1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát

61 1K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 33,88 MB

Nội dung

Bò sát, Ếch nhái cũng là nguồn tài nguyên động vật có giá trị cao bên cạnh các tài nguyên thú, chim và cá. Trong các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nhân văn ở mọi miền của nước ta, nguồn tài nguyên Bò sát, Ếch nhái có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống đối với các cộng đồng.

Trang 1

Nhân dịp này, cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS.

Đỗ Quang Huy, chủ nhiệm bộ môn Động vật rừng, đã trực tiếp hướng dẫn tôicùng các thầy cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường Cảm

ơn các cán bộ, công nhân viên chức VQG Pù Mát đã giúp đỡ và tạo mọi điềukiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này tại địa phương

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do năng lực và kinh nghiệm bản thâncòn nhiều hạn chế nên bài luận văn tốt nghiệp này chắc chắn sẽ không tránh khỏinhững thiếu sót, tôi rất mong được sự chỉ bảo từ phía thầy cô giáo và sự đónggóp ý kiến của các bạn đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Hà tây, ngày 09 tháng 05 năm 2008

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Vinh

Trang 2

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Tài nguyên động vật rừng Việt Nam không những phong phú và đa dạng

mà còn có tính đặc hữu cao Đây là tiềm năng thực sự góp phần làm nền tảngcho chiến lược bảo vệ và phát triển bền vững đa dạng sinh học Việt Nam

Động vật trong các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở nước ta đã từng là nguồncung cấp thực phẩm, nguồn dược liệu độc đáo mà nhân dân sử dụng từ thế hệnày đến thế hệ khác Nhiều sản phẩm từ động vật rừng được sử dụng làm nguyênliệu để chế biến các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp và mỹ nghệ được ưa thíchtrên thị trường Một số loài động vật có vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoahọc nhằm tìm ra các nguyên lý, các cơ chế sinh học, sinh lý học, phục vụ choviệc phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ cộng đồng Đặc biệt đó là ngânhàng gen vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, là nguồngốc của các loài động vật chăn nuôi trong gia đình hiện nay Động vật rừng còn

có vai trò không nhỏ trong việc điều chỉnh cân bằng hệ sinh thái

Bò sát, Ếch nhái cũng là nguồn tài nguyên động vật có giá trị cao bên cạnhcác tài nguyên thú, chim và cá Trong các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinhthái nhân văn ở mọi miền của nước ta, nguồn tài nguyên Bò sát, Ếch nhái có vaitrò vô cùng quan trọng trong cuộc sống đối với các cộng đồng

Trong cuộc sống hàng ngày Bò sát, Ếch nhái là đội quân cần mẫn giúp conngười tiêu diệt các loài côn trùng gây hại cho nông - lâm nghiệp và tiêu diệtnhững vật chủ trung gian mang mầm bệnh lây truyền cho con người và gia súc.Nhiều loài Bò sát, Ếch nhái là nguồn thực phẩm có giá trị và ưa thích của nhândân ta như: các loài Trăn, Rắn, Ba ba, Ếch nhái, Nhiều loài còn là nguyên liệu

để bào chế các loại thuốc quý hiếm phục vụ cho đời sống con người (Trần Kiên,

Trang 3

1981) Trong các phòng thí nghiệm Bò sát, Ếch nhái còn được dùng như một đốitượng nghiên cứu.

Vấn đề nóng bỏng hiện nay là nguồn tài nguyên động vật rừng nói chung

và nguồn tài nguyên Bò sát, Ếch nhái nói riêng đang bị suy giảm mạnh Nhiềuloài đã trở nên rất hiếm, thậm chí một số loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệtchủng Nguyên nhân chủ yếu là do nạn khai thác rừng bừa bãi dẫn đến diện tíchrừng tự nhiên bị suy giảm mạnh làm cho một số loài mất sinh cảnh sống Cùngvới đó là nạn săn bắn động vật rừng gia tăng và công tác quản lý chưa có hiệuquả

Nhằm bảo vệ tài nguyên rừng và các tài nguyên đa dạng sinh học, trongnhững năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực.Bên cạnh những văn bản pháp luật, đến nay chúng ta đã xây dựng được một hệthống rừng đặc dụng do các cấp từ địa phương đến Trung ương quản lý và bướcđầu đã đạt được kết quả rất khả quan Để làm cơ sở cho công tác bảo vệ tàinguyên, góp phần vào công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên động vật rừng,được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong bộ môn Động vật rừng và trong khoaQuản lý tài nguyên rừng và môi trường, đặc biệt thầy giáo ThS Đỗ Quang Huy

tôi tiến hành làm đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù mát".

Mục tiêu của đề tài: nhằm đánh giá thành phần loài Bò sát, Ếch nhái củakhu vực, đánh giá tính đa dạng sinh học, xác định mật độ, sự phân bố của cácloài theo sinh cảnh và đai cao, xác định được giá trị tài nguyên, công tác tổ chứcquản lý từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp quản lý bảo vệ và kinh doanh rừngmột cách hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo ra sự phát triển bền vững

Trang 4

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Lược sử nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái ở Việt Nam

Nghiên cứu về Bò sát, Ếch nhái ở Việt Nam bắt đầu từ khi Morice (1875)lập nên danh sách các loài Bò sát, Ếch nhái thu được mẫu ở Nam Bộ mở đầu cho

các công trình nghiên cứu khoa học về nhóm động vật này ở nước ta vào thế kỷ

19 Những nghiên cứu về Bò sát, Ếch nhái tiếp theo ở Bắc Bộ có J Anderson(1878), ở Nam Bộ có J Tirant (1885), G Boulenger (1890), Flower (1896) Tuynhiên các nghiên cứu ở thời kỳ này được các tác giả nước ngoài tiến hành chủyếu điều tra khu hệ Bò sát, Ếch nhái, xây dựng danh lục Bò sát, Ếch nhái cácvùng: Tirant (1985), Boulenger (1903), Smith (1921, 1923, 1924) Trong đóđáng chú ý là các công trình của Bourret R và các cộng sự trong khoảng thờigian từ 1924 đến 1944 đã thống kê, mô tả được 177 loài và loài phụ Thằn lằn,

245 loài và loài phụ Rắn, 44 loài và loài phụ Rùa trên toàn Đông Dương, trong

đó có nhiều loài của miền Bắc Việt Nam (Bourret R 1936, 1941, 1942) Đángchú ý là những công trình nghiên cứu của Bourret R có nói nhiều đến Bò sát,Ếch nhái Bắc Trung Bộ Ông công bố và bổ sung nhiều loài cho danh lục Bò sát,Ếch nhái (Bourret R 1934, 1937, 1939, 1940, 1943)

Từ năm 1954, nghiên cứu về khu hệ Bò sát, Ếch nhái Việt Nam mới đượctiến hành ở Miền Bắc Đào Văn Tiến (1960) nghiên cứu khu hệ động vật cóxương sống ở Vĩnh Linh đã thống kê được nhóm Bò sát, Ếch nhái có 12 loài.Năm 1977, nghiên cứu xây dựng các đặc điểm định loại, khoá định loại Ếch nháiViệt Nam và công bố 87 loài Ếch nhái thuộc 3 bộ 12 họ Năm 1979, nghiên cứuxây dựng khoá định loại thằn lằn Việt Nam và thống kê 77 loài thằn lằn trong đó

có 6 loài lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam Năm 1981-1982, nghiên cứu các đặcđiểm phân loại, xây dựng khoá định loại và đã xác định ở Việt Nam có 167 loàirắn thuộc 9 họ 69 giống

Trang 5

Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1981) nghiên cứu Bò sát, Ếchnhái từ năm 1956 - 1975 trên toàn Miền Bắc thống kê được 159 loài bò sát thuộc

2 bộ, 19 họ và 69 loài Ếch nhái thuộc 3 bộ, 9 họ

Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1985) báo cáo danh lục khu

hệ Bò sát, Ếch nhái Việt Nam gồm 160 loài Bò sát và 90 loài Ếch nhái Các tácgiả còn phân tích sự phân bố địa lý, theo sinh cảnh và ý nghĩa kinh tế của cácloài

Hoàng Xuân Quang (1993) điều tra thống kê danh lục Bò sát, Ếch nhái ởcác tỉnh Bắc Trung Bộ gồm 94 loài Bò sát xếp trong 59 giống 17 họ và 34 loàiẾch nhái của 14 giống 7 họ Tác giả đã bổ sung cho danh lục Bò sát, Ếch nháiBắc Trung Bộ 23 loài, phát hiện bổ sung cho vùng phân bố 9 loài Bên cạnh đótác giả còn phân tích sự phân bố các loài theo sinh cảnh và quan hệ với các khuphân bố Bò sát, Ếch nhái trong nước Năm 1998, tác giả đã bổ sung 12 loài chokhu hệ Bò sát, Ếch nhái Bắc Trung Bộ, trong đó có 1 giống, 1 loài cho khu hệ Bòsát, Ếch nhái Việt Nam

Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996) công bố danh lục Bò sát, Ếch nháiViệt Nam gồm 256 loài bò sát và 82 loài Ếch nhái

Nhiều công trình đã được công bố nghiên cứu về khu hệ Bò sát, Ếch nhái

ở những địa phương, các Vườn quốc gia và các Khu bảo tồn như: Lê NguyênNgật, Nguyễn Văn Sáng (1996) nghiên cứu ở Vườn quốc gia Cúc Phương có 17loài Ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ và 42 loài Bò sát thuộc 12 họ 2 bộ

Công tác nghiên cứu về Bò sát, Ếch nhái của nước ta đang tiếp tục trênnhiều lĩnh vực như nghiên cứu đa dạng về thành phần loài, hình thái phân loại,phân bố địa lý và sinh thái học Ếch nhái bò sát

2.2 Lược sử nghiên cứu khu hệ Bò sát, Ếch nhái VQG Pù Mát

Nghiên cứu đa dạng sinh học ở khu vực Vườn quốc gia Pù Mát đang còn

ít được khảo sát Năm 1992, khảo sát về khu hệ động vật đã được tiến hành để

Trang 6

làm cơ sở cho việc xây dựng dự án khả thi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát Kếtquả đợt điều tra này, bước đầu đã xác định được 64 loài thú, 137 loài chim, 25loài bò sát, 15 loài Ếch nhái.

Năm 1998-1999, chương trình “Điều tra đa dạng sinh học toàn diện VQG

Pù Mát” do tổ chức Động thực vật thế giới (FFI) tiến hành với sự tham gia củaBryan Stuart, Hoàng Xuân Quang đã khảo sát khu hệ Bò sát, Ếch nhái, kết qủathu được gồm 23 loài Ếch nhái, 48 loài bò sát

Năm 2000, Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang và Nguyễn QuảngTrường Điều tra nghiên cứu khu hệ Rùa tại khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Mátgồm 14 loài

Năm 2003-2004, chương trình "Điều tra và đánh giá nhanh tính đa dạngsinh học tại Vườn quốc gia Pù Mát" do tổ chức Động thực vật thế giới (FFI) tiếnhành Đã điều tra đánh giá đa dạng sinh học khu hệ Ếch nhái và thu được kết qủakhu hệ lương cư VQG Pù Mát gồm 33 loài

Luận văn tốt nghiệp của Chu Văn Đại (2006) đã thống kê được 50 loài Bòsát thuộc 15 họ, 2 bộ Nguyễn Văn Hào (2006) đã thống kê được 29 loài Ếchnhái thuộc 6 họ, 1 bộ

Những kết quả điều tra trên cho thấy VQG Pù Mát có một khu hệ Bò sát,Ếch nhái đa dạng và đặc trưng cho vùng núi phía Bắc dãy Trường Sơn

Theo thông tin hiện thời về khu hệ Bò sát, Ếch nhái Bắc Trường Sơn công

bố ở trên thì mới chỉ khoảng 70-80% loài Bò sát, 60-70% loài Ếch nhái phân bốtrong VQG Pù Mát Hy vọng số còn lại sẽ được các nhà khoa học điều tra trongthời gian tới

Trang 7

Phần 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên

Phía Bắc giáp với xã Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn (huyện ConCuông)

Phía Đông giáp với các xã Phúc Sơn, Hội Sơn (huyện Anh Sơn)

3.1.2 Diện tích

Toàn bộ diện tích VQG nằm trong địa giới hành chính của 3 huyện AnhSơn, Con Cuông và Tương Dương tỉnh Nghệ An Diện tích vùng lõi 94.275ha(sau hiệu chỉnh năm 1999) và vùng đệm khoảng 100.000ha nằm trên diện tích 16xã

Huyện Tương Dương gồm 4 xã: Tam Hợp, Tam Định, Tam Quang, TamHoá

Huyện Con Cuông gồm 7 xã: Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn,Yên Khê, Bồng Khê, Chi khê

Huyện Anh Sơn gồm 5 xã: Phúc Sơn, Hội Sơn, Tường Sơn, Cẩm Sơn,Đỉnh Sơn

3.1.3 Địa hình - địa mạo

Trang 8

Khu vực có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh Các đỉnh dông phụ có độdốc lớn, độ cao trung bình từ 800  1000m, địa hình hiểm trở Phía Tây Namcủa VQG là nơi có địa hình tương đối bằng, thấp và là nơi sinh sống trước đâycũng như hiện nay của một số cộng đồng người dân tộc Ở đó nhiều hoạt độngsản xuất nông lâm nghiệp đã và đang diễn ra Nằm trong khu vực còn có khoảng7.057ha núi đá sỏi và phần lớn diện tích nằm ở vùng đệm của VQG, chỉ cókhoảng 150ha nằm trong vùng lõi.

3.1.4 Đất đai, thổ nhưỡng

- Đất đai

VQG Pù Mát nằm trên dãy Trường Sơn Bắc, quá trình kiến tạo địa chấtđược hình thành qua các kỷ Palezoi, Đề vôn, Các bon, Pecmi, Tri at đếnMioxen cho tới ngày nay Trong suốt quá trình phát triển của dãy Trường Sơn thìchu kỳ tạo núi Hecxinin, địa hình luôn bị ngoại lực tác động mạnh mẽ tạo nên 4dạng địa mạo chủ yếu sau:

+ Núi cao trung bình: Nằm ngay biên giới Việt Lào với vài đỉnh cao trên2000m (Phulaileng cao 2711m, Rào cỏ cao 2286m), địa hình vùng này rất hiểmtrở, đi lại cực kỳ khó khăn

+ Kiểu núi thấp và đồi cao: Kiểu này chiếm phần lớn diện tích của miền

và có độ cao từ 1000m trở xuống, cấu trúc tương đối phức tạp, được cấu tạo bởicác trầm tích, biến chất, địa hình có phần mềm mại và ít dốc hơn

+ Thung lũng kiến tạo, xâm thực: Kiểu này tuy chiếm một diện tích nhỏnhưng lại thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, độ cao thấp hơn gồm thung lũngcác sông suối khe Thời, khe Choang, khe Khặng (sông Giăng) và bờ phải sôngCả

+ Các khối đá vôi nhỏ: Kiểu này phân tán dạng khối, uốn nếp có quá trìnhkarst trẻ và phân bố hữu ngạn sông Cả ở độ cao 200 - 300m Cấu tạo phân phiếndày, màu xám đồng nhất và tinh khiết

Trang 9

+ Đất dốc tụ và đất phù sa D, P chiếm 4.7%, phân bố thành giải nhỏ xen

kẽ nhau bên hữu ngạn sông Cả

+ Núi đá vôi (K2) chiếm 3.6% phân bố thành giải nhỏ xen kẽ nhau bên hữungạn sông Cả

3.1.5 Khí hậu thuỷ văn

VQG Pù Mát nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, do chịu ảnh hưởng củadãy Trường Sơn đến hoàn lưu khí quyển nên khí hậu ở đây có sự phân hoá vàkhác biệt lớn trong khu vực

- Chế độ nhiệt:

+ Nhiệt độ trung bình năm 23 - 240C, tổng nhiệt năng từ 8500 - 87000C.+ Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau do chịu ảnh hưởng của giómùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình trong các tháng này xuống dưới 200C vànhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 180C (tháng giêng)

+ Ngược lại trong mùa hè, do có sự hoạt động của gió Tây nên thời tiết rấtkhô nóng, kéo dài tới 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 7) Nhiệt độ trung bình mùa

hè lên trên 250C, nóng nhất vào tháng 6 và 7, nhiệt độ trung bình là 290C Nhiệt

độ tối cao lên tới 420C ở Con Cuông và 42.70C ở Tương Dương vào tháng 4 và

5, độ ẩm trong các tháng này có nhiều ngày xuống dưới 30%

- Chế độ mưa ẩm:

Vùng nghiên cứu có lượng mưa ít đến trung bình, 90% lượng nước tậptrung trong mùa mưa, lượng mưa lớn nhất là tháng 9, tháng 10 và thường kèm

Trang 10

theo lũ lụt Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Các tháng 2, 3, 4 có mưaphùn do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc Tháng 5, 6, 7 là những thángnóng nhất và lượng bốc hơi cũng cao nhất.

+ Độ ẩm không khí trong vùng đạt 85 đến 86%, mùa mưa lên tới 90%.Tuy vậy nhưng giá trị cực thấp về độ ẩm vẫn thường do thời kỳ nóng kéo dài

- Thuỷ văn:

Trong khu vực có hệ thống sông Cả chạy theo hướng Tây Bắc đến ĐôngNam Các di lưu phía hữu ngạn như khe Thơi, khe Choang, khe Khặng lại chạytheo hướng Tây Nam lên Đông Bắc và đổ nước vào sông Cả

+ Cả 3 con sông trên đều có thể dùng bè mảng đi qua một số đoạn nhấtđịnh Riêng khe Choang và khe Khặng có thể dùng thuyền máy ngược dòng ởphía hạ lưu

+ Nhìn chung mạng lưới sông suối khá dày đặc, do lượng mưa phân bốkhông đều giữa các mùa và các khu vực nên tình trạng lũ lụt và hạn hán thườngxuyên xẩy ra

3.1.6 Tài nguyên rừng

a Hệ thực vật

* Thành phần loài: Tổng hợp kết quả các đợt điều tra từ trước đến nay chothấy hệ thực vật Pù Mát có số lượng loài tương đối phong phú Bước đầu ghinhận được VQG Pù Mát có 1.297 loài thuộc 607 chi và 160 họ của 6 ngành thựcvật bậc cao Mỗi chi có 2,14 loài và mỗi họ có 8,11 loài Sự phong phú này ngoàiyếu tố bản địa còn do vị trí địa lý thuận lợi đã tạo nên sự du nhập dễ dàng củanhiều luồng thực vật từ các vùng khác nhau Đó là luồng thực vật Hymalaya -Vân Nam - Quí Châu di cư xuống với các loài đại diện trong ngành Thông(Pinophyta) và các loài lá rộng rụng lá; luồng thực vật Malesia - Indonesia từphía Nam đi lên với các đại diện thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae); luồng thựcvật India - Myanmar từ phía Tây đi sang với các đại diện thuộc họ Tử vi

Trang 11

(Lythraceae), họ Bàng (Combretaceae) Đặc biệt, ở VQG Pù Mát khu hệ thực vậtbản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa chiếm một tỷ trọng rất lớn.

Trong số 160 họ thực vật tìm thấy có tới 40 họ có trên 10 loài Họ Cà phê(Rubiaceae) phong phú hơn cả 92 loài, tiếp đến họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 67loài, họ Re (Lauraceae) 58 Loài, họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu Tằm (Moraceae) 42loài, họ Cam (Rutaceae), họ Lan (Orchidaceae) 31 loài, họ Đậu (Fabaceae) 30loài… Đặc biệt có tới 22 họ chỉ có 1 chi với 1 loài duy nhất

Tuy nhiên, vai trò lập quần thực vật lại thuộc về một số họ như: Họ Dầu(Dipterocarpaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Sim (Myrtaceae),

họ Xoan (Meliaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Hoàng đàn (Cupressaceae), họBụt mọc (Taxodiaceae), họ Hoà thảo với loài Nứa (Taeniostachyum dulloa) pháttriển rất mạnh trên những nơi bị mất rừng

Các loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt: Trong số 1.297loài đã được ghi nhận thì có 37 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, trong đó: 1loài nguy cấp (Endangered), 12 loài sắp nguy cấp (Vulnerable), 9 loài hiếm(Rare), 3 loài bị đe doạ (Threatened) và 12 loài biết không chính xác(Insufficiently known) Có 20 loài được liệt kê trong Danh lục đỏ của IUCN(2002) và 1 loài cấp E, 3 loài cấp V và 16 loài cấp R

+ Tài nguyên thực vật:

Bước đầu đã thống kê được 920 loài thực vật thuộc 7 nhóm công dụng:

- Nhóm cây gỗ (W): Có 330 loài cây cho gỗ thuộc ngành Ngọc lan và ngành Thông, chiếm 24,44% tổng số loài ghi nhận Đặc biệt ở đây có nhiều loài

gỗ quý như: Pơ mu (Fokinea hodginsii), Sa mộc Quế Phong (Cunninghamia konishiii), Giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Lát hoa (Chukrasia tabularis),… Nhóm gỗ tứ thiết như Đinh (Markhamia stiputala), Sến mật (Madhuca pasquieri) dùng làm ván sàn, bệ máy,

tàu thuyền Nhiều loài cây cung cấp gỗ xây dựng, làm đồ gia dụng rất tốt như:

Trang 12

Các loài trong họ Ngọc lan, họ Xoan, họ Dẻ và đặc biệt là họ Dầu Các nhómcông dụng khác như: Cung cấp vật liệu điêu khắc, làm đệm, sản xuất các vănphòng phẩm cũng có nhiều loài.

- Nhóm cây thuốc (M): Hiện đã thống kê được 197 loài thực vật dùng làm

thuốc (chiếm 15,2% tổng số loài) thuộc 83 họ thực vật nhau Các họ có nhiều

loài cây thuốc là: Họ Cà phê (Rubiaceae) 17 loài, họ Cúc (Asteraceae) 13 loài,

họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) 10 loài, họ Cam (Rubiaceae) 9 loài, họ Đơn nem (Myrsinaceae) 7 loài.

Tuy số lượng họ có nhiều loài lớn nhưng trữ lượng của các loài lại không

cao Một số loài có triển vọng là Chân chim (Scheffera octophylla), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon griffithii), Thường sơn (Dichroa febrifuga), Củ mài (Dioscorea persimilis), Thổ phục linh (Smilax glabra), Thiên niên kiện (Homamena occulta),… Một số loài cây thuốc rất qúy nhưng tiếc rằng hiện rất hiếm như Hoàng nàn (Strychnos wallichii), Hoàng đằng (Fibraurea recisa), Ba kích (Morinda officinalis), Bình vôi (Stephania rottunda),

- Nhóm cây cảnh (O): Nhóm này có 74 loài chiếm 5,4 % tổng số loài trong

vùng, phần lớn các loài thuộc dạng thân thảo hoặc cây bụi Cùng với sự pháttriển kinh tế là nhu cầu về cây cảnh để trang trí nội thất, đường sá, công viênngày càng cao Vì vậy, việc quản lý bảo vệ nguồn cây cảnh này, nhất là các loàiPhong lan (Orchdaceae), Cau dừa (Arecaceae), Tuế (Cycadaceae) càng cần đượcquan tâm

- Nhóm cây làm thực phẩm (F): Kết quả thống kê cho thấy, nhóm cây thực

phẩm có khoảng 118 loài thuộc 57 họ, chiếm 9,1% trong tổng số loài Trong đó

có nhiều loài cho quả, hạt, rau ăn rất ngon như Cà ổi Bắc Giang (Castanopsis boisii), Đại hái (Hodgonia macrocarpa), Bứa (Garcinia spp), Vả (Ficus auricularia), Củ mài (Dioscorea spp.), Rau sắng (Melientha suavis), Rau bò khai (Erythropalum scandens), các loài măng tre nứa Tuy thành phần loài cây thực

Trang 13

phẩm khá phong phú nhưng hiện chúng đang phải đối mặt với áp lực khai thácquá mức của cộng đồng dân địa phương

Ngoài ra, thực vật VQG Pù Mát còn cung cấp nhiều nguyên liệu khác như:Song mây, lá nón, lá cọ, sợi, tre, dầu nhựa… để làm hàng gia dụng và xuất khẩu

b Hệ động vật

* Thành phần loài: Kết quả khảo sát các năm 1993, 1994 và 1998, 1999 ở

Pù Mát của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã thống kê được 938 loàiđộng vật thuộc các nhóm phân loại khác nhau (Thú, Chim, Bò sát, Lưỡng cư, Cá,Bướm ngày và Bướm đêm) Con số thống kê này đã chứng tỏ Pù Mát là vùng cótính đa dạng loài động vật cao

Nhóm động vật quý hiếm: Số lượng loài động vật quý hiếm Pù Mát khácao, ít nhất đến nay có 77 loài đã ghi vào sách đỏ Việt Nam 2000 và 62 loài ởmức độ toàn cầu có trong danh lục đỏ của IUCN, 1996 Trong đó Bò sát, Ếchnhái có 19 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam: cấp E có 1 loài, cấp V có 9 loài,cấp R có 2 loài, cấp T có 7 loài và 11 loài có mặt trong danh lục đỏ của IUCN

3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.1 Dân tộc

Có 3 dân tộc chính trong 3 huyện thuộc khu vực VQG Pù Mát là Thai,Khơ Mú và Kinh Ngoài ra còn có một số dân tộc khác như: Hơ Mông, Đan Lai,Poọng, Ơ Đu, Tày nhưng số lượng không lớn Dân tộc Thái có dân số đông nhất(chiếm 66,89%) và ít nhất là dân tộc Ơ Đu (chiếm 0,6%)

3.2.2 Dân số và lao động

Tổng dân số 16 xã là 16.945 hộ với 93.235 nhân khẩu Phần lớn dân cưphân bố trong 7 xã ở huyện Con Cuông (39.419 nhân khẩu, 7.167 hộ) và 5 xãthuộc huyện Anh Sơn (38.163 nhân khẩu, 6.938 hộ) còn lại thuộc 4 xã của huyệnTương Dương (15.753 nhân khẩu, 2.849 hộ), trung bình mỗi hộ gia đình có từ 3 -

6 người, tăng dân số là áp lực lớn đối với rừng Dân số trong khu vực phân bố

Trang 14

không đều giữa các xã, một số xã có dân số rất thấp như xã Tam Hợp huyệnTương Dương (7 người/km2), xã Châu Khê huyện Con Cuông (13 người/km2) có

xã mật độ dân số cao như xã Đỉnh Sơn (495 người/km2), xã Cẩm Sơn (421người/km2) thuộc huyện Anh Sơn

Do dân số không đều nên lực lượng lao đông phân bố cũng không đều vàtập trung chủ yếu ở các xã vùng thấp của huyện Anh Sơn Lực lượng lao động ởđịa phương rất lớn, nhưng cơ cấu các ngành nghề trong khu vực lại rất đơn điệu.Phần lớn là các hoạt động sản xuất Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Chăn nuôi giasúc, gia cầm, một số ít người làm trong các lĩnh vực khác như Y tế, Giáo dục,Dịch vụ Việc dư thừa lao động, đời sống khó khăn khiến người dân đã vào VQG

Pù Mát để khai thác lâm sản

 Sản xuất Lâm nghiệp

Các chương trình Lâm nghiệp được thực hiện như chương trình 327, 661.Hiện nay huyện Anh Sơn đã giao cho các hộ, các tập thể khoanh nuôi tu bổ,chăm sóc bảo vệ và trồng được 2.217ha rừng, huyện Tương Dương được8.305ha, huyện Con Cuông được 30.280ha

Công tác trồng rừng cũng được chú trọng, cho đến thời điểm hiện nay.Diện tích rừng đã được trồng của huyện Anh Sơn là 2.853ha, Con Cuông là3.350ha và Tương Dương là 206ha Ngoài diện tích rừng trồng tập trung cáchuyện còn trồng được hàng triệu cây phân tán

Trong phạm vi VQG có 3 Lâm trường quốc doanh (Lâm trường ConCuông, Lâm trường Anh Sơn và Lâm trường Tương Dương), hoạt động chủ yếucủa các Lâm trường này là bảo vệ, tu bổ làm giàu rừng và khai thác

Bên cạnh các hoạt động truyền thống các Lâm trường trong khu vực còn làtrung tâm dịch vụ về kỷ thuật, cây giống cho đồng bào địa phương

 Các dự án phát triển kinh tế trong vùng

Trang 15

Đối với xã vùng đệm thì chương trình lớn nhất về Lâm nghiệp (của ChínhPhủ) là dự án 327, 661 Dự án 327 định canh định cư được thực hiện ở 3 bản đó

là bản Cò Phạt, Khe Cồn, Bản Búng thuộc xã Môn Sơn

Nhằm ổn định dân cư, quy hoạch nương rẫy, xoá bỏ cây thuốc phiện.Ngoài ra còn có các dự án khác nữa như: Dự án về giao khoán đất rừng, quản lýbảo vệ tài nguyên rừng, giãn dân; dự án đầu nguồn sông Cả, sông Giăng doChính phủ Thuỷ Điện tài trợ; dự án bảo vệ khai thác nguyên vật liệu giấy sợi; dự

án trồng cây ăn quả như (cây cam, nhãn, vãi); dự án bảo vệ rừng đầu nguồn, hỗtrợ lương thực; dự án hỗ trợ vốn chăn nuôi, giống cây trồng (lúa, ngô ); dự ántrồng cây công nghiệp (tiêu) của huyện Anh Sơn; dự án "LNXH và BTTN" tỉnhNghệ An; dự án khả thi đầu tư xây dựng VQG Pù Mát

 Các hoạt động ảnh hưởng đến VQG Pù Mát:

Từ lâu đời cuộc sống đồng bào dân tộc ở đây chủ yếu dựa vào tài nguyênthiên nhiên Rừng là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, câythuốc cho nhân dân trong vùng từ khi KBT được thành lập, các hoạt động phátrẫy không còn Nhưng khai thác lâm sản, săn bắt thú rừng vẫn còn phổ biến, cáchoạt động của người dân ảnh hưởng tới tài nguyên rừng và cảnh quan gồm:

- Phát rẫy làm nương gây cháy rừng

- Khai thác gỗ, củi trái phép

- Săn bắt cá bằng Mìn, Điên, chất độc trên sông suối phá huỷ môi trường,huỷ diệt hệ thống động vật thuỷ sinh

- Chăn thả gia súc quá mức dưới tán rừng

- Các hoạt động khai thác lâm sản khác như: Lấy Trầm hương, Măng, câythuốc, Mật ong, lấy Nứa, cây cảnh

Trang 16

Phần 4 MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU 4.1 Mục tiêu

Đưa ra được bảng danh lục các loài Bò sát, Ếch nhái

Đánh giá được mật độ, giá trị và sinh cảnh sống của các loài bó sát, Ếchnhái

Đề xuất được các giải pháp bảo tồn tài nguyên Bò sát, Ếch nhái một cáchbền vững

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Giới hạn khu vực nghiên cứu: xã Yên Khê thuộc huyện Con Cuông

Các loài bó sát, Ếch nhái và sinh cảnh sống của chúng ở vườn quốc gia Pùmát

4.3 Nội dung nghiên cứu

Căn cứ vào mục tiêu, thời gian và khả năng của bản thân đề tài đượcnghiên cứu những nội dung sau:

4.3.1 Điều tra thành phần loài

Điều tra thành phần loài nhằm phát hiện một cách tương đối đầy đủ cácloài Bò sát, Ếch nhái có trong vườn quốc gia Pù mát Kết quả cuối cùng của phầnnày là lập được danh lục Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù mát, đánh giá tính

đa dạng về thành phần loài, nhằm giúp cho các nhà quản lý nắm được tài nguyênnày

4.3.2 Đánh giá mật độ quần thể Bò sát, Ếch nhái

Mục đích của nội dung này là làm cơ sở quan trọng cho việc xây dựngphương án quản lý tài nguyên, mặt khác số liệu về mật độ (trữ lượng) còn có ýnghĩa đối với công tác dự báo diễn biến tài nguyên đối với nghiên cứu khoa học

4.3.3 Điều tra sự phân bố của Bò sát, Ếch nhái theo sinh cảnh và đai cao

Trang 17

Thực hiện nội dung này nhằm mục đích tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa

Bò sát, Ếch nhái với các điều kiện tự nhiên khác

4.3.4 Đánh giá giá trị tài nguyên và mức độ đe doạ

Nhằm đánh giá được giá trị của từng loài Bò sát, Ếch nhái đối với đờisống của con người

4.3.5 Tìm hiểu công tác tổ chức quản lý tài nguyên và đề xuất một số giải pháp bảo tồn

Xem xét tình hình quản lý bảo vệ tài nguyên động vật của khu vực nghiêncứu, từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo vệ tài nguyên động vật nói chung

và tài nguyên Bò sát, Ếch nhái nói riêng của khu vực nghiên cứu

4.4 Phương pháp nghiên cứu

4.4.1 Công tác chuẩn bị

Tham khảo tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu

– Chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho công việc nghiên cứu

– Quan sát và nhận biết những mẫu vật đang lưu trữ tại phòng tiêu bảncủa trường

– Sơ bộ nghiên cứu khu vực điều tra thông qua bản đồ địa hình khu vực.– Thu thập tài liệu khí hậu thuỷ văn, địa chất, tình hình dân sinh kinh tế

có ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên khu vực

4.4.2 Điều tra ngoại nghiệp

4.4.2.1 Điều tra sơ thám

Tiến hành đi thực địa ở khu vực nghiên cứu, nắm bắt sơ bộ được tình hìnhkhu vực nghiên cứu như: phân bố tài nguyên, điều kiện địa hình, các dạng sinhcảnh chính, từ đó xác định được các tuyến điều tra, các dạng sinh cảnh đó saocho có tính khả thi cao nhất

Thông qua việc điều tra sơ thám chúng tôi xác định được các sinh cảnhchính sau:

Trang 18

1 Sinh cảnh rừng thứ sinh sau khai thác.

2 Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi có xen cây gỗ rải rác

3 Sinh cảnh Khe suối, thuỷ vực

4 Sinh cảnh nương rẫy làng bản

5 Sinh cảnh rừng giàu ít bị tác động

Ta lập các tuyến điều tra đi qua các sinh cảnh trên

Tuyến số 1: Có tổng chiều dài 2.5km, xuất phát từ trạm kiểm lâm ThácKèm đi dọc vào Thác Kèm Đi qua các dạng sinh cảnh: Rừng giàu ít bị tác động,rừng thứ sinh sau khai thác, khe suối, vực nước

Tuyến số 2: Có tổng chiều dài 4.5km, xuất phát từ trạm kiểm lâm ThácKèm đi dọc theo Khe Mọi Đi qua các dạng sinh cảnh: Rừng giàu ít bị tác động,rừng thứ sinh sau khai thác, khe suối, vực nước

Tuyến số 3: Có chiều dài 6km, xuất phát từ trạm kiểm Thác Kèm đi ngược

ra Bản Thìn Tuyến này đi qua các dạng sinh cảnh: Nương rẫy làng bản, trảng cỏcây bụi có xen cây gỗ

Trên các tuyến chính lập thêm một số tuyến phụ đi theo các khe suối nhỏ

đỗ vào khe chính

4.4.2.2 Điều tra qua người dân và thợ săn

Phỏng vấn nhân dân địa phương, thợ săn kết hợp với việc quan sát thuthập các mẫu vật còn lưu giữ trong các gia đình và nhà văn hóa

Kết quả phỏng vấn nhân dân và thợ săn ghi vào biểu 01

Mẫu biểu 01: Biểu điều tra Bò sát, Ếch nhái qua nhân dân và thợ săn

Ngày phỏng vấn: Người phỏng vấn: Stt Tên loài lượngSố

Thờigiangặp

Sinhcảnh

Địa điểmgặp

Ghi chú(Mô tả)

Trang 19

4.4.2.3 Khảo sát thực địa và thu thập mẫu vật

a Điều tra thành phần loài

Đi theo tuyến, trên tuyến tiến hành điều tra từ 4 - 5 lần và tuân thủ nguyêntắc lặp lại Mẫu quan sát, bắt được trên mỗi tuyến ghi vào biểu 02

Người điều tra: Ngày điều tra: Tuyến điều tra: Lần điều tra: Sinh cảnh: Điểm điều tra:

Mẫu biểu 02: Biểu điều tra Bò sát, Ếch nhái theo tuyến

Stt Tên loài Thời gian gặp Số lượng Sinh cảnh Ghi chú

b Điều tra sự phân bố, Ếch nhái theo sinh cảnh và đai cao

+ Phân bố theo sinh cảnh

Từ kết quả điều tra theo tuyến xác định các sinh cảnh chính ghi kết quảvào biểu 03a

Người điều tra: Ngày điều tra: Tuyến điều tra: Lần điều tra: Sinh cảnh: Điểm điều tra:

Mẫu biểu 03a: Biểu điều tra Bò sát, Ếch nhái theo sinh cảnh

Trang 20

Cũng từ kết quả điều tra theo tuyến xác định độ cao ghi kết quả vào biểu03b.

Người điều tra: Ngày điều tra: Tuyến điều tra: Lần điều tra: Sinh cảnh: Điểm điều tra:

Mẫu biểu 03b: Biểu điều tra Bò sát, Ếch nhái theo đai cao

<200 200 400 400 600 600 800 >800

%

c Điều tra giá trị tài nguyên và mức độ đe doạ

Tham khảo các tài liệu, phỏng vấn người dân, thị trường tiêu thụ về giátrị của các loài kể cả giá trị sinh học lẫn giá trị kinh tế Kết quả ghi vào biểu 04.Người điều tra: Ngày điều tra:

Mẫu biểu 04:Biểu điều tra tài nguyên và mức độ đe doạ của Bò sát, Ếch nhái

Stt Tên

loài

Nguồngen

Dượcliệu

Thựcphẩm

Bảo vệmôi trường

Trang 21

- Các hoạt động nghiên cứu của VQG về các loại tài nguyên này.

- Các hoạt động tuyên truyền về ý thức bảo vệ tài nguyên rừng nói chung

- Ảnh hưởng của người dân đến công tác quản lý bảo vệ tài nguyên, khaithác tài nguyên này

4.4.3 Phương pháp nội nghiệp

4.4.3.1 Bảng danh lục Bò sát, Ếch nhái

Từ các thông tin qua phỏng vấn, số liệu quan sát thực địa, phân tích mẫusau đó tiến hành phân tích và sắp xếp danh lục các loài theo các lớp, bộ, họ, loài

Sử dụng khóa định loại Bò sát, Ếch nhái Kết quả ghi vào biểu 05

Mẫu biểu 05: Danh lục Bò sát, Ếch nhái VQG Pù Mát

ND(6)

TL(7)Ghi chú: QS – quan sát; MV- mẫu vật; ND- nhân dân; TL- tài liệu

4.4.3.2 Đánh giá tính đa dạng phân loại học

Từ bảng danh lục, tổng hợp tài liệu tiến hành đánh giá theo các nội dungsau:

- Số bộ, họ, loài phân bố trong các bộ, họ

- So sánh số bộ, họ, loài Bò sát, Ếch nhái trong VQG với tài nguyên Bòsát, Ếch nhái ở Việt Nam

4.4.3.3 Đánh giá mật độ

 Đánh giá mật độ thông qua chỉ số phong phú

Căn cứ vào số liệu ngoại nghiệp, chúng ta tiến hành tính toán theo côngthức sau:

A%=

Trang 22

Kết quả tính toán cho vào biểu 06.

Mẫu biểu 06: Mức độ phong phú của một số loài Bò sát, Ếch nhái

4.4.3.5 Đánh giá giá trị tài nguyên

Dựa theo số liệu điều tra biều 04

Trang 23

Phần 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1 Thành phần loài

5.1.1 Bảng danh lục Bò sát, Ếch nhái

Căn cứ vào kết quả điều tra, phân tích mẫu vật thu được, phỏng vấn ngườidân, dựa vào danh lục Bò sát, Ếch nhái của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc,khoá định loại Bò sát, Ếch nhái Việt Nam của Đào Văn Tiến và một số tài liệu

có liên quan cùng với sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong bộ môn Động vậtrừng Tôi đã lập được danh lục Bò sát, Ếch nhái VQG Pù Mát

Biểu 05: Danh lục Bò sát, Ếch nhái VQG Pù Mát

ST

T

(1)

Tên Việt Nam

Q

S (4)

MV (5)

P

V (6)

TL(7)

Trang 24

11 Chẫu chuộc Rana guentheri + + +

1 Họ rùa đầu to Platysternidae

Trang 25

38 Rùa hộp ba vạch Cuora trifasciata + +

4 Họ thằn lằn

54 Liu điu Platyplacopus kuehnei

Trang 26

61 Trăn gấm Python reticulatus +

79 Rắn bồng Trung Quốc Sibinophis chinensis + +

Trang 27

Tổng 35 32 15 84

Ghi chú: QS: Quan sát, MV: Mẫu vật bắt được, PV: Thông tin từ điều tranhân dân, TL: Nguồn thông tin được lấy từ dự án "Lâm nghiệp xã hội và BảoTồn Thiên Nhiên tại tỉnh Nghệ An" (SFNC) do cộng đồng Châu Âu (EC) tài trợ

"Chương trình điều tra đa dạng sinh học của Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Pù Mát

1998 - 1999", kết quả điều tra khu hệ Bò sát, Ếch nhái tại VQG Pù Mát do WWFthực hiện và một số tài liệu liên quan

Kết quả ở biểu 05 cho thấy tại khu vực nghiên cứu đã phát hiện được:Lớp Bò sát có 2 bộ, 15 họ và 57 loài

Lớp Ếch nhái có 1 bộ, 6 họ và 32 loài

Nguồn thông tin của 89 loài ghi nhận được gồm 32 loài thu được mẫu vật,chiếm 36%, quan sát được trực tiếp ngoài thực địa có 35 loài, chiếm 39.3%, quaphỏng vấn được 15 loài, chiếm 16.9% và qua tài liệu được 84 loài, chiếm 94.4%

Bộ có số họ nhiều nhất là bộ có vảy, 44 loài, chiếm 49.4% tổng số loài ghinhận được Các họ có số loài nhiều nhất là:

Họ rắn nước: 17 loài chiếm 19.1%

Họ Ếch nhái: 14 loài chiếm 15.7%

Họ rùa đầm: 8 loài chiếm 9%

Ngày đăng: 18/03/2013, 15:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Bộ khoa học công nghệ và môi trường, 2004. Sách đỏ Việt Nam. Tập một phần động vật học. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách đỏ Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội
7) Đào văn Tiến, 1981. Khoá định loại Bò sát, Ếch nhái Việt Nam 8) Trang Webhttp:// www.danhsachbosatechnhaivietnam.comhttp:// www.sinhvatrungvietnam.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoá định loại Bò sát, Ếch nhái Việt Nam
2) Chu Văn Đại, 2006. Luận văn tốt nghiệp - "Nghiên cứu đặc điểm khu hệ Bò sát và kiến thức bản địa của người dân trong săn bắt và sử dụng Bò sát tại Vườn quốc gia Pù Mát - Nghệ An&#34 Khác
3) Nguyễn Văn Hào, 2006. Luận văn tốt nghiệp - "Nghiên cứu đặc điểm khu hệ Ếch nhái và kiến thức bản địa của người dân trong săn bắt và sử dụng Bò sát tại Vườn quốc gia Pù Mát - Nghệ An&#34 Khác
4) Nguyễn Quang Huy, 2001. Luận văn tốt nghiệp - "Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái khu bảo tồn Thiên nhiên Thượng Tiến - Kim Bôi - Hoà Bình&#34 Khác
5) Trần Xuân Phong, 2000. Luận văn tốt nghiệp - "Nghiên cứu đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái ở Vườn quốc gia Cúc Phương&#34 Khác
6) Nguyễn Văn Thường, 1999. Luận văn tốt nghiệp - "Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái ở Núi Luốt trường Đại học Lâm nghiệp&#34 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

5.1.1 Bảng danh lục Bò sát,Ếch nhái - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
5.1.1 Bảng danh lục Bò sát,Ếch nhái (Trang 23)
5.1.2. Ảnh nhận biết một số loài - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
5.1.2. Ảnh nhận biết một số loài (Trang 28)
Hình 3: Rắn ráo thường (Xenopeltis unicolor) Hình 4: Rắn mống (Ptyas korros) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 3 Rắn ráo thường (Xenopeltis unicolor) Hình 4: Rắn mống (Ptyas korros) (Trang 28)
Hình 5: Rắn sải thường (Amphiesma stonata) Hình 6: Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 5 Rắn sải thường (Amphiesma stonata) Hình 6: Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) (Trang 28)
Hình 1: Rắn hổ mang (Naja naja) Hình 2: Rắn sọc dưa (Elaphe radiata) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 1 Rắn hổ mang (Naja naja) Hình 2: Rắn sọc dưa (Elaphe radiata) (Trang 28)
Hình 9: Rồng đất (Physignathus cocincinus) Hình 10: Rắn bồng Trung quốc - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 9 Rồng đất (Physignathus cocincinus) Hình 10: Rắn bồng Trung quốc (Trang 29)
Hình 7: Rắn bồng chì (Enhydris plumbea) Hình 8: Rắn ráo trâu (Ptyas mucosus) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 7 Rắn bồng chì (Enhydris plumbea) Hình 8: Rắn ráo trâu (Ptyas mucosus) (Trang 29)
Hình 11: Rùa cổ sọc (Ocadia sinensis) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 11 Rùa cổ sọc (Ocadia sinensis) (Trang 29)
Hình 7: Rắn bồng chì (Enhydris plumbea)        Hình 8: Rắn ráo trâu (Ptyas mucosus) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 7 Rắn bồng chì (Enhydris plumbea) Hình 8: Rắn ráo trâu (Ptyas mucosus) (Trang 29)
Hình 9: Rồng đất (Physignathus cocincinus)        Hình 10: Rắn bồng Trung quốc - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 9 Rồng đất (Physignathus cocincinus) Hình 10: Rắn bồng Trung quốc (Trang 29)
Hình 14: Rắn lục cườm Hình 15: Thằn lằn bóng đuôi - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 14 Rắn lục cườm Hình 15: Thằn lằn bóng đuôi (Trang 30)
Hình 16: Thạch sùng đuôi sần Hình 17: Thằn lằn bóng hoa - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 16 Thạch sùng đuôi sần Hình 17: Thằn lằn bóng hoa (Trang 30)
Hình 12: Ô rô vảy (Acanthosaura lepidogaster) Hình 13: Kỳ đà hoa (Varanus salvator) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 12 Ô rô vảy (Acanthosaura lepidogaster) Hình 13: Kỳ đà hoa (Varanus salvator) (Trang 30)
Hình 12: Ô rô vảy (Acanthosaura lepidogaster) Hình 13: Kỳ đà hoa (Varanus salvator) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 12 Ô rô vảy (Acanthosaura lepidogaster) Hình 13: Kỳ đà hoa (Varanus salvator) (Trang 30)
Hình 20: Ngóe (Rana limnocharis) Hinh 21: Ếch cây mép trắng (Polypedates leucomystax)  - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 20 Ngóe (Rana limnocharis) Hinh 21: Ếch cây mép trắng (Polypedates leucomystax) (Trang 31)
Hình 22: Cóc nhà (Bufo melanostictus) Hình 23: Nhái bầu vân (Microhyla pulchra) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 22 Cóc nhà (Bufo melanostictus) Hình 23: Nhái bầu vân (Microhyla pulchra) (Trang 31)
Hình 18: Cạp nia nam (Bungarus candius) Hình 19: Ếch xanh (Rana livida) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 18 Cạp nia nam (Bungarus candius) Hình 19: Ếch xanh (Rana livida) (Trang 31)
Hình 20: Ngóe (Rana limnocharis)                   Hinh 21: Ếch cây mép trắng (Polypedates - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 20 Ngóe (Rana limnocharis) Hinh 21: Ếch cây mép trắng (Polypedates (Trang 31)
Hình 18: Cạp nia nam (Bungarus  candius)            Hình 19: Ếch xanh (Rana livida) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 18 Cạp nia nam (Bungarus candius) Hình 19: Ếch xanh (Rana livida) (Trang 31)
Hình 26: Ếch cây sp (Sp) Hình 27: Cóc nước sần (Ooeidozyga lima) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 26 Ếch cây sp (Sp) Hình 27: Cóc nước sần (Ooeidozyga lima) (Trang 32)
Hình 24: Cóc mày bên (Megophrys lateralis) Hình 25: Chẫu chuộc (Rana guentheri) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 24 Cóc mày bên (Megophrys lateralis) Hình 25: Chẫu chuộc (Rana guentheri) (Trang 32)
Hình 28: Nhái bầu hoa (Microhyla ornata) Hình 29: Ếch suối (Rana nigrovittata) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 28 Nhái bầu hoa (Microhyla ornata) Hình 29: Ếch suối (Rana nigrovittata) (Trang 32)
Hình 28: Nhái bầu hoa (Microhyla ornata)     Hình 29: Ếch suối (Rana nigrovittata) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 28 Nhái bầu hoa (Microhyla ornata) Hình 29: Ếch suối (Rana nigrovittata) (Trang 32)
Hình 24: Cóc mày bên (Megophrys lateralis)   Hình 25: Chẫu chuộc (Rana guentheri) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
Hình 24 Cóc mày bên (Megophrys lateralis) Hình 25: Chẫu chuộc (Rana guentheri) (Trang 32)
Từ bảng trên cho thấy, ở lớp Bò sát họ rắn nước có số loài lớn nhất (17 loài chiếm 29.82% tổng số loài Bò sát) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát
b ảng trên cho thấy, ở lớp Bò sát họ rắn nước có số loài lớn nhất (17 loài chiếm 29.82% tổng số loài Bò sát) (Trang 35)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w