Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát (Trang 52 - 55)

61 Trăn gấm Python reticulatus +

5.5.2.2. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cộng đồng

Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến mất rừng và suy giảm ĐDSH chính là do đời sống của người dân khó khăn. Nghèo đói đã buộc họ phải vào rừng khai thác các loại tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống. Hiện nay có 16 xã nằm trong vùng đệm của 3 huyện Con Cuông, Tương Dương và Anh Sơn có lực lượng lao động rất lớn nhưng cơ cấu các ngành nghề trong khu vực lại rất đơn điệu. Phần lớn là hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc và gia cầm. Một số ít người làm trong các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, dịch vụ. Từ năm 1997 đến nay, Dự án SFNC do cộng đồng Châu Âu tài trợ đã và đang thực hiện một số chương trình nhằm phát triển kinh tế xã hội thuộc các xã vùng đệm của VQG Pù Mát. Tuy nhiên, đời sống của người dân ở vùng đệm vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các bản dân tộc Đan Lai trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Do đó, để công tác bảo vệ rừng nói chung và bảo tồn được các loài Bò sát, Ếch nhái nói riêng cần có dự án riêng cho việc phát triển toàn diện vùng đệm tạo vành đai an toàn cho VQG Pù Mát với mục tiêu là nâng cao đời sống của nhân dân, sử dụng đất đai và tài nguyên một cách hợp lý và bền vững, phục hồi lại hệ sinh thái, tạo các điều kiện thuận lợi về kinh tế cho địa phương nhằm giảm áp lực vào VQG Pù Mát. Trước mắt cần thực hiện các giải pháp sau:

* Tái định cư dân tộc Đan Lai: Cần di chuyển số dân Đan Lai trong Khe Khặng ra ngoài vùng đệm càng sớm càng tốt để họ ổn định phát triển kinh tế và có điều kiện cho con, em họ được học hành.

* Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp: Cần chọn 1 mô hình/ 1 hộ/ thôn

để xây dựng mô hình điểm dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ kỹ thuật VQG Pù Mát.

* Xây dựng bếp lò cải tiến: Đề xuất xây dựng bếp lò cải tiến của chúng tôi nhằm tận dụng những sản phẩm phụ thu được từ sản xuất nông lâm nghiệp nhằm giảm sức ép khai thác củi từ VQG và từ rừng tự nhiên ở vùng đệm. Theo lý thuyết, bếp lò cải tiến tiết kiệm được 60% chất đốt.

* Cải tạo và nâng cấp hệ thống thuỷ lợi hiện có: Với hệ thống thuỷ lợi hiện có còn nghèo nàn, lạc hậu và thô sơ, với số đập hiện có thì chưa đảm bảo đủ lượng nước tưới cho diện tích gieo trồng và nước sinh hoạt cho người dân. Mặt khác diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa của vùng đệm tính bình quân đầu người rất ít và ngày càng giảm dần do tăng dân số và hạn hán. Nhiều mảnh đất trước đây có thể trồng lúa thì hiện tại trở nên khô cằn, một số nơi phải thay thế cây trồng khác, thậm chí một số nơi phải bỏ hoang. Do vậy, việc cải tạo, nâng cấp các hồ chứa nước và bê tông hoá các kênh mương để cung cấp nước cho trồng trọt và nước sinh hoạt của người dân là rất cần thiết. Trước mắt cần cải tạo và nâng cấp một số hồ đập lớn chứa nước như hồ Đông Quan tưới được 300ha, hồ Khe Chung, hồ Khe Mậy tưới được 180ha và một số trạm bơm điện như trạm Đò Rồng tưới được 148 ha, Trạm Thạch Sơn tưới được 82 ha.

* Cải tạo và nâng cấp hệ thống đường giao thông trong vùng đệm: Các tuyến đường sẽ được cải tạo và nâng cấp trong vùng đệm là từ quốc lộ 7 đi Cao Vều, đi Thác Kèm, đi Làng Yên, đi Khe Bu, đi Tùng Hương và đi Tam Hợp. Giao thông thuận lợi sẽ góp phần tăng giá trị hàng hoá của các sản phẩm nông lâm nghiệp thu được từ kinh tế vườn và chăn nuôi.

* Hạn chế gia tăng dân số: Sự gia tăng dân số với tốc đột nhanh là mối thách thức đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và với sự nghiệp bảo tồn ĐDSH ở VQG Pù Mát. Dân số tăng, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên tăng

và cuối cùng là tăng sự phụ thuộc của người dân vào tài nguyên rừng. Hạn chế sự gia tăng dân số là việc cần làm ngay và cần có sự phối hợp nhiều cơ quan ban ngành từ tỉnh xuống thôn bản. Các hoạt động cụ thể là:

- Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên cấp xã, thôn bản và các chương trình tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình.

- Xây dựng nội qui hương ước làng bản về sinh đẻ có kế hoạch.

* Sử dụng hợp lý các lâm sản ngoài gỗ: Nước ta chưa cho phép cộng đồng khai thác các lâm sản phụ trong khu bảo tồn. Lý do quan trọng dẫn đến việc chưa triển khai hoạt động này là do chưa thể quản lý được các hoạt động khai thác của người dân. Mặt khác, về phía người dân, nhận thức, trách nhiệm của họ đối với sự nghiệp bảo tồn chưa cao (nếu không nói là chưa có), ý thức và trách nhiệm thực thi pháp luật và công tác pháp chế còn yếu. Đã đến lúc chúng ta cần mạnh dạn thay đổi phương thức quản lý tài nguyên rừng. Giao cho cộng đồng hoặc từng đội (nhóm sở thích) tự quản lý tài nguyên của mình trên cơ sở các hợp đồng trách nhiệm và quyền lợi hưởng dụng tài nguyên đó. Hợp đồng cần xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm đối với việc quản lý nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ. Việc cho phép người dân khai thác bền vững các lâm sản ngoài gỗ trong VQG vừa chống lãng phí tài nguyên vừa góp phần nâng cao thu nhập của nhân dân trong và quanh VQG.

* Quy hoạch vùng chăn thả gia súc: Hiện tại, người dân vẫn chăn thả trâu, bò và dê trên rừng tự nhiên, gây ảnh hưởng tới sự tồn tại của các sinh vật rừng. Vì vậy việc quy hoạch một diện tích để chăn thả gia súc là việc làm cần thiết, vừa hạn chế tác động tiêu cực của gia súc trong diện rộng, vừa giúp người dân phát triển chăn nuôi.

PHẦN 6

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w