KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát (Trang 55 - 59)

61 Trăn gấm Python reticulatus +

KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

6.1. Kết luận

Từ thực tế nghiên cứu ở VQG Pù Mát chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Đã phát hiện được 89 loài Bò sát, Ếch nhái. Trong đó lớp Bò sát có 57 loài thuộc 15 họ, 2 bộ và lớp Ếch nhái có 32 loài thuộc 6 họ, 1 bộ. Trong đó 32 loài thu được mẫu vật, chiếm 36%, 35 loài quan sát được trực tiếp ngoài thực địa, chiếm 39.3%, 15 loài qua phỏng vấn, chiếm 16.9% và qua tài liệu được 84 loài, chiếm 94.4%. So với tài nguyên Bò sát, Ếch nhái cả nước thì khu vực nghiên cứu có mức độ đa dạng cao về số bộ, họ, loài.

2. Mật độ quần thể: cấp hiếm có 15 loài chiếm 42.86% tổng số loài bắt gặp. Đó là các loài như: Cóc mày bên, Rùa cổ sọc, Ô rô vẩy, Kì đà vân, Kì đà hoa, Rắn mống, Rắn sải thường, Rắn hoa cỏ nhỏ, Rắn sọc dưa, Rắn ráo Trâu, Rắn nước, Rắn bồng Trung Quốc, Rắn cạp nong, Rắn lục cườm, Rắn cạp nia nam.

Cấp ít gặp có 10 loài chiếm 28.57%. Đó là các loài như: Ếch đồng, Ếch xanh, Ềnh ương, Nhái bầu hoa, Nhái bầu bút lơ, Thằn lằn bóng hoa, Rồng đất, Rắn ráo thường, Rắn bồng chì, Rắn hổ mang thường.

Cấp trung bình có 3 loài chiếm 8.57%. Đó là các loài như: Ếch suối, Thằn lằn bóng đuôi dài, Cóc nước sần.

Cấp nhiều có 7 loài chiếm 20%. Đó là các loài như : Cóc nhà, Ngoé, Chẫu chuộc, Ếch cây mép trắng, Ếch cây sp, Thạch sùng đuôi sần, Nhái bầu vân.

3. Phân bố các loài theo sinh cảnh và đai cao có sự khác nhau:

Các dạng sinh cảnh khác nhau có những đặc trưng sinh thái khác nhau và quyết định sự phân bố của Bò sát, Ếch nhái cũng có sự khác nhau.

Ở sinh cảnh rừng thứ sinh sau khai thác: Chúng tôi thống kê được 16 loài, chiếm 45.71% tổng số loài điều tra. Trong đó có 6 loài Ếch nhái chiếm 37.5% và Bò sát 10 loài chiếm 62.5% số loài.

Ở sinh cảnh trảng cỏ cây bụi có xen cây gỗ rải rác: Chúng tôi thống kê được 10 loài, chiếm 28.57% tổng số loài điều tra. Trong đó có 6 loài Ếch nhái chiếm 60% và Bò sát 4 loài chiếm 40% số loài.

Ở sinh cảnh khe suối, thuỷ vực: Chúng tôi đã thống kê được 16 loài, chiếm 45.71% tổng số loài điều tra. Trong đó có 8 loài Ếch nhái chiếm 50% và Bò sát 8 loài chiếm 50% số loài.

Ở sinh cảnh nương rẫy làng bản: Chúng tôi đã thống kê được 14 loài, chiếm 40% tổng số loài điều tra. Trong đó có 7 loài Ếch nhái chiếm 50% và Bò sát 7 loài chiếm 50% số loài.

Ở sinh cảnh rừng giàu ít bị tác động: Chúng tôi đã thống kê được 8 loài, chiếm 22.86% tổng số loài điều tra. Trong đó có 5 loài Ếch nhái chiếm 62.5% và Bò sát 3 loài chiếm 37.5% số loài.

Các loài Bò sát, Ếch nhái sinh sống ở độ cao nhất định, chủ yếu là dưới 600m, càng lên cao số loài càng giảm.

4. Bò sát, Ếch nhái trong khu vực có giá trị về nhiều mặt:

Nhóm có giá trị thực phẩm 32 loài, chiếm 91.43% tổng số loài điều tra được. Trong đó có 12 loài Ếch nhái, chiếm 37.5% và 20 loài Bò sát, chiếm 62.5% số loài.

Nhóm có giá trị dược liệu 11 loài, chiếm 31.43% tổng số loài điều tra được. Trong đó có 1 loài Ếch nhái, chiếm 9.1% và 10 loài Bò sát, chiếm 90.9% số loài.

Nhóm có giá trị nguồn gen 8 loài, chiếm 22.86% tổng số loài điều tra được. Trong đó có 1 loài Ếch nhái, chiếm 12.5% và 7 loài Bò sát, chiếm 87.5% số loài.

Nhóm có giá trị bảo vệ môi trường 25 loài, chiếm 71.43% tổng số loài điều tra được. Trong đó có 12 loài Ếch nhái, chiếm 48% và 13 loài Bò sát, chiếm 52% số loài.

* Sách đỏ Việt Nam: Có 9 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Cấp V có 4 loài (Rồng đất, Kì đà vân, Kì đà hoa, Rắn ráo Trâu).

Cấp T có 5 loài (Ếch xanh, Ô rô vẩy, Rắn ráo thường, Rắn hổ mang thường, Rắn cạp nong).

* Nghị định 32/CP: Có 7 loài nằm trong nhóm IIB, chiếm 20% tổng số loài điều tra.

5. Tình hình tổ chức quản lý tài nguyên trong khu vực bước đầu đã đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên hiện tượng khai thác trái phép tài nguyên vẫn còn, cần có biện pháp quản lý tốt hơn nhằm phát triển bền vững các nguồn tài nguyên rừng.

6.2. Tồn tại

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng bản luận văn còn có một số tồn tại sau:

Do thời gian điều tra ngoại nghiệp ngắn, năng lực của bản thân có hạn, đợt điều tra tiến hành vào đầu mùa xuân nên thời tiết còn lạnh, mưa nhiều. Đặc biệt năm nay thời tiết lạnh kéo dài nên chưa điều tra được hết số loài có trong khu vực, chưa đánh giá đầy đủ các chỉ số phong phú.

Khu vực nghiên cứu rộng, địa hình phức tạp hơn nữa thời gian thực tập lại ngắn nên không lập được các tuyến điều tra đi hết khu vực.

Chưa tiến hành điều tra tỷ mỉ ở các dạng sinh cảnh và đai cao.

6.3. Kiến nghị

Trên cơ sở những tồn tại chúng tôi có một số kiến nghị sau: Cần nghiên cứu đề tài này vào các mùa khác trong năm.

Cần bố trí các tuyến điều tra trên tất cả các dạng sinh cảnh và đai cao, đặc biệt là các đai cao trên 800m.

Cần tăng cường thời gian thực tập nhiều hơn nữa để có thể tiến hành điều tra một cách toàn diện hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w