Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 71 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
71
Dung lượng
1,21 MB
Nội dung
1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm loét giác mạc là bệnh thường gặp trong nhãn khoa. Ở Việt Nam bệnh viêm loét giác mạc là nguyên nhân gây mù đứng hàng thứ 3 sau mù do đục thuỷ tinh thể và Glôcôm. Theo số liệu thống kê của Viện Mắt Trung ương năm 1991, tỷ lệ mù loà do viêm loét giác mạc là 0,2% dân số (20(. Do đặc điểm khí hậu nóng, ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, điều kiện vệ sinh môi trường thấp kém, hiểu biết về chăm sóc mắt của nhân dân còn hạn chế, nên làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chỉ một số loại vi khuẩn như: Vi khuẩn bạch hầu, liên cầu tan máu, lậu cầu có khả năng xâm nhập vào nhu mô qua hàng rào biểu mô lành lặn. Các loại vi khuẩn khác chỉ gây viêm loét giác mạc khi biểu mô mất tính toàn vẹn do các nguyên nhân như: Chấn thương nông nghiệp, công nghiệp hay sinh hoạt, hở mi, loạn dưỡng giác mạc, khô mắt, liệt dây thần kinh số V gây mất cảm giác giác mạc [2]. Bệnh tiến triển rất nhanh chóng, trường hợp tối cấp do trực khuẩn mủ xanh có thể gây hoại tử toàn bộ và thủng giác mạc trong vòng 48 giờ (2(. Vì vậy cần tập trung những kháng sinh đặc hiệu, giúp cơ thể chống đỡ với quá trình nhiễm khuẩn. Để điều trị viêm loét giác mạc, lý tưởng nhất là lấy bệnh phẩm từ ổ loét giác mạc, đem soi tươi, nhuộm Gram, nuôi cấy và làm kháng sinh đồ. Từ kết quả thu được sẽ có sự chọn lọc kháng sinh hiệu quả nhất. Để phát hiện viêm loét giác mạc do vi trùng, phải dựa vào một số tiêu chuẩn lâm sàng để chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt. Ngoài các dạng điển hình, có một số dạng không đặc hiệu. Vì vậy đòi hỏi phải có một bộ phận xét nghiệm về vi trùng có chuyên môn sâu đáng tin cậy, phối hợp chặt chẽ với người làm lâm sàng trong chẩn đoán. Trên thực tế bệnh nhân viêm loét giác mạc đến bệnh viện trong tình trạng rất nặng, đã dùng kháng sinh và có trường hợp dùng Corticoid, xét 2 nghiệm nuôi cấy vi trùng đạt tỷ lệ dương tính thấp, theo Lê Hồng Nga đạt tỷ lệ 18,38% (16(. Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu sử dụng Moixifloxacin 0,5% biệt dược Vigamox 0,5% (Alcon) là Fluoroquinolon thế hệ IV trong điều trị viêm loét giác mạc do vi khuẩn. Fluoroquinolon là kháng sinh nhỏ mắt rất hiệu quả được sử dụng hơn một thập kỷ nay để điều trị viêm loét giác mạc. Gần đây xuất hiện một số vi khuẩn Gram (-) và Gram (+) đề kháng với Fluoroquinolon, cụ thể là Cyloxan và những thuốc Fluoroquinolon thế hệ thứ II khác. Pseudomonas và Staphylococcus Eureus đề kháng Methicillin đề kháng Fluoroquinolones. Amynoglycosid và Vancomycine trở thành thuốc đặc hiệu điều trị các loại vi trùng như vậy. Nhưng những thuốc này rất bất lợi vì không có chế phẩm trên thị trường, phải tự pha chế, khả năng thấm trên giác mạc nghèo nàn, độc cho biểu mô giác mạc. Moxifloxacine là Fluoroquinolone thế hệ thứ IV tỏ rõ ưu điểm hơn các loại thuốc trên (27(, (69(. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA MOXIFLOXACIN 0,5% TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT GIÁC MẠC DO VI KHUẨN” nhằm 2 mục tiêu: 1. Xác định đặc điểm lâm sàng bệnh viêm loét giác mạc. 2. Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của Moxifloxacine trong điều trị viêm loét giác mạc do vi khuẩn. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ GIÁC MẠC 1.1.1. Cấu tạo giải phẫu giác mạc Giác mạc chiếm 1/5 trước vỏ ngoài cùng của nhãn cầu, là một bộ phận điển hình của sự thống nhất giữa cấu trúc và chức năng. Giác mạc là một màng kính trong suốt, một thấu kính nhẵn một mặt lồi, một mặt lõm. Độ cong của giác mạc khác với độ cong của củng mạc. Giác mạc có đường kính 11mm-12mm, đường kính ngang rộng hơn đường kính dọc. Độ dày giác mạc 0,8mm. Trung tâm lõm hơn (( 0,6mm ). Công suất hội tụ 45 diopter (7(. Giác mạc có hai chức năng chính: Bảo vệ nội nhãn và khúc xạ ánh sáng. Để hoàn thành những nhiệm vụ chính này, giác mạc phải duy trì sức bền và độ trong suốt của nó (22(. Giác mạc gồm 5 lớp khác nhau, từ nông đến sâu. 1.1.1.1. Biểu mô Lớp biểu mô rất đều, có cấu trúc tiếp nối với kết mạc và dễ tách ra khỏi màng Bowman ở dưới. Độ dày của biểu mô thay đổi từ 32?m đến 50?m. Đây là lớp biểu mô lát tầng, không sừng hoá, không bài tiết. Toàn bộ biểu mô dựa trên màng đáy mỏng. Màng đáy dày 40 - 60 nm, đồng dạng trong cấu trúc và thành phần, chứa Collagen và các sợi fibrin. Biểu mô giác mạc có 3 lớp tế bào: - Lớp tế bào vảy (Squamous Cells): Ở ngoài cùng, gồm các tế bào dài, dẹt, sắp xếp như lợp ngói. Tế bào này không nhân và tạo nên bình diện nhẵn bóng của giác mạc. - Lớp tế bào giữa (Wing Cells): Gồm 2 - 3 lớp tế bào nhiều cạnh. - Lớp tế bào đá (Basal Cells): Là lớp tế bào dinh dưỡng của giác mạc, là lớp nòng cốt, có khả năng sinh sản ra các tế bào biểu mô khác. Những tế bào mới sinh sản chuyển về phía bề mặt giác mạc và ngày càng trở nên khác biệt 4 hơn. Cuối cùng tế bào bề mặt thoái hoá và bong ra khỏi bề mặt giác mạc. Quá trình này xảy ra liên tục và mỗi chu kỳ kéo dài trong vòng 7 ngày (22( 1.1.1.2. Màng Bowman Là một màng trong suốt và đồng nhất, có tính đàn hồi, không có tế bào, dày 12 ?m. Màng Bowman được tạo nên bởi các sợi Collagen và Fibrin, sắp xếp ngẫu nhiên và có thể xem như một lớp bề mặt biến thể của nhu mô giác mạc. Khi bị tổn thương không có khả năng hồi phục. Chỗ bị tổn thương bị tế bào xơ xâm nhập làm cho vùng giác mạc này mất tính chất trong suốt. 1.1.1.3.Nhu mô Chiếm 90% bề dày giác mạc, gồm nhiều lớp tế bào sắp xếp song song, gắn liền với nhau bằng một lớp Ciment đặc biệt. Cấu tạo nhu mô là cấu tạo của tổ chức liên kết gồm: Chất keo, chất cơ bản và tế bào. - Tế bào đàn hồi: Làm cho giác mạc có tính mềm dẻo và có khả năng chống đỡ với các áp lực bên ngoài. - Tế bào cố định: Dẹt, có nhiều sự nối kết với sợi nối của các tế bào khác. - Tế bào di động: Là các Limpho bào theo đường máu đến. Trong quá trình viêm, tế bào này tăng lên rất nhiều. Các tổn thương ở lớp nhu mô thường để lại sẹo vĩnh viễn. 1.1.1.4. Màng Descemet Trong, mỏng, đàn hồi, có khả năng tái tạo. Màng Descemet dày 10 - 15 ?m, được cấu tạo bởi các sợi Collagen, Lamenin, Fibrronectin. Trong một số trường hợp loét giác mạc, tổn thương biểu mô và nhu mô, màng Descemet không bị thủng và có hiện tượng phồng màng Descemet. Điều đó chứng tỏ màng Descemet bền vững cao với các Enzym phân huỷ Protein. 1.1.1.5.Nội mô Gồm 1 lớp tế bào dẹt, hình lục giác, bao phủ mặt sau của giác mạc. Có khoảng 3500 tế bào nội mô trên 1mm2 giác mạc. Nội mô dễ bóc tách khỏi màng Descemet trong quá trình bệnh lý. Tế bào nội mô chứa vô số các ty lạp thể, thể Golgi đảm bảo chức năng chuyển hoá gồm chức năng vận chuyển, tổng hợp và bài tiết. 5 1.1.2. Mạch máu giác mạc Giác mạc không có mạch máu. Màng film nước mắt bảo đảm tính trong suốt và cung cấp Ôxy cho giác mạc. Quá trình dinh dưỡng cho giác mạc được cung cấp bởi thuỷ dịch. Các Globulin miễn dịch, các yếu tố kháng khuẩn trong màng film nước mắt, sự chớp mắt và bóc vảy tế bào biểu mô, sự di cư của tế bào Langerhans, các đại thực bào, các tế bào miễn dịch từ vùng rìa đi vào đã giúp giác mạc chống lại các tác nhân gây bệnh và vi sinh vật. 1.1.3. Thần kinh giác mạc Các dây thần kinh mi trước đi từ phía sau ra, giữa củng mạc và hắc mạc, tiến vào vùng rìa giác mạc, mất vỏ bọc Myelin, rồi phân chia thành nhiều dây nhỏ, tận cùng bằng các nụ thần kinh, xếp thành nhiều đám rối ở ngay mỗi lớp tế bào giác mạc dưới màng Bowman, dưới biểu mô và trong biểu mô. 6 1.1.4. Sinh lý học giác mạc 1.1.4.1. Sinh lý học giác mạc Tính chất sinh lý quan trọng nhất của giác mạc là sự trong suốt. Có được sự trong suốt là nhờ vào:Sự song song của các lớp tế bào, không có mạch máu, đậm độ nước của các tế bào được cố định, nhờ vào vai trò của các chất Mucopolysacarit. Muốn bảo đảm sự trong suốt đó, các tổ chức giác mạc phải được nguyên vẹn. Nếu màng Descemet bị tổn thương, thuỷ dịch sẽ ngấm vào giác mạc. Nếu màng Bowman bị tổn thương sẽ làm cho nước mắt ngấm vào giác mạc. Và các tế bào bị tổn thương sẽ bị thay thế bằng các tế bào xơ, tạo nên sẹo đục. Các loại thuốc có thể ngấm qua giác mạc để vào tiền phòng. Ngược lại, thuỷ dịch có thể ngấm qua giác mạc để ra ngoài được, song chỉ ở mức độ nhất định nhờ sự thăng bằng chuyển hoá. 1.1.4.2. Chuyển hoá và dinh dưỡng của giác mạc Qua ba nguồn khác nhau: - Đường bạch huyết, qua các khe hở giữa các lớp tế bào. - Thẩm thấu qua biểu mô ( Nước mắt ). - Thẩm thấu qua nội mô ( Thuỷ dịch ). Chuyển hoá giác mạc rất chậm. Có thể rạch một nửa chu biên giác mạc trong phẫu thuật mà không ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Giác mạc cần nhiều ôxy để bảo đảm tính chất sinh lý đặc biệt trong suốt của nó. 1.1.4.3. Vai trò bảo vệ của giác mạc - Cảm giác giác mạc: Rất nhậy, chủ yếu là cảm giác đau. Cảm giác khi đau sẽ gây một phản xạ bảo vệ giác mạc. - Phản xạ nhắm mắt: Nếu kéo dài thành co quắp mi. Gây tê giác mạc không làm mất phản xạ nhắm mắt. Phản xạ này có tính chất tự động bao giờ cũïng ở cả hai mắt. - Phản xạ tiết ra nước mắt: Khi có cảm giác đau thì nước mắt được tiết ra nhiều. 7 1.1.4.4. Sự tái tạo giác mạc Có hai giai đoạn: Tái tạo biểu mô và tái tạo nhu mô giác mạc: - Tái tạo biểu mô giác mạc: Biểu mô giác mạc được duy trì nhờ vào chu trình cân bằng về số lượng các tế bào bề mặt giác mạc bong ra và sự gia tăng số lượng tế bào ở màng đáy mắt (4(. Biểu mô giác mạc cũng được duy trì bằng sự di cư chậm về phía trung tâm giác mạc của các tế bào đáy. Ở giác mạc người bình thường, tốc độ của các tế bào đáy di cư vào khoảng 123 (m trong một tuần. Nguồn cung cấp tế bào đáy mới là biểu mô vùng rìa. Đó là một dãy tế bào rộng 0,5 - 1mm. Tại vùng rìa tập trung các tế bào nguồn. Các tế bào nguồn phân chia vào trong màng đáy và di cư về phía trên giác mạc và tạo ra tế bào mới một cách hằng định để cung cấp cho màng đáy. Các tế bào nguồn nằm tại màng đáy của vùng rìa giác mạc. Các dữ kiện này đã ủng hộ giả thuyết của Richard Thoft (4(: Giả thuyết X, Y, Z của sự duy trì biểu mô giác mạc. Biểu mô giác mạc được duy trì bằng sự cân bằng giữa tế bào bong ra ở bề mặt giác mạc, sự phân chia tế bào đáy và sự di cư hướng tâm của các tế bào từ vùng rìa giác mạc. Biểu mô giác mạc sẽ bị tổn thương khi mất sự cân bằng đó. Dưới tác động của bệnh tật hoặc chấn thương giác mạc gây nên. Khi có sự tổn hại của biểu mô giác mạc, cần có một đáp ứng liền sẹo dể bao phủ màng đáy bằng các tế bào. Ngay sau tổn thương, quá trình phân bào ngừng lại và các tế bào tại rìa vết thương rút lại, dày lên và mất cầu nối gian bào dính kết với màng đáy. Các tế bào trương lên và biểu mô bắt đầu di cư để che phủ vùng tổn thương bằng chuyển động amip. Rìa của màng tế bào xù lên và đưa ra ngoài các chân giả, dạng như móng hướng về phía tổn thương. Vùng tổn thương sẽ được bao phủ bằng nhiều lớp tế bào đáy và tế bào vảy. Sau khi liền sẹo vết thương, quá trình phân chia lại tiếp tục xảy ra để phục hồi các hình thể bình thường của biểu mô. Trên thực nghiệm, một tổn thương biểu mô có đường kính 6mm được liền sẹo lại trong vòng 48 giờ và tốc độ di chuyển tế bào biểu mô khoảng 60 - 80 (m/giờ (51(. Trong quá trình liền sẹo của giác mạc, tế bào có chân từ kết mạc cùng di chuyển đến tham gia vào quá trình liền sẹo giác mạc. 8 Nối tiếp với sự liền vết thương, một quy trình chuyển đổi khác nhau của sinh hoá và hình thái học diễn ra cùng với việc mất đi của các tế bào có chân và thành lập biểu mô giác mạc. - Tái tạo lớp nhu mô giác mạc: Quá trình tái tạo lớp nhu mô giác mạc liên quan đến sự hồi phục và trao đổi chéo liên quan đến các sợi Collagen. Sự thay đổi trong quá trình tổng hợp Glucoprotein dẫn đến sự liền vết thương xảy ra một cách từ từ và đưa đến sự duy trì tính dai, bền của các sợi Collagen (51(. Ở vết thương thủng giác mạc, trong vòng một giờ, các tế bào bạch cầu hạt xuất hiện quanh các tế bào tổn thương, theo sau là các bạch cầu đơn nhân. Các tế bào giác mạc cạnh tổn thương trải qua một quá trình trao đổi dẫn đến sự tích tụ các tế bào sợi. Các tế bào nhu mô giác mạc tạo ra các hợp bào và đám tế bào này bắt đầu mất đi sự liên kết bên trong và đi đến những biến đổi hình thái. Một vài tế bào khác phình to ra, tăng nhanh số lượng và nối lại những liên kết hổng. Các sợi Collagen mới được tạo ra có thể cài vào các sợi Collagen cũ ở sẹo giác mạc. Trong ổ loét giác mạc do vi khuẩn xẩy ra sự kết dính, xâm nhập và sinh sản của vi khuẩn. Các Protein của vi khuẩn hướng sự di chuyển của bạch cầu theo cơ chế hoá ứng động. Các độc tố của vi khuẩn gây thoái hoá chất Collagen và Glucosaminoglycan của nhu mô giác mạc, làm vỡ các màng tế bào. Bạch cầu trung tính tại ổ viêm giải phóng ra các Enzym của thể tiêu bào như Collagenase, Proteoglycanase, Elastase và các Peptit khác ức chế sự sinh sản của vi khuẩn và góp phần vào sự tiêu mô tại chỗ. Tất cả các quá trình này ảnh hưởng đến thời gian và tốc độ của quá trình tái tạo nhu mô giác mạc. 1.1.5. Dƣợc lý học giác mạc 1.1.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ngấm của thuốc - Dung tích của film nƣớc mắt của ngƣời trƣởng thành là từ 7-9 (l và dung lượng tối đa của dịch chứa trong túi kết mạc có thể duy trì từ 20 - 30 (l. Như vậy với dung tích của thuốc tra tại chỗ trung bình là 50 (l sẽ tràn ra ngoài ngay sau khi tra mắt và phần còn lại bị hòa tan bởi nước mắt. 9 - Sự kích thích của thuốc và dịch ưu trương sẽ là kết quả của việc tăng nhanh hiện tượng hòa tan của nước mắt. - Việc gia tăng nồng độ tập trung Protein trong mắt viên nhiễm có thể làm giảm sút khả năng tác dụng của thuốc. - Biểu mô giác mạc là hàng rào đầu tiên hạn chế sự hấp thu của các chất ưa nước, các ion hóa, nhưng cho phép thấm được các chất tan trong Lipid. Sự mất chất của biểu mô giác mạc sẽ làm tăng sự thấm của các chất ưa nước, các loại thuốc hòa tan trong nước, kích thước phân tử của thuốc quyết định sự thấm của thuốc qua nội mô giác mạc. Sự ngấm thuốc còn phụ thuộc vào sự bền vững của việc tiếp xúc của thuốc và bề mặt giác mạc. Một số chất bảo quản như Benzalkonium chlorid làm tăng khả năng thấm của thuốc qua hàng rào biểu mô giác mạc. 1.1.5.2. Các ảnh hưởng của chất bảo quản Trong thành phần của thuốc nhỏ mắt có các chất bảo quản nhƣ Benzalkonium chlorid, Chlorherxidin digluconat, Thimerosal. Chúng có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn bằng cách phá vỡ vỏ tế bào của vi khuẩn, nhưng nó cũng làm ảnh hưởng đến cấu trúc của biểu mô và nội mô giác mạc khi sử dụng. Chất bảo quản gây phá vỡ liên kết các tế bào bề mặt và làm bong ra lớp tế bào ngoài cùng, nếu kéo dài sử dụng có thể làm bong ra lớp tiếp theo làm ảnh hưởng tới lớp tế bào trung gian của biểu mô giác mạc. Benzalkonium Chlorid thậm chí còn gây cản trở quá trình liền sẹo của biểu mô giác mạc ở một số bệnh nhân, đặc biệt những người bị khô mắt không nên dùng thuốc có chất bảo quản. Chất bảo quản làm thoái hóa tế bào nội mô và phù giác mạc, nên không dùng đưa trực tiếp vào tiền phòng của mắt 1.2. LÂM SÀNG BỆNH VIÊM LOÉT GIÁC MẠC DO VI KHUẨN Viêm loét giác mạc do vi khuẩn là một bệnh mắt cấp tính, mang tính chất trầm trọng gây tổn thương nặng. Vi khuẩn xâm nhập vào giác mạc gây 10 viêm nhu mô tiến triển, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến huỷ hoại giác mạc toàn bộ. Để lại hậu quả nghiêm trọng là giảm sút thị lực và có thể thủng giác mạc phải khoét bỏ nhãn cầu (2(. Chỉ một số loại vi khuẩn như bạch hầu, liên cầu tan máu, lậu cầu có khả năng xâm nhập vào nhu mô qua hàng rào biểu mô lành lặn. Các loại vi khuẩn khác chỉ có thể gây viêm loét giác mạc khi biểu mô giác mạc mất tính toàn vẹn. 1.2.1. Yếu tố nguy cơ và điều kiện thuận lợi của viêm loét giác mạc do vi khuẩn - Chấn thương do lao động nông nghiệp, công nghiệp hay sinh hoạt, do dị vật giác mạc, các phương pháp điều trị phản khoa học (11(, (23( . - Thường gặp ở người đeo kính tiếp xúc (0,4%) và tăng 10 lần nếu đeo kính tiếp xúc qua đêm (56(. - Hở mi do nhiều nguyên nhân gây bộc lộ giác mạc thường xuyên. - Loạn dưỡng bong biểu mô giác mạc, khô mắt, mất cảm giác giác mạc do liệt dây thần kinh số V - Với phẫu thuật giác mạc. - Các triệu chứng của bệnh mắt hột. - Các yếu tố về toàn thân như người già và suy nhược cơ thể, liệt dây VII, Basedow .1.2.2. Lâm sàng 1.2.2.1. Bệnh sử Bệnh nhân có những yếu tố gợi ý nhiễm khuẩn giác mạc như: - Chấn thương giác mạc trong lao động nông nghiệp, lao động công nghiệp, trong sinh hoạt. - Bệnh diễn tiến cấp tính đau nhức dữ dội và giảm thị lực nhanh. - Có bệnh lý ở mắt kèm theo hoặc không. - Có các yếu tố làm giảm sức đề kháng toàn thân và tại chỗ - Các phương pháp điều trị sai lầm: Dùng Corticoid. 1.2.2.2. Triệu chứng cơ năng - Đau nhức. - Sợ ánh sáng. - Chảy nước mắt. [...]... trắng vàng - Ổ loét giác mạc màu trắng vàng Mật độ đậm đặc trong nhu mô giác mạc xung quanh ổ loét còn trong và không thẩm lậu với vi m loét giác mạc do tụ cầu và liên cầu [2] Ổ loét giác mạc màu trắng vàng, ổ loét ở giữa, giác mạc thẩm lậu toả lan, vòng áp xe ở chu vi cách ổ loét một vùng giác mạc hơi trong trong vi m loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh [2] - Tủa mặt sau giác mạc, mủ tiển phòng có hoặc... thường còn một khoảng giác mạc trong từ bờ ổ loét đến vòng này gọi là vòng Wesley Đây là biểu hiện của đáp ứng miễn dịch do phản ứng của ký chủ đối với thành phần kháng nguyên của tác nhân gây bệnh Vòng này gặp trong vi m loét giác mạc do vi khuẩn, nhưng gặp ở vi m loét giác mạc do nấm nhiều hơn - Tủa mặt sau giác mạc, dấu hiệu Tyndall (+) - Mủ tiền phòng : Gặp trong vi m loét giác mạc nặng, mủ tiền phòng... - Vi m loét giác mạc do virus bội nhiễm vi khuẩn - Bệnh nhân vi m loét giác mạc do vi khuẩn quá nặng, khi vào vi n như loét thủng giác mạc, loét nặng có nguy cơ vi m mủ nội nhãn, áp xe giác mạc toàn bộ có chỉ định múc nội nhãn - Bệnh nhân dị ứng với thuốc nhỏ mắt Vigamox - Bệnh nhân không đồng ý điều trị theo phát đồ này - Bệnh nhân không theo dõi điều trị đầy đủ 28 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1... tính hiệu quả của thuốc trong lâm sàng để điều trị các loét giác mạc do vi khuẩn chưa được đánh giá cụ thể 27 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân Gồm tất cả bệnh nhân vi m loét giác mạc do vi khuẩn được nhập vi n điều trị tại khoa mắt bệnh vi n Trung ương Huế từ ngày 01.01.2006 đến ngày 01.01.2007 Bệnh nhân vi m loét giác mạc được xác... ổ loét chính và có vẻ như tách rời ổ loét Tổn thương này thường gặp trong vi m loét giác mạc do nấm, hiếm gặp trong vi m loét giác mạc do tụ cầu - Mủ tiền phòng xuất hiện nhanh chóng sau khi rửa mủ tiền phòng - Soi tươi và nuôi cấy có nấm 2.2.5 Phân nhóm điều trị, thuốc và cách dùng 2.2.5.1 Thuốc điều trị và cách dùng - Bệnh nhân vi m loét giác mạc do vi khuẩn được dùng dung dịch nhỏ mắt Vigamox 0,5%. .. Fluoroquinolon để điều trị các vi m loét giác mạc do vi khuẩn là 91,9% và chỉ có 2 trường hợp không sử dụng thuốc do tác dụng không mong muốn Tỷ lệ thành công này theo Hyndiuk, các tác dụng này không làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị. , Với những đặc điểm thuận lợi như vậy, chúng tôi thấy nên dùng kháng sinh Fluoroquinolon như là một kháng sinh đầu tiên trong điều trị các vi m loét giác mạc do vi khuẩn và trong. .. và điều trị theo phác đồ vi m loét giác mạc do vi khuẩn, xét nghiệm nhuộm Gram chất nạo ổ loét dương tính hoặc nuôi cấy chất nạo ổ loét dương tính - Không phân biệt tuổi tác, giớí tính - Không phân biệt vi m loét giác mạc lần đầu hay tái phát - Bệnh nhân đồng ý điều trị theo phác đồ - Bệnh nhân tuân thủ theo lịch tái khám 2.1.2 Tiêu chuẩn không chọn bệnh nhân -Vi m loét giác mạc do nấm bội nhiễm - Vi m. .. sử dụng nhóm kháng sinh Aminoglycosid để loại trừ tác nhân gây bệnh là vi khuẩn gram (-) Các tác giả cùng với Sawusch MR (1988) [64] đã sử dụng nhóm Cephalosporin trong điều trị các loét giác mạc do vi khuẩn gram (+) Theo Peter Laibson [55] tỷ lệ thành công của Gentamycin trong điều trị 25 bệnh nhân vi m phần trước nhãn cầu do vi khuẩn là 82% và tác dụng không mong muốn gây khó chịu ở mắt tỷ lệ tác dụng. .. mang vi khuẩn cho phép chúng đi đến khắp nơi trong cơ thể và xâm nhập vào các tổ chức đặc biệt thích hợp với sự sinh sản và phát triển của chúng 1.4 ĐIỀU TRỊ LOÉT GIÁC MẠC DO VI KHUẨN 1.4.1 Điều trị bằng thuốc trƣớc khi có kháng sinh Fluoroquinolon Điều trị bằng thuốc các vi m loét giác mạc do vi khuẩn là biện pháp tích cực để loại bỏ các tác nhân gây bệnh Nhiều nhà nhãn khoa trong và ngoài nước đã nghiên. .. nhân loét giác mạc do vi khuẩn đạt tỷ lệ thành công là 86,2% và tác dụng không mong muốn gây khó chịu ở mắt xảy ra ở tỷ lệ 13,4% Theo Hyndiuk thì tỷ lệ thành công khi điều trị loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh bằng 2 kháng sinh nồng độ cao là 87,5% và điều trị loét giác mạc do tụ cầu đạt tỷ lệ thành công là 86,1% Các biện pháp điều trị 21 mà tác giả đưa ra đã mang lại hiểu quả tích cực trong điều trị . này gặp trong vi m loét giác mạc do vi khuẩn, nhưng gặp ở vi m loét giác mạc do nấm nhiều hơn. - Tủa mặt sau giác mạc, dấu hiệu Tyndall (+) - Mủ tiền phòng : Gặp trong vi m loét giác mạc nặng,. ĐIỀU TRỊ VI M LOÉT GIÁC MẠC DO VI KHUẨN” nhằm 2 mục tiêu: 1. Xác định đặc điểm lâm sàng bệnh vi m loét giác mạc. 2. Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của Moxifloxacine trong điều trị vi m. IV trong điều trị vi m loét giác mạc do vi khuẩn. Fluoroquinolon là kháng sinh nhỏ mắt rất hiệu quả được sử dụng hơn một thập kỷ nay để điều trị vi m loét giác mạc. Gần đây xuất hiện một số vi