng con/ổ,…

Năng suất của anh chị em thân thuộc của con vật về tính trạng đó hoặccác tính trạng khác Năng suất của các cá thể đời sau của con vật về tính trạng

đó hoặc các tính trạng khác Năng suất của tổ tiên con vật

Trang 16

2.4.2 Ước tính giá trị giống bằng phương pháp BLUP

BLUP là phương pháp ước tính giá trị giống bằng mô hình hồi quykhông sai lệch và chính xác nhất dựa trên cơ sở giá trị kiểu hình của bản thâncon vật cũng như các con vật họ hàng Khi sử dụng BLUP sự ảnh hưởng củamột số nhân tố cố định được ngoại trừ như: năm, mùa, giống, tính biệt, cơ sở

Trong các phương pháp chọn lọc đang được ứng dụng trên thế giới hiệnnay, phương pháp BLUP được thừa nhận có độ chính xác cao nhất, bởi vìBLUP có những ưu điểm sau:

- Sử dụng được tất cả các nguồn thông tin về giá trị kiểu hình của cáccon vật họ hàng

- Loại trừ được các nhân tố ảnh hưởng của các nhân tố cố định như:năm, mùa vụ, đực phối, lứa đẻ, giống, cơ sở, tính biệt

- Đánh giá được khuynh hướng di truyền của đàn gia súc do xử lí cácnguồn thông tin thu được trong một khoảng thời gian nhất định

- Sử dụng các nguồn thông tin dưới dạng số liệu giữa các nhóm khôngcân bằng

- Đánh giá được phẩm chất của giống và từng con giống

Do vậy, giá trị giống thu được có độ chính xác cao và nhờ đó BLUPgiúp tính giá trị giống của các cá thể không có số liệu trên bản thân con vật.BLUP có thể xác định được giá trị giống cho cả 2 giới tính đực và cái.BLUP có thể giải quyết tốt nhất trong các trường hợp giao phối có chọn lọc

và có xem xét đến ảnh hưởng của cận huyết

2.4.3 Độ chính xác của ước tính giá trị giống

Có nhiều phương thức và nhiều nguồn thông tin khác nhau dùng để ướctính giá trị giống của vật nuôi Để có thể đánh giá độ chính xác của các ướctính này, người ta sử dụng khái niệm độ chính xác của các ước tính giá trịgiống Về bản chất, độ chính xác của một phương thức đánh giá giá trị giống

Trang 17

hay của một nguồn thông tin dùng để đánh giá giá trị giống là hệ số tươngquan giữa phương thức đánh giá hoặc nguồn thông tin với giá trị giống củacon vật

Độ chính xác của ước tính giá trị giống có giá trị từ 0 đến 1 Giá trị của

độ chính xác càng lớn chứng tỏ phương thức ước tính hoặc nguồn thông tin sửdụng để ước tính giá trị giống càng chính xác

2.4.4 Chỉ số chọn lọc

Để đáp ứng yêu cầu chọn lọc vật nuôi có giá trị giống cao không chỉ đốivới 1 tính trạng mà đối với nhiều tính trạng khác nhau, chẳng hạn lợn đựcgiống vừa có sức tăng khối lượng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn lại vừa có độ dày

mỡ lưng thấp người ta đã đề ra các phương pháp khác nhau: chọn lọc lần lượt,loại thải độc lập, và chỉ số chọn lọc Trong đó chỉ số chọn lọc là phương pháp

có nhiều ưu điểm hơn

Chỉ số chọn lọc là phương pháp phối hợp giá trị kiểu hình của các tínhtrạng xác định được trên bản thân con vật hoặc trên các họ hàng thân thuộccủa nó thành một điểm tổng hợp và căn cứ vào điểm này để chọn lọc hoặcloại thải con vật

Về bản chất, chỉ số chọn lọc là một hàm tuyến tính của các số liệu quansát được để ước tính giá trị giống của con vật Các số liệu quan sát được chính

là các giá trị kiểu hình của 1 hay nhiều tính trạng theo dõi được trên bản thâncon vật hoặc trên các con vật họ hàng Các giá trị kiểu hình này có thể là 1 giátrị duy nhất của 1 quan sát hoặc có thể là giá trị trung bình của nhiều quan sátnhắc lại trên 1 con vật hoặc trên nhiều con vật khác nhau nhưng có cùng quan

hệ họ hàng với con vật mà ta cần ước tính giá trị giống Chỉ số chọn lọc códạng công thức sau:

1

=

2 2 1 1

=

+

+ +

=

n i i i

n n α

X b

X b X

b X b I

Trang 18

Trong đó: I: giá trị chỉ số của vật .

Xi: giá trị kiểu hình của các tính trạng mà ta quan sát được trênbản thân vật  hoặc trên con vật họ hàng của vật 

bi: hệ số tương ứng với từng tính trạng hoặc từng con vật họ hàng.Một trong những hệ thống phân tích cơ bản nhất của chương trình đánhgiá giá trị giống các vật nuôi được so sánh một cách trực tiếp với nhau làchúng đều phải có cơ hội như nhau để hình thành, sinh ra cùng một thời gian

Có nghĩa là chung một điều kiện quản lí nuôi dưỡng như nhau gọi là nhómtương đồng Vậy nhóm tương đồng là tập hợp những cá thể được nuôi trongđiều kiện chịu sự tác động giống nhau về thời tiết, khí hậu và chăm sóc nuôidưỡng

i X X b

Phương pháp BLUP có thể dự đoán được giá trị gây giống có kết hợpvới các giá trị kinh tế của con vật qua tất cả các thông tin có được của con vậtbất kể có bao nhiêu thông tin, các thông tin đó là của bản thân con vật hoặccủa các con vật thân thuộc, thuộc một đàn hay nhiều đàn khác nhau, dưới điềukiện nuôi dưỡng khác nhau, ở các nơi và thời gian không giống nhau Đồngthời BLUP có thể phân biệt được hiệu quả di truyền và không di truyền đốivới các tính trạng, sự thay đổi di truyền qua các thời gian khác nhau Ướclượng giá trị trung bình quần thể và các yếu tố môi trường cố định khác nếu tađưa vào mô hình phân tích Do đó, tiến bộ di truyền đạt được khi sử dụng

Trang 19

phương pháp BLUP để chọn lọc cao hơn tiến bộ di truyền đạt được khi sửdụng các phương pháp khác, nhất là đối với các tính trạng có hệ số di truyềnthấp như khả năng sinh sản.

Tuy nhiên phương pháp BLUP đòi hỏi phải có hệ thống công tác giốngtương đối hoàn chỉnh, phương pháp thu thập số liệu, chế độ ghi chép kiểm tranăng suất đầy đủ, tiến hành trên đàn lợn có quan hệ huyết thống với nhau và

có máy tính tương đối hiện đại

Trên cơ sở nguyên tắc của phương pháp BLUP, các ứng dụng ngàycàng được áp dụng rộng rãi trong sản xuất Điều đáng lưu ý là các ứng dụngnày thường được dùng để đánh giá chọn lọc đối với một quần thể lớn, sử dụngmột tập hợp lớn các số liệu theo dõi của nhiều cá thể có quan hệ họ hàng vớinhau Sau đây là một số ứng dụng:

- Mô hình đánh giá con đực: mô hình này sử dụng các số liệu đời con đểước tính giá trị giống của con đực

- Mô hình gia súc: dùng để ước tính giá trị giống của bản thân con vật vàước tính ảnh hưởng của các nhân tố cố định

- Mô hình lặp lại: dùng để ước tính giá trị giống khi phép đo của cùngmột tính trạng của con vật được lặp lại một số lần Ví dụ: các tính trạng trongmột lứa đẻ của lợn Mô hình này còn được gọi là mô hình với các ảnh hưởngngoại cảnh ngẫu nhiên

- Mô hình nhiều tính trạng: dùng để ước tính giá trị giống với hai hoặcnhiều tính trạng dựa trên mối quan hệ kiểu hình và quan hệ di truyền giữa cáctính trạng này

Để xác định giá trị giống bằng BLUP, 2 loại mô hình thống kê và tínhtoán cần được xây dựng:

Mô hình thống kê

Mô hình thống kê trong tính giá trị giống của vật nuôi được Hendersonnghiên cứu ứng dụng từ năm 1975, phương pháp của ông đang được ứngdụng rộng rãi trong chọn giống vật nuôi từ những năm 1980 đến nay Phươngpháp này cho phép tính toán đồng thời ảnh hưởng của các yếu tố cố định domôi trường và ảnh hưởng ngẫu nhiên do di truyền của cá thể con vật, trên cơ

Trang 20

sở xem xét mối quan hệ huyết thống của các cá thể trong hệ phả Mô hìnhtuyến tính cơ bản trong tính giá trị giống có dạng sau:

y = Xb + Za + eTrong đó: y: là vectơ giá trị kiểu hình đo được trên cá thể

b: là vectơ ảnh hưởng cố định của môi trường biết trước bao gồm

- Các mô hình theo định nghĩa của các hiệu ứng ngẫu nhiên bao gồm:

Mô hình bố: hiệu ứng ngẫu nhiên là hiệu ứng bố của các con vật quansát, tức là 1/2 giá trị giống của bố Trong phần lớn các ứng dụng, hiệu ứng cốđịnh được dùng để tính sự khác nhau trong môi trường mà ở đó các con vậttồn tại

Mô hình bố - ông ngoại: là mô hình mở rộng đối với mô hình bố Nónối liền quan sát qua ma trận Z không phải chỉ đối với hiệu ứng của bố màcon đối với 1/2 hiệu ứng của ông ngoại

Mô hình động vật: được áp dụng nhiều trong thực tế Giá trị giống đốivới tất cả các con vật đều được dự đoán ở mô hình này

- Các mô hình theo sự xử lí của các tính trạng, bao gồm mô hình mộttính trạng chỉ một tính trạng được phân tích, mô hình nhiều tính trạng đồngthời phân tích trên nhiều tính trạng, cần tính đến mối quan hệ tương quan ditruyền và môi trường giữa các tính trạng, mô hình với sự đo lường lặp lại

Trang 21

phân tích mô hình một tính trạng hoặc nhiều tính trạng với tính trạng được đolường nhiều lần.

Các mô hình phân tích thống kê khác nhau cho kết quả khác nhau về giátrị giống cả về độ lớn cũng như trong phân loại con vật

Một trong những hệ thống phân tích cơ bản nhất của chương trình đánhgiá giá trị giống các vật nuôi được so sánh một cách trực tiếp với nhau làchúng đều phải có cơ hội như nhau để hình thành, sinh ra cùng một thời gian,

có nghĩa là có chung một điều kiện quản lý nuôi dưỡng như nhau gọi là nhómtương đồng

Các yếu tố môi trường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng có thể thayđổi theo thời gian Như thay đổi về thời tiết nóng lạnh hay thay đổi về loạithức ăn giữa các thời điểm trong năm Nhưng có thể giả định sự thay đổi này

là không đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn Vì vậy ta có thể địnhnghĩa các cá thể sinh ta trong cùng một thời điểm nhất định đều chịu tác độngcủa yếu tố môi trường tương đối đồng nhất và tập hợp các cá thể này gọi lànhóm tương đồng Số cá thể trong cùng nhóm tương đồng có ý nghĩa về độchính xác trong hiệu chỉnh giá trị giống

Với trại giống lớn, số cá thể sinh ra trên cùng một thời điểm lớn haynhóm tương đồng lớn Nhưng ở nước ta quy mô thường nhỏ nên nhóm tươngđồng nhỏ Để làm tăng số lượng cá thể ở nhóm tương đồng là tăng khoảngthời gian như cá thể sinh cùng quý hay mùa Dù vậy phương pháp này sẽ tạo

sự không đồng nhất về môi trường

Phương pháp BLUP cho phép sử dụng các thông tin có từ tất cả cácthân thuộc của một con vật Do đó, BLUP có thể dự đoán tương đối chính xácgiá trị giống của con vật đó Bằng phương pháp BLUP, có thể so sánh giá trịgiống giữa các con vật mà các thông tin thu thập được từ các đàn có chế độnuôi dưỡng khác nhau, qua các thời gian khác nhau trong các điều kiện ngoạicảnh khác nhau

Phương pháp BLUP có thể biết được hiệu ứng di truyền và không ditruyền đối với các tính trạng số lượng, đồng thời nó giúp các nhà tạo chọn

Trang 22

giống biết được khuynh hướng kiểu hình, di truyền và ngoại cảnh qua các thờigian khác nhau Phương pháp BLUP tự động ước lượng giá trị trung bìnhquần thể và các yếu tố môi trường cố định khác nếu ta đưa vào mô hình phântích Tuy nhiên, phương pháp BLUP đòi hỏi hệ thống công tác giống hoànchỉnh, phương pháp thu thập số liệu, chế độ ghi chép kiểm tra năng suất đầy

đủ và máy tính tương đối hiện đại

2.4.5 Chương trình PIGBLUP

Một hệ thống BLUP được soạn thảo riêng để phân tích, đánh giá giá trị

di truyền trong chăn nuôi lợn gọi là PIGBLUP PIGBLUP được soạn thảo bởicác nhà khoa học di truyền giống ở AGBU (Australia) Trước đây, PIGBLUPchỉ đánh giá được giá trị di truyền cho từng đàn lợn Từ năm 2000, PIGBLUP

đã được cải tiến mở rộng phạm vi phân tích đánh giá giá trị di truyền giữa cácđàn với nhau và số tính trạng cũng được nâng lên nhiều hơn Vì vậy, PIGBLUP

đã và đang được sử dụng một cách rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới

Đặc trưng của PIGBLUP là BLUP nhưng chỉ sử dụng duy nhất cho lợn,

là một công cụ để tính giá trị giống cho lợn Từ những tính toán đó,PIGBLUP có khả năng so sánh tất cả các lợn giống có trong trại về giá trị ditruyền đạt được và đánh giá tiến bộ di truyền trong toàn đàn Từ việc sử dụnggiá trị giống, người làm công tác giống sẽ quản lí chương trình nhân giốngcủa trại họ tốt hơn và làm tăng tốc độ cải tiến di truyền nhanh hơn

Giá trị giống trong PIGBLUP là mô tả lượng di truyền cao hơn hoặcthấp hơn so với giá trị giống trung bình của đàn cho tính trạng số con sơ sinhsống/ổ để truyền đạt cho đời con của mỗi gia súc Theo Hammond (1991),trong mô hình PIGBLUP đã đồng thời xử lí cả giá trị giống và cả yếu tố môitrường cho nên sự khác nhau về di truyền giữa các đàn lợn được phân biệtmột cách chính xác

Trang 23

Hệ số tương quan di truyền là mối tương quan do các gen quy địnhđồng thời hai hoặc nhiều tính trạng gây ra Có thể là do trường hợp một genquy định hai hay nhiều tính trạng hoặc có thể là 2 hệ thống gen liên kết điềukhiển cả hai tính trạng Ví dụ, các gen làm tăng tốc độ lớn sẽ làm tăng cả thểvóc và khối lượng của nó, do đó chúng sẽ gây ra mối tương quan giữa hai loạitính trạng Còn các gen làm tăng tốc độ béo thì làm tăng khối lượng nhưngkhông có ảnh hưởng đến thể vóc, vì vậy chúng không có tương quan vớinhau Một số gen có thể làm tăng hoặc giảm đồng thời cả hai tính trạng(tương quan thuận), một số gen có thể làm tăng tính trạng này nhưng lại làmgiảm tính trạng khác (tương quan nghịch).

Mối liên hệ giữa hai tính trạng có thể trực tiếp quan sát được là giá trịtương quan kiểu hình Hệ số tương quan kiểu hình được xác định từ việc đolường hai tính trạng trên một số cá thể của quần thể Tuy nhiên, chúng ta biếtkhông chỉ giá trị kiểu hình của các cá thể được đo lường, mà còn biết giá trịkiểu gen và sai lệch môi trường của chúng đối với cả hai tính trạng Hơn nữanếu chúng ta biết giá trị giống của các cá thể thì chúng ta cũng có thể xác địnhđược tương quan của giá trị giống

Hệ số tương quan được tính theo công thức:

1

-

-

-n

i

n

i i i

n

i

i i

Y X

XY XY

Y Y X

X

Y Y X X r

Trong đó: XY: hiệp phương sai di truyền cộng gộp của 2 tính trạng X, Y

X: độ lệch chuẩn giá trị di truyền cộng gộp của X

Y: độ lệch chuẩn giá trị di truyền cộng gộp của Y

Hệ số tương quan di truyền có giá trị từ -1 đến 1

Nếu rA > 0 tương quan giữa 2 tính trạng đó là tương quan thuận

Nếu rA < 0 tương quan giữa 2 tính trạng đó là tương quan nghịch

0rA 0,33: hai tính trạng có mối tương quan không chặt chẽ

0,33< rA 0,67: hai tính trạng có mối tương quan chặt chẽ

Trang 24

0,67< rA 1: hai tính trạng có mối tương quan rất chặt chẽ.

Ví dụ: Hệ số tương quan giữa dày mỡ lưng và tỉ lệ nạc là: - 0,90 đến - 0,95

Diện tích cơ thăn và tỉ lệ nạc là: 0,86 đến 0,92

Khi xem xét mối quan hệ giữa 2 tính trạng X và Y, ta có thể đánh giámức độ tương quan qua 3 hệ số tương quan:

- Tương quan kiểu hình giữa X và Y, kí hiệu rP

- Tương quan di truyền giữa X và Y (tương quan di truyền cộng hoặctương quan giữa 2 giá trị giống), kí hiệu rA

- Tương quan ngoại cảnh giữa X và Y (bao gồm sai lệch ngoại cảnh

và các sai lệch không phải do ảnh hưởng cộng gây nên), kí hiệu rP

2.6 ƯỚC TÍNH HIỆU QUẢ CHỌN LỌC

Mục tiêu chủ yếu của chọn lọc gia súc là tạo được thế hệ sau có năngsuất, chất lượng sản phẩm cao hơn thế hệ bố mẹ Ước tính quả chọn lọc làthước đo của mục tiêu này Khi đó ta biết được số lượng giống được chọn vàloại thải để có biện pháp chăn nuôi và nhân giống phù hợp Ước tính hiệu quảchọn lọc sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế nếu ta lựa chọn đúng tỉ lệ chọn lọc.Tỉ lệchọn lọc càng nhỏ thì chất lượng con giống càng tốt và hiệu quả kinh tế càng cao

Ước tính hiệu quả chọn lọc có thể được tính theo công thức:

R = h2STrong đó: R: hiệu quả chọn lọc

h2: hệ số di truyền

S: là ly sai chọn lọc

2.7 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.7.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng số con sơ sinh sống/ổ

Khi nghiên cứu trên lợn Móng Cái, các tác giả Nguyễn Văn Đức(1997), Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002) cho biết, yếu tố ditruyền nhóm giống lợn Móng Cái đều ảnh hưởng đến tính trạng năng suất

Trang 25

Tạ Thị Bích Duyên (2003) nghiên cứu trên 2 giống lợn Landrace vàYorkshire nuôi tại An Khánh, Thụy Phương và Đông Á cho biết, các yếu tố

cố định giống ảnh hưởng rõ rệt đến các tính trạng năng suất sinh sản

Năm đẻ ảnh hưởng rất rõ rệt đến tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, khối lượng

sơ sinh/con, số con cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/ con với mức P < 0,01 - 0,001(Nguyễn Văn Đức, 1997)

Johansson và Kennedy (1985) nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của cácyếu tố cố định đàn và năm đẻ thấy rằng sự sai khác có ý nghĩa đối với tínhtrạng tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của 2 giống lợn Yorkshire

và Landrace (sai khác này dao động trong phạm vi 17,4 - 19,9 % đối với tínhtrạng tuổi đẻ lứa đầu và 11,5 - 13,9% đối với tính trạng khoảng cách giữa 2lứa đẻ, tương ứng cho hai giống nói trên)

Nhiều nghiên cứu liên quan đến yếu tố lứa đẻ cũng đưa ra kết luậnchung là số con/ổ tăng từ lứa đẻ thứ nhất đến lứa đẻ thứ 4 và 5 sau đó giảm chậmdần đến lứa đẻ thứ 10 (Nguyễn Văn Đức, 1997, Tạ Thị Bích Duyên, 2003)

Lợn nái đẻ lứa thứ nhất có số con/ổ ít hơn nái đẻ từ lứa thứ 2 trở điPhùng Thị Vân và cộng sự, 1999) điều này có thể do tỉ lệ rụng trứng tăng lên

từ lứa thứ 2 (Đặng Vũ Bình, 1993) Dan và Summer(1995) cho rằng, khi tuổithụ thai lần đầu tăng, số con/ổ ở lứa đầu cũng tăng

Trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đã cho biết yếu tốđực phối có nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái (Nguyễn VănĐức, 1997, Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng, 2002, Nguyễn VănĐức và cộng sự, 2002, Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự, 2002)

Ngoài các yếu tố trên, năng suất sinh sản của lợn còn chịu nhiều ảnhhưởng của các yếu tố ngoại cảnh như: dinh dưỡng, chuồng trại, bệnh tật,chăm sóc…

2.7.2 Tính trạng số con sơ sinh sống/ổ

Trang 26

Tính trạng số con sơ sinh sống/ổ là tính trạng năng suất sinh sản rấtquan trọng góp phần vào việc quyết định số con cai sữa và số con cai sữa/nái/năm.

Trong các nghiên cứu về khả năng sinh sản của giống lợn Móng Cái,Nguyễn Văn Đức (1997) phân tích trên bộ số liệu tổng hợp của cả nước đãcông bố số con sơ sinh sống/ổ là 10,94 con/ổ, Lê Viết Ly (1999) cho biết tínhtrạng này biến động trong phạm vi 10 - 14 con/ổ, Nguyễn Văn Đức và GiangHồng Tuyến (2000) công bố 11,31 con/ổ Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Nhiệm

và cộng sự (2002) công bố, số con sơ sinh sống/ổ của đàn lợn Móng Cái nuôi

ở Quảng Bình là 8,39 - 10,7 con/ổ Nguyễn Quế Côi và cộng sự (2005) công

bố số con sơ sinh sống/ổ của đàn lợn Móng Cái nuôi ở Quảng Trị là 11 con/ổ.Năm 2006, Nguyễn Văn Đức và cộng sự cho biết, số con sơ sinh sống/ổ của 2nhóm lợn Móng Cái MC15 và MC3000 trong 3 lứa đẻ đầu là 10,81 và 12,77 con/ổ

2.7.3 Giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ

Từ đầu những năm 90, cùng với sự phát triển của máy vi tính, các nhàchọn giống đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu phân tích giá trị giống củacác giống lợn ở nước Tạ Thị Bích Duyên Nguyễn Văn Thiện và cộng sự(1999), nghiên cứu về giá trị giống trên 145 lợn nái Móng Cái tại Nôngtrường Thành Tô theo 3 chỉ tiêu cơ bản số con sơ sinh sống/ổ, khối lượng caisữa/ổ và khối lượng 2 tuần/ổ đã xác định được 61 lợn nái Móng Cái có giá trịgiống đạt từ mức trung bình trở lên so với toàn đàn Trong số đó, 10 cá thể cógiá trị giống cao nhất có điểm tổng hợp từ 119 đến 129 điểm

Tạ Thị Bích Duyên và Nguyễn Văn Đức (2001) đã sử dụng phầm mềmPIGBLUP để xác định giá trị giống cho mỗi cá thể lợn về số con sơ sinh sống/

ổ Tạ Thị Bích Duyên (2003), Tạ Thị Bích Duyên và cộng sự (2003) đã công

bố các kết quả ước tính giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ từ -1,32 đến+1,26 trên đàn lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Đông Á và Thụy Phươnggiúp cho công tác chọn lọc lợn đực và lợn cái có hiệu quả cao Trần VănChính (2003) cho biết, giá trị giống ở lợn nái Yorkshire tăng lên tại Xí nghiệp

Trang 27

chăn nuôi Đồng Hiệp, Xí nghiệp lợn giống cấp I và Xí nghiệp chăn nuôi lợnDưỡng Sanh, lợn nái Landrace tại Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp, Xí nghiệplợn giống cấp I, lợn nái Duroc và Pietrain tại Xí nghiệp lợn giống cấp I KiềuMinh Lực và cộng sự (2001) đã ứng dụng phương pháp PIGBLUP để xácđịnh giá trị giống một số tính trạng kinh tế quan trọng ở đàn lợn nái Võ Văn

Sự (1994) đã đánh giá giá trị giống về khả năng sản xuất sữa ở đàn bòHolstein Friz nuôi tại Mộc Châu và Lâm Đồng bằng phương pháp BLUP

Australia sử dụng BLUP vào việc đánh giá di truyền của lợn từ năm

1998, đã xây dựng phần mềm chuyên dùng PIGBLUP để xác định giá trịgiống, khuynh hướng di truyền, ngoại cảnh, kiểm tra tiến bộ di truyền trongnội bộ đàn Hiện nay, PIGBLUP được sử dụng rộng rãi trên toàn bộ nướcAustralia để chọn lọc gia súc giống, qua đó có tác dụng nâng cao năng suấtvật nuôi (Willi Funchs, 1991, Hammond, 1991, Graser, 1993, Tony Henzell,

1993, Hermesch, 1995, Tom Long, 1995)

Có nhiều công trình nghiên cứu về giá trị giống của các giống lợn khácnhau (Kovalenko và Yaremenko, 1990, Moeller và cộng sự (2000), Yen vàcộng sự (2001) cho biết, giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của giống lợnHampshire sau 11 năm nghiên cứu là rất nhỏ (0,0039))

Mabry và cộng sự (2001) nghiên cứu trên lợn Yorkshire Mỹ cho biết,giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ sau 15 năm tăng lên 0,36 Holl vàRobinson (2003) cho biết, giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ ở dòng lợnđược chọn lọc thế hệ thứ 9 đã tăng lên 0,63 Năm 2005, Boyette và cộng sựcho biết, giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ của lợn Mỹ là 0,63

2.7.4 Ước tính hiệu quả chọn lọc

Nguyễn Văn Đức (1997) cho biết, nếu sử dụng 1 lứa đẻ thì tiến bộ ditruyền là 0,16 con/thế hệ, nếu sử dụng 2, 3 và 4 lứa đẻ thì tiến bộ di truyền về

số lợn con/thế hệ sẽ là 0,2; 0,23; 0,25 con Như vậy, càng sử dụng nhiều lứa

đẻ, tiến bộ di truyền càng lớn

Tuy nhiên, khi sử dụng càng nhiều lứa, khoảng cách thế hệ càng kéodài, dẫn đến tiến bộ di truyền hàng năm bị giảm Kết quả nghiên cứu trên

Trang 28

giống lợn Móng Cái của Nguyễn Văn Đức (1997) đã cho biết, nếu chỉ sửdụng 1 lứa đẻ đầu, số lợn con tăng 0,15 con/năm, tiếp tục sử dụng 3 lứa đẻđầu, số lợn con tăng 0,145 con/năm và khi sử dụng 4 lứa đẻ đầu, số lợn conchỉ tăng 0,129 con/năm Như vậy, sử dụng 2 lứa đẻ đầu để chọn lọc, ước tínhhiệu quả chọn lọc hàng năm cao nhất có thể do lứa thứ 2 có số con sơ sinhsống/ổ đạt cao và khoảng cách thế hệ ngắn.

Năm 2001, Trần Thị Dân nghiên cứu trên lợn Yorkshire, Landrace vàcác con lai của chúng đã cho biết, tiến bộ di truyền hàng năm đối với tínhtrạng số con sơ sinh sống trung bình là 0,04 con/ổ và khối lượng lợn con sơsinh là 0,08kg/ổ

Tạ Thị Bích Duyên (2003) cũng nghiên cứu về tính trạng số con sơ sinhsống/ổ trên lợn Landrace và Yorkshire cho biết, khuynh hướng di truyền củagiống lợn Landrace tại Thụy Phương tăng lên từ -0,28 đến +0,1 con/ổ

Smith (1984) đã ước tính được tiến bộ di truyền về số con sơ sinh sống/

ổ ở lợn là 3,0%/ thế hệ Khi đánh giá tiến bộ di truyền trong 3 lứa đẻ đầu,Treacy (1989) cho biết, tiến bộ di truyền đạt được trong 3 lứa đẻ đầu là 0,19;0,2; 0,19 con/thế hệ Roehe và Kennedy (1993) cho biết, tiến bộ di truyền hàngnăm đối với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ ở lợn là 0,22 con/năm

Hermesch (2005) khi nghiên cứu trên giống lợn Large White vàLandrace cho biết tiến bộ di truyền hàng năm về số lợn con sơ sinh sống/ổcủa 2 giống đó là 0,1 con/năm

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là nhóm lợn Móng Cái tổng hợp nuôi tại trungtâm giống Tràng Duệ thuộc công ty cổ phần đầu tư và phát triển Nông nghiệp

Ngày đăng: 19/03/2013, 08:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Vũ Bình (1993), “Các tham số thống kê di truyền và chỉ số chọn lọc năng suất sinh sản lợn Móng Cái va Ỉ”, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, trường ĐHNNI - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tham số thống kê di truyền và chỉ số chọn lọc năng suất sinh sản lợn Móng Cái va Ỉ”
Tác giả: Đặng Vũ Bình
Năm: 1993
2. Đặng Vũ Bình (1995) “Di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi”. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
3. Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Thắng (2002), “Một số kết quả nghiên cứu ban đầu về khả năng sinh sản của các nhóm nái được phối với lợn đực giống Pietrain”, kết quả nghiên cứu KHKTNN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kết quả nghiên cứu ban đầu về khả năng sinh sản của các nhóm nái được phối với lợn đực giống Pietrain
Tác giả: Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Thắng
Năm: 2002
5. Nguyễn Quế Côi (1996), “Một số đặc điểm di truyền, chỉ số chọn lọc về khả năng sinh trưởng, cho thịt của lợn Móng Cái và Ỉ”, Luận án PTS KHNN, Viện KHKTNN Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm di truyền, chỉ số chọn lọc về khả năng sinh trưởng, cho thịt của lợn Móng Cái và Ỉ
Tác giả: Nguyễn Quế Côi
Năm: 1996
6. Nguyễn Quế Côi, Đặng Văn Hoà, Nguyễn Nguyệt Cầm và cộng tác viên (2005), “So sánh năng suất sinh sản của lợn Móng Cái, F1 (Y×MC) và nái ngoại Landrace và Yorkshire nuôi trong nông hộ tại Quảng Trị” Báo cáo KH Bộ NN &amp; PTNT năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh năng suất sinh sản của lợn Móng Cái, F1 (Y"×"MC) và nái ngoại Landrace và Yorkshire nuôi trong nông hộ tại Quảng Trị
Tác giả: Nguyễn Quế Côi, Đặng Văn Hoà, Nguyễn Nguyệt Cầm và cộng tác viên
Năm: 2005
7. Trần Thị Dân (2001), “Tiến bộ di truyền về số lợn con đẻ ra/lứa tại trại lợn công nghiệp TPHCM”, Tạp chí chăn nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến bộ di truyền về số lợn con đẻ ra/lứa tại trại lợn công nghiệp TPHCM”
Tác giả: Trần Thị Dân
Năm: 2001
8. Phạm Hữu Doanh (1994), “Bảo tồn giống gen quý của giống lợn Móng Cái”, NXBNN, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn giống gen quý của giống lợn Móng Cái
Tác giả: Phạm Hữu Doanh
Nhà XB: NXBNN
Năm: 1994
9. Tạ Thị Bích Duyên (2003), “Xác định một số đặc điểm di truyền, giá trị giống về khả năng sinh sản của lợn Yorkshire và Landrace nuôi tại các cơ sở An Khánh, Thụy Phương và Đông Á”. Luận án TS Nông nghiệp, Viện chăn nuôi, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định một số đặc điểm di truyền, giá trị giống về khả năng sinh sản của lợn Yorkshire và Landrace nuôi tại các cơ sở An Khánh, Thụy Phương và Đông Á”
Tác giả: Tạ Thị Bích Duyên
Năm: 2003
10. Tạ Thị Bích Duyên, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Thiện (2003), “Một số đặc điểm di truyền, giá trị giống về khả năng sinh sản của lợn Yorkshire và Landrace nuôi tại các cơ sở giống Thụy Phương và Đông Á”. Báo cáo Khoa học, Bộ NN &amp; PTNT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm di truyền, giá trị giống về khả năng sinh sản của lợn Yorkshire và Landrace nuôi tại các cơ sở giống Thụy Phương và Đông Á
Tác giả: Tạ Thị Bích Duyên, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Thiện
Năm: 2003
11. Nguyễn Văn Đức (2002), “Kết quả chọn lọc về số con sơ sinh sống/ổ qua 3 thế hệ của nhóm lợn Móng Cái MC 3000 ”, Tạp chí NN &amp; PTNT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả chọn lọc về số con sơ sinh sống/ổ qua 3 thế hệ của nhóm lợn Móng Cái MC"3000
Tác giả: Nguyễn Văn Đức
Năm: 2002
12. Nguyễn Văn Đức (1999), “Đặc điểm di truyền học của một số tính trạng sản xuất chính ở 3 giống lợn địa phương nuôi phổ biến Móng Cái, Phú Khánh, Thuộc Nhiêu”, Tạp chí chăn nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm di truyền học của một số tính trạng sản xuất chính ở 3 giống lợn địa phương nuôi phổ biến Móng Cái, Phú Khánh, Thuộc Nhiêu”
Tác giả: Nguyễn Văn Đức
Năm: 1999
13. Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002), “Hiệu quả chọn lọc về số con sơ sinh sống/ổ của các giống lợn thuần và lai giữa Móng Cái, Landrace và Large White”, Tạp chí chăn nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả chọn lọc về số con sơ sinh sống/ổ của các giống lợn thuần và lai giữa Móng Cái, Landrace và Large White
Tác giả: Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng
Năm: 2002
14. Nguyễn Văn Đức, Tạ Thị Bích Duyên, Giang Hồng Tuyến (2002), “Kết quả chọn lọc lợn Móng Cái sinh sản tốt và nhóm Móng Cái tăng trọng và tỉ lệ nạc cao”, Báo cáo KH Bộ NN &amp; PTNT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả chọn lọc lợn Móng Cái sinh sản tốt và nhóm Móng Cái tăng trọng và tỉ lệ nạc cao
Tác giả: Nguyễn Văn Đức, Tạ Thị Bích Duyên, Giang Hồng Tuyến
Năm: 2002
15. Nguyễn Văn Đức, Lê Thanh Hải (2002), “Phương pháp kiểm tra thống kê sinh học”, NXB KHKT, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp kiểm tra thống kê sinh học
Tác giả: Nguyễn Văn Đức, Lê Thanh Hải
Nhà XB: NXB KHKT
Năm: 2002
16. Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến, Nguyễn Thị Viễn (2006), “Kết quả chọn lọc 2 nhóm lợn Móng Cái cao sản MC 3000 và MC 15 sau 3 thế hệ ”, Báo cáo KH Bộ NN &amp; PTNT năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả chọn lọc 2 nhóm lợn Móng Cái cao sản MC3000 và MC15 sau 3 thế hệ
Tác giả: Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến, Nguyễn Thị Viễn
Năm: 2006
17. Nguyễn Văn Đức, Lê Thanh Hải, Nguyễn Thị Tám, Trần Thị Minh Hoàng, Giang Hồng Tuyến, Nguyễn Hữu Cường (2002), “Một số tính trạng sinh sản của tổ hợp lợn nái Móng Cái và nái lai giữa Pietrain và Móng Cái nuôi trong nông hộ tại huyện Đông Anh - Hà Nội ”, thông tin KHKT chăn nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số tính trạng sinh sản của tổ hợp lợn nái Móng Cái và nái lai giữa Pietrain và Móng Cái nuôi trong nông hộ tại huyện Đông Anh - Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Văn Đức, Lê Thanh Hải, Nguyễn Thị Tám, Trần Thị Minh Hoàng, Giang Hồng Tuyến, Nguyễn Hữu Cường
Năm: 2002
18. Kiều Minh Lực (1999), “Di truyền giống động vật”, giáo trình nâng cao cho cán bộ KT Viện KHKTNN miền Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền giống động vật”
Tác giả: Kiều Minh Lực
Năm: 1999
21. Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, Phan Cự Nhân và Trịnh Đình Đạt (1994), “Giáo trình chọn giống động vật”. Giáo trình cao học Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chọn giống động vật
Tác giả: Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, Phan Cự Nhân và Trịnh Đình Đạt
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1994
22. Nguyễn Văn Nhiệm, Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Đức (2002), “Một số nhân tố ảnh hưởng tới các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái”. Tạp chí chăn nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhân tố ảnh hưởng tới các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái”
Tác giả: Nguyễn Văn Nhiệm, Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Đức
Năm: 2002
23. Nguyễn Văn Thiện (1995), “Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi”. NXB NN, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi
Tác giả: Nguyễn Văn Thiện
Nhà XB: NXB NN
Năm: 1995

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN - Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (Trang 32)
Bảng 4.1. Năng suất sinh sản của nhóm Móng Cái tổng hợp - Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP
Bảng 4.1. Năng suất sinh sản của nhóm Móng Cái tổng hợp (Trang 32)
Bảng 4.1. Năng suất sinh sản của nhóm Móng Cái tổng hợp - Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP
Bảng 4.1. Năng suất sinh sản của nhóm Móng Cái tổng hợp (Trang 32)
Bảng 4.2. Số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MCTH qua 8 lứa đẻ - Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP
Bảng 4.2. Số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MCTH qua 8 lứa đẻ (Trang 38)
Đồ thị 4.1. Số con sơ sinh sống / ổ của nhóm lợn MC TH  qua 8 lứa đẻ - Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP
th ị 4.1. Số con sơ sinh sống / ổ của nhóm lợn MC TH qua 8 lứa đẻ (Trang 38)
Bảng 4.2. Số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MC TH  qua 8 lứa đẻ - Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP
Bảng 4.2. Số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MC TH qua 8 lứa đẻ (Trang 38)
Bảng 4.3a. Giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MCTH - Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP
Bảng 4.3a. Giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MCTH (Trang 40)
Bảng 4.3a. Giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MC TH - Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP
Bảng 4.3a. Giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MC TH (Trang 40)
Bảng 4.3b. Giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MCTH - Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP
Bảng 4.3b. Giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MCTH (Trang 41)
Bảng 4.4. Mối tương quan di truyền giữa các lứa đẻ của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp - Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP
Bảng 4.4. Mối tương quan di truyền giữa các lứa đẻ của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp (Trang 44)
Bảng 4.4. Mối tương quan di truyền giữa các lứa đẻ của nhóm lợn  Móng Cái tổng hợp - Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP
Bảng 4.4. Mối tương quan di truyền giữa các lứa đẻ của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp (Trang 44)
Đồ thị 4.2. Ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất. - Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP
th ị 4.2. Ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất (Trang 45)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w