Nghiên cứu tác dụng điều trị bệnh trĩ nội độ i II bằng bài thuốc TK

120 781 1
Nghiên cứu tác dụng điều trị bệnh trĩ nội độ i  II bằng bài thuốc TK

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Đặt vấn đề Bệnh trĩ là tập hợp các biểu hiện bệnh lý liên quan đến những thay đổi mạng mạch trĩ và của các mô tiếp xúc với mạng mạch này ở vùng hậu môn trực tràng. Bệnh trĩ có tỷ lệ mắc khá cao trong các bệnh vùng hậu môn trực tràng. Trên thế giới theo các tác giả Thomson, Parks, Denis… Tỷ lệ mắc bệnh trĩ là 50% dân số [73]. Ở Việt Nam theo Đinh Văn Lực và cộng sự từ năm 1970- 1979 phòng khám ngoại Viện Y học cổ truyền Việt Nam khám được 14.562 bệnh nhân trĩ [48]. Điều tra dịch tễ học của nhóm nghiên cứu Nguyễn Mạnh Nhâm thì tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam và được báo cáo tại hội nghị toàn quốc về hậu môn trực tràng lần thứ tư (11/2004) là 55%. Nh- vậy tỷ lệ mắc bệnh trĩ chung trong cộng đồng từ khoảng 35 - 55% dân số [48], [54], [66]. Bệnh trĩ là một bệnh lành tính, tuy không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, song ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Trĩ gây chảy máu khi đại tiện, ở mức độ nhẹ chỉ có Ýt máu tươi dính vào phân, ở mức độ nặng máu chảy thành tia, có trường hợp bệnh nhân chảy máu nặng kéo dài, gây thiếu máu, trĩ còn gây đau đớn hoặc cảm giác khó chịu cho người bệnh ở vùng hậu môn trực tràng do sự tồn tại của búi trĩ sa ra ngoài, hoặc những đợt trĩ cấp tính, viêm loét, sa niêm mạc trực tràng, nhồi máu trĩ. Ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và lao động của người bệnh. Với tính phổ biến của nó nên bệnh trĩ đã được nghiên cứu và điều trị từ rất sớm. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra những phát hiện mới và quan trọng. Tuy nhiên, người ta vẫn còn bàn cãi về căn nguyên của bệnh trĩ. Vì vậy hàng trăm biện pháp xử trí vẫn còn đang được áp dụng. Từ các dược liệu cổ truyền cho đến các loại thuốc tân dược, thủ thuật và phẫu thuật dựa trên những hiểu biết khoa học mới. Các phương pháp điều trị bao gồm: 2 + Điều trị nội khoa bảo tồn dùng thuốc toàn thân và tại chỗ như Dafflon, Ginkorfort… chống viêm, giảm đau, cầm máu và tăng cường bền vững thành mạch. + Điều trị bằng các thủ thuật, tiêm xơ bằng thuốc phenol, PG-60, tiêu trĩ linh của Trung Quốc, thắt trĩ kết hợp với thuốc toàn thân và tại chỗ. + Điều trị phẫu thuật gồm phương pháp Miligan - Morgan, Whitehead, Lase CO 2 , phương pháp longo… Cho đến nay chưa có phương pháp nào điều trị được cho các thể loại trĩ. Các nguyên nhân chưa xác định rõ, yếu tố nguy cơ hàng đầu vẫn là rối loạn chức năng đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Hiện nay việc điều trị trĩ còn gặp nhiều khó khăn. Trong điều trị bằng thủ thuật như tiêm xơ, tác dụng cầm máu nhanh nhưng dễ áp xe hậu môn trực tràng. Trong phẫu thuật có nhiều biện pháp điều trị tương đối triệt để, nhưng chỉ điều trị cho các loại trĩ từ độ III - IV, sa niêm mạc trực tràng, trĩ vòng. Và hay có các biến chứng như: đau, chảy máu, sưng nề, nhiễm trùng và hẹp hậu môn. Bản chất của bệnh trĩ là tiến triển từ từ, từ nhẹ đến nặng có sự chuyển độ, kèm theo các đợt trĩ cấp. Điều trị nội khoa vẫn đóng vai trò quan trọng trong mọi loại điều trị ngay từ giai đoạn sớm của bệnh, giúp bệnh nhân giải quyết các triệu chứng chức năng và thực thể càng sớm càng tốt. Y học cổ truyền từ lâu đã có một số bài thuốc tham gia điều trị trĩ có hiệu quả nhất định. Để làm phong phú thêm các thuốc y học cổ truyền trong điều trị bệnh trĩ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tác dụng điều trị bệnh trĩ nội độ I - II bằng bài thuốc TK” Với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá độc tính cấp (LD50) của bài thuốc "TK" trên thực nghiệm. 3 2. Đánh giá tác dụng điều trị của bài thuốc TK đối với bệnh trĩ nội độ I - II trên lâm sàng. Chương 1 Tổng quan về tài liệu 1.1. hậu môn - trực tràng cơ sở giải phẫu của bệnh trĩ 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu của vùng hậu môn - trực tràng Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều hiểu biết tiến bộ về giải phẫu và tổ chức học vùng hậu môn - trực tràng. Các hiểu biết này góp phần quan trọng trong điều trị bệnh trĩ. [36], [54], [55]. Trực tràng là phần cuối của đại tràng, đi từ đốt sống cùng thứ III tới lỗ hậu môn, dài từ 12-15cm. Trực tràng gồm có 2 phần: + Phần trên hình bóng (bóng trực tràng) nằm trong chậu hông bé, bóng trực tràng còn gọi là phần chậu của trực tràng. [36], [49], [55], [80]. + Phần dưới hẹp gọi là ống hậu môn dài 2,5 - 3cm, ống hậu môn còn gọi là trực tràng tầng sinh môn. [36], [54], [55]. Trực tràng có một hệ thống khép kín gồm các cơ thắt và một hệ thống treo, tháo phân (cơ nâng hậu môn và hoành chậu môn). Trên thiết đồ đứng dọc, trực tràng lúc đầu thì cong lâm ra trước dựa vào đường cong của xương cùng cụt, nhưng khi tới đỉnh xương cùng thì bẻ gập 90 0 cong lâm ra sau, nó có tác dụng giữ trực tràng khỏi tụt ra ngoài. Trên thiết đồ đứng ngang trực tràng trông thẳng [69], [75], [78], [80], [83]. Cấu tạo giải phẫu của trực tràng có một số điểm đáng chú ý sau. 1.1.1.1. Niêm mạc trực tràng: 4 Niêm mạc trực tràng gồm các nếp ngang và nếp dọc. Lớp niêm mạc dọc ở vùng ống hậu môn tạo thành cột hậu môn (cột Morgagni), lớp niêm mạc nối chân các cột hậu môn với nhau tạo thành các van hậu môn (van Morgagni). Lớp niêm mạc của trực tràng di động dễ dàng trên lớp cơ. [36], [35], [83]. 1.1.1.2. Phân bố mạch máu của hậu môn - trực tràng. Động mạch cấp máu cho hậu môn - trực tràng: có 3 động mạch cung cấp máu cho hậu môn - trực tràng mà tầm quan trọng của mỗi động mạch theo từng vị trí khác nhau. 5 Hình 1.1. Thiết đồ đứng ngang qua giữa hậu môn trực tràng [2] Động mạch trực tràng trên: là nhánh tận cùng của động mạch mạc treo tràng dưới, cấp máu cho phần trên của bóng trực tràng. . [35], [36], [67], [68], [72]. 6 Động mạch trực tràng giữa: Xuất phát từ động mạch chậu trong, cấp máu cho phần giữa và dưới của bóng trực tràng. Động mạch trực tràng dưới: động mạch này tách ra từ động mạch thẹn trong (một nhánh của động mạch chậu trong) cấp máu cho cơ thắt và 1/3 dưới của ống hậu môn. * Hệ thống tĩnh mạch của trực tràng - hậu môn. Các tĩnh mạch của trực tràng hậu môn bắt nguồn từ hệ thống tĩnh mạch đặc biệt, hệ thống tĩnh mạch này hợp thành các đám rối tĩnh mạch, ở trong thành trực tràng, nhất là ở lớp dưới niêm mạc của trực tràng. Đây là một hệ thống các xoang mạch to nhỏ không đều, nối chằng chịt với nhau, các xoang tĩnh mạch này là nguồn gốc các tĩnh mạch luôn đi kèm các động mạch tương ứng và có sự thông thương qua hệ tĩnh mạch cửa chủ. Những đám rối tĩnh mạch trên sẽ đổ vào 3 tĩnh mạch của trực tràng. [35], [36], [67]. + Tĩnh mạch trực tràng trên (tĩnh mạch trĩ trên): Tĩnh mạch này nhận máu từ đám rối tĩnh mạch trên (đám rối tĩnh mạch này phía trên cơ thắt hậu môn hay là ở phía trên đường lược). Khi tới đầu trên của trực tràng thì tĩnh mạch này trở thành nguyên ủy của tĩnh mạch mạch treo tràng dưới. [35], [36]. + Tĩnh mạch trực tràng giữa (tĩnh mạch trĩ giữa) Bắt nguồn từ đám rối tĩnh mạch của bóng trực tràng từ các tĩnh mạch của túi tinh và tiền liệt tuyến (ở nam giới), từ âm đạo và tử cung (ở nữ giới). Tĩnh mạch trực tràng giữa đi theo động mạch cùng tên rồi đổ vào tĩnh mạch thẹn trong. [35], [36]. + Tĩnh mạch trực tràng dưới (tĩnh mạch trĩ dưới): Bắt nguồn từ đám rối tĩnh mạch trĩ dưới (đám rối tĩnh mạch trĩ dưới nằm ở lớp niêm mạc của ống hậu môn, lớp cơ hậu môn, lớp da xung quanh hậu môn). Tĩnh mạch này đổ vào tĩnh mạch thẹn trong. Như vậy, máu tĩnh mạch ở trực tràng hậu môn đổ vào 2 hệ thống. 7 + Hệ thống tĩnh mạch cửa bởi tĩnh mạch trực tràng trên. + Hệ thống tĩnh mạch chủ bởi tĩnh mạch trực tràng giữa và tĩnh mạch trực tràng dưới. 1.1.1.3. Hệ thống thần kinh của trực tràng hậu môn Trực tràng hậu môn được chi phối bởi các dây thần kinh tủy sống và hệ thống thần kinh thực vật. [39], [64], [87]. * Vận động: Thần kinh giao cảm và phó giao cảm chi phối ống hậu môn đi từ đám rối hạ vị. + Cơ tròn trong nhận thần kinh giao cảm, phó giao cảm và cả những sợi noncholinergique và nonadrenergique. + Cơ tròn ngoài được chi phối bởi các nhánh thần kinh của S 3 - S 4 . + Cơ nâng hậu môn nhận thần kinh từ S 4 . * Cảm giác: Trực tràng có bộ phận cảm giác căng chướng nằm trong lớp cơ và thần kinh phó giao cảm từ hạch hạ vị. ống hậu môn có rất nhiều tổ chức thần kinh ở dưới niêm mạc, đường cảm giác về theo thần kinh thẹn trong. [36], [39], [80], [83], [87]. 1.1.2. Cấu trúc giải phẫu ống hậu môn 1.1.2.1. Giới hạn ống hậu môn Èng hậu môn là phần dưới của trực tràng, có dạng hình tụ, nằm gọn trong hâm sau chậu hông bé. Nó hợp với bóng trực tràng một góc 90 0 chạy xuống dưới ra sau, xuyên qua đáy chậu mở ra là lỗ hậu môn ở tam giác đáy chậu sau. [36], [39]. Theo các nhà giải phẫu học ống hậu môn được giới hạn từ đường lược đến mép hậu môn có chiều dài khoảng 1,5cm. Theo các nhà phẫu thuật thì ống hậu môn được giới hạn phía ngoài là mép hậu môn, nhưng phía trong là vòng hậu môn trực tràng cao hơn đường lược 1,5cm. Như vậy ống hậu môn theo các nhà phẫu thuật học dài 3cm. 8 Đường kính ống hậu môn khoảng 3cm và thường xuyên khép dọc. ống hậu môn có các cơ bọc xung quanh từ ngoài vào trong gồm: Cơ thắt ngoài, phức hợp cơ dọc dải liên hợp, cơ thắt trong, cơ nâng hậu môn, các khoang tế bào và lớp niêm mạc hậu môn. [36],[39],[54],[80],[83]. 1.1.2.2. Các lớp cấu tạo ống hậu môn. * Cơ thắt ngoài: Cấu tạo thuộc hệ cơ vân, là cơ riêng của vùng này có 3 phần: Phần dưới da, phần nông và phần sâu. [36], [39], [80]. + Phần dưới da: ở nông nhất ngay lỗ hậu môn: Xuyên qua các phần này có các dải xơ cơ của cơ dọc trực tràng chạy từ ngoài vào từ trên xuống bám vào da tạo nên cơ nhíu da làm cho da có các nếp nhăn. Các nếp nhăn này xếp theo hình nan quạt mà tâm điểm là lỗ hậu môn. + Phần nông: ở sâu hơn và ở phía ngoài hơn so với phần dưới da. Phần nông là phần to nhất và mạnh nhất của cơ thắt ngoài. Phần này xuất phát từ sau chạy ra trước vòng quanh 2 bên hậu môn có 1 số sợi bám vào trung tâm cân đáy chậu. + Phần sâu: Nằm trên phần nông bao quanh phần trên ống hậu môn. Các thớ cơ này hòa lẫn với các thớ cơ nâng hậu môn. Phía sau đan lẫn với các cơ mu trực tràng. Phía trước có một số bám vào trung tâm gân đáy chậu. Do bó sâu gắn vào với bó mu trực tràng của cơ nâng hậu môn do đó có chức năng quan trọng đặc biệt trong cơ chế tự chủ của hậu môn. Cơ thắt ngoài do nhánh đáy chậu của dây thần kinh cùng IV chi phối chức năng co thắt ống hậu môn. * Cơ thắt trong: Thuộc hệ cơ trơn nó chính là cơ vòng của thành ruột đi liên tục từ trên xuống đến hậu môn thì dày lên, to ra để tạo thành cơ thắt trong giới hạn trên không rõ vì liên tục với cơ vòng của thành ruột chiều cao trung bình 2,5 - 3 cm chỗ dày nhất 1,5 - 5cm. [36], [39], [54], [80]. Cơ thắt trong chịu chi phối của thần kinh thực vật. 9 * Cơ nâng hậu môn: Gồm có 2 phần: Phần thắt xòe như hình quạt gồm 3 bó: Bó mu bám ở sau xương mu, bó ngồi bám ở gai hông, bó chậu bám vào cân cơ bịt trong. Cả ba bó đều chạy ở hai bên trực tràng, tới sau hậu môn, dính vào nhau và dính vào xương cụt tạo nên phên đan hậu môn xương cụt. Phần này chỉ bám vào xương mu phía trên phần thắt, bám tận bằng 2 bó ở phía trước và ở phía trên hậu môn. [36], [39], [48], [83]. Các cơ thắt trong, cơ thắt ngoài, cơ nâng hậu môn tham gia vào chức năng sinh lý hậu môn. Hậu môn khép kín được vì khi có cơ co làm tăng thêm sự gập góc giữa bóng và ống hậu môn nên giữ phân ở lại bóng trực tràng. Phần nâng khi cơ co vừa nâng lên mở rộng góc hậu môn để tống phân ra ngoài. Sự co giãn của cơ nâng hậu môn góp phần trong cơ chế đại tiện tự chủ. * Phức hợp cơ dọc: Cơ dọc của thành ruột đi từ trên xuống hoà lẫn với các sợi của cơ nâng hậu môn và các mô sợi đàn hồi tạo nên cơ dọc kết hợp. Cơ dọc phức hợp đi từ trên xuống nằm giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài. Khi tới phía dưới nó phát sinh các sợi xơ cơ xuyên qua cơ thắt trong hoà lẫn vào lá cơ niêm, một số tiếp tục đi xuống bám vào biểu mô vùng lược làm cho lá cơ niêm dính chặt vào lớp biểu mô. Các sợi xơ cơ này tạo thành dây chằng treo niêm mạc hay dây chằng Parks. Phần dưới của cơ dọc kết hợp cho ra các sợi xơ cơ hình nan quạt, xuyên qua phần dưới da của cơ thắt ngoài, đến bám tận vào da quanh hậu môn tạo nên cơ nhíu da. Các sợi phía ngoài tiếp tục đi ra tạo thành vách ngang của khoang ụ ngồi trực tràng [36], [39], [54], [80], [82]. * Lớp cơ niêm: Lớp cơ niêm phát triển một phần từ cơ thắt trong và một phần từ những sợi đi qua cơ thắt trong của lớp cơ dọc dài [39], [54]. Cơ niêm có chức năng bảo vệ lớp lót hậu môn ngăn sự sa lồi của tổ chức lớp lót hậu môn khi đại tiện. * Lớp niêm mạc hậu môn: 10 Lớp niêm mạc hậu môn có sự thay đổi từ trên xuống dưới đáy là lớp niêm mạc chuyển tiếp giữa biểu mô tuyến với tế bào hình trụ ở trên đường lược sau đó đến biểu mô lát tầng không sừng hoá ở đoạn trung gian và cuối cùng đến biểu mô lát tầng sừng hoá ở giai đoạn da niêm mạc ống hậu môn, vùng lát tầng không sừng hoá dưới đường lược có rất nhiều các tận cùng các thần kinh rất nhạy cảm. Đặc biệt là cảm giác đau, nóng, lạnh. Nên nếu tiến hành phẫu thuật thủ thuật vào vùng này bệnh nhân sẽ rất đau. Ngược lại lớp niêm mạc phía trên đường lược có rất Ýt các tận cùng thần kinh, cảm giác đau ở đây mơ hồ do vậy các thủ thuật, phẫu thuật ở đây bệnh nhân sẽ Ýt đau [36], [39], [80]. 1.1.2.3. Cấu tạo mô học của ống hậu môn Nhiều công trình nghiên cứu mô học và mạch máu của ống hậu môn được công bố trong thời gian gần đây đã cho phép hiểu rõ hơn về cấu tạo [36], [39]. * Niêm mạc của ống hậu môn trực tràng: Được chia ra 2 phần: + Phần trên van hậu môn: Niêm mạc màu đỏ xẫm, tế bào ở đây mang tính chất giống tế bào niêm mạc ruột (tế bào tiểu mô tuyến). * Phần dưới van hậu môn: gồm có 2 đoạn + Đoạn trên: Đoạn này cao độ 10 milimet, còn được gọi là vùng lược (niêm mạc ở đoạn này có đặc điểm là niêm mạc màu xanh xám, nhẵn mỏng). Đặc biệt rất Ýt di động do được cố định bởi dây chằng niêm mạc (dây Park). Tế bào niêm mạc ở đây là dạng chuyển tiếp giữa tế bào biểu mô tuyến của ruột và tế bào biểu mô lát tầng sừng hoá kiểu Malpighi [36], [39], [54], [83]. + Đoạn dưới: là vùng da xung quanh ống hậu môn, ở phần trên da nhẵn bóng không có tuyến và lông, tiếp đó là phần da ở phái dưới van hậu môn được chi phối bởi các dây thần kinh tuỷ sống, và rất giàu các đầu mút thần kinh nhận cảm xúc giác với các tác nhân đau, nóng lạnh… [36], [39]. Trái lại niêm mạc ở phía trên van hậu môn rất nghèo nàn về thần kinh cảm giác, điều này có ý nghĩa rất lớn trong điều trị bằng thủ thuật. Để tránh [...]... [33], [35] * Độ II: Triệu chứng chính ỉa ra máu tư i, b i trĩ lấp ló ở hậu môn khi rặn, tự co lên khi ngừng rặn, cảm giác căng tức hậu môn hoặc đau rát khó chịu [43] * Độ III: B i trĩ n i khá to, tổ chức s i cơ còn giữ được tính đàn h i nên chỉ sa khi rặn Khi ngừng rặn b i trĩ không tự co lên ph i dùng tay đẩy lên Nếu chảy máu thường hay thành tia khi hết dặn máu chảy thành giọt, trĩ độ III dễ bị nghẹt... phương pháp: khi thắt vào chân b i trĩ thì b i trĩ do thiếu máu nu i dưỡng sẽ ho i tử vô trùng và rụng i v i ngày sau thắt, có thể thắt b i trĩ bằng s i chỉ hoặc vòng cao su Tuy nhiên chỉ có thể áp dụng cho các b i trĩ n i độ II và độ III, độ IV (nhỏ) còn phân cách nhau Các trường hợp b i trĩ không phân cách rõ ràng, đặc biệt là b i trĩ liên kết v i nhau thành vòng quanh chu vi hậu môn thì không thắt được... trệ, tiểu tiện không l i - i u trị khí huyết bất túc, mụn nhọt n i hãm, thường dùng ph i hợp v i đương qui, tạo giác thích + Một số b i thuốc nghiên cứu có Hoàng kỳ: Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, B i Xuân Chương (2004) i u trị viêm loét dạ dày tá tràng: i u trị 79 bệnh nhân viêm hành tá tràng, sau 40 ngày c i thiện rõ rệt 40 bệnh nhân (65,57%) và có c i thiện viêm loét 21,3% i u trị 40 bệnh nhân... dung dịch PG-60 cho bệnh nhân trĩ chảy máu độ I, II, III đạt kết quả 81% [18] + Nguyễn Mạnh Nhâm i u trị trĩ n i độ 2,3 bằng thắt vòng cao su, phương pháp này đơn giản dễ áp dụng gi i quyết được 80-90% trĩ n i [52] + Nguyễn Mạnh Nhâm i u trị 77 trường hợp trĩ độ 3, 4 theo phương pháp Miligan – Morgan kết quả 92% [50] + Lê Xuân Huệ phẫu thuật trĩ cho 47 bệnh nhân trĩ vòng độ 3,4 theo phương pháp Toupet... trình nghiên cứu i u trị đạt kết quả tốt [53] + Đinh Văn Lực i u trị trĩ n i chảy máu bằng tiêm sơ chai đạt kết quả 97% [49] + Lê Lương Đống, Hoàng Bình, Hoàng Đình Lân (2000), i u trị bằng phương pháp i n từ trường trĩ n i đạt kết quả 87% [22] 24 + Nguyễn Tất Trung (1996), i u trị trĩ hỗn hợp bằng thắt trĩ c i tiến đạt kết quả 85% [63] + Lê Văn Chánh tiêm xơ trĩ bằng dung dịch PG-60 cho bệnh. .. [66] * Độ IV: B i trĩ khá to xa ra thường xuyên, đẩy lên l i xa ra, luôn có sự tiết dịch gây Èm ướt, ngứa hậu môn, b i trĩ luôn ở ngo i bị cọ sát dễ bị viêm loét, phù nề có khi gây đau và khó chịu cho bệnh nhân [73], [74] 17 18 TrÜ n i ®é 1 TrÜ n i ®é 2 TrÜ n i ®é 3 TrÜ n i ®é 4 Hình 1.2 Phân độ trĩ n i [2] 19 1.1.5 i u trị bệnh trĩ bằng y học hiện đ i 1.1.5.1 Tình hình nghiên cứu i u trị bệnh trĩ. .. b i trĩ n i cũng như các b i trĩ ngo i nằm phân cách nhau ở ba vị trĩ: Ph i trước, ph i sau và tr i ngang.Về sau các b i trĩ n i và ngo i hợp v i nhau thành trĩ hỗn hợp Các b i trĩ này to dần lên và giữa các b i trĩ chính l i xuất hiện những b i trĩ phụ, chúng liên kết v i nhau tạo thành vòng tròn trĩ g i là trĩ vòng [68] * Phân lo i theo vị trí: Ngư i bệnh ở tư thế nằm ngửa (tư thế sản khoa) nếu coi... máu t i các b i trĩ và làm cho b i trĩ sẽ teo i; đồng th i sau khi cắt vòng niêm mạc, dụng cụ này sẽ tự khâu hai mép niêm mạc l i v i nhau do đó b i trĩ cũng sẽ được kéo lên và cũng gi i quyết được tình trạng sa b i trĩ Th i gian mổ trĩ ngắn, hậu phẫu nhẹ nhàng, tuy nhiên bộ dụng cụ để mổ trĩ còn đắt, nên không phổ biến rộng r i ở những nước còn nghèo và phương pháp này chỉ áp dụng i u trị trĩ n i [38]... huyết, i u kinh [8], [9], [88], [102] + Một số nghiên cứu về Đương qui: cao nước Đương qui có tác dụng ức chế sự ngưng tập tiểu cầu chuột cống trắng trong ống nghiệm, ức chế sự gi i phóng serotonin từ tiểu cầu chuột cống gây b i thrombin i u trị huyết kh i não và tiêm tắc tĩnh mạch huyết kh i Nhiều nghiên cứu cơ bản đã chứng minh có m i liên quan giữa công năng tăng cường tuần hoàn não và i u trị ứ... áp dụng Nhưng có nhược i m là bệnh nhân đau, th i gian i u trị kéo d i, trĩ xơ chai không có kết quả Vì vậy phương pháp này hiện nay đã Ýt dùng * i u trị bằng thủ thuật: + Nguyễn Thường Xuân và cộng sự [54] dùng phương pháp tiêm huyết thanh nóng vào b i trĩ đạt kết quả cầm máu 85% + Lê Văn Chánh: Kết hợp i u trị bệnh trĩ bằng tiêm dung dịch PG - 60 Tỷ lệ cầm máu đạt 81% Tốt cho trĩ n i độ I, II . dụng i u trị bệnh trĩ n i độ I - II bằng b i thuốc TK V i 2 mục tiêu: 1. Đánh giá độc tính cấp (LD50) của b i thuốc " ;TK& quot; trên thực nghiệm. 3 2. Đánh giá tác dụng i u trị. i u trị của b i thuốc TK đ i v i bệnh trĩ n i độ I - II trên lâm sàng. Chương 1 Tổng quan về t i liệu 1.1. hậu môn - trực tràng cơ sở gi i phẫu của bệnh trĩ 1.1.1. Đặc i m gi i phẫu của. số b i thuốc tham gia i u trị trĩ có hiệu quả nhất định. Để làm phong phú thêm các thuốc y học cổ truyền trong i u trị bệnh trĩ, chúng t i tiến hành nghiên cứu đề t i: “Nghiên cứu tác dụng

Ngày đăng: 26/07/2014, 04:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan