MỐI TƯƠNG QUAN DI TRUYỀN GIỮA CÁC LỨA ĐẺ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP (Trang 43 - 50)

Khi biết được mối tương quan giữa các lứa đẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình chọn lọc. Mối tương quan di truyền giữa các lứa đẻ được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.4. Mối tương quan di truyền giữa các lứa đẻ của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp

Lứa 1 Lứa 2 - cuối Các lứa

Lứa 1 1

Lứa 2 - cuối 0,987 1

Các lứa 0,994 0,999 1

Các giá trị về mối tương quan di truyền giữa các lứa đẻ đều dương chứng tỏ mối tương quan giữa các lứa đẻ là mối tương quan thuận. Mối tương quan giứa lứa đẻ thứ 1 với lứa đẻ thứ hai - cuối có giá trị là 0,987. Và mối tương quan giữa lứa đẻ thứ nhất với các lứa đẻ có giá trị lớn hơn và bằng 0,994. Mối tương quan giữa lứa đẻ thứ 2 với các lứa đẻ có giá trị lớn nhất xấp xỉ bằng 1 (0,999). Điều này cho thấy, mối tương quan này rất chặt chẽ, nếu lứa đẻ thứ 1 có số con sơ sinh sống/ổ cao thì số con sơ sinh sống/ổ của lứa thứ 2 và các lứa tiếp theo cũng cao. Vì vậy trong quá trình chọn lọc ta có thể chọn lọc ngay từ lứa đầu tiên hoặc lứa thứ 2 nếu có số con sơ sinh sống/ổ cao. Từ đó đẩy nhanh quá trình chọn lọc và làm giảm khoảng cách giữa các thế hệ. 4.4.ƯỚC TÍNH HIỆU QUẢ CHỌN LỌC

Sau khi xác định được giá trị giống, bằng ước tính hiệu quả chọn lọc ta có thể dự đoán số lượng nái được giữ lại làm giống cũng như số nái phải loại thải. Những nái được giữ lại làm giống đảm bảo có chất lượng tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho cơ sở sản xuất giống cũng như cơ sở chăn nuôi.

Ước tính hiệu quả chọn lọc trong nghiên cứu này được trình bày từ đồ thị 4.2 đến đồ thị 4.4.

Đồ thị 4.2. Ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất.

Từ đồ thị ta thấy, khi ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất, nếu ta chọn 10% trong tổng số nái thì số con sơ sinh sống/ổ thế hệ sau sẽ tăng được 0,498 con/lứa. Tương tự, ta chọn 20, 30, 40, 50% trong tổng số nái thì số con sơ sinh sống/ổ thế hệ sau tăng được lần lượt là 0,399; 0,314; 0,259; 0,212 con/lứa. Nhưng khi ta chọn số lượng nái lên đến 80, 90, 100% thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau sẽ không tăng mà giảm đi một lượng là 0,002; 0,082; 0,23 con/lứa.

Điều này chứng tỏ khi ta chọn càng nhiều nái làm giống thì hiệu quả chọn lọc sẽ càng giảm và ước tính hiệu quả chọn lọc sẽ giảm mạnh khi ta chọn số nái lớn hơn 50% . Vì vậy quá trình chọn lọc đạt hiệu quả cao nhất khi ta chọn 10 đến 20% nái làm giống trong tổng số nái.

Ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa thứ 2 - cuối

Trong trường hợp nếu ta chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa 2 - cuối. Khi ta chọn 10% trong tổng số nái thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau sẽ tăng lên 0,725 con/lứa. Khi ta chọn 20, 30, 40, 50% tổng số nái thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau tăng lên lần lượt là 0,564; 0,467; 0,388; 0,313 con/lứa. Như trường hợp nếu ta ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất, khi ta chọn 80, 90, 100% thì số con sơ sinh sống/ổ cũng không tăng và giảm 0,01; 0,134; 0,327 con/lứa.

Kết quả nghiên cứu này so với ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất cao hơn rất nhiều như: nếu cùng chọn 10% trong tổng nái giống thì ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất có số con sơ sinh sống/ổ tăng lên là 0,498 nhưng ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa thứ hai - cuối có số con sơ sinh sống/ổ tăng cao hơn so với lứa thứ nhất là 0,227 con/lứa tương ứng 45,58% . Tương tự như vậy, nếu ta chọn 20, 30, 40, 50% thì ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa thứ 2 - cuối có số con sơ sinh sống/ổ tăng cao hơn so với lứa thứ nhất tương ứng lần lượt là 0,165; 0,153; 0,129; 0,101 con/lứa.

Ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống giữa các lứa

Đồ thị 4.4. Ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống giữa các lứa

Đối với ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống giữa các lứa, cũng như với ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất và ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa 2 - cuối. Nếu chọn lọc ở mức độ thấp 10, 20, 30, 40, 50% thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau sẽ cao hơn thế hệ trước tương ứng là 0,635; 0,498; 0,406; 0,337; 0,273

con/lứa và ngược lại nếu chọn 80, 90, 100% thì số con sơ sinh sống/ổ sẽ giảm 0,007; 0,112; 0,289 con/lứa.

Kết quả này cao hơn giá trị khi ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất nhưng thấp hơn khi ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa 2 - cuối.

Qua 3 đồ thị trên chúng tôi đã đưa ra kết luận: số con sơ sinh sống/ổ giảm dần khi tăng phần trăm số lượng chọn lọc, cụ thể khi ta chọn từ 10% đến 50%, tuy nhiên nếu tăng đến 50% thì ước tính hiệu quả chọn lọc vẫn ở mức cao và chấp nhận được. Nhưng khi ta chọn số lượng nái lớn hơn 50% thì số con sơ sinh sống/ổ có tăng nhưng tăng rất chậm và dường như không đáng kể. Thậm chí khi ta chọn đến 90%, 100% thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau không những không tăng mà giảm mạnh. Điều này không có ý nghĩa trong quá trình chọn lọc. Vì vậy, trong quá trình chọn lọc nên chọn lọc với số lượng nhỏ và thường nhỏ hơn 50% tổng số nái, đảm bảo những con giống được chọn có giá trị giống cao nhất . Nên chọn lọc với số lượng nái từ 10 đến 20% là tốt nhất.

PHẦN V

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w