Cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán TPHCM ngày28/12/2005 Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam.Danh mục sản ph
Trang 1Nhiều công ty và doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các công ty và doanh nghiệp nhỏ
và vừa, họ thường bị cuốn theo vòng xoáy của công việc phát sinh hằng ngày (sản xuất,bán hàng, tìm kiếm khách hàng, giao hàng, thu tiền,…) Hầu hết những công việc này đượcgiải quyết theo yêu cầu phát sinh, xảy ra đến đâu giải quyết đến đó chứ không hề đượchoạch định hay đưa ra một chiến lược một cách bài bản, quản lý một cách có hệ thống vàđánh giá hiệu quả một cách có khoa học Các cấp quản lý, họ bị các công việc “dẫn dắt”đến mức “lạc đường” lúc nào không biết, không định hướng rõ ràng mà chỉ thấy ở đâu cólối thì đi, mà càng đi lại càng lạc đường Đó là cái mà các công ty và doanh nghiệp ViệtNam cần phải thay đổi trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, bởi hiện nay chúng ta đangngày càng cạnh tranh với các công ty, doanh nghiệp lớn trên thế giới và việc các công ty,doanh nghiệp phải xác định rõ ràng được mục tiêu, hướng đi, vạch ra một con đường hợp
lý và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu để đảm bảo đi đến mục tiêu đã định trong quỹthời gian cho phép Và quản trị chiến lược cho phép chúng ta hoàn thiện quá trình đó.Quản trị chiến lược là xương sống của mọi quản trị chuyên ngành Ở đâu cần có một hệthống quản lý bài bản, chuyên nghiệp được vận hành tốt, ở đó không thể thiếu các cuộchọp quan trọng bàn về quản trị chiến lược Vì vậy mà nhiệm vụ hàng đầu của bất kỳ mộtnhà quản trị nào phải hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về công việc này để không để mắcnhững sai lầm mà đôi khi chúng ta phải trả giá bằng cả sự sống còn của doanh nghiệp
Để chuẩn bị cho hành trang đó, chúng tôi đã tìm hiểu và phân tích công tác quản trịchiến lược tại Công Ty Sữa Vinamilk và quá trình này được chúng tôi chia thành bốn giaiđoạn:
+ Phân tích tình hình bên ngoài để qua đó thấy được cơ hội và đe dọa của công ty.+ Tiến hành phân tích tình hình bên trong công ty thấy được mặt mạnh và yếu
+ Phân tích chiến lược hiện tại của công ty
Trang 2+ Đưa ra kiến nghị, góp ý cho chiến lược của công ty
Trong quá trình làm sẽ có nhiều thiếu sót, nhóm rất mong được sự góp ý của quý thầy
cô và các bạn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 3PHẦN I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM –
VINAMILK
Công ty cổ phần sữa Việt Nam được thành lập trên quyết định số 155/2003QD-BCNngày 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công Ty sữaViệt Nam thành Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam
Tên giao dịch: VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY
Cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán TPHCM ngày28/12/2005
Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam.Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sảnphẩm có giá trị cộng thêm như: sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát
Trang 4Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và quicách bao bì có nhiều lựa chọn nhất
Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 nămkết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty
đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệucác sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường
Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởngmạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm 1997 đến
2007 Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công suất khoảng570.406 tấn sữa mỗi năm Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước,
đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”,
thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm
100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006 Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến
Trang 51.1. Quá trình phát triển:
Tiền thân là công ty Sữa, Café Miền Nam thuộc Tổng Công Ty Thực phẩm, với 6 đơn
vị trực thuộc là:
+ Nhà máy sữa Thống Nhất
+Nhà máy Sữa Trường Thọ
+Nhà máy Sữa Dielac
+Nhà máy Café Biên Hòa
+ Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico
Một năm sau đó (1978), Công ty được chuyển cho Bộ công nghiệp thực phẩm quản lý
và Công ty đổi tên thành Xí nghiệp Liên hợp sữa Café và Bánh kẹo I Và đến năm 1992được đổi tên thành Công ty sữa Việt Nam thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nghiệpnhẹ
Năm 1996 liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập xí nghiệpLiên Doanh Sữa Bình Định Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thànhcông vào thị trường miền trung Việt Nam
Tháng 11 năm 2003, đánh dấu mốc quan trọng là chính thức chuyển đổi thành Công ty
Cổ phần, đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Sau đó, Công ty thực hiện việcmua thâu tóm Công ty cổ phần sữa Sài gòn, tăng vốn điều lệ đăng ký của công ty lên con
Trang 6Mở phòng khám An Khang tại TPHCM đây là phòng khan đầu tiên tại Việt Nam quảntrị bằng hệ thống điện tử, cung cấp cac dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấnnhi khoa và khám sức khỏe tổng quát.
Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc thâu tóm trang trại Bò sữaTuyên Quang, một trang tại nhỏ với đàn gia súc 1400 con Trang trại này cũng được đi vàohoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm
Năm 2007 mua cổ phần chi phối 55% của công ty sữa Lam Sơn Công ty đã đạt đượcrất nhiều doanh hiệu cao quý :
- Huân chương lao động Hạng II (1991- do Chủ tịch nước trao tặng)
- Huân chương lao động Hạng I (1996- do Chủ tịch nước trao tặng)
- Anh Hùng Lao động (2000- do Chủ tịch nước trao tặng)
- Huân chương Độc lập Hạng III (2005- do Chủ tịch nước trao tặng)
“siêu cúp” Hàng Việt Nam chất lượng cao và uy tín năm 2006 do Hiệp hội sở hữu trítuệ & Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
- Top 10 “Hàng Việt Nam chất lượng cao “ ( từ 1995 đến nay)
- “Cúp vàng- Thương hiệu chứng khoán uy tín “ và Công ty cổ phần hàng đầuViệt Nam “ ( năm 2008 do UBCKNN- ngân hàng nhà nước hội kinh doanh Chứng Khoán –Công ty Chứng Khoán và Thương mại Công nghiệp Việt Nam và Công ty Văn Hóa ThăngLong)
1.2. Cơ cấu tổ chức:
Trang 7Với các nhà máy sản xuất chính là nơi cung câp các sản phẩm sữa đặc có đường, sữachua đến tay người tiêu dùng.
+ Nhà máy Sữa Thống Nhất
+ Nhà máy Sữa Trường Thọ
+ Nhà máy Sữa Sài Gòn
+ Nhà máy Sữa Dielac
+ Nhà máy Sữa Cần Thơ
Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất và nguyên liệu
Kinh doanh nhà, môi giới kinh doanh bất động sản, cho thuê kho, bãi Kinh doanhvận tải bằng ô tô, bốc xếp hàng hóa
Kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ nhà đất ,cho thuê văn phòng,xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư công trình dân dụng
Chăn nuôi bò sữa, trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp, mua bán động vật sống
Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café phin-hòa tan
rang-xay- Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì
Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa
Phòng khám đa khoa
1.4. Sứ Mệnh Và tầm nhìn của Công ty:
Trang 8µ Sứ Mệnh Của Công ty:
“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏephục vụ cuộc sống con người “
µ Tầm nhìn:
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượngnhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống conngười và xã hội”
* Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải kháttốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực VFresh nhằm đáp ứng
xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát đến từ thiên nhiên vàtốt cho sức khỏe con người
* Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thịtrường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và các đô thịnhỏ;
* Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu dinhdưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” để chiếm lĩnh ít nhất
là 35% thị phần của thị trường sữa bột trong vòng 2 năm tới;
* Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một lượngkhách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm cógiá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn Công ty;
Trang 9* Tiếp tục nâng cao năng luc quản lý hệ thống cung cấp;
* Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu quả
* Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất lượng caovới giá cạnh tranh và đáng tin cậy
Phần 2
Trang 10PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
2.1 Phân tích môi trường ngành:
2.1.1 Phân tích mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter:
2.1.1.1 Phân tích đối thủ cạnh hiện tại
Hiện nay, trên thị trường sữa của Việt Nam có rất nhiều hãng sữa, bao gồm cả sản phẩmsữa sản xuất trong nước và sữa nhập khẩu Trong đó, Vinamilk chiếm 35%; Dutch Ladychiếm 24%; 22% là các sản phẩm sữa bột nhập khẩu như Mead Johnson, Abbott, Nestle…;19% còn lại là các hãng nội địa: Anco Milk, Hanoimilk, Mộc châu, Hancofood,Nutifood…
Trong tất cả các hãng sữa trên, Dutch Lady là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Vinamilktrong hầu hết các lĩnh vực Thế mạnh của Dutch Lady là quan hệ công chúng và marketing.Tuy nhiên, Vinamilk là nhãn hiệu có mạng lưới rộng khắp và quen thuộc với người tiêudùng Việt Nam
+ Đối với sữa bột: Vinamilk gặp phải sự cạnh tranh của các đối thủ trong nước và nhậpkhẩu từ nước ngoài như Dutch Lady của công ty đa quốc gia Friesland Foods – Hà Lan,Abbott – Hoa Kỳ, Mead Johnson
+ Sữa tươi: sữa tươi 100% nguyên chất là sản phẩm chủ đạo của VNM tuy nhiên sảnphẩm này đang bị cạnh tranh gay gắt với sản phẩm sữa tươi của Dutch Lady với nhiềudòng sản phẩm đa dạng được người tiêu dùng ưa thích như YoMost, sữa Cô Gái Hà Lan
Với sản phẩm TH True Milk lần đầu tiên được tung ra thị trường vào ngày 26/12/2010,
TH được coi là một đối thủ cạnh tranh nặng ký hiện tại và trong tương lai của VNM, vớimục đích chỉ sản xuất những sản phẩm sữa tươi tự nhiên chất lượng cao bằng nguồnnguyên liệu 100% sữa tươi sạch và cao cấp từ các trang trại Hơn nữa, nguyên phó tổng
Trang 11giám đốc của Vinamilk, ông Trần Bảo Minh hiện là tổng giám đốc của TH Milk, điều nàyhứa hẹn TH sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn của VNM.
+ Sữa chua ăn: với một danh mục sữa chua đa dạng từ sữa chua không đường đến cóđường, sữa chua proby cung cấp lợi khuẩn cho trẻ em, sữa chua đa dạng các chủng loạinhư trái cây, dâu, nha đam… sữa chua VNM đã chiếm tới 97% trên thị trường Việt Nam,không một đối thủ nào có thể cạnh tranh Tuy nhiên trên thị trường Việt Nam cũng đã xuấthiện nhiều hãng sữa chua như: sữa chua Ba Vì - IDP, Mộc Châu, Yogurt…
+ Sữa đặc: Sữa Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam là các sản phẩm truyền thống củaVNM Có các đối thủ như Dutch Lady, Nestle
+ Cà phê: được VNM đầu tư phát triển từ năm 2006 nhưng những sản phẩm cà phê của VNM
ít được người tiêu dùng biết đến Đối thủ cạnh tranh có cà phê Trung Nguyên, Nestle, Vinacafe…
Dòng sản phẩm Đối thủ cạnh tranh
Sữa tươi và sữa chua uống Dutch Lady, Nutifood, HanoiMilk, TH,
Anlene
Sữa bột Dutch Lady, Nutifood, Enfa, Abbot, Mead
Johnson
Sữa chua ăn Duthch Lady, Nestle, IDP,
Cà phê Nestle, Trung Nguyên, Vinacafe
Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại cao
2.1.1.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối với sản phẩm sữa bột chi phí gia nhập ngành sữa không cao, do đó các đối thủ tiềmnăng dễ dàng tham gia vào phân khúc này Ngược lại, chi phí gia nhập ngành đối với sảnphẩm sữa nước và sữa chua lại khá cao Quan trọng hơn, để thiết lập mạng lưới phân phốirộng đòi hỏi một chi phí lớn Hiện nay, VNM đã có lợi thế lớn trong vấn đề này Dù vậy,chi phí chuyển đổi sản phẩm của người tiêu dùng gần như bằng 0 nên VNM vẫn bị áp lựccạnh tranh ở mức độ trung bình
Trang 122.1.1.3 Phân tích nhà cung ứng:
Ngoài việc lấy nguyên liệu sữa đầu vào từ những nhà cung ứng trong nước, hầu hết cáchãng sữa đều nhập khẩu nguyên liệu thô từ nước ngoài để sản xuất Vinamilk đã đặt mụctiêu phát triển lâu dài với tất cả các nhà cung ứng chiến lược trong nước và ngoài nướcnhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô không những ổn định về chất lượng caocấp mà còn cả ở giá cả rất cạnh tranh Hiện nay, VNM đang thu mua khoảng 60% tổnglượng sữa tươi được sản xuất ở Việt Nam
Hai nguồn cung cấp sữa chính cho VNM là sữa bò tươi được cung cấp từ các trang trại
bò sữa của công ty và mua từ các hộ gia đình là 25%, nguồn sữa bột ngoại nhập chiếm75% với những nhà cung cấp hàng đầu thế giới
Danh sách một số nhà cung cấp lớn của Cty Vinamilk
Tên nhà cung cấp Sản phẩm cung ứng
· Fonterra (SEA) Pte Ltd Sữa bột
· Hoogwegt International BV Sữa bột
· Perstima Bình Dương Vỏ hộp thiếc
· Tetra Pak Indochina Bao bì carton
Fonterra là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực về sữa vàxuất khẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối lượng mua bán trên toàn thếgiới Đây chính là nhà cung cấp chính bột sữa chất lượng cao cho nhiều công ty nổi tiếngtrên thế giới cũng như Công ty Vinamilk
Hoogwegt International đóng vai trò quan trên thị trường sữa thế giới và được đánh giá
là một đối tác lớn chuyên cung cấp bột sữa cho nhà sản xuất và người tiêu dùng ở Châu Âunói riêng và trên toàn thế giới nói chung Hoogwegt duy trì các mối quan hệ với các nhàsản xuất hàng đầu và tăng cường mối quan hệ này thông qua các buổi hội thảo phát triểnsản phẩm mới hơn là đưa ra các yêu cầu với đối tác Vinamilk và các công ty nổi tiếng trêntoàn thế giới đếu có mối quan hệ chặt chẽ với Hoogwegt
Trang 13Ngoài Perstima Bình Dương, Việt Nam, VNM có các mối quan hệ lâu bền với nhiềunhà cung cấp khác trong hơn 10 năm qua.
Ngoài ra, các nông trại sữa là những đối tác chiến lược hết sức quan trọng của VNMtrong việc cung cấp tới cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất Sữa được thu mua từ cácnông trại phải luôn đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng đã được ký kết giữa công tyVinamilk và các nông trại sữa nội địa
Trong tương lai, Vinamilk phấn đấu nội địa hóa 50% nguyên liệu sản xuất sữa củamình
Tác lực trung bình
2.1.1.4 Phân tích khách hàng:
Đối với sản phẩm sữa, khi giá nguyên liệu mua vào cao, các công ty sữa có thể bán vớigiá cao mà khách hàng vẫn phải chấp nhận Do vậy, VNM có khả năng chuyển những bấtlợi từ phía nhà cung cấp bên ngoài sang cho khách hàng Vì thế, VNM không chịu áp lựcbởi bất cứ nhà phân phối nào
Hiện công ty có hai kênh phân phối:
+ Kênh truyền thống (240 nhà phân phối và hơn 140.000 điểm bán lẻ), thực hiện phânphối hơn 80% sản lượng của công ty
+ Kênh phân phối hiện đại (như hệ thống siêu thị, Metro …) Khi cuộc sống của conngười ngày càng hiện đại thì kênh phân phối này trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết
Ngoài ra, sản phẩm VNM còn được xuất khẩu sang nhiều nước như Mỹ, Canada, Pháp,
Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á…
Năng lực thương lượng của người mua thấp
Trang 142.1.1.5 Sản phẩm thay thế:
Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn chính hàng ngày, vớitrẻ em, thanh thiếu niên, người trung tuổi – sữa là sản phẩm có tác dụng hỗ trợ sức khỏe.Trên thị trường hiện nay có nhiều loại bột ngũ cốc, nước uống tăng cường sức khỏe, cácsản phẩm cạnh tranh với sữa như trà xanh, cà phê lon, nước ngọt,… nhưng do đặc điểmvăn hóa và sức khỏe, vẫn không có sản phẩm thay thế được sữa Vì thế, có thể nói mặthàng sữa hiện chưa có sản phẩm thay thế
Như vậy ngành sữa là môi trường khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vì sự cạnh tranhcao, môi trường nhập cuộc tương đối cao, nhưng chưa có sản phẩm thay thế nào tốt trên thịtrường, nhà cung cấp và người mua có vị trí không cao trên thị trường
2.1.2 Phân tích chu kỳ phát triển của ngành sữa Việt Nam.
Trong sự phát triển của mình, các ngành phải trải qua các giai đoạn từ tăng trưởng đếnbảo hòa và cuối cùng là suy thoái
Ngành sữa là một trong những ngành có tính ổn định cao, ít bị tác động bởi chu kỳkinh tế Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành sữa khá cao trong khu vực
Giai đoạn 1996-2006, mức tăng trường bình quân mỗi năm của ngành đạt 15,2%, chỉthấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 16,1%/năm của Trung Quốc
Tính thị phần theo giá trị thì Vinamilk và Dutch Lady hiện là 2 công ty sản xuất sữalớn nhất cả nước, đang chiếm gần 60% thị phần Sữa ngoại nhập từ các hãng như MeadJohnson, Abbott, Nestle chiếm khoảng 22% thị phần, với các sản phẩm chủ yếu là sữabột Còn lại 19% thị phần thuộc về khoảng trên 20 công ty sữa có quy mô nhỏ nhưNutifood, Hanoi Milk, Ba Vì Sữa bột hiện đang là phân khúc cạnh tranh khốc liệt nhấtgiữa các sản phẩm trong nước và nhập khẩu Trên thị trường sữa bột, các loại sữa nhập
Trang 15khẩu chiếm khoảng 65% thị phần, Vinamilk và Dutch Lady hiện đang chiếm giữ thị phầnlần lượt là 16% và 20%.
Hiện nay các hãng sản xuất sữa trong nước còn đang chịu sức ép cạnh tranh ngày mộtgia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách cắt giảm thuế quan của ViệtNam khi thực hiện các cam kết CEPT/AFTA của khu vực ASEAN và cam kết với Tổ chứcThương mại thế giới WTO
Phân khúc thị trường sữa đặc và sữa nước chủ yếu do các công ty trong nước nắm giữ Chỉ tính riêng Vinamilk và Dutchlady, 2 công ty này đã chiếm khoảng 72% thị phầntrên thị trường sữa nước và gần 100% thị trường sữa đặc, phần còn lại chủ yếu do các công
ty trong nước khác nắm giữ Sự cạnh tranh của các sản phẩm sữa nước và sữa đặc nhậpkhẩu gần như không đáng kể
Thị trường sữa nước được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng tăng trưởng trongtương lai, và đây cũng là thị trường có biên lợi nhuận khá hấp dẫn Thị trường các sảnphẩm sữa đặc được dự báo có tốc độ tăng trưởng chậm hơn do tiềm năng thị trường khôngcòn nhiều, đồng thời biên lợi nhuận của các sản phẩm sữa đặc cũng tương đối thấp so vớicác sản phẩm sữa khác
Như vậy ngành sữa là ngành đang trong giai đoạn phát triển, hiện nay nhu cầu về sữangày càng tăng, và sản phẩm sữa trở thành sản phẩm thiết yếu hàng ngày, với công nghệngày càng hiện đại, hệ thống kênh phân phối hiệu quả và giá cả hợp lý thì ngành sữa sẽ tiếptục phát triển hơn trong tương lai
2.2 Phân tích môi trường vĩ mô, quốc gia và toàn cầu:
Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ với tốc độ
“thần tốc” kéo theo mức thu nhập, mức sống của người dân cũng được cải thiện rõ rệt Nếu
Trang 16trước đây thành ngữ “ăn no mặc ấm” là ước mơ của nhiều người thì hôm nay, khi đấtnước đã gia nhập WTO lại là “ăn ngon mặc đẹp”
Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước những năm 90 chỉ
có 1-2 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột ( nhập ngoại), hiện naythị trường sữa Việt Nam đã có gần 20 hãng nội địa và rất nhiều doanh nghiệp phân phốisữa chia nhau một thị trường tiềm năng với 86 triệu dân tổng lượng tiêu thụ sữa Việt Namliên tục tăng mạnh với mức từ 15-20% năm, theo dự báo đến năm 2010 mức tiêu thụ sữatại thị trường sẽ tăng gấp đôi và tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2020
Về mức tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam hiện nay khoảng 7,8 kg/người/năm tức
là đã tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90 Theo dự báo trong thời gian sắptới mức tiêu thụ sữa sẽ tăng từ 15-20% ( tăng theo thu nhập bình quân) Sản phẩm sữa làsản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng ngày, với trẻ em, thanh thiếu niên vànhững người trung tuổi – sữa có tác dụng lớn hỗ trợ sức khỏe Trên thị trường có rấtnhiều loại bột ngũ cốc, đồ uống tăng cường sức khỏe… nhưng các sản phẩm này về chấtlượng và độ dinh dưỡng không hoàn toàn thay thế được sữa
Tiêu thụ sữa bình quân đầu người chỉ khoảng 9 kg/năm, thấp hơn nhiều so với các nướctrong khu vực cũng như các nước Châu Âu
Do đặt trưng ngành phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ở các nước sở tại,với tốc độ tăng trưởng >7,5 % trong những năm gần đây và thêm vào đó mức sống cũngnhư thu nhập của người dân càng được cỉa thiện, ngành sữa việt nam rõ ràng ngày càng có
Trang 172.2.1 Phân tích môi trường kinh tế:
Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế, mức thu nhập của người dân tăng lên, đờisống được cải thiện làm người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và vệ sinh antoàn thực phẩm, đặc biệt là việc sử dụng các sản phẩm sữa
Tổng cục Thống kê cho biết, trong năm 2010, thu nhập bình quân đầu người/thángchung cả nước theo giá hiện hành đạt 1,387 triệu đồng, tăng 39,4% so với năm 2008, tăngbình quân 18,1%/năm trong thời kỳ 2008-2010 Thu nhập bình quân đầu người/tháng năm
2010 theo giá hiện hành của các vùng đều tăng so với năm 2008
Về chi tiêu, tính chung cả nước, chi tiêu theo giá hiện hành năm 2010 bình quân đầungười/tháng đạt 1,211 triệu đồng, tăng 52,8% so với năm 2008, bình quân mỗi năm tăng23,6%
Nhờ việc mức sống của người dân tăng cao, chi tiêu cho tiêu dùng các sản phẩm sữatrong các hộ gia đình cũng ngày càng tăng tạo điều kiện cho ngành sữa Việt Nam pháttriển
Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát tăng cao buộc người dân phải cắtgiảm chi tiêu, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, cắt giảm tiêu dùng sữa là việc làm có thểdiễn ra trước, chính điều này là nguyên nhân gây khó khăn cho ngành sữa
2.2.2 Môi trường công nghệ:
Sự phát triển khoa học – công nghệ tác động đến mọi doanh nghiệp trong mọi lĩnh vựcsản xuất kinh doanh
- Trong ngành sữa, khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đắclực về mặt kỹ thuật cho quá trình phát triển nhanh chóng về giống bò sữa và sinh sản Côngnghệ cấy truyền phôi được thực hiện thành công tạo ra nhiều giống bò sữa tốt, quý hiếm,nâng cao khả năng sinh sản, tăng năng suất sữa, rút ngắn thời gian tuyển chọn giống
- Thức ăn cho bò cũng đạt được những thành tựu nhất định, khẩu phần hoàn chỉnh chấtlượng cao
- Mô hình chăn nuôi bò sữa được xây dựng ngày một chuyên nghiệp, áp dụng côngnghệ cao; tổ chức liên kết hợp tác sản xuất khép kín theo chuỗi sản phẩm, giảm số hộ chănnuôi nhỏ lẻ, tăng quy mô nuôi, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất
Trang 18- Công nghệ và kỹ thuật chế biến sữa được đổi mới, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Hệ thống phân phối sữa cũng đã được hiện đại hoá Từ khi đổi mới và mở của, nănglực vận chuyển hàng hoá tăng lên, thông tin, phản hồi của khách hàng nhanh chóng Hệthống công nghệ, công nghệ phần mềm và các công nghệ hiện đại khác trong lưu thônghàng hoá đã được sử dụng rộng rãi góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và cải thiện hiệuquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã, đang và sẽ đầu tư vào ngành sữa ViệtNam về công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi bò sữa và công nghệ chế biến các sản phẩmsữa
2.2.3 Môi trường văn hóa - xã hội:
Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ (trẻ em chiếm 30% cơ cấu dân số) và mức tăng dân sốtrên 1% năm, thu nhập bình quân đầu người tăng thêm 6% năm, trình độ dân trí người dâncũng ngày một tăng cao, điều này hứa hẹn thị trường sữa Việt Nam có tiềm năng rất lớn
Cơ cấu dân số Việt Nam theo độ tuổi năm 2009
2.2.4 Môi trường tự nhiên:
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với bò sữa: nhiệt độ ảnh hưởng đến tập tính, khả năngthu nhận và tiêu hóa thức ăn, sự tăng trưởng, sinh sản và sản xuất sữa của bò sữa
+ Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng tới nguồn thức ăn và điều kiện thời tiết thay đổi là tácnhân gây bệnh cho bò sữa
+ Nhiệt độ ảnh hưởng tới quá trình lên men của sữa chua
+ Điều kiện môi trường cũng tác động đến việc bảo quản nguyên liệu sữa thô và sảnphẩm từ sữa bò
Trang 192.2.5 Môi trường chính phủ, luật pháp và chính trị:
Thuế đánh vào sản phẩm sữa nhập khẩu cao làm tăng giá sữa nhập khẩu tạo điều kiệncho sản xuất sữa trong nước phát triển
Việc hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hóa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sảnxuất và chế biến sữa tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại
Từ việc phân tích môi trường bên ngoài, ta có thể đưa ra nhận xét về cơ hội và thách thức đối với công ty sữa Vinamilk như sau:
• Hệ thống phân phối tốt cũng là một yếu tố hỗ trợ khi VNM đưa vào sản thị trườngcác dòng sản phẩm mới (nếu các sản phẩm này được người tiêu dùng chấp nhận)
• Thị trường xuất khẩu chỉ đóng góp tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu của VNMhiện nay chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm sữa đặc và sữa bột Hiện chúng tôi chưa có thêmthông tin về việc phát triển những thị trường này của VNM Tuy nhiên những thị trườngxuất khẩu này cũng đang tiềm ẩn những rủi ro chính trị như Thái Lan, Irac
Trang 20Phần 3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CÔNG TY SỮA
VINAMILK
3.1 Lợi thế cạnh tranh và Năng lực đặc thù của Công ty:
Trang 21Vị thế của công ty trong ngành:
Vinamilk là công ty sữa lớn nhất cả nước với thị phần 37% Quy mô nhà máy cũng lớnnhất cả nước với tổng công suất hiện nay là 504 nghìn tấn/năm, đạt hiệu suất 70%
Giá trị cốt lõi của công ty:
Tôn trọng: tự trọng, bình đẳng và cống hiến cho sự phát triển của công ty là nhữngđiều chúng tôi trân trọng
Ý chí : dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vượt qua mọi thử thách để đạtđược mục tiêu cam kết
Cởi mở sự trao đổi thẳng thắn với tinh thần xây dựng là cơ sở để giúp đội ngũ chúngtôi trở nên gắn bó hơn, mạnh mẽ hơn
Chính trực: bất cứ điều gì chúng tôi làm đều trung trực, minh bạch và đúng với đạolý
Hài hòa các lợi ích : lợi ích của Vinamilk cũng là lợi ích của nhân viên, đối tác, nhànước và xã hội
Hiệu quả: luôn quan tâm đến giá trị tăng them trong tất cả các hoạt động đầu tư,kinh doanh và công việc
Sáng tạo : chúng tôi tôn trọng niềm đam mê, sự khám phá mang tính độc đáco vàcác giải pháp tiên tiến
Cởi mở : sự trao đổi thắng thắn với tinh thần xây dựng là cơ sở để giúp chúng tôi trởnên gắn bó hơn, mạnh mẽ hơn
Các thế mạnh của công ty:
- Lợi thế về quy mô tạo ra từ thị phần lớn trong hầu hết các phân khúc sản phẩm sữa
và từ sữa, với hơn 45% thị phần trong thị trường sữa nước, hơn 85% thị phần trong thịtrường sữa chua ăn và sữa đặc, trong đó 2 ngành hàng chủ lực sữa nước và sữa chua ăn cómức tăng trưởng liên tục hơn 30% mỗi năm
- Vinamilk là một thương hiệu nổi tiếng
- Có khả năng định giá bán trên thị trường
- Sở hữu thương hiệu mạnh, nổi tiếng, Vinamilk là thương hiệu dẫn đầu rõ rệt về mức
độ tin dùng và yêu thích của người tiêu dùng Việt Nam đối với sản phẩm dinh dưỡng