Năng suất sinh sản của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp trên tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của qua các lứa đẻ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP (Trang 37 - 39)

trạng số con sơ sinh sống/ổ của qua các lứa đẻ

Thông thường khả năng sinh sản của lợn nái phát triển theo xu hướng là ở lứa đẻ thứ nhất thường có số con sơ sinh sống/ổ thấp nhất, sau đó tăng dần và đạt giá trị cao nhất ở lứa thứ 4 hoặc 5 sau đó giảm dần ở các lứa sau. Điều này phụ thuộc vào bản chất di truyền và môi trường, nhưng yếu tố di truyền vẫn quan trọng. Những giống lợn có khả năng đẻ nhiều con thường đạt giá trị cao nhất chậm hơn với các giống có số con sơ sinh sống/ổ thấp hơn.

Kết quả về khả năng sinh sản của nhóm lợn MCTH từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ 8 được trình bày ở bảng 4.2. và được biểu thị trên đồ thị 4.1.

Bảng 4.2. Số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MCTH qua 8 lứa đẻ

Lứa đẻ Nhóm MCTH n LSM SELSM 1 52 11,32 0,13 2 52 11,86 0,13 3 52 12,33 0,13 4 51 12,62 0,13 5 50 12,8 0,14 6 47 12,75 0,15 7 46 12,47 0,15 8 44 12,11 0,16

Đồ thị 4.1. Số con sơ sinh sống / ổ của nhóm lợn MCTH qua 8 lứa đẻ

Từ bảng số liệu ta thấy số con sơ sinh sống/ổ qua các lứa đẻ của lợn MCTH tăng từ lứa thứ 1 đến lứa thứ 5 sau đó giảm dần từ lứa thứ 6 đến lứa thứ 8.

Số con sơ sinh sống/ổ đạt giá trị cao nhất ở lứa thứ 5 và thấp nhất ở lứa thứ 1. Cụ thể, số con sơ sinh sống/ổ của lợn MCTH qua các lứa 1, 2, 3, 4, 5 lần lượt như sau: 11,32; 11,86; 12,33; 12,62; 12,8 và số con sơ sinh sống/ổ của lứa 6, 7, 8 có giá trị tương ứng là: 12,75; 12,47; 12,11. Điều này chứng tỏ quá trình chọn lọc đạt hiệu quả cao, số con sơ sinh sống/ổ ở lứa thứ 5 tăng lên 1,48 con so với lứa thứ 1 và đạt 13,07%. Tuy nhiên bảng số liệu cũng cho thấy quá trình chọn lọc nên dừng lại ở lứa thứ 5 là tốt nhất vì bắt đầu sang lứa thứ 6 số con sơ sinh sống/ổ đã giảm, nếu cứ tiếp tục chọn lọc thì hiệu quả chọn lọc sẽ không cao.

Kết quả nghiên cứu này thấp hơn của Giang Hồng Tuyến (2003) trên nhóm lợn MC3000 (số con sơ sinh sống/ổ ở lứa thứ nhất là 11,55 con sau đó tăng lên 13,41 con ở lứa thứ 6 và giảm xuống còn 12,58 con ở lứa thứ 8), nhưng cao hơn trên nhóm lợn MC15 (lứa thứ nhất đạt 10,67 con, tăng lên 12,44 con ở lứa thứ 6 và giảm ở lứa thứ 8 còn 11,50 con). Giá trị số con sơ sinh sống/ổ ở nghiên cứu này tương đương với kết quả của Giang Hồng Tuyến (2008) khi nghiên cứu trên nhóm MC3000 và nhóm MC15 qua 4 thế hệ, phù hợp với kết quả của Nguyễn Văn Đức (1997) và Tạ Thị Bích Duyên (2003) khi nghiên cứu qua 8 lứa đẻ đầu của giống lợn Yorkshire (số con sơ sinh sống/ổ của lợn Yorkshire tăng từ lứa 1 đến lứa thứ 5).

Tuy đến lứa thứ 8 số con sơ sinh sống/ổ của nhóm MCTH có giảm nhưng vẫn cao hơn số con sơ sinh sống/ổ ở lứa thứ 1. Chứng tỏ bản chất giống Móng Cái có khả năng sinh sản kéo dài và chúng đã được cải thiện và quan tâm nhiều nên sau 4 - 5 năm vẫn khoẻ mạnh và khả năng sinh sản tốt.

Nhìn chung sai số chuẩn của từng lứa đẻ không cao chứng tỏ mức độ ổn định của các lứa đẻ tương đối cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w