Nghiên cứu xác định thành phần loài Bò sát, ếch nhái, phân bố theo sinh cảnh, các mối đe dọa đến chúng được thực hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên (KBT) Ngọc Sơn – Ngổ Luông . Phương pháp phỏng vấn, điều tra theo tuyến được sử dụng để thu thập các số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu trong 5 dạng sinh cảnh chính. Kết quả điều tra ghi nhận được 49 loài Bò sát và 35 loài Ếch nhái, đặc biệt đã bổ sung thêm 2 loài mới cho KBT là Nhông emma (Calotes emma), và Zezo - cóc mày aereus (Leptolalax aereus). Sinh cảnh làng bản, đồng ruộng ghi nhận được nhiều loài nhất, tiếp đến lần lượt là các sinh cảnh đất nông nghiệp, đất trống núi đá; rừng tự nhiên trên núi đá; ao hồ, khe nước và sinh cảnh rừng tre nứa tự nhiên núi đá số loài ghi nhận là ít nhất. Giá trị bảo tồn khu hệ Bò sát, ếch nhái tại KBT là khá cao có 38 loài (chiếm 45,24% tổng số loài ghi nhận tại khu vực điều tra) cần được ưu tiên bảo tồn. Cụ thể, 15 loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam, 27 loài trong Danh lục đỏ thế giới, 10 loài trong Nghị định 32 ghi nhận và Công ước CTIES gồm 10 loài. Săn bắn và phá hủy sinh cảnh sống là hai mối đe dọa đến các loài điều tra. Bảo vệ sinh cảnh sống; Xây dựng các chương trình giám sát; Nghiên cứu khoa học và thu hút sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn là những giải pháp cần được ưu tiên cho công tác bảo tồn.
Trang 1hướng dẫn của thầy Đồng Thanh Hải
Trong quá trình thực hiện đề tài ngoài sự cố gắng của bản thân đề tài còn nhận được sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn, các thầy trong bộ môn động vật rừng trong khoa quản lý tài nguyên rừng, ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông, người dân xóm Khú xã Ngọc Sơn và xóm Đèn
xã Ngọc Lâu Nhân đây cho tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã giúp đỡ hoàn thiện được bài khóa luận này Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến thầy trực tiếp hướng dẫn tôi để hoàn thành bài khóa luận
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do kiến thức, cũng như kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn bài khóa luận sẽ không tránh khỏi những tồn tại và hạn chế Vì vậy, rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của thầy để bài khóa luận được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Thào A Tung
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MUC CÁC HÌNH ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Phân loại Bò sát, ếch nhái ở Việt Nam 3
1.2 Một số công trình nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái ở nước ta 4
1.3 Các công trình nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu 5
1.4 Đa dạng về thảm thực vật, hệ sinh thái tại khu vực nghiên cứu 6
1.5 Các phương pháp điều tra thành phần loài Bò sát, Ếch nhái ở nước ta 7
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 8
2.1 Điều kiện tự nhiên 8
2.1.1 Vị trí địa lí 8
2.1.2 Địa hình 8
2.1.3 Điều kiện khí hậu 8
2.1.4 Tình hình dân sinh, kinh tế xã hội 10
2.2 Thuận lợi, khó khăn 12
CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 14
Trang 33.1.1 Mục tiêu chung 14
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 14
3.2 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 14
3.3 Nội dung nghiên cứu 14
3.4 Công tác chuẩn bị và điều tra sơ thám 15
3.4.1 Công tác chuẩn bị 15
3.4.2 Điều tra sơ thám 15
3.5 Phương pháp nghiên cứu 15
3.5.1 Phương pháp phỏng vấn 15
3.5.2 Điều tra sự phân bố của Bò sát, Ếch nhái theo sinh cảnh 19
3.5.3 Các mối đe dọa đến khu hệ Bò sát, Ếch nhái 20
3 6 Phương pháp xử lý số liệu 20
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Thành phần loài Bò sát, Ếch nhái tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông 21 4.1.2 Đa dạng phân loại học 27
4.2 Phân bố Bò sát, Ếch nhái theo sinh cảnh 29
4.2.1 Sinh cảnh đất nông nghiệp, đất trống núi đá 31
4.2.2 Sinh cảnh rừng tự nhiên núi đá 32
4.2.3 Rừng tre nứa tự nhiên núi đá 33
4.2.4 Làng bản, đồng ruộng 34
4.2.5 Sinh cảnh ao hồ, khe nước, suối 35
4.3 Giá trị bảo tồn của các loài Bò sát, Ếch nhái trong KBT 34
4.4 Xác định và đánh giá các mối đe dọa đến khu hệ Bò sát, Ếch nhái 38
4.4.1 Các mối đe dọa 39
Trang 44.4.2 Đánh giá các mối đe dọa 43
4.5 Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên Bò sát, Ếch nhái tại KBT 44
4.5.1 Hiện trạng công tác quản lý rừng của KBT 44
4.5.2 Đề xuất giải pháp quản lý bảo tồn khu hệ Bò sát, Ếch nhái 46
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN , KHUYẾN NGHỊ 50
5.1 Kết luận 50
5.1.1 Thành phần loài Bò sát, Ếch nhái tại KBT 50
5.1.2 Phân bố Bò sát, Ếch nhái theo sinh cảnh 50
5.1.3 Tình trạng bảo tồn và các mối đe dọa đến khu hệ Bò sát, Ếch nhái tại KBT 50
5.2 Tồn tại 51
5.3 Khuyến nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài tiếng việt: “Đặc điểm khu hệ Bò sát, ếch nhái tại KBT tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông tỉnh Hòa Bình”
Tên đề tài tiếng anh: “Characteristics of Reptiles and Amphibians Fauna
in Ngoc Son- Ngo Luong Nature Reserve Hoa Binh Province”
KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ luông là KBT được thành lập theo Quyết định
số 2714/QĐ-UB, ngày 24 tháng 12 năm 2004 của UBND tỉnh Hoà Bình Đây
là một trong những KBT có hệ sinh thái đại diện điển hình cho rừng trên núi
đá vôi còn sót lại trên vùng đất thấp miền Bắc Việt Nam, được các nhà khoa học trong nước và quốc tế đánh giá là một trong khu vực có tính đa dạng sinh học cao trong đó có khu hệ Bò sát, Ếch nhái Tuy nhiên cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về khu hệ Bò sát, Ếch nhái Do vậy, việc nghiên cứu về đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái là cần thiết để xuất các giải pháp bảo tồn Mục tiêu của đề tài là: (1) Xác định thành phần loài; (2) Xác định được các mối đe dọa; (3) và đề xuất được các giải pháp cho công tác bảo tồn Bò sát, Ếch nhái
Để đạt được mục tiêu đề tài sử dụng 3 phương pháp điều tra: Phương pháp phỏng vấn người dân, điều tra theo tuyến, và phương pháp xử lý số liệu Kết quả nghiên cứu cho thấy:
(1) Khu vực nghiên cứu đã ghi nhận 85 loài thuộc 20 họ và 3 bộ trong đó
có 50 loài Bò sát, thuộc 15 họ, 2 bộ và 35 loài Ếch nhái, thuộc 5 họ, 1 bộ Trong số các loài ghi nhận được có 8 loài quan sát trực tiếp, 4 loài quan sát qua mẫu vật, 25 loài qua phỏng vấn và 34 loài qua tài liệu Đề tài cũng phát
hiện được 2 loài mới Nhông emma (Calotes emma), và Zezo - cóc mày aereus (Leptolalax aereus)
(2) Khu vực nghiên cứu có 5 dạng sinh cảnh chính Trong đó sinh cảnh làng bản, đồng ruộng ghi nhận được nhiều loài nhất Tiếp đến lần lượt là các sinh cảnh đất nông nghiệp, đất trống núi đá; rừng tự nhiên trên núi đá; ao hồ,
Trang 6khe nước, suối theo thứ tự ghi nhận giảm dần và sinh cảnh rừng tre nứa tự nhiên núi đá số loài ghi nhận là ít nhất
(3) Đã ghi nhận được tổng số 23 loài Bò sát, Ếch nhái quý hiếm trong
đó 10 loài trong Nghị định 32 (có 1 loài ở phụ lục IB, 9 loài trong phụ luc IIB); 15 loài ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam (2 loài ở cấp CR, ở cấp EN và
VU mỗi cấp đều có 6 loài); 6 loài được ghi nhận trong danh lục đỏ IUCN ( 3 loài ở cấp EN, ở các cấp VU, NT, DD mỗi cấp có 1 loài) ; 9 loài ở Công ước Cites ( 1 loài cấp I, 6 loài ở cấp II, và 2 loài ở cấp III)
(4) Có 2 mối đe đe dọa chính: Săn bắt động vật; Phá hủy sinh cảnh sống:
Lấn chiếm đất rừng làm đất nông nghiệp, khai thác gỗ, chăn thả gia súc tự do,
sử dụng chất bảo vệ thực vật trong đó khai thác gỗ ảnh hưởng lớn nhất đến khu hệ Bò sát, Ếch nhái
(5) Đề xuất 5 giải pháp quản lý khu hệ Bò sát, Ếch nhái tại KBT: Bảo vệ loài và sinh cảnh; Nâng cao năng lực cho cán bộ kiểm lâm; Xác định rõ ranh giới KBT, xây dựng các trạm, bảng nội quy, tuyến đường tuần tra rừng; Hoạt động nghiên cứu khoa học; Thu hút vốn đầu tư
Như vậy, KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông là một trong những KBT có tính đa dạng sinh học cao của vùng Tây Bắc cũng như của Việt Nam Tại KBT có nhiều loài nguy cấp quý hiếm, đang bị đe dọa cao trước mắt cần ưu tiên bảo tồn các loài: Trăn đất (Python molurus); Rắn Hổ Chúa ( Ophiophagus hannah); Rồng Đất (Physignathu cocincinus )… Khu bảo tồn cần thực hiện tốt
các giải pháp đề tài đã đề xuất để nhằm giảm thiểu các tác động đến khu hệ
Bò sát, Ếch nhái
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng tổng kết phân loại Bò sát, Ếch nhái theo thời gian 4
Bảng 2.1 Biểu tổng hợp số lượng ao, hồ trong khu Bảo tồn 9
Bảng 3.1 Phiếu điều tra Bò sát, ếch nhái của người dân, thợ săn 17
Bảng 3.2 Phiếu điều tra Bò sát, ếch nhái theo tuyến 18
Bảng 3.3 Phiếu điều tra theo sinh cảnh 19
Bảng3.4 Phân bố Bò sát, Ếch nhái theo sinh cảnh 19
Bảng 3.5 Phiếu ghi chép tác động của người dân 20
Bảng 3.6 Phiếu tổng hợp loài Bò sát, Ếch nhái quí hiếm 20
Bảng 4.1 Danh lục Bò sát ở KBTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông 21
Bảng 4.2 Danh lục Ếch nhái ở KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông 23
Bảng 4.3 So sánh Bò sát, Ếch nhái với các khu vực nghiên cứu và các khu vực lân cận 28
Bảng 4.4 Phân bố của Bò sát, Ếch nhái theo sinh cảnh 30
Bảng 4.5 Các loài Bò sát, Ếch nhái nguy cấp, quý hiếm ở KBT 36
Bảng 4.7 Tổng hợp các mối đe dọa đến khu hệ Bò sát, Ếch nhái 44
Bảng 4.7 Trình độ học vấn của KBT 45
Bảng 4.8 Hệ thống đường tuần tra rừng của KBT 45
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1 Số loài ghi nhận qua các nguồn tài liệu 25
Hình 4.2 Nhông Emma 26
Hình 4.3 Zezo - cóc mày aereus 26
Hình 4.4 Đa dạng loài Bò sát theo các họ 27
Hình 4.5 Đa dạng loài Ếch nhái theo các họ 28
Hình 4.6 So sánh đa dạng loài Bò sát, Ếch nhái với các khu vực lân cận 29
Hình 4.7 Sinh cảnh đất nông nghiệp 31
Hình 4.8 Sinh cảnh rừng tự nhiên núi đá 32
Hình 4.9 Sinh cảnh tre nứa tự nhiên 33
Hình 4.10 Sinh cảnh làng bản, đồng ruộng 34
Hình 4.11 Sinh cảnh ao hồ, khe nước, suối 35
Hình 4.12 Bản đồ tuyến điều tra kết hợp với các mối đe dọa 38
Hình 4.13 Lấm chiến đất rừng làm đất nông nghiệp 40
Hình 4.14 Khai thác gỗ 41
Hình 4.15 Chăn thả gia súc tự do 42
Hình 4.15 Sơ đồ tổ chức bộ máy KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông 44
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều Địa hình 3/ 4 là đồi núi, hệ thống sông ngòi dày đặc nên có tính đa dạng sinh học cao cả về thực vật và động vật trong đó có khu hệ Bò sát, Ếch nhái
Điều kiện tự nhiên của Việt Nam như địa hình, các tiểu vùng khí hậu
và sinh cảnh tự nhiên phù hợp với đời sống của các loài Bò sát và Ếch nhái là yếu tố quyết định tạo nên sự đa dạng về thành phần loài Theo thống kê, nước
ta có 369 loài Bò sát thuộc 24 họ 3 bộ và 176 loài Ếch nhái thuộc 10 họ 3 bộ (Nguyễn Quang Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường, 2008) Khu hệ
Bò sát, Ếch nhái phân bố khác các vùng trong cả nước nhiều nhất là khu vực
có có nhiều sông suối, hệ thống rừng đặc dụng ít bị tác động
Môi trường sống của Bò sát, Ếch nhái rất đa dạng, đa số các loài Bò sát, Ếch nhái thường ưa ẩm phân bố ở sinh cảnh ao, hồ, sông suối đầm lầy
như (Ếch đồng – Ranna rugulosa) , và ngược lại nhiều loài cói thể khô nóng như (Tắc kè Gecko geck)…và nhiều loài phân bố nơi vách đá, trảng cỏ Bò
sát, Ếch nhái phân bố phụ thuộc vào đặc điểm cấu tạo của cơ thể khả năng thích nghi,tập tính kiếm ăn của từng loài
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tài nguyên Bò sát, Ếch nhái đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích chính điều này đã dẫn tới nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn – Ngổ Luông nằm ở dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình là một trong những hệ sinh thái đại diện điển hình rừng trên núi đá vôi có diện tích rộng lớn còn sót lại trên vùng đất thấp miền Bắc Việt Nam, được các nhà khoa học trong nước và quốc tế đánh giá là một trong khu vực có tính đa dạng sinh học cao trong đó có khu hệ
Bò sát, Ếch nhái Tại đây ghi nhận 48 loài bò sát thuộc 15 họ 2 bộ, 34 loài lưỡng cư thuộc 5 họ 1bộ Vì vậy khu vực này có ý nghĩa quan trọng cho bảo tồn tài nguyên động vật
Trang 11Tuy nhiên, công tác bảo tồn ở đây vẫn đang gặp nhiều khó khăn và thách thức, nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng tài nguyên tăng cao Ngoài ra, nhận thức của người dân thấp và năng lực quản lý của các cơ quan chức năng còn hạn chế, cộng với các giải pháp bảo tồn chưa cụ thể, chưa sâu sát nên hiệu quả chưa cao làm cho tài nguyên tại khu vực ngày càng suy giảm thậm chí một số loài có nguy cơ biến mất
Bên cạnh đó, KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ luông là KBT mới được thành lập theo Quyết định số 2714/QĐ-UB, ngày 24 tháng 12 năm 2004 của UBND tỉnh Hoà Bình Tuy nhiên, đến năm 2006 mới đi vào hoạt động chính thức Hiện nay theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng
cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, diện tích KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông là 15890,63 ha
Do vậy, để đánh giá hiện trạng và quản lý tài nguyên khu hệ Bò sát, nhái Ếch làm cơ sở đề xuất một số giải pháp bảo tồn, tôi thực hiện đề tài:
“ Đặc điểm khu hệ Bò sát, ếch nhái tại KBT tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông tỉnh Hòa Bình" nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về
khu hệ hiện tại cũng như các mối đe dọa đến tài nguyên Bò sát, Ếch nhái phục
vụ cho công tác quản lý bảo tồn tại khu vực nghiên cứu
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Phân loại Bò sát, ếch nhái ở Việt Nam
Có nhiều quan điểm khác nhau trong việc phân loại Bò sát, ếch nhái ở nước ta Trước đây, chủ yếu dựa vào sự khác nhau về hình thái bên ngoài như: Sự khác nhau về đầu mõm, chân, đuôi, môi trường sống… Chẳng hạn, những loài sống dưới nước thường có đuôi, hoặc chân có màng bơi (họ cá cóc), những loài sống chui thường không có chân (họ Ếch giun), các loài sống
ở cây thường có ngón chân rộng thành đĩa bám (họ Ếch cây)
Theo Nguyễn Quang Sáng, Hồ Thu Cúc (1996) thống kê được ở 258 loài Bò sát, và 82 loài Ếch Nhái Đến năm (2005) Nguyễn Quang Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường phát hiện 296 loài Bò sát, 162 loài Ếch nhái Đây là kết quả của các nghiên cứu được thực hiện ở nhiều nơi trên khắc
cả nước nhất là ở vùng núi vùng sâu vùng xa Sau đó đến năm 2008 các tác giả trên đã công bố và tổng hợp được 369 loài Bò sát và 176 loài Ếch nhái
Nguyễn Quảng Trường, Phùng Mỹ Trung (2013) phát hiện 5 loài ếch nhái và 10 loài bò sát mới cho khoa học (phụ lục 01), được các nhà nghiên cứu công bố dựa trên các tư liệu khoa học thu thập được trong các chuyến khảo sát ở Việt Nam hay tham khảo mẫu vật đang lưu giữ ở các bảo tàng động vật Loài mới được phát hiện ngay trong vườn nhà ở vùng đồng bằng hay trong các khu rừng nhiệt đới ở vùng núi cao Các công trình công bố về những phát hiện mới liên tục được xuất bản chứng tỏ hiệu quả hợp tác trong nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực khám phá đa dạng sinh học ở các nước nhiệt đới, nơi có tiềm năng đa dạng sinh học rất cao nhưng cũng đang chịu nhiều áp lực do tác động tiêu cực của quá trình phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu
Qua đây cho thấy Bò sát, Ếch nhái ở nước ta được nhiều tác giả quan tâm Các loài phát hiện không ngừng tăng lên theo thời gian, các công trình khám phá không chỉ khẳng định tiềm năng đa dạng sinh học cao của Việt
Trang 13Nam mà còn chứng minh nỗ lực nghiên cứu, hợp tác có hiệu quả của các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài
Bảng 1.1 Bảng tổng kết phân loại Bò sát, Ếch nhái theo thời gian
Qua bảng trên ta thấy thành phần loài phát hiện càng tăng theo các năm
là do kinh tế đất nước ngày một ổn định từ đó thành lập các KBT hoặc vườn quốc gia để điều tra, giám sát và bảo tồn nguồn tài nguyên Thành phần loài tăng tuy nhiên về số lượng loài có thể giảm do vậy cần tiến hành các nghiên cứu để bảo tồn các loài nguy cấp quý hiếm
1.2 Một số công trình nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái ở nước ta
Nghiên cứu về khu hệ Bò sát, Ếch nhái ở nước ta từ cuối thế kỷ XIX, các nghiên cứu mới được tiến hành cụ thể và đã thu được nhiều kết quả:
+Thời kỳ đầu (những năm trước 1945) các công trình nghiên cứu phần lớn do người nước ngoài thực hiện: Morice (1875) về khu hệ động vật vùng Đông Dương thuộc Pháp; Anderson (1878) mô tả một số loài ếch nhái, bò sát ở Bắc Bộ; Tiran (1885 – 1943) về thành phần loài ếch nhái, bò sát ở Nam
2008 3 24 369 3 10 176
Nguyễn Quang Sáng,
Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường
2013 3 24 379 3 10 181 Nguyễn Quảng Trường và
Phùng Mỹ Trung
Trang 14Bộ và Campuchia Ngoài ra còn có các tác giả như Bonlengen (1920); Smith theo nghiên cứu của Bonvret (1934 – 1943) đã thống kê và mô tả 177 loài thằn lằn, 245 loài rắn, 44 loài rùa, 171 loài ếch nhái ở một số vùng của Việt Nam và các nước Đông Dương khác
+ Từ sau năm 1945: Những nghiên cứu về khu hệ Bò Sát, Ếch nhái mới được tiến hành ở miền Bắc Mở đầu bằng khảo sát của Đào Văn Tiến và cộng
sự tiến hành ở khu vực Vĩnh Linh (Quảng Trị) (1965) thống kê được 12 loài
Bò sát, Ếch nhái Tiếp đó là công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu của các trường đại học tổng hợp Hà Nội (1961) do Đào Văn Tiến; đại học sư phạm
Hà Nội (1960 - 1962) do Trần Văn Kiên, phòng động vật viện khoa học Việt Nam, trong đó có các nghiên cứu của các nhà khoa học như: Võ Quý (1961), Trần Ngọc Tuấn (1965), Đỗ Tước (1969), Nguyễn Văn Sáng (1967),
+ Sau khi đất nước thống nhất các công trình nghiên cứu được tiến hành trên diện rộng Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu phân loại mà còn
mở rộng sang lĩnh vực sinh thái và chăn nuôi ứng dụng
+ Năm 1981, Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã tổng hợp
và thống kê được ở miền Bắc có 159 loài bò sát thuộc 2 bộ 19 họ, 69 loài ếch nhái thuộc 3 bộ 9 họ
+ Năm 1996 Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc công bố danh lục Bò sát, Ếch nhái ở Việt Nam gồm 256 loài Bò sát, 82 loài Ếch nhái
+ Nguyễn Văn Sáng và cộng sự (1995, 2000, 2002) nghiên cứu thành phần loài ếch nhái, bò sát ở Tam Đảo, Ba Vì, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, vườn quốc gia Cát Tiên, Bắc Giang,
1.3 Các công trình nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu
+ Năm 2003 phân viện điều tra quy hoạch rừng (FIPI) tây bắc đã tiến
hành về một cuộc khảo sát khu hệ động vật có xương sống tại KBTTT Ngọc Sơn – Ngổ Luông tập trung chủ yếu vào thú, chim, bò sát, lưỡng cư vẫn chưa
có cuộc khảo sát nào về cá được thực hiện Kết quả ghi nhận được 296 loài có
Trang 1568 thú, 178 loài chim, 31 loài bò sát và 18 loài lưỡng cư tại KBT (Đỗ Tước, Dương Anh Tuấn, 2003)
+ Theo nghiên cứu của Lê Trọng Đạt, Đỗ Quang Huy, Lê Thiện Đức, Lưu Quang Vinh, Lương Văn Hào (2008) về Báo cáo khảo sát động vật có xương sống tại Khu BTTN Ngọc Sơn-Ngổ Luông ghi nhận 48 loài Bò sát, thuộc 15 họ, 2 bộ; 34 loài ếch nhái, thuộc 5 họ,1 bộ
+ Theo Lê Đình Biên (2010), nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát tại khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông, Hòa Bình ghi nhận được 48 loài, thuộc 15 họ, 2 bộ Luận văn tốt nghiệp, trường đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội
1.4 Đa dạng về thảm thực vật, hệ sinh thái tại khu vực nghiên cứu
Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành (thông tư
- Rừng sau khai thác: là rừng đã qua khai thác gỗ hoặc các loại lâm sản khác
2 Rừng trồng: là rừng được hình thành do con người trồng, bao gồm: a) Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng;
b) Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có;
c) Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác
Theo thời gian sinh trưởng, rừng trồng được phân theo cấp tuổi, tùy từng loại cây trồng, khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau
Trang 161.5 Các phương pháp điều tra thành phần loài Bò sát, Ếch nhái ở nước ta
Các công trình nghiên cứu trước đây thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Thu thập số liệu thứ cấp, thu thập mẫu vật, quan sát kết hợp chụp ảnh, phỏng vấn người dân, định tên khoa học các loài Các phương pháp trên thường được sử dụng rộng rãi vì phù hợp với thực địa điều tra Bò sát, Ếch nhái Các nghiên cứu trước đây thường trình bày phương pháp nghiên cứu chưa thật sự rõ ràng tuy nhiên trong những năm gần đây các nghiên cứu
đã trình bày tương đối rõ ràng phương pháp nghiên cứu, câu hỏi sử dụng trong phỏng vấn sử dụng với nội dung phong phú, thực hiện ở nhiều đối tượng ở các lứa tuổi khác nhau Tuy nhiên hầu như không có hoặc rất ít các câu hỏi sử dụng hình ảnh trong phỏng vấn, việc sử dụng hình ảnh sẽ tăng tính chính xác khi phỏng vấn
Để phục vụ cho công tác điều tra đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông tôi sử dụng phương pháp phổ biến hiện nay
là điều tra theo tuyến và phỏng vấn người dân (có danh lục kèm ảnh màu)
Trang 17CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lí
Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông có tọa độ địa lý:
+ Vĩ độ Bắc: Từ 20021’ - 22036’ + Kinh độ Đông Từ 105009’ - 105013’
- Phía Bắc: Giáp với xã Pù Pin, Noong Luông huyện Mai Châu
- Phía Tây Nam: Giáp với các xã Lũng Cao, Cổ Lũng, Hạ Trung, Lương Nội, huyện Bá Thước và các xã Thạch Tượng, Thạch Lâm huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá
- Phía Đông Bắc: giáp với các xã Lũng Vân, Quyết Chiến, Do Nhân,
Lỗ Sơn, Gia Mô huyện Tân Lạc và các xã Phú Lương, Chí Đạo, Định Cư, Hương Nhượng huyện Lạc Sơn và Vườn Quốc gia Cúc Phương
2.1.2 Địa hình
Hai huyện Lạc Sơn và Tân Lạc là huyện miền núi có địa hình hiểm trở, phức tạp bị chia cắt bởi các dãy núi cao (đầu dãy Trường Sơn), thấp dần từ Tây bắc xuống Đông nam, độ dốc lớn (300 - 450), 7 xã vùng dự án thuộc vùng cao, là các xã vùng 3 (xã đặc biệt khó khăn), có độ cao trung bình 300 - 1.000
m, nơi cao nhất 1.200 m, cách thành phố Hoà Bình 80 km, cách Thủ đô Hà Nội 150 km
2.1.3 Điều kiện khí hậu
2.1.3.1 Khí hậu
Khu bảo tồn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa Có 2 mùa rõ rệt:
- Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.800 - 2.500 mm, năm thấp nhất 1.250 mm
Trang 18+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa bình quân 1.500 mm, chiếm 84% lượng mưa cả năm
+ Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa bình quân 150mm, chiếm 16% lượng mưa cả năm
- Nhiệt độ không khí bình quân từ 220C - 240C, tháng 6 nóng nhất Nhiệt độ cao tuyệt đối 390C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối từ 30C - 50C vào tháng 12 và tháng 1 năm sau
- Độ ẩm không khí trung bình 82%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 75 - 86%, thấp nhất vào tháng 4, 5 Các tháng khô có sương mù nên
độ ẩn không khí khí khá cao
- Về gió: Hướng gió chủ yếu là hướng gió Đông Bắc tập trung vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau các tháng còn lại là gió Nam, gió Tây Nam thường xuyên xuất hiện vào tháng 6, 7 khô nóng, ít ảnh hưởng của bão Sương muối thường xuất hiện vào tháng 12, tháng 1 năm sau và có ảnh hưởng đến con người, cây trồng, vật nuôi
Nam Sơn 07 02 13 Xóm: Xôm, Chiến, Dồ, Tớn, Trong Ngổ Luông 01 01 02 Luông Trên, Chẳm I, II
Ngọc Lâu 22 01 03 Chiềng I, II, Đèn, Hầu III
Rì, Sát Thượng
Trang 192.1.4 Tình hình dân sinh, kinh tế xã hội
2.1.4.1 Dân số, dân tộc và lao động
2.1.4.1.1 Dân số
Dân cư sống trong 7 xã với tổng số 2.568 hộ, 13.409 nhân khẩu, số lao động là: 5792
Trong đó:
Huyện Tân Lạc có 1092 hộ 5320 nhân khẩu, số lao động là 1877
Huyện Lạc Sơn có 1476 hộ 8179 nhân khẩu, số lao động là 3915
2.1.4.1.2 Dân tộc
Trong 7 xã của khu Bảo tồn là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mường chiếm 98% Họ có tập quán cánh tác lúa nước, làm nương rẫy và chăn nuôi Nhiều công trình thuỷ lợi được được nhân dân tự tạo để cung cấp nước cho sản xuất và đời sống
2.1.4.1.3 Lao động
Bình quân mỗi hộ có 5 người, mật độ dân số trung bình 57 người/km2 Tổng số lao động là 5792 chiếm 43,2% tổng số dân
2.1.4.2 Tình hình sản xuất, đời sống, thu nhập
2.1.4.2.1 Sản xuất nông nghiệp
Là nghề chính của nhân dân trong vùng Lúa và hoa mầu( ngô, sắn…) vẫn là cây trồng chủ yếu Năng suất cây trồng không cao do trình độ thâm canh còn hạn chế nên các xã thuộc khu bảo tồn đều thuộc diện đặc biệt khó khăn
Trang 20Cụ thể xã Ngổ Luông chiếm 47,1%, xã Bắc Sơn chiếm 47,2%, xã Nam Sơn chiếm 40,5%
4 xã Huyện Lạc Sơn có 1.476 hộ tỉ lệ nghèo chiếm 42,2%
Cụ thể xã Tự Do chiếm 46,7%, xã Ngọc Sơn chiếm 43%, xã Ngọc Lâu chiếm 43,5%, xã Tân Mỹ chiếm 40,8%
Thu nhập lương thực bình quân các xã như sau:
+ Huyện Tân Lạc: 476kg/người/năm
+ Huyện Lạc Sơn: 450kg/người/năm
2.1.4.3 Cơ sở hạ tầng hiện có
2.1.4.3.1 Về giao thông
Tất cả các xã trong khu bảo tồn đều là các xã trong vùng đặc biệt khó khăn, tuy đã có đường giao thông đến trung tâm xã nhưng chất lượng đường rất xấu, việc đi lại giữa các xã và khu vực rất khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa Rất nhiều xóm chỉ có thể đến trung tâm xã bằng đường đi bộ
2.1.4.3.2 Về thuỷ lợi
Các xã nằm trong vùng núi đá vôi nên nguồn nước rất thiếu Tuy đều
đã có hệ thống thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp nhưng chất lượng các công trình đang bị xuống cấp Việc đấu tư cho thuỷ lợi, xây dựng thêm hồ chứa nước là những đòi hỏi cấp bách tạo điều kiện thâm canh, tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng
2.1.4.3.3 Về y tế
Mỗi xã đều có một trạm y tế tại trung tâm xã, ở các thôn bản có y tế thôn bản Trạm y tế là nhà cấp IV, phòng khám và giường bệnh chưa đủ tiêu chuẩn Trang thiết bị, thuốc chữa bệnh thiếu, trình độ cán bộ y tế chưa cao
Trang 212.1.4.3.4 Về Giáo dục
Hệ thống giáo dục ở các xã đã có từ mầm non đến trung học cơ sở Tỷ
lệ trẻ em đến trường đạt 94,5% Tuy nhiên cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục còn thấp Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở chỉ một số ít học sinh con các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả mới được gửi xuống thị trấn học tiếp trung học phổ thông
Tỉnh Uỷ có Nghị quyết về phát triển kinh tế lâm nghiệp
Tiềm năng đất đai, lao động còn nhiều, khí hậu, thời tiết phù hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi
Có các dự án trong nước và nước ngoài đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế
xã hội thông quan khu BTTN Ngọc Sơn-Ngổ Luông
b Khó khăn
Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn Diện tích đất lâm nghiệp, nhiều nhưng không có vốn đầu tư để phát triển nghề rừng, thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp Diện tích đất trồng cây công nghiệp, cây nông nghiệp quá ít không tự cân đối lương thực và nhu cầu chi tiêu phục vụ cuộc sống hàng ngày
Về văn hoá xã hội:
+ Các xã đều rất xa trung tâm huyện, bản sắc dân tộc Mường được giữ gìn, trình độ dân trí chưa cao Số người mù chữ còn nhiều Số trẻ em trong độ tuổi đi học nhưng không đến lớp còn cao ( huyện Tân Lạc: 109 em, chiếm
Trang 220,7%; huyện Lạc Sơn 620 em chiếm 2% Số em theo học các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chiếm từ 5 đến 10%
+ Số người mắc bệnh biếu cổ, sốt rét còn cao, số người chưa được sử dụng nước sạch còn chiếm tỷ lệ lớn Cụ thể là:
* Số người mắc bệnh biếu cổ: 586 người( huyện Tân Lạc: 386 người chiếm 0,5% dân số; huyện Lạc Sơn: 200 người chiếm 1,5% dân số)
* Số người mắc bệnh sốt rét: 2710 người (huyện Tân Lạc 2320 người chiếm 3% dân số, huyện Lạc Sơn: 390 người chiếm 3% dân số)
* Số người chưa được dùng nước sạch hợp vệ sinh: 23.326 hộ (huyện Tân Lạc: 8.814 hộ chiếm 55% số hộ, huyện Lạc Sơn: 14.512 hộ chiếm 59%
số hộ)
Về cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng:
Còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, một số công trình đã xuống cấp cần được tu sửa
Trang 23CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1 Mục tiêu chung
Xây dựng cơ sở dữ liệu về khu hệ Bò sát, Ếch nhái và góp phần vào công tác bảo tồn Bò sát, Ếch nhái nói riêng và đa dạng sinh học nói chung tại khu vực nghiên cứu
3.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định thành phần loài Bò sát, Ếch nhái tại khu vực nghiên cứu
- Xác định được các mối đe dọa đến Bò sát, Ếch nhái tại khu vực nghiên cứu
- Đề xuất được các giải pháp cho công tác bảo tồn Bò sát, Ếch nhái tại khu vực nghiên cứu
3.2 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng:
+ Các loài Bò sát, Ếch nhái tại khu vực nghiên cứu
+ Cộng đồng dân cư tại khu vực nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Xã Ngọc Lâu, xã Ngọc Sơn
- Thời gian nghiên cứu: 01/ 02/ 2015 – /10/04/ 2015
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thành phần loài Bò sát, Ếch nhái tại khu vực nghiên cứu
- Nghiên cứu sự phân bố của các loài theo sinh cảnh sống
- Đánh giá các mối đe dọa tới khu hệ Bò sát, Ếch nhái tại khu vực điều tra
- Nghiên cứu đề xuất được một số giải pháp cho công tác bảo tồn Bò sát, Ếch nhái tại khu vực nghiên cứu
Trang 243.4 Công tác chuẩn bị và điều tra sơ thám
3.4.1 Công tác chuẩn bị
Thu thập tất cả các tài liệu có liên quan tới đề tài như:
+ Một số tài liệu nghiên cứu về Lưỡng cư ở Việt Nam
+ Điều kiện tự nhiên và xã hội ở KBT
+ Tổng hợp và nghiên cứu tất cả các tài liệu có liên quan đến
khóa luận
- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết chuẩn bị cho điều tra (Phụ lục 02)
- Chuẩn bị bản đồ khu vực nghiên cứu
Tiến hành sưu tầm các bài báo khoa học, công trình nghiên cứu về khu
hệ Bò sát, Ếch nhái tại ở Việt Nam cũng như tỉnh Hòa Bình và khu vực nghiên cứu Trên cơ sở các tài liệu hiện có, tiến hành đọc, phân tích, chọn lọc
và kế thừa các tài liệu liên quan đến các nội dung nghiên cứu về danh sách các loài động vật được ghi nhận trong các đợt điều tra, tình hình khai thác và
sử dụng tài nguyên của cộng đồng địa phương, các định hướng và quy hoạch của khu vực làm căn cứ cho các đề xuất quản lý và bảo tồn tài nguyên của khu vực
3.4.2 Điều tra sơ thám
Tiến hành đi thực địa xác định khu vực nghiên cứu trên bản đồ, sau đó phỏng vấn người dân để có những hiểu biết khái quát nhất về khu vực nghiên cứu: Phân bố tài nguyên, dạng sinh cảnh, để từ đó xác định kết hợp với bản đồ lập tuyến điều tra
3.5 Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: phỏng vấn được thực hiện trước và trong quá trình điều tra thực địa nhằm làm rõ thông tin liên quan đến quần thể Bò sát, Ếch nhái cũng như các tác động của người dân đến khu hệ tại khu vực điều tra Tuy nhiên
Trang 25phỏng vấn chỉ mang tính chất tham khảo còn quan trọng nhất vẫn là điều tra theo tuyến
- Đối tượng:
+ Cán bộ kỹ thuật, kểm lâm, cán bộ xã: Trao đổi và nhờ họ cung cấp các thông tin như: Đặc điểm khu vực nghiên cứu, Các công trình đã nghiên cứu, thành phần loài, mùa thời gian bắt gặp và các mối đe dọa đến Bò sát, Ếch nhái tại khu vực nghiên cứu
+ Thợ săn và người dân địa phương: Đây là những thành phần hay đi rừng nên sẽ biết rõ nơi bắt gặp các loài Do vậy, tôi tiến hành phát tối thiểu là
30 phiếu cho 30 người chia điều ở 3 lứa tuổi ( 20 -30 tuổi, 31 – 50 tuổi, trên
50 tuổi) Câu hỏi phỏng vấn tập trung vào thành phần loài, địa điểm và thời gian bắt gặp, tình hình bảo vệ, mục đích sử dụng và các mối đe dọa Bò sát, Ếch nhái Bộ câu hỏi phỏng vấn ở và danh sách những người được phỏng vấn trình bày tai phụ lục 03 và 04 Để đảm bảo tính chính xác cao tôi sử dụng danh lục kèm theo hình ảnh màu để tránh nhầm giữa các loài động vật
Sau khi phỏng vấn tiến hành tổng hợp lại kết quả ở các từng nhóm tuổi Phỏng vấn kết hợp với thu thập và quan sát các mẫu vật (Da, xương, mẫu vật trong các bình ngâm rượu…) còn lưu trữ trong các hộ gia đình tiến hành chụp ảnh lại, những bộ ảnh này sẽ giúp cho việc xác định các loài trong điều tra thực địa dễ dàng hơn
Những lưu ý trong phỏng vấn: Nguyên tắc nhất quán trong phỏng vấn là tôn trọng ý kiến của người dân không được phản bác hoặc tỏ thái độ không hài lòng, không mặc đồng phục kiểm lâm, vấn đề đặt ra phải rõ ràng để tránh người dân nghĩ mình đến điều tra, chất vấn
Trang 26Bảng 3.1 Phiếu điều tra Bò sát, ếch nhái của người dân, thợ săn
Tên thợ săn/người dân ……… …… …… Tuổi…………
Dân tộc ……… Ngày điều tra………
Phiếu số……… Địa điểm………
STT Tên phổ
thông
Tên địa phương
Số lượng
Sinh cảnh
Địa điểm bắt gặp
Giá Trị
Sử dụng
Ghi chú
Điều tra theo tuyến.
- Mục đích: Để xác định thành phần loài, các mối đe dọa trực tiếp đến
Bò sát, Ếch nhái
- Nguyên tắc lập tuyến điều tra:
+ Qua quá trình sơ thám lập các tuyến điều tra theo sinh cảnh, địa hình, thực vật và ý kiến của người dân
+ Tuyến điều tra ưu tiên những nơi dễ đi lại như: Đường mòn của
người dân, gần các khe suối hoặc các khe khu vực đó có độ ẩm cao
+ Thành lập 4 tuyến và chiều dài mỗi tuyến phụ thuộc vào dạng sinh
cảnh và địa hình, nơi có địa hình phức tạp khó đi lại tuyến điều tra thường sẽ ngắn hơn so với nói có địa hình dễ đi lại Bản đồ tuyến điều tra được thể hiện trong hình 4.12
- Tiến hành điều tra:
+ Bắt đầu xuât phát từ điểm đầu được đánh dấu trên bản đồ, trong quá trình di chuyển quan sát 2 bên tuyến, mỗi bên quan sát khoảng 3-5 m
+ Trong quá trình di chuyển phải đi lại nhẹ nhàng, chú ý quan sát
+ Khi phát hiện con vật tiến hành dùng vợt, gậy hoặc tay bắt ( tùy loài) Những con vật định loại được thì định loại ngay còn không định loại được thì thu về định loại bằng khóa định loại của Đào Văn Tiến ( 1981) Con vật bắt
Trang 27về dùng chỉ buộc vào chân có gắn 1 miến kim loại đã đục lỗ đánh dấu ( bằng
vỏ bia) rồi cho vào túi đựng Trong quá trình di chuyển nếu gặp nhiều mẫu giống nhau chỉ bắt 1 mẫu và đánh dấu số lượng bắt gặp
+ Thời gian điều tra buổi sáng từ 7h 30 -11h, buổi chiều từ 14h – 17h, buổi tối 19h – 21h dùng đèn pin để soi
+ Số lượng tuyến điều tra phụ thuộc vào dạng địa hình và sinh cảnh, mẫu quan sát bắt gặp được ghi vào biểu sau:
Bảng 3.2 Phiếu điều tra Bò sát, ếch nhái theo tuyến
Người điều tra……… ….Ngày điều tra……… Tuyến điều tra………Lần điều tra ……… Điểm xuất phát……… Điểm kết thúc……… Chiều dài tuyến……… thời tiết………
STT Tên Phổ
thông
Tên địa phương
Số lượng
Sinh cảnh
Giá trị
sử dụng
Ghi chú
- Bảo quản mẫu thu được trên thực địa
+ Các loài Bò Sát, Ếch nhái thu được cho vào túi vải buộc chặt miệng, không đựng quá nhiều mẫu vào một túi nhất là những mẫu có kích thước khác nhau
+ Sau lần khảo sát về làm chết bằng cồn 900 Đối với cá thể có kích thước lớn tiến hành mổ bụng lấy nội tạng và sau đó rửa sạch bằng cồn
+ Định loại loài: Tiến hành đo các chỉ số chiều dài thân, chiều dài đuôi, chiều rộng thân, rộng đầu, số lượng vẩy thân, vẩy đuôi, hình dạng mắt tùy thuộc vào Ếch nhái, hay Rắn mà đo các chỉ số cần để định loại Để xác định loài tôi dùng khóa định loại Bò Sát - Ếch nhái của Đào Văn Tiến (1981) cùng với sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn và các thầy trong bộ môn Động vật rừng
+ Sau khi định loại xong thì tiến hành ngân trong cồn 900
Trang 28+ Các mẫu vật được bảo quản cẩn thận để chuẩn về trường
3.5.2 Điều tra sự phân bố của Bò sát, Ếch nhái theo sinh cảnh
- Xác định dạng sinh cảnh
Sinh cảnh được phân chia dựa vào bản đồ hiện trạng rừng kết hợp với bản đồ địa hình và hiện trạng ở các khu vực điều tra để xác định các dạng sinh cảnh khác nhau Sau khi xác định sinh cảnh tiến hành lập tuyến điều tra Sau khi sơ thám kết hợp với bản đồ chia khu vực nghiên cứu thành 5 dạng sinh cảnh ( SC) sau:
+ SC01: Đất nông nghiệp, đất trống núi đá
+ SC02: Rừng tự nhiên núi đá
+ SC03: Rừng tre nứa tự nhiên núi đá
+ SC04: Làng bản, đồng ruộng
+ SC05: Ao hồ, khe nước, suối
- Lập các tuyến điều tra trên sinh cảnh
Mỗi dạng sinh cảnh tiến hành lập 1 tuyến điều tra
Bảng 3.3 Phiếu điều tra theo sinh cảnh
STT Thời gian
bắt gặp Tên loài
Số lượng
Tọa độ GPS
Sinh cảnh Ghi chú
Bảng 3.4 Phân bố Bò sát, Ếch nhái theo sinh cảnh
chú
SC 01 SC 02 SC 03 …
Trang 293.5.3 Các mối đe dọa đến khu hệ Bò sát, Ếch nhái
Tiến hành phỏng vấn các bộ quản lý, người dân địa phương, các bộ địa phương cùng với việc đi thực địa tôi đã xác định được các mối đe dọa tới khu
hệ Bò Săt, Ếch nhái như: Săn bắt, Khai thác gỗ, khai thác lâm sản ngoài gỗ, hoạt động đốt nương làm rẫy, chăm thả gia súc cùng với việc làm đường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu hệ Từ đó là cơ sở cho đề xuất giải pháp bảo tồn Các thông tin thu thập được tôi ghi vào biểu sau:
Bảng 3.5 Phiếu ghi chép tác động của người dân
Người điều tra:……….…Ngày:……… Thời gian bắt đầu:……….Thời gian kết thúc:……… Tuyến số:………Quãng đường:……… Địa điểm điều tra:………
+ Sử dụng phần mềm ACRGIS lập tuyến điều tra
Các loài Bò sát, Ếch nhái quý hiếm
Dựa vào nghị Định 32CP/2006, sách đỏ Việt Nam 2007 và sách đỏ thế
giới (UNCN, 2014), công ước về buôn bán quốc tế các loài đông, thực vật hoang dã nguy cấp ( CITES, 2006) Lập biểu theo mẫu sau:
Bảng 3.6 Phiếu tổng hợp loài Bò sát, Ếch nhái quí hiếm
STT Tên phổ
thông
Tên khoa học
Tình trạng bảo tồn
Ghi chú NĐ32 SĐVN
( 2007)
IUCN (2014) CITES
Trong đó: + SĐVN: là sách đỏ Việt Nam 2007
+ CITES: là công ước về buôn bán quốc tế về các loài đông vật hoang dã + Sách Đỏ thế giới (IUCN) 2014: Là sách đỏ thế giới năm 2014
Trang 30CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thành phần loài Bò sát, Ếch nhái tại KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông
Qua phỏng vấn người dân, thợ săn cùng với điều tra theo tuyến và kế thừa các tài liệu tổng số 85 loài thuộc 20 họ và 3 bộ được ghi nhận tại KBT Kết quả được trình bày trên bảng 4.1 và 4.2
Bảng 4.1 Danh lục Bò sát ở KBTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông
STT
4 Thạch sùng đuôi sần Hemidactylus frenatus x x
6 Ôrô bụng vẩy Acathosaura lepidogaster x x x
10 Rồng đất Physignathus cocincinus
11 Thằn lằn bóng sapa Eutropis chapaensis x x x
12 Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudata x x x
13 Thằn lằn bóng đốm Eutropis macularia x
14 Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciata x x
15 Thằn lằn vạch đỏ Lipinia vittigera x x
16 Thằn lằn tai béc mơ Tropidophorus berdmorei x
17 Thằn lằn giun Buerê Dibamus bourreti x x
Trang 31I.7 Họ Rắn giun Typhlopidae
23 Rắn sãi thường Dendrelaphis pictus x x
25 Rắn sọc đuôi khoanh Elaphe radiata x x
30 Rắn hoa cỏ vàng Rhabdophis chrysagus x x
31 Rắn hoa cỏ nhỏ Rhabdophis subminiatus x x
33 Rắn rồng trung quốc Sibynophis chinensis x x
35 Rắn roi thường Ahaetulla prasina x x
39 Rắn cạp nong Bungarus fasciatus x x
40 Rắn cạp nia bắc Bungarus multicinctus x x
48 Rùa đất Spengler Geoemyda spengleri x
49 Rùa núi vàng Indotestudo elongata x x
Nguồn: Dự án Ngọc Sơn - Ngổ Luông, 2008, Dự án, 6/2014
Trang 32Qua bảng 4.1 thấy rằng: Tổng số 50 loài Bò sát, thuộc 15 họ, 2 bộ Trong số các loài ghi nhận đƣợc có 8 loài quan sát trực tiếp, 4 loài quan sát qua mẫu vật, 46 loài qua phỏng vấn và 48 loài qua tài liệu
Bảng 4.2 Danh lục Ếch nhái ở KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông
STT
5 Zezo - cóc mày aereus Leptolalax aereus x
22 Nhái cây tí hon Philautus parvulus x
23 Ếch cây mép trắng Polypedates leucomystax
24 Ếch cây orlov Rhacophorus orlovi x x
Trang 3325 Ếch cây sần nhỏ Rhacophorus verrucosus x x
26 Ếch cây sần Atpơ Theloderma asperum x
27 Ếch cây sần corti Theloderma corticale x
28 Cóc đốm Kalophrynus interlineatus x x
29 Ếch ương thường Kalouda punlchra x
30 Nhái bầu Bec mơ Microhyla berdmorei x
31 Nhái bầu But lơ Microhyla butleri x
32 Nhái bầu Hây môn Microhyla heymonsi x x
35 Nhái bầu trơn Micryletta inornata x
Nguồn: Dự án Ngọc Sơn - Ngổ Luông, 2008, Dự án, 6/2014
Ghi chú: TL – tài liệu QS – Quan sát
PV – phỏng vấn MV - Mẫu vật
Qua bảng bảng 4.2 cho thấy: Tổng số 35 loài Ếch nhái, thuộc 5 họ, 1
bộ Trong số các loài ghi nhận được có 8 loài quan sát trực tiếp, 4 loài quan sát qua mẫu vật, 25 loài qua phỏng vấn và 34 loài qua tài liệu
Qua điều tra cho thấy, việc ghi nhận các loài ngoài thực địa qua quan sát trực tiếp là rất ít với 18 loài chiếm 21,18% tổng số loài trong khu vực Như vậy, điều tra theo tuyến gặp số lượng không nhiều có thể lý giải điều này
do điều tra trong tháng 3 và đầu tháng 4 thời tết có mưa phùn nhiệt độ vẫn còn thấp nên các loài chưa ra kiếm ăn nhiều Mặt khác khu vực nghiên cứu với đặc trưng là núi đá vôi nên rất ít các khe nước, suối Loài ghi nhận qua tài liệu là nhiều nhất với 82 loài chiếm 96,5 % tổng số loài; Tiếp đến là phỏng vấn người dân được 71 loài chiếm 83,53% tổng số loài và mẫu vật quan sát được ít nhất với 6 loài chiếm 7,06 % tổng số loài trong khu vực nghiên cứu Kết quả được thể hiện trong hình 4.1
Trong thời gian điều tra đề tài đã phát hiện 2 loài mới cho KBT là:
Nhông emma (Calotes emma), thuộc họ Nhông (Agamidae), bộ có vẩy
Trang 34( Squamata) và Zezo - cóc mày aereus (Leptolalax aereus) thuộc họ Cóc bùn (Megophryidae, bộ không đuôi ( Anura)
Hình 4.1 Số loài ghi nhận qua các nguồn tài liệu
Dưới đây là mô tả số loài đã phát hiện được:
+ Nhông emma (Calotes emma)
da lùng nhùng ở cổ họng màu đỏ nhạt và những vệt có góc cạnh bên hông
82
71
18
6 0
Tài Liệu Phỏng vấn Quan sát Mẫu vật
Nguồn tài liệu
Số loài
Trang 35Hình 4.2 Nhông Emma
( Nguồn ảnh: Thào A Tung)
Zezo - cóc mày aereus (Leptolalax aereus)
Họ Cóc bùn (Megophryidae, Bộ không đuôi ( Anura)
Hình 4.3 Zezo - cóc mày aereus
( Nguồn ảnh: Thào A Tung)