LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Quản lý tài nguyên rừng tại trường Đại học Lâm nghiệp, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ thú
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi Tất
cả các nội dung và số liệu trong đề tài này là do tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng, số liệu thu thập là đúng và trung thực Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc Kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước nhà trường và những quy định của pháp luật
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả
Hoàng Trung Kiên
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Quản lý tài nguyên
rừng tại trường Đại học Lâm nghiệp, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ thú linh trưởng tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê, tỉnh Hà Giang” Với nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình của
giáo viên hướng dẫn và sự giúp đỡ, hợp tác của nhiều cơ quan đơn vị, cá nhân đến nay đề tài đã hoàn thành
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của TS.Vũ Tiến Thịnh và các cán bộ Viện Sinh thái rừng và môi trường, trường Đại học Lâm nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Chi cục Kiểm lâm
Hà Giang, Hạt kiểm lâm huyện Bắc Mê, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê, tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả
Hoàng Trung Kiên
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh muc các từ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Lược sử nghiên cứu thú Linh trưởng ở Việt Nam 3
1.1.1 Đặc điểm chung của thú bộ Linh trưởng (Primates) ở Việt Nam 3
1.1.2 Phân loại thú Linh trưởng ở Việt Nam 4
1.1.3 Phân bố Linh trưởng Việt Nam 6
1.1.4 Tình trạng các loài Linh trưởng Việt Nam 9
1.1.5 Các mối đe dọa đối với khu hệ thú Linh trưởng 9
1.2 Nghiên cứu đa dạng sinh học và khu hệ thú Linh trưởng ở Khu BTTN Bắc Mê, Hà Giang 12
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 14
2.1.1 Mục tiêu chung 14
2.1.2 Mục tiêu cụ thể 14
2.2 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 14
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 14
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 14
2.2.3 Thời gian nghiên cứu 14
2.3 Nội dung 14
2.4 Phương pháp nghiên cứu 15
2.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu 15
2.4.2 Phương pháp xác định thành phần loài 15
Trang 42.4.3 Phương pháp phân chia sinh cảnh và xác định phân bố của các loài Linh
trưởng 18
2.4.4 Phương pháp xác định các mối đe dọa 19
2.4.5 Phương pháp nội nghiệp 20
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 22
3.1 Điều kiện tự nhiên 22
3.1.1 Vị trí địa lý 22
3.1.2 Địa hình 23
3.1.3 Khí hậu, thủy văn 23
3.1.4 Tài nguyên đa dạng sinh học 24
3.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 26
3.2.1 Dân số, lao động và việc làm 26
3.2.2 Thực trạng các ngành kinh tế 27
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 Danh lục thú Linh trưởng tại Khu BTTN Bắc Mê, Hà Giang …33
4.2 Tình trạng quần thể các loài thú Linh trưởng tại Khu BTTN Bắc Mê 32 4.3 Đặc điểm phân bố của các loài Linh trưởng tại Khu BTTN Bắc Mê 34
4.3.1 Các dạng sinh cảnh chính tại khu vực 34
4.3.2 Đặc điểm phân bố của các loài thú Linh trưởng theo sinh cảnh 37
4.4 Giá trị của các loài thú Linh trưởng tại khu vực nghiên cứu 39
4.4.1 Giá trị sinh thái 39
4.4.2 Giá trị khoa học, bảo tồn 39
4.5.1 Các mối đe dọa chính 41
4.5 Các mối đe dọa đến khu hệ thú Linh trưởng tại khu vực nghiên cứu ……….46
4.5.2 Đánh giá, xếp hạng các mối đe dọa 44
4.5.3 Các khu vực bị tác động mạnh trong Khu BTTN Bắc Mê 45
4.6 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực 46
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
CITES Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp DTTN Diện tích tự nhiên
IUCN Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
1.1 Phân loại thú Linh trưởng ở Việt Nam theo thời gian 4 1.2 Phân loại khu hệ thú Linh trưởng Việt Nam theo Groves (2004) 5 1.3 Phân bố thú Linh trưởng theo sách đỏ Việt Nam năm 2007 6 1.4 Tình trạng các loài Linh trưởng Việt Nam 9
4.3 Phân bố của các loài thú Linh trưởng theo sinh cảnh 37
4.4 Tình trạng bảo tồn các loài thú Linh trưởng tại
4.5 Xếp hạng các mối đe dọa tới khu hệ Linh trưởng ở Khu BTTN
Trang 8ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới, đặc biệt là khu hệ Linh trưởng Thú Linh trưởng là nhóm động vật cực kỳ nhạy cảm với những tác động của môi trường và con người, do đó chúng thường chỉ phân bố tại những khu vực nhất định, nơi đảm bảo đủ nguồn thức ăn và ít có những mối đe dọa cho sự tồn tại Thực tế, phần lớn các loài Linh trưởng chỉ sống ở những khu vực rừng còn tốt, nhiều cây gỗ lớn, ít
bị con người tác động Tuy nhiên, theo thời gian những tác động của con người ngày càng lớn, sinh cảnh và môi trường sống của các loài Linh trưởng dần bị thu hẹp Chính điều này đã khiến cho các loài Linh trưởng trở thành một trong những nhóm động vật bị đe dọa mạnh nhất cho sự tồn tại, không chỉ ở Việt Nam mà trên cấp độ toàn cầu
Theo phân loại của Groves (2004), khu hệ thú Linh trưởng Việt Nam
gồm 24 loài và phân loài, thuộc 3 họ đó là họ Cu li (Loridae), họ Khỉ (Cercopithecidae) và họ Vượn (Hylobatidae) Đặc biệt, Việt Nam có 4 loài
Linh trưởng đặc hữu và nằm trong số những loài Linh trưởng được coi là
nguy cấp nhất thế giới bao gồm: Vọoc mông trắng (Trachypithecus delacouri), Vọoc đầu trắng (Trachypithecus poliocephalus), Vọoc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) và Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) Tất cả
các loài thú Linh trưởng ở Việt Nam đều có tình trạng sắp nguy cấp đến nguy cấp Theo sách đỏ Việt Nam năm 2007 trong số 24 loài và phân loài hiện biết
ở Việt Nam, có 4 loài trong tình trạng "Cực kỳ nguy cấp" (CR) và 8 loài ở tình trạng "Nguy cấp" (EN), một vài loài trong số này đang đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng Do vậy, Linh trưởng luôn luôn được các nhà quản lý, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với nhiều mục đích khác nhau, trong đó hầu hết phục vụ cho công tác bảo tồn Tuy nhiên, một trong những khó khăn
Trang 9nhất trong việc đề xuất những giải pháp quản lý, bảo tồn hiệu quả các loài Linh trưởng tại Việt Nam là thiếu những thông tin quan trọng liên quan đến loài, phân bố cũng như tình trạng của chúng tại những khu vực cụ thể, đặc biệt tại các Vườn Quốc gia và Khu BTTN
Khu BTTN Bắc Mê nằm ở phía Đông của tỉnh Hà Giang được đặc trưng bởi hệ sinh thái rừng trên núi đá còn tương đối nguyên vẹn của khu vực phía Bắc Đây là điều kiện thích hợp cho sự cư trú của các loài trong bộ Linh trưởng Tuy nhiên, việc điều tra khảo sát các loài Linh trưởng tại khu vực hầu như rất ít, gây khó khăn cho công tác quy hoạch quản lý bảo tồn các loài động vật nói chung và Linh trưởng nói riêng tại khu vực Chính vì vậy, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ thú linh trưởng tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê, tỉnh Hà Giang”
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ xác định sự có mặt cũng như tình trạng, phân bố và các mối tác động chính tới các loài Linh trưởng tại khu vực Đây sẽ là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn các loài Linh trưởng tại Khu BTTN Bắc Mê, Hà Giang
Trang 10Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lược sử nghiên cứu thú Linh trưởng ở Việt Nam
1.1.1 Đặc điểm chung của thú bộ Linh trưởng (Primates) ở Việt Nam
Bộ Linh trưởng (Primates) hay còn gọi là Bộ Khỉ hầu gồm những loài
thú có kiểu đi bằng cả bàn chân, sống chủ yếu trên cây, ăn tạp hay ăn thực vật Ngoài những đặc điểm chung về cấu tạo của động vật có xương sống, của nhóm thú thì sự thích nghi với đời sống trên cây của thú Linh trưởng được đặc trưng bởi hình dạng và cấu trúc các chi Xương cẳng tay, xương cánh tay khớp động với xương bả vai và có thể quay quanh trục của nó Chi có 5 ngón, ngón 1 (ngón cái) nằm đối diện với 4 ngón còn lại Hệ xương đai ngực luôn
có xương đòn, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cử động ngang của chi trước một thể loại vận động rất cần thiết cho đời sống leo trèo Nhờ cấu tạo đặc biệt này nên chi trước giảm đáng kể vai trò nâng đỡ cơ thể trong vận chuyển và khả năng cầm nắm tốt hơn gọi là tay Thân chuyển dần tư thế nằm ngang của nhóm thú thành chiều thẳng đứng, đồng thời sự thay đổi đó cũng đã làm thay đổi vị trí của nhiều nội quan và não Hộp sọ tăng theo chiều cao và giảm nhiều chiều dài Đáy hộp sọ nằm vuông góc với cột sống Hai hố mắt gần nhau, mắt hướng về trước tạo nên kiểu nhìn lưỡng hình Mũi ngắn; Thể tích hộp sọ tương đối lớn so với cơ thể và phát triển đồng thời với sự tăng thể tích não bộ Tăng thể tích não bộ là đặc điểm rất tiến hoá của thú Linh trưởng
Răng thú Linh trưởng có 2 loại: răng sữa và răng chính thức (difiodonte) Răng cửa to, răng hàm có 4 nón tù Cấu tạo bộ răng thích nghi với chế độ ăn tạp nhưng thiên về thực vật (quả, lá) Số lượng răng của các loài Linh trưởng có thể biến đổi từ 32 đến 36 chiếc Thú Linh trưởng ở con đực,
có một đôi tinh hoàn và luôn nằm trong bìu da ở ngoài bụng Con cái có một
Trang 11đôi vú ngực phát triển, có tử cung đơn hoặc hai sừng Nhau của Linh trưởng thuộc loại nhau tán, không rụng ở nhóm Leiur và rụng ở các loài khác Thời gian mang thai dài, thường đẻ một con Con non đẻ ra yếu, thời gian bú sữa dài
1.1.2 Phân loại thú Linh trưởng ở Việt Nam
Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về khu hệ thú Linh trưởng ở Việt Nam và đưa ra nhiều quan điểm phân loại thú Linh trưởng khác nhau, các quan điểm này thay đổi theo thời gian và rất khác nhau giữa các tác giả (Bảng 1.1) Chẳng hạn, Phạm Nhật (2002) cho rằng thú Linh trưởng Việt Nam bao gồm 25 loài và phân loài thuộc 3 họ; Roos (2004) cho rằng thú Linh trưởng Việt Nam bao gồm 24 loài và phân loài thuộc 3 họ Trong khi đó Groves (2004) chỉ ra rằng Việt Nam có 24 loài và phân loài Tuy có sự khác nhau về số lượng loài, nhìn chung các tác giả đều thống nhất rằng khu hệ thú Linh trưởng ở Việt Nam
có 3 họ chính: Họ Cu li (Loridae), họ Khỉ (Cercopithecidae) và họ Vượn (Hylobatidae)
Bảng 1.1 Phân loại thú Linh trưởng ở Việt Nam theo thời gian
Trang 12Bảng 1.2 Phân loại khu hệ thú Linh trưởng Việt Nam theo Groves (2004)
1 Cu li lớn Nycticebus coucang (Boddaert, 1785)
2 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus Bonhote, 1907
1839)
5 Khỉ đuôi lợn Macaca nemestrina (Linnaeus, 1766)
crepusculus (Elliot, 1909)
11 Voọc đen má trắng Trachypithecus francoisi
francoisi (Pousargues, 1898)
12 Voọc đầu trắng Trachypithecus francoisi
poliocephalus (Trouessart, 1911)
13 Voọc gáy trắng Trachypithecus hatinhensis
15 Voọc mông trắng Trachypithecus francoisi
delacouri (Osgood, 1932)
Trang 1322 Vượn đen má trắng Nomascus leucogenys
(Nguồn: Grove, 2004)
1.1.3 Phân bố Linh trưởng Việt Nam
Ở Việt Nam, thú Linh trưởng phân bố hầu khắp các tỉnh có rừng trong
cả nước, một số loài có vùng phân bố rộng như: Cu li nhỏ, Khỉ cộc, Khỉ đuôi lợn, Khỉ vàng Trong khi đó, một số loài có phân bố rất hẹp như Voọc Hà
Tĩnh, Voọc Cúc Phương, Voọc Cát Bà và Voọc mũi hếch
Phân bố thú Linh trưởng theo Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1.3 Phân bố thú Linh trưởng theo sách đỏ Việt Nam năm 2007
1 Cu li lớn Cao Bằng (Ba Bể), Thái Nguyên (Chợ Đồn, Đình Cả, Chợ Rả),
Lạng Sơn, Hòa Bình, Quảng Trị (Lao Bảo) Thừa Thiên Huế
2 Cu li nhỏ
Có nhiều nơi: Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Kontum , Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Phú Yên
3 Khỉ đuôi dài Loài này phân bố từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào các tỉnh
phía Nam
Trang 14TT Tên loài Phân bố
4 Khỉ đuôi lợn
Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Thái, Sơn La, Hòa Bình, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thên - Huế, Gia Lai, Kontum , Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh
5 Khỉ mặt đỏ
Hà Giang (Quảng Bạ), Cao Bằng (Trùng Khánh, Quảng Hòa), Lai Châu (Mường Tè, Tuần Giáo, Sình Hồ), Yên Bái (Văn Chấn), Sơn La (Sông Mã, Mai Sơn, Quỳnh Nhai, Mộc châu), Hòa Bình (Đà Bắc, Kim Bôi, Mai Châu), Thanh Hóa (Hồi Xuân, Như Xuân), Hà Tĩnh (Hương Khuê, Hương Sơn), Quảng Bình (Tuyên Hóa), Thừa Thiên Huế (đảo Hải Vân, Huế), Kontum (Sa Thầy), Gia Lai (Kon Hà Nừng), Đắc Lắc (Easúp, Krông Nô, Đắc Min)
6 Khỉ mốc Bắc Thái, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Ninh
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
7 Khỉ vàng khỉ vàng phân bố khắp các tỉnh có rừng từ Gia Lai trở ra Bắc kể
Trang 15TT Tên loài Phân bố
tuyền
13 Vượn đen Hải
Nam
Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn
14 Vượn má hung Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình
Thuận, Đồng Nai, Bình Phước
15 Vượn siki Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế
16 Voọc bạc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
17 Voọc Hà Tĩnh Hà Tĩnh, Quảng Bình (Tuyên Hóa, Lệ Thủy, Bố Trạch)
18 Voọc mông
trắng
Yên Bái (Văn Chấn), Hòa Bình (Chi Nê), Ninh Bình (Cúc Phương, Vân Long), Nghệ An (Quỳ Châu, Con Cuông), Hà Tĩnh (Hương Sơn)
19 Voọc mũi hếch Tuyên Quang (Chiêm Hóa, Nà Hang), Yên Bái (Trấn Yên)
20 Voọc xám
Yên Bái (Trấn Yên, Nghĩa Lộ), Lai Châu, Hà Tây, Hòa Bình Vĩnh Phú, (Thanh Sơn), Ninh Bình (Hoàng Long), Thanh Hóa (Lang Chánh, Hồi Xuân), Nghệ An (Quế Phong, Quỳ Châu, Kỳ Sơn, Tương Dương, Anh Sơn)
21 Voọc đầu trắng Hải Phòng (đảo Cát Bà)
22 Voọc bạc géc
manh
Kon Tum, Gia Lai vào đến Tây Ninh và Đồng Nai, phía Nam đồng bằng sông Cửu Long ở Kiên Giang và trên đảo Phú Quốc
23 Voọc gáy trắng Hà Tĩnh, Quảng Bình
24 Voọc đen tuyền Mường La (Sơn La), Mù Căng Chải, Văn Bàn (Yên Bái)
(Nguồn sách Đỏ Việt Nam 2007[1])
Vùng phân bố của các loài thú Linh trưởng Việt Nam đại đa số đang ngày càng thu hẹp chẳng hạn như Voọc mũi hếch trước kia từng phân bố ở Ba
Bể - Bắc Kạn nhưng đến năm 2007 ở đây không còn sự phân bố của chúng Đối với Voọc má trắng trước kia phân bố ở hầu hết các tỉnh vùng Đông Bắc
Trang 16Việt Nam, tuy nhiên cho đến nay quần thể loài này chỉ giới hạn ở một số tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên với số lượng quần thể nhỏ và bị chia cắt (Nadler và cs, 2003)
1.1.4 Tình trạng các loài Linh trưởng Việt Nam
Việt Nam có thể nói là trung tâm đa dạng thú Linh trưởng của thế giới song hầu hết các loài ở đây đều đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, thể hiện bằng số lượng các loài có mặt trong Sách đỏ các năm
Bảng 1.4 Tình trạng các loài Linh trưởng Việt Nam
cấp đe doạ ngày càng tăng như Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus hatinhensis),
từ cấp V năm 1992 lên cấp EN năm 2000, Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) Chà vá chân đen từ cấp V năm 1992, 2000 lên cấp EN năm 2007, Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) từ cấp EN năm 1992, 2000 lên cấp
CR năm 2007, Voọc đầu trắng (Trachypithecus francoisi poliocephalus) từ
cấp EN năm 1992, 2000 lên cấp CR năm 2007
1.1.5 Các mối đe dọa đối với khu hệ thú Linh trưởng
Mất nơi sống và săn bắt là hai mối đe dọa chính đối với khu hệ thú Linh trưởng ở Việt Nam hiện nay (Phạm Nhật, 2002; Nadler và cộng sự, 2003; Đồng Thanh Hải 2009; Boonratana và Lê Xuân Cảnh, 2006) Khác với
Trang 17các nhóm động vật khác, thú Linh trưởng sống chủ yếu ở rừng tự nhiên, chỉ một số loài vãng lai đi kiếm ăn trên các nương rẫy hoặc ven khe suối gần rừng Vì vậy, mất rừng tự nhiên là mất hết tất cả các điều kiện sống cơ bản của chúng Theo Viện điều tra quy hoạch rừng (FIPI), thì diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam năm 1943 có 14.3 triệu ha, so với năm 1990 chỉ có 8,43 triệu ha Đến năm 2000 diện tích rừng tự nhiên có tăng lên 9.444 triệu ha, nhưng phần lớn là rừng phục hồi Những diện tích rừng này chỉ có thể giúp các loài Cu li, Khỉ mở rộng vùng sống, nhưng các loài Voọc, Vượn vẫn chưa
có cơ hội có thêm sinh cảnh vì diện tích rừng giàu, rừng trung bình và rừng núi đá, nơi sống chính của các loài Linh trưởng không tăng lên
Mất nơi sống, các quần thể Linh trưởng giảm khả năng tăng trưởng và phát triển Mặt khác, mất rừng buộc các quần thể thú Linh trưởng phải co cụm lại và chính điều này tạo thuận lợi cho các thợ săn tiêu diệt chúng một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn
Săn bắt bừa bãi là mối đe dọa quan trọng thứ hai Săn bắt thú Linh Trưởng có từ khi loài người xuất hiện và càng ngày càng phát triển Cùng với
sự phát triển khoa học kỹ thuật và trí thông minh của con người là sự phát triển các hình thức và kỹ thuật săn bắt thú Linh trưởng Các loài Khỉ, Voọc, Vượn đều là những loài có kích thước và trọng lượng cơ thể lớn, cung cấp một lượng thực phẩm đáng kể, là nguồn nguyên liệu, dược liệu có giá trị nên chúng là đối tượng săn bắn hấp dẫn của nhiều người Thợ săn ở các địa phương đã dùng đủ mọi phương tiện thô sơ như nỏ, bẫy cần giật, bẫy lồng sập, bẫy kẹp, súng kíp đến các phương tiện hiện đại như súng săn hai nòng bắn đạn ghép, súng liên thanh quân dụng để săn bắt các loài thú Linh Trưởng Các thợ săn không chỉ đi đơn mà còn tổ chức thành nhóm lớn, dùng cả chó xua đuổi dồn thú Linh trưởng lại để bắn Một số địa phương còn dùng lửa đốt xung quanh rừng có Voọc mũi hếch và đánh trống chiêng inh ỏi suốt ngày đêm làm cả đàn thú không ngủ
Trang 18được, sau cùng phần vì đói, phần vì sợ hãi, chúng lần lượt bị rơi xuống đất và
bị trói đem về làm thịt (Đào Văn Tiến, 1983)
Nhiều thợ săn ở Cát Bà còn dùng bẫy lồng để săn bắt Khỉ Từ những bẫy lồng chỉ bắt được một vài con, họ đã cải tiến thiết kế các bẫy lồng lớn hơn để bẫy bắt cả đàn Cũng theo Phạm Nhật (2002), năm 1985 ở địa bàn 3 xã của huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), có ít nhất 35 cá thể Chà vá và cá thể 70 Khỉ cộc
bị bắn chết Hai tháng cuối năm 1991 và 3 tháng đầu năm 1992, ít nhất có 16 cá thể Voọc mũi hếch bị bắn chết ở Na Hang Trong những năm 1980 - 1991, vùng Phong Nha Kẻ Bàng đã rất phát triển nghề "khỉ ép" Sau khi Khỉ, Voọc bị bắn, thợ săn mổ bỏ nội quan, sấy và ép con vật và mang về bán cho lái buôn Thời kỳ đó hàng năm ít nhất không dưới 10 tấn thú Linh trưởng khô (tương đương với khoảng 1.500 con Khỉ ,Voọc) bị khai thác Từ năm 1991 đến nay hoạt động săn bắt thú Linh trưởng ở vùng Phong Nha Kẻ Bàng tuy cường độ giảm vì súng quân dụng đã bị Ban Chỉ huy quân sự tỉnh thu hồi (1991) nhưng vẫn còn tiếp tục và hàng năm không dưới 1 tấn Khỉ ép được khai thác
Những năm gần đây thú Linh trưởng là nguồn hàng có giá trị thương mại cao Chính vì vậy, các loại mẫu nhồi, da lông, cao Linh trưởng được buôn bán, thúc đẩy hoạt động săn bắn thú Linh trưởng gia tăng
Tóm lại, rừng bị mất và săn bắn bừa bãi là những minh chứng về sự yếu kém trong công tác quản lý rừng nói chung và tài nguyên thú Linh trưởng nói riêng Những yếu kém này vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan
Lý do phổ biến và bao trùm trước hết có lẽ do sự chi phối bởi đời sống kinh tế khó khăn của cộng đồng, đồng bào dân tộc trên mọi miền của đất nước sau nhiều năm chiến tranh khốc liệt và phương thức canh tác lạc hậu Việt Nam là một nước nông nghiệp, cuộc sống của phần lớn dân cư, đặc biệt là các cộng đồng miền núi hiện còn phụ thuộc rất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên Ở các vùng sâu, vùng xa, 90% dân địa phương sống dựa vào nông nghiệp và khai
Trang 19thác lâm sản (kể cả thú Linh trưởng) và có khoảng 50% hộ gia đình thuộc diện nghèo đói
Lý do quan trọng thứ hai, công tác pháp chế, bảo tồn trong quản lý tài nguyên rừng còn yếu, một phần do trình độ dân trí chưa cao, nhận thức về giá trị bảo tồn tài nguyên rừng cũng như hiểu biết của cộng đồng về pháp luật còn hạn chế Nhưng phần lớn là do hạn chế về ý thức và trách nhiệm của những cán
bộ công tác trong lĩnh vực quản lý và bảo tồn tài nguyên rừng và các cấp ngành liên quan
1.2 Nghiên cứu đa dạng sinh học và khu hệ thú Linh trưởng ở Khu BTTN Bắc Mê, Hà Giang
Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê được thành lập theo Quyết định số 143/QĐ-UB ngày 22/04/1994 của UBND tỉnh Hà Giang; Ban quản lý rừng Đặc dụng Căng Bắc Mê tại Quyết định số 648/QĐ-UB ngày 24/11/ 1994 của UBND tỉnh Hà Giang Ban quản lý rừng Đặc dụng Căng Bắc Mê là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh, cơ quan quản lý chuyên ngành là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trực tiếp là Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang Theo quyết định thành lập thì tổng diện tích 27.800 ha Trong đó chia
ra các phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 9.450 ha; Phân khu phục hồi sinh thái 17.125 ha; Phân khu dịch vụ hành chính 1.225 ha, nằm trên
5 xã Lạc Nông; Minh Ngọc; Yên Cường; Phiêng Luông và Thượng Tân
Kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng theo theo Chỉ thị TTg ngày 15/12/ 2005 của Thủ tướng Chính phủ, về việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng (Được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt tại Quyết định 2104/QĐ-UBND ngày 01/08/2008) Tổng diện tích KBT thiên nhiên Bắc Mê có 9.042,5
38/2005/CT-ha Trong đó chia ra các phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.298,9 ha; Phân khu phục hồi sinh thái 743,6 ha; không có phân khu dịch vụ hành chính KBT thiên nhiên Bắc Mê nằm trên diện tích của 3 xã Thượng Tân, Minh Ngọc và Lạc Nông, nằm ở vùng lõm của cánh cung Sông Gâm, địa
Trang 20hình chia cắt mạnh có đỉnh Thải Giàng Phìn cao nhất 1.465 m; thấp nhất là hồ Thuỷ điện Na Hang có độ cao trung bình 120 m
KBT thiên nhiên Bắc Mê được đặc trưng bởi hệ sinh thái rừng kín thường xanh núi cao (đá vôi) vùng Đông - Bắc Việt Nam và có giá trị bảo tồn
đa dạng sinh học cao, đã được Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật điều tra đánh giá tháng 2/2009 Theo kết quả điều tra này, có tổng số 44 loài thú, thuộc 18 họ và 7 bộ đã được ghi nhận Trong đó, Khu hệ thú Linh trưởng
được xác định với 6 loài bao gồm: Cu li lớn (Nycticebus bengalensis), Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Khỉ vàng (Macaca mulatta), Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) Đây đều là các loài Linh trưởng quý hiếm ở Việt Nam, trong đó có loài Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) là loài
đặc biệt quý hiếm và là loài đặc hữu hẹp của khu vực Đông Bắc
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về khu hệ thú Linh trưởng chưa nhiều, các thông tin công bố mang tính bước đầu Đặc biệt, các công trình đã công bố chủ yếu xác định danh sách các loài chứ chưa đề cập đến phân bố, tình trạng của các loài thú Linh trưởng trong khu vực Do đó, cần có những công trình điều tra một cách tỉ mỉ, quy mô hơn nhằm xác định rõ hiện trạng, phân bố cũng như những yếu tố đe dọa đến khu hệ thú Linh trưởng tại đây Đây sẽ là những cơ sở khoa học quan trọng cho các nhà quản lý, các nhà bảo tồn định hướng xây dựng các kế hoạch bảo tồn phù hợp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học cũng như các loài Linh trưởng cực kỳ quý hiếm có mặt tại Khu BTTN Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
Trang 21Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.2 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài thú Linh trưởng (Primates) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê, Hà Giang
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại Khu bảo tồn thiên nhiênBắc mê, Hà Giang
2.2.3 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ ngày 15 tháng 3 đến 15 tháng 9 năm 2014
2.3 Nội dung
(1) Nghiên cứu thành phần loài thú Linh trưởng tại Khu bảo tồn
(2) Nghiên cứu tình trạng và đặc điểm phân bố của thú Linh trưởng (3) Đánh giá giá trị của thú Linh trưởng tại khu vực nghiên cứu
(4) Đánh giá các mối đe dọa đến khu hệ thú Linh trưởng và sinh cảnh của chúng tại khu vực nghiên cứu
Trang 22(5) Đề xuất một số kiến nghị cho công tác quản lý và bảo tồn khu hệ thú Linh trưởng tại khu vực nghiên cứu
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan đến khu vực và nội dung nghiên cứu của đề tài như các công trình đã nghiên cứu tại khu vực, đặc biệt
là các nghiên cứu về đa dạng sinh học, nghiên cứu về khu hệ động vật…Ngoài ra, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Khu BTTN Bắc Mê cũng được thu thập để phục vụ việc triển khai thực hiện và hoàn thiện đề tài
2.4.2 Phương pháp xác định thành phần loài
2.4.2.1 Phỏng vấn bán định hướng
Quá trình phỏng vấn nhằm thu thập những thông tin ban đầu về sự có mặt của các loài Linh trưởng tại khu vực Đây sẽ là những thông tin hữu ích cho quá trình điều tra thực địa, đặc biệt khi không bắt gặp hoặc khó bắt gặp loài ngoài thực địa Ngoài ra, kết quả phỏng vấn cũng sẽ giúp kiểm chứng các thông tin ghi nhận ngoài thực địa
Hai đối tượng chính được lựa chọn để tiến hành phỏng vấn là những thợ săn có nhiều kinh nghiệm trong khu vực và cán bộ quản lý trong khu bảo tồn Ngoài ra, những người dân có những thông tin quan trọng cũng sẽ được lựa chọn để phỏng vấn
Trong quá trình phỏng vấn, ngoài hệ thống câu hỏi bán định hướng, tranh ảnh màu của các loài Linh trưởng cũng được sử dụng để đối tượng phỏng vấn dễ dàng nhận dạng
Các thông tin thu được trong quá trình phỏng vấn được ghi vào Mẫu biểu 2.1:
Trang 23Mẫu biểu 2.1 Kết quả phỏng vấn người dân địa phương
Người điều tra:………… Ngày điều tra:……… Tên thợ săn:………… Dân tộc:……….Tuổi:……… Địa chỉ:………
TT Họ tên
chủ hộ
Tên loài
Mẫu vật
Số lượng
Địa điểm gặp
Giá trị
Mối
đe dọa
Thời gian gặp
Ghi chú
Địa phương
Phổ thông
Ngoài ra, các mẫu vật tại nhà người dân sống trong hoặc xung quanh khu bảo tồn (xương sọ, bộ lông, mẫu ép khô…) cũng được thu thập Đây là những bằng chứng trực tiếp, cụ thể nhất cho sự có mặt của các loài Linh trưởng trong khu vực
2.4.2.3 Điều tra theo tuyến và theo điểm
Căn cứ vào bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng và kết quả phỏng vấn sơ bộ người dân, chúng tôi lập 05 tuyến điều tra trong khu bảo tồn, trong đó có 3 tuyến thuộc địa bàn xã Lạc Nông và 2 tuyến thuộc địa bàn
xã Thượng Tân Các tuyến này đảm bảo phân bố đều và đi qua các dạng sinh cảnh khác nhau trong khu bảo tồn, đặc biệt là các khu vực có khả năng bắt gặp các loài Linh trưởng cao Trên mỗi tuyến điều tra, tọa độ điểm đầu tuyến
Trang 24và cuối tuyến được chúng tôi đánh dấu Mỗi tuyến được điều tra lặp lại ít nhất
3 lần Địa bàn thuộc xã Lạc Nông sẽ được tập trung nghiên cứu do có nhiều sinh cảnh phù hợp cho sự phân bố của các loài Linh trưởng và các thông tin bước đầu đều khẳng định đây là khu vực mà các loài Linh trưởng tập trung đông nhất
Thời gian điều tra chính là ban ngày vì đây là thời điểm hầu hết các loài Linh trưởng hoạt động; điều tra vào ban đêm với các loài Cu li Người điều tra đi dọc tuyến với tốc độ chậm, cẩn thận quan sát 2 bên tuyến để ghi nhận sự
có mặt của các loài Linh trưởng Các loài Linh trưởng là các loài cực kỳ nhạy cảm với các tác động do vậy việc đi lại, quan sát phải hết sức nhẹ nhàng
Hình 2.1 Sơ đồ các tuyến điều tra thú Linh trưởng tại Khu BTTN Bắc
Mê, Hà Giang
Trang 25Các loài Linh trưởng được ghi nhận qua quan sát trực tiếp hoặc thông qua tiếng hót Dụng cụ hỗ trợ điều tra là ống nhòm Nikon (10x42) và máy ảnh
kỹ thuật số Tọa độ nơi ghi nhận loài sẽ được thu thập và lưu trữ phục vụ việc xác định sự phân bố của loài
Ngoài việc điều tra theo tuyến, chúng tôi cũng bố trí 4 điểm điều tra (điểm nghe) để quan sát và ghi nhận tiếng kêu của các loài Linh trưởng đặc trưng Các điểm điều tra này thường đươc bố trí ở khu vực đỉnh núi, tầm nhìn
và nghe thoáng, có thể quan sát rộng ra xung quanh
Tuyến điều tra từ điểm đầu đến điểm cuối tuyến có chiều rộng từ 250m
- 500m, số lần điều tra lặp lại trên mỗi tuyến 3 lần Tổng số quãng đường điều tra là 35 km nên diện tích điều tra vào khoảng 95 ha
Kết quả điều tra trên tuyến và điểm được tổng hợp theo Mẫu biểu 02
Mẫu biểu 2.2 Kết quả điều tra thực địa các loài Linh trưởng
Người điều tra: Ngày điều tra: Thời tiết: Địa điểm điều tra: Tuyến điều tra: Chiều dài tuyến: Thời gian bắt đầu: Thời gian kết thúc: Sinh cảnh:
Thời gian Loài Số lượng Tuổi/giới tính Hoạt động Ghi chú
2.4.3 Phương pháp phân chia sinh cảnh và xác định phân bố của các loài Linh trưởng
Có nhiều quan điểm khác nhau về phân chia các dạng sinh cảnh rừng Việt Nam Thái Văn Trừng (1978) đã phân rừng Việt Nam thành 14 kiểu
Trang 26Trong khi đó, Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng (1992) phân chia thành 9 kiểu rừng chính ở Việt Nam Kiểu rừng ở đây đồng nghĩa với dạng sinh cảnh
Tuy nhiên, trong giới hạn luận văn này việc mô tả các dạng sinh cảnh chính ở Khu BTTN Bắc Mê được thực hiện bằng sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp trên tuyến điều tra Sau khi đã xác định được các dạng sinh cảnh chính, tôi sẽ thống kê sinh cảnh bắt gặp các loài Linh trưởng điều tra được trên các tuyến Kết quả được tổng hợp theo Mẫu biểu 2.3
Mẫu biểu 2.3 Biểu điều tra loài theo sinh cảnh
Người điều tra: Ngày điều tra: Thời tiết: Địa điểm điều tra: Tuyến điều tra: Chiều dài tuyến: Thời gian bắt đầu: Thời gian kết thúc: Sinh cảnh:
Trong đó: SC1, SC2, SC3… là các dạng sinh cảnh bắt gặp loài
Từ bảng số liệu này chúng tôi sẽ xác định được sự phân bố của các loài Linh trưởng theo sinh cảnh
2.4.4 Phương pháp xác định các mối đe dọa
Các mối đe dọa tới các khu hệ Linh trưởng được ghi nhận trực tiếp trong quá trình điều tra Chúng tôi xếp các mối đe dọa theo 5 nhóm sau: Săn bắn trái phép, khai thác gỗ trái phép, phá rừng làm nương rẫy, thu hái lâm sản ngoài gỗ, chăn thả gia súc,
Trang 272.4.5 Phương pháp nội nghiệp
Tên khoa học và hệ thống phân loại của thú Linh trưởng theo Wilson and Reader trong tài liệu của Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009) Tên phổ thông của thú Linh trưởng theo Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1994),
Lê Vũ Khôi (2000)
Giá trị bảo tồn của các loài thú linh trưởng được xác định căn cứ vào Danh lục Đỏ IUCN, 2014[17]; Sách Đỏ Việt Nam, 2007[1]; Nghị định 32-2006/NĐ-CP[2]
Danh lục thú Linh trưởng được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu của chúng tôi và kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả khác
Phương pháp để đánh giá mức độ quan trọng của các mối đe dọa là phương pháp TRA (Threats Reduction Assessment) được phát triển bởi (Margoluis & Salafsky, 2001) Phương pháp đánh giá các mối đe dọa dựa vào 3 tiêu chuẩn: phạm vi, cường độ và mức độ cấp thiết Các tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau:
Phạm vi: Tỷ lệ diện tích trong Khu BTTN mà mối đe dọa sẽ tác động đến
Mối đe dọa này sẽ tác động tới toàn thể Khu BTTN hay chỉ một phần nhỏ của Khu BTTN?
Cường độ tác động: Cường độ suy thoái đa dạng sinh học do mối đe dọa đó
gây ra Trong diện tích quan tâm, mối đe dọa sẽ phá hủy hoàn toàn tài nguyên
đa dạng sinh học hay chỉ gây ra sự thay đổi nhỏ?
Mức độ cấp thiết: Tính cấp thiết của mối đe dọa Mối đe dọa đó đang xảy ra
ngay bây giờ hay là chỉ xảy ra trong tương lai gần/xa?
Trong khi phân hạng mức độ đe dọa tới các loài Linh trưởng trong Khu BTTN, mối đe dọa ảnh hưởng trên phạm vi lớn nhất sẽ được cho điểm cao nhất, trong khi đó mối đe dọa ảnh hưởng đến diện tích nhỏ nhất sẽ được cho điểm thấp nhất Tương tự như vậy, mối đe dọa có cường độ tác động lớn nhất
Trang 28và cấp thiết nhất sẽ được cho điểm cao nhất và ngược lại Cụ thể, điểm cho mỗi tiêu chí được chọn từ 1 đến 5 Việc cho điểm các mối tác động được thống nhất giữa người điều tra với cán bộ quản lý khu bảo tồn Sau khi cho điểm, tổng điểm của 3 tiêu chí sẽ được cộng lại và phân cấp mức độ đe dọa được xác định dựa trên tổng điểm của 3 tiêu chí đó Mối tác động có điểm cao nhất là mối tác động chính Đây là mối tác động có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính toàn vẹn của tài nguyên đa dạng sinh học ngay trong thời điểm hiện nay
Khu vực ưu tiên bảo tồn được xác định dựa vào sự phân bố và tình trạng của các loài ưu tiên bảo tồn, kết hợp với các mối đe doạ đến chúng Kết quả được thể hiện trên bản đồ bằng phần mềm Mapinfo 11.0
Trang 29Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê nằm trên địa bàn 3 xã: Thượng Tân, Minh Ngọc, Lạc Nông, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang Trụ sở Ban quản lý khu BTTN Bắc Mê đặt tại trung tâm thị trấn Bắc Mê, khu BTTN Bắc Mê tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:
- Phía Bắc giáp xã Yên Phú, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
- Phía Nam giáp xã Thuý Loa, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
- Phía Đông xã Yên Cường và Phiêng Luông, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
- Phía Tây giáp xã Yên Định huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
Hình 3.1 Bản đồ ranh giới Khu BTTN Bắc Mê, Hà Giang
Trang 30Kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng theo theo Chỉ thị TTg ngày 15/12/ 2005 của Thủ tướng Chính phủ, về việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng (Được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt tại Quyết định 2104/QĐ-UBND ngày 01/008/2008) Tổng diện tích KBT thiên nhiên Bắc Mê có 9.042,5 ha Trong đó chia ra các phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.298,9 ha; Phân khu phục hồi sinh thái 743,6 ha; không có phân khu dịch vụ hành chính
38/2005/CT-3.1.2 Địa hình
Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê nằm ở vùng lõm của Cánh cung Sông Gâm về phía Đông Nam tỉnh Hà Giang, địa hình cao dốc, mức độ chia cắt mạnh, có nhiều đỉnh cao trên 1000m dọc theo các dãy cánh cung Sông Gâm, cao nhất là đỉnh Thải Giàng Phìn có độ cao 1.465m Thấp nhất là khu vực hồ thuỷ điện Tuyên Quang có độ cao 120m Địa thế khu vực nghiêng dần từ Đông Bắc sang Tây Nam Độ dốc bình quân 300
, nhiều nơi độ dốc trên 400
3.1.3 Khí hậu, thủy văn
+ Nhiệt độ trung bình năm: 22,6 – 230C
+ Nhiệt độ trung bình cao nhất: 27,2- 27,50C
+ Nhiệt độ tối thấp trung bình: 1,50C
Các tháng 11, 12 đến tháng 1, tháng 2 năm sau nhiệt độ xuống rất thấp, nhiều vùng nhiệt độ xuống dưới 00C, nhiều năm xuất hiện băng, tuyết
Trang 313.1.3.4 Thủy văn
Suối Ngọc Mạ và các nhánh suối đổ về chảy dọc chiều dài của xã theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, lưu lượng nước thường thay đổi thất thường, mùa khô mực nước thấp, gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp Mùa mưa lưu lượng nước tăng nhanh, nước lũ tràn về đột ngột gây ra tình trạng ngập lụt
3.1.4 Tài nguyên đa dạng sinh học
3.1.4.1 Hệ thực vật
Theo kết quả điều tra sơ bộ khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê, đã xác định được 523 loài của 137 họ thực vật thuộc các ngành: Ngành Thông đất – Lycopodiophyta; Ngành Mộc tặc - Equisetophyta; Ngành Dương xỉ – Polypodiophyta; Ngành Thông – Pinophyta và Ngành Mộc lan – Magnoliophyta
và 398 loài (chiếm 85,9%) số loài trong ngành
Trong số 523 loài thực vật đã thống kê được có 25 loài thực vật quý hiếm (chiếm 4,78 % tổng số loài của khu hệ) bị đe dọa theo Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2014), Công ước CITES (2008) và Nghị định 32/2006/NĐ/CP của Chính phủ ngày 30 tháng 3 năm 2006, cần được bảo vệ
Trang 323.1.4.2 Hệ Động vật
* Khu hệ thú
Bước đầu ghi nhận được 44 loài thú, thuộc 18 họ và phân họ, 7 bộ, trong đó các loài thú nhỏ như Chuột, Sóc cây, Dúi, Nhím, Đồi và một số loài thuộc họ Cầy, họ Mèo có phân bố khá phổ biến Hầu hết các loài thú lớn thuộc họ Hươu nai, họ Lợn, họ Trâu bò, các loài thuộc bộ Linh trưởng cũng bị suy giảm nhiều về số lượng Đặc biệt các loài Gấu ngựa, Nai, Báo hoa mai,
Tê tê, Vượn đen tuyền, Cầy mực theo người dân cho biết trước đây có phân
bố ở vùng này nhưng hiện nay cũng không thấy xuất hiện Ngoài ra theo một
số thông tin khác cho biết về loài Voọc mũi hếch còn phân bố ở 2 khu vực thuộc tỉnh Hà Giang như: khu vực 1 - vùng núi phía Bắc xã Minh Sơn (huyện Bắc Mê), giáp xã Tùng Bá (huyện Vị Xuyên) và vùng rừng giáp với KBT thiên nhiên Du Già, Du Tiến (huyện Yên Minh); khu vực 2 – vùng núi giáp huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng); tuy nhiên đây mới chỉ là thông tin ở mức độ tạm thời, chưa khẳng định một cách chắc chắn, cần có những đợt điều tra chi tiết tiếp theo
Trong số 44 loài thú đã ghi nhận trong khu vực nghiên cứu, đã xác định
20 loài thú quý hiếm (chiếm 45,4% tổng số loài thú của khu vực nghiên cứu) Trong số này có 13 loài thú ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2014); 15 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); 15 loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP (2006) của Chính Phủ