5.1. KẾT LUẬN
1. Các tính trạng sinh sản của nhóm MCTH, tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu thấp và lần lượt có giá trị 236,34; 350,57 ngày, khoảng cách lứa đẻ ngắn và trong khoảng 173,22 ngày. Đặc biệt tính trạng số con sơ sinh sống/ổ cao 12,28 con, cao hơn so với một số kết quả đã được công bố trước đây khi nghiên cứu trên lợn Móng Cái hay trên lợn ngoại. Vì tính trạng số con sơ sinh sống/ổ cao nên số con cai sữa cũng cao và có giá trị là 9,75 con. Khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa ở mức trung bình tương ứng là 0,52 và 6,51 kg/con.
2. Số con sơ sinh sống/ổ qua các lứa đẻ của nhóm MCTH tăng từ lứa thứ nhất đến lứa thứ 5, biến động từ 11,32 đến 12,8 sau đó giảm dần ở các lứa 6, 7, 8 và tương ứng là 12,75; 12,47; 12,11 con. Số con sơ sinh sống/ổ cao nhất ở lứa thứ 5 và đạt giá trị 12,8 con. Từ lứa thứ 6 đến lứa thứ 8 số con sơ sinh sống/ổ có giảm nhưng vẫn có giá trị cao hơn lứa đầu. Chứng tỏ nhóm MCTH
có khả năng sinh sản tốt và kéo dài.
3. Mối tương quan giữa các lứa đẻ là mối tương quan thuận và quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
Tương quan giữa lứa thứ nhất và lứa thứ hai có giá trị là 0,987. Tương quan giữa lứa thứ nhất với các lứa là 0,994.
Tương quan giữa lứa thứ hai với các lứa là cao nhất và đạt 0,999. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình chọn lọc.
4. Giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của các nái cao và có giá trị biến động từ +0,44 đến +0,84. Kết quả này cao hơn so với một số kết quả nghiên cứu trên cùng giống lợn và cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu trên lợn ngoại. Vì lợn Móng Cái có khả năng sinh sản tốt hơn.
5. Ước tính hiệu quả chọn lọc
- Ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất: khi chọn 10, 20, 30, 40% thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau tăng lên so với thế hệ trước là 0,498; 0,399; 0,314; 0,259 con/lứa. Khi chọn 90, 100% số con sơ sinh sống/ổ giảm 0,082 và 0,23 con/lứa.
- Ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa 2 - cuối. Số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau tăng lên 0,725 con/lứa nếu ta chọn 10% tổng số nái. Và số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau giảm 0,134 và 0,327 con/lứa nếu ta chọn 90, 100% tổng số nái.
- Ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống giữa các lứa. Số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau tăng lên 0,635; 0,498; 0,406 con/lứa khi ta chọn 10, 20, 30% tổng số nái. Khi ta chọn 90, 100% tổng số nái thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau giảm là 0,112; 0,289 con/lứa.
5.2. ĐỀ NGHỊ
1. Áp dụng chương trình PIGMANIA để quản lý và chương trình PIGBLUP để ước tính giá trị giống, phục vụ công tác chọn lọc nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
2. Phổ biến nhóm lợn Móng Cái tổng hợp vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giống lợn Móng Cái, tạo tổ hợp lai thích hợp làm tăng nguồn sản phẩm thịt lợn với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
3. Chọn 5 nái có giá trị giống cao nhất biến động từ 0,75 đến 0,84, tương ứng với 10%. Ngoài ra có thể chọn số lượng nái lên đến 20% trong tổng số nái - tương ứng với 10 nái mà không làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Vì số nái này có giá trị giống vẫn ở mức cao biến động từ 0,57 đến 0,84.
4. Loại thải những nái có giá trị giống thấp. Những nái này không nên giữ lại làm giống vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng con giống và làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.