Pr việt nam thực trạng và giải pháp

52 1.2K 8
Pr việt nam thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Tính cấp thiết của đề tài. Vai trò của các hoạt động xúc tiến thương mại đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ngày nay đang ngày càng được chứng minh là không thể thiếu. Với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, các hoạt động xúc tiến thương mại càng trở nên phổ biến, có thể dễ dàng nhận thấy trong đời sống hàng ngày. Các đoạn phim quảng cáo hấp dẫn và ấn tượng liên tục xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, các chiến dịch khuyến mãi rầm rộ vào tận nhà của các gia đình với giá trị lên tới hàng tỷ đồng... Tuy nhiên, ít ai nhận biết được rằng đằng sau những hoạt động bề nổi này, còn có những hoạt động khác nữa tuy không rầm rộ, qui mô hay phô trương mà vẫn mang hiệu quả xúc tiến cao. Giám đốc một hãng ô tô lớn xuất hiện trên truyền hình cam kết trợ giúp chính phủ Việt Nam giải quyết vấn nạn ách tắc giao thông bằng loại xe buýt mới xuất xưởng của hãng trong khi một hãng đối thủ khác tài trợ cho cuộc thi viết về an toàn giao thông và tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em,một quỹ xã hội của một công ty tổ chức chương trình vệ sinh cho trẻ mầm non... Tất cả những hoạt động này được biết tới như là một chiêu thức xúc tiến hiệu quả mới hoạt động PR. Hoạt động PR đã bắt đầu được các doanh nghiệp Việt Nam chú ý tới. Bằng chứng là hàng loạt các hoạt động về quản lý khủng hoảng,truyền thông hay tổ chức sự kiện chuyên nghiệp đã được các công ty thực hiện.Tuy nhiên,do là lĩnh vực này còn nhiều mới mẻ, các công ty còn thiếu kinh nghiệm,do vậy các kế hoạch PR của các doanh nghiệp chưa mang lại hết hiệu quả. Các hoạt động PR tuy đã có một số thành công nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề còn tồn tại,chưa thể giải quyết được. Do vậy, bằng việc nghiên cứu chuyên đề PR VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP tôi muốn

Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Vai trò của các hoạt động xúc tiến thương mại đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ngày nay đang ngày càng được chứng minh là không thể thiếu. Với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, các hoạt động xúc tiến thương mại càng trở nên phổ biến, có thể dễ dàng nhận thấy trong đời sống hàng ngày. Các đoạn phim quảng cáo hấp dẫn và ấn tượng liên tục xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, các chiến dịch khuyến mãi rầm rộ vào tận nhà của các gia đình với giá trị lên tới hàng tỷ đồng Tuy nhiên, ít ai nhận biết được rằng đằng sau những hoạt động bề nổi này, còn có những hoạt động khác nữa tuy không rầm rộ, qui mô hay phô trương mà vẫn mang hiệu quả xúc tiến cao. Giám đốc một hãng ô tô lớn xuất hiện trên truyền hình cam kết trợ giúp chính phủ Việt Nam giải quyết vấn nạn ách tắc giao thông bằng loại xe buýt mới xuất xưởng của hãng trong khi một hãng đối thủ khác tài trợ cho cuộc thi viết về an toàn giao thông và tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em,một quỹ xã hội của một công ty tổ chức chương trình vệ sinh cho trẻ mầm non Tất cả những hoạt động này được biết tới như là một chiêu thức xúc tiến hiệu quả mới - hoạt động PR. Hoạt động PR đã bắt đầu được các doanh nghiệp Việt Nam chú ý tới. Bằng chứng là hàng loạt các hoạt động về quản lý khủng hoảng,truyền thông hay tổ chức sự kiện chuyên nghiệp đã được các công ty thực hiện.Tuy nhiên,do là lĩnh vực này còn nhiều mới mẻ, các công ty còn thiếu kinh nghiệm,do vậy các kế hoạch PR của các doanh nghiệp chưa mang lại hết hiệu quả. Các hoạt động PR tuy đã có một số thành công nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề còn tồn tại,chưa thể giải quyết được. Do vậy, bằng việc nghiên cứu chuyên đề " PR VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP" tôi muốn SV: Đinh Tiến Dũng Lớp: QTMA_K8 1 Chuyên đề tốt nghiệp nhấn mạnh hơn nữa vai trò của quan hệ công chúng đối với doanh nghiệp; nêu lên thực trạng và những hạn chế của PR Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện,nâng cao hiệu quả hoạt động PR cho các doanh nghiệp Việt Nam . 2. Mục đích nghiên cứu Với các doanh nghiệp cần đến công tác quan hệ công chúng như một công cụ hỗ trợ nâng cao sức mạnh cạnh tranh của thương hiệu, chuyên đề mong muốn sẽ mang lại cho doanh nghiệp thông tin đầy đủ hơn về hoạt động này trên góc độ là một phương tiện xúc tiến đặc biệt. Không chỉ có ưu điểm vượt trội hơn các phương thức xúc tiến kinh doanh khác, kế hoạch chiến lược quan hệ công chúng thành công đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành theo một quy trình bài bản, được nghiên cứu kỹ lưỡng. Do vậy, tôi hy vọng các giải pháp được nêu trong chuyên đề, trong một chừng mực nhất định, sẽ giúp các doanh nghiệp cũng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chiến lược PR của doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, chuyên đề này cũng có thể là một tài liệu tham khảo cho những ai có quan tâm và muốn có một cái nhìn tổng quát về hoạt động quan hệ công chúng như một công cụ xúc tiến đặc biệt của marketing. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong chừng mực đề tài và thời gian cho phép, chuyên đề này chỉ tập trung nghiên cứu các hoạt động PR: - Được thực hiện bởi các doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận, có khách hàng là người tiêu dùng (không xét đến tổ chức có khách hàng công nghiệp, là tổ chức phi lợi nhuận hay phi chính phủ) - Đối tượng hướng tới là công chúng bên ngoài doanh nghiệp SV: Đinh Tiến Dũng Lớp: QTMA_K8 2 Chuyên đề tốt nghiệp 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tại bàn, sử dụng số liệu thống kê thông qua các tư liệu,tài liệu tổng hợp; kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn tham gia vào một số hoạt động quan hệ công chúng tại công ty PR chuyên nghiệp thực hiện cho các doanh nghiệp. 5. Bố cục của chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, chuyên đề được kết cấu thành 2 phần : Phần 1: THỰC TRẠNG PR TẠI VIỆT NAM. Phần 2 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PR TẠI VIỆT NAM SV: Đinh Tiến Dũng Lớp: QTMA_K8 3 Chuyên đề tốt nghiệp Phần I THỰC TRẠNG PR TẠI VIỆT NAM 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG 1.1.1. Khái niệm cơ bản về quan hệ công chúng Quan hệ công chúng “public relation” (PR) là một nghiệp vụ còn rất mới ở Việt Nam, ngay cả tên gọi tiếng Việt còn chưa được thống nhất. Có người gọi đó là "giao tế nhân sự" hay "nghiệp vụ đối ngoại" của một tổ chức, người thì dùng là " hoạt động xã hội" . Dù tên gọi có khác nhau nhưng công việc chung của người làm PR vẫn là quan hệ giữa doanh nghiệp với chính quyền, các phương tiện thông tin đại chúng và quần chúng nói chung. Khác với tiếp thị hay lễ tân, nghiệp vụ PR của một doanh nghiệp không chỉ nhắm đến việc quảng bá cho một sản phẩm cụ thể hay một nhãn hiệu. Mục tiêu lớn nhất của PR là nhằm xây dựng, nâng cao hình ảnh và tên tuổi của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng cũng như toàn xã hội. Các hoạt động PR thường xuyên thay đổi đến nỗi người ta rất khó định nghĩa được lĩnh vực này. Theo thống kê của các công ty chuyên về hoạt động PR thì đã có 472 định nghĩa về lĩnh vực hoạt động đầy triển vọng và mới mẻ này, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chung thống nhất. Do vậy, tôi xin được chọn một vài định nghĩa tiêu biểu nhằm cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn về PR. Viện PR Thế giới (IPRA) định nghĩa: “PR là những nỗ lực bền bỉ được thiết lập có kế hoạch nhằm đạt được và duy trì mối quan hệ tốt và sự hiểu biết lẫn nhau giữa tổ chức và công chúng” [Chris Fill, Marketing Communication, Nhà Xuất Bản Prentice Hall, 1996, trang 387] Trong cuốn “Promotional Strategy” của nhóm tác giả J.F.Engel, M.R.Warshaw và T.C.Kinner, khái niệm PR được hiểu là: “Một hoạt động xúc tiến kinh doanh, trong đó sử dụng quá trình truyền thông hai chiều để hài SV: Đinh Tiến Dũng Lớp: QTMA_K8 4 Chuyên đề tốt nghiệp hoà giữa lợi ích và yêu cầu của doanh nghiệp với lợi ích, yêu cầu của đông đảo công chúng tới doanh nghiệp. Mục đích của PR là thông báo tới công chúng về những điểm cụ thể trong chính sách của doanh nghiệp, hoặc làm giảm nhẹ những cơn khủng hoảng của doanh nghiệp ” “ là một bộ phận trong kế hoạch xúc tiến kinh doanh, PR là hoạt động giao tiếp với các đối tượng công chúng nhằm nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí của đông đảo công chúng.” [NXB Irwin, 1997, trang 466] Philip Kotler cũng đưa ra khái niệm riêng: “PR tồn tại để tạo mối quan hệ tốt với đông đảo công chúng của doanh nghiệp, tạo nên những quan niệm tích cực về doanh nghiệp, hỗ trợ sản phẩm dịch vụ và thu hút sự ủng hộ của công chúng.” Còn theo Frank Jefkins (tác giả cuốn Public Relations – Frameworks do Financial xuất bản) : "PR bao gồm các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch,cả bên trong và bên ngoài tổ chức và công chúng của nó nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau " Theo các viện sĩ (trong cuộc họp giữa các viện sĩ thông tấn PR đến từ nhiều nước (World Assembly of Public Relations Associates) diễn ra ở Mexico tháng 8 năm 1978 : "PR là một nghệ thuật và môn khoa học xã hội, phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả , tư vấn cho các nhà lãnh đạo của tổ chức,và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch để phục vụ quyền lợi của cả tổ chức và công chúng " Như vậy PR trong Marketing không đồng nhất với hoạt động Marketing đơn thuần. Nó không chỉ bao gồm các hoạt động hỗ trợ tung sản phẩm mới hay định vị lại một sản phẩm của doanh nghiệp mà hơn thế nữa, PR đòi hỏi nhiều công việc bao gồm đánh giá thái độ công chúng, xác định các chính sách của doanh nghiệp phù hợp với lợi ích của công chúng, lên kế hoạch và thực hiện các chương trình hành động nhằm làm cho công chúng hiểu, chấp nhận và ủng hộ doanh nghiệp. SV: Đinh Tiến Dũng Lớp: QTMA_K8 5 Chuyên đề tốt nghiệp Còn theo các học giả Hoàng Thị Phương Thảo & Hoàng Trọng, PR được hiểu như sau: “PR là chức năng quản trị đánh giá thái độ của các giới có liên quan, xác định các chính sách và thủ tục của cá nhân hay tổ chức có ảnh hưởng đến lợi ích của các giới này, thực hiện chương trình hành động để giành được sự thông hiểu và tin tưởng.” “PR là một khoa học về hành vi cử xử của công ty, hành vi gắn chặt phúc lợi của công ty với phúc lợi của xã hội mà công ty đang hoạt động. Quan điểm này ngụ ý rằng công ty có trách nhiệm rõ ràng trong việc nâng cao phúc lợi của xã hội.” [Quản trị chiêu thị - NXB Thống Kê, 1996, trang 396] Tác giả Bertrand Wong lại có cách nhìn nhận khác về PR “PR là một ngành chuyên môn mang tính tổng hợp đòi hỏi khả năng phân tích nhạy bén, sự thấu hiểu bản chất tâm lý cùng các kỹ năng giao tiếp và sử dụng có hiệu quả các phương tiện truyền đạt thông tin. Đối với các nước phát triển, PR còn được xem là một lực lượng có ảnh hưởng đến các hệ thống chính trị, các thông tin công cộng, các nhu cầu thị trường và thị hiếu khách hàng và điều hành, quản lý các hoạt động của mọt doanh nghiệp không thể không có sự hiện diện, tham mưu tư vấn của phòng PR cũng như các chuyên viên PR.” [Giao tế nhân sự- những điều cần biết, NXB Trẻ, 1997, trang 6] Vậy PR được các doanh nghiệp Việt nam nhìn nhận ra sao ? Ông Lê Văn Dũng - Phó giám đốc Công ty Quảng Cáo Trẻ, nhận xét: “Các hoạt động quảng cáo, tiếp thị và PR có nhiều điểm giống nhau. Nhưng nếu như quảng cáo, tiếp thị tạo nên phần xác của một nhãn hiệu thì công tác PR tạo nên phần hồn cho nhãn hiệu. Nó khiến khách hàng yêu thích một nhãn hiệu.” Ông Phú Ngọc Trai, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Pepsico Đông Dương, có một cách nhìn đơn giản hơn về PR: SV: Đinh Tiến Dũng Lớp: QTMA_K8 6 Chuyên đề tốt nghiệp “Khái niệm PR không chỉ nằm trong phạm vi quan hệ với bên ngoài. Trước hết, đó là quan hệ ngay trong chính công ty, chẳng hạn như việc giao tiếp gần gũi giữa người quản lý với nhân viên của mình. Quan hệ với bên ngoài, với khách hàng, đối tác, với giới báo chí, có mặt trong các cuộc hội thảo, xuất hiện trước công chúng là những cách quảng bá tên tuổi công ty, xây dựng nhãn hiệu và tạo sự ủng hộ.” Cũng theo ông Trai, PR là một công cụ quản trị, và muốn làm giao tế giỏi, nhà quản trị phải sẵn lòng quan hệ với xung quanh. Trong quan hệ với cộng đồng, người làm công tác PR phải thể hiện rõ thái độ, một nhu cầu PR thực sự và sự chân thành. Đối với công ty PR chuyên nghiệp: PR là một hệ thống các nguyên tắc và hoạt động có liên hệ hữu cơ, nhất quán nhằm xây dựng: - Một hình ảnh (Ví dụ: Cô gái Hà Lan - Hướng tới tương lai) - Một quan điểm (Chống ma tuý) - Một ấn tượng (Heineken: Người doanh nhân giàu có) - Lòng tin (Sữa có lợi cho sức khoẻ) Của một nhóm đối tượng nhất định về: - Một sản phẩm (Tã giấy Bino) - Một thương hiệu (Acer) - Một công ty (Đạm Phú Mỹ) - Một chính sách (Quy định đội mũ bảo hiểm) - Một đất nước (Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới) - Một cá nhân (Ca sĩ Đan Trường) Như vậy, PR là một nghiệp vụ, một công việc mới đầy thú vị và rất cần thiết cho Việt Nam trong bước hội nhập cùng với thế giới ngày hôm nay bước vào cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường để phát triển. SV: Đinh Tiến Dũng Lớp: QTMA_K8 7 Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.2. Đặc điểm của PR 1.1.2.1. Khả năng tiếp cận công chúng lớn Đối tượng mục tiêu của quảng cáo, kích thích tiêu thụ và bán hàng cá nhân bao gồm khách hàng thực tế và khách hàng tiềm năng. Trong khi đó, đối tượng hướng tới của PR là tất cả công chúng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. PR sử dụng các công cụ của mình để có thể vươn tới tiếp cận tất cả các đối tượng có liên quan, không chỉ khách hàng mà còn cả các đối tượng như nhân viên trong doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà đầu tư, Chính phủ, các tổ chức giáo dục, các cơ quan truyền thông , qua đó xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp. Đôi khi hoạt động PR có thể nhằm vào nhiều đối tượng cùng một lúc, như chương trình PR nhằm khuếch trương tên tuổi của một loại dược phẩm thì đối tượng mà nó tác động tới có thể là nhà cung cấp cũng như các nhà bán sỉ, các đại lý, các nhà bán lẻ như các hiệu thuốc, các bệnh viện, cơ sở y tế và cả các khách hàng là người bệnh có nhu cầu về loại thuốc đó. Tuy nhiên, PR cũng thường nhắm vào mối quan tâm hay thái độ của một nhóm nhỏ đối tượng cụ thể. Ngược lại với quảng cáo, do chi phí sản xuất và thuê phương tiện cao nên đòi hỏi một số đông đối tượng mới đáp ứng được yêu cầu hiệu quả kinh tế, nỗ lực PR có thể được điều chỉnh theo quy mô của đối tượng. Bảng 1: So sánh khả năng tiếp cận công chúng của các phương tiện xúc tiến khác Quảng cáo Kích thích tiêu thụ PR Bán hàng cá nhân Số lượng đối tượng nhằm tới Nhỏ Nhỏ Lớn Nhỏ Độ tin cậy Thấp Trung bình Cao Trung bình Nguồn: Philip Kotler "Quản trị Marketing"- NXB Thống Kê 1997, trang 699 SV: Đinh Tiến Dũng Lớp: QTMA_K8 8 Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.2.2 Chi phí thấp So với quảng cáo, kích thích tiêu thụ và bán hàng trực tiếp thì PR có mức tổng chi phí thấp hơn nhiều. Quảng cáo sử dụng rất nhiều phương tiện và mỗi một phương tiện đều yêu cầu mức chi phí khá cao, đặc biệt là quảng cáo trên truyền hình, một phương tiện đạt mức bao quát rộng. Mức chi cho quảng cáo của một số doanh nghiệp lớn luôn chiếm vị trí cao trong tổng chi phí của họ (thường khoảng 2%). Bán hàng cá nhân là hình thức vươn tới tiếp cận và thuyết phục từng khách hàng tiềm năng để họ mua hàng, như cử nhân viên đến tận nhà, gửi thư chào hàng trực tiếp đến từng khách hàng Công việc tỉ mỉ này đòi hỏi nguồn tài chính phận bổ là khá lớn. Vì thế hình thức bán hàng cá nhân đạt mức cao về chỉ tiêu tổng chi phí. Trong khi đó, kích thích tiêu thụ đưa ra các biện pháp kích thích và thuyết phục người mua mua hàng, song không đòi hỏi phải tiếp cận trực tiếp từng khách hàng, do đó tổng chi phí ở mức trung bình. So với tất cả những phương tiện trên, PR đòi hỏi mức chi phí thấp nhất. Cũng sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền cho doanh nghiệp, cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp song doanh nghiệp không phải “mua” những không gian đó. Nguồn cho những tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng có thể do cán bộ PR viết thông cáo báo chí gửi tới, có thể do phóng viên tự tìm hiểu. Và tất cả các tin bài về doanh nghiệp đều được nhìn nhận là các tin tức cho cơ quan truyền thông. Nếu tất cả các bài báo đều được quy đổi theo giá quảng cáo thì quả là doanh nghiệp đã không thể chịu nổi một mức chi phí quá lớn như vậy. Đặc biệt là trong nhiều trường hợp, rất nhiều báo cùng đưa tin về một sự kiện nào đó của doanh nghiệp. Như vậy chi phí để có được tin bài tuyên truyền về doanh nghiệp là rất nhỏ so với chi phí quảng cáo nhưng lại có thể đạt mức phổ biến cao. Đó chính là lợi thế đặc biệt của PR. SV: Đinh Tiến Dũng Lớp: QTMA_K8 9 Chuyên đề tốt nghiệp Bảng 2: So sánh chi phí của các phương tiện xúc tiến Quảng cáo Kích thích tiêu thụ PR Bán hàng cá nhân Tổng chi phí Cao Trung bình Thấp Cao Chi phí tiếp cận một cá nhân Thấp Trung bình Thấp Cao Nguồn: Philip Kotler - "Quản trị Marketing" NXB Thống Kê 1997, trang 670 Nói như vậy không có nghĩa là doanh nghiệp không cần phân bổ chi phí cho hoạt động PR. Ngoài hoạt động quan hệ với báo chí truyền thông, PR còn rất nhiều các hoạt động khác cần mức chi phí thích hợp. Ví dụ như tổ chức hội nghị, các buổi họp báo, phỏng vấn Tuy nhiên, mức chi phí dành cho các hoạt động đó không thể cao bằng chi phí bỏ ra để tuyển và đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp, những chi phí cho khuyến mại, giải thưởng, chi cho các chương trình dùng thử sản phẩm, chiết khấu, trợ cấp quảng cáo v.v Do chi phí thấp nhưng mức độ bao quát công chúng của PR là rộng nên chi phí tiếp cận một cá nhân là thấp. Tương tự như vậy, chỉ tiêu này đối với quảng cáo cũng là thấp, nhưng đối với bán hàng trực tiếp thì cao. Đối tượng của bán hàng cá nhân là từng khách hàng tiềm năng cụ thể và không thể tiếp cận số lượng lớn khách hàng được, do vậy chi phí để tiếp cận từng cá nhân khách hàng là cao. 1.1.2.3 Độ tin cậy cao Các thông điệp PR được chuyển tải bởi bên thứ ba. Công chúng không nhận biết được việc doanh nghiệp đã phải trả trực tiếp hay gián tiếp cho bên thứ ba đó. Vì vậy, các đối tượng thường cảm thấy thông điệp đáng tin cậy hơn, hơn nữa, điều này phần lớn là do hình ảnh tích cực của phương tiện thể hiện thông điệp. Sự “xác nhận của người thứ ba” giúp đánh bóng hình ảnh của công ty hay sản phẩm qua hoạt động PR. Một bài báo trên một tờ báo hay một tờ tạp chí có uy tín viết về ông tổng giám đốc của một công ty sẽ có ảnh SV: Đinh Tiến Dũng Lớp: QTMA_K8 10 [...]... doanh nghiệp và đưa ra một hệ thống các biện pháp phòng và chống khủng hoảng, giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng một cách êm thấm nhất SV: Đinh Tiến Dũng 14 Lớp: QTMA_K8 Chuyên đề tốt nghiệp 1.2 THỰC TRẠNG PR TẠI VIỆT NAM Các công ty nước ngoài đã đưa PR vào Việt Nam từ những năm 90 của thế kỉ XX với mong muốn tiết lộ cho doanh nghiệp Việt Nam thấy PR là một “mảnh đất màu mỡ” nên khai thác và đầu tư... tảng PR như thế này, khó trách trình độ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ đang thực hiện công tác PR tại các công ty trong nước không cao, dù số này rất ít • Doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu một hành lang pháp lý để phát triển ngành PR Băn khoăn lớn nhất của các doanh nghiệp PR chân chính trong nước là pháp luật Việt Nam chưa có một quy định và nguyên tắc cụ thể hướng dãn các doanh nghiệp làm PR Pháp. .. Lớp: QTMA_K8 Chuyên đề tốt nghiệp 2.1.2 Triển vọng phát triển PR tại Việt Nam Việc nâng cao nhận thức và vai trò của PR đối với các doanh nghiệp Việt Nam, ngày càng được coi trọng nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của WTO,tham gia vào sân chơi chung của thế giới Một thực tế chỉ ra rằng, các công ty PR trên thế giới ngày càng coi trọng PR và xem nó có hiệu quả hơn rất nhiều so với các phương tiện xúc... lược PR, khiến chương trình thất bại hoặc không đem lại kết quả như mong muốn Chúng ta cần nhìn nhận một SV: Đinh Tiến Dũng 32 Lớp: QTMA_K8 Chuyên đề tốt nghiệp cách khách quan và đưa ra được các giải pháp để nâng cao hiệu quả, giúp cho PR thực sự là một công cụ hữu hiệu cho việc quảng bá thương hiệu của các công ty Việt Nam Phần II GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PR TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. .. hoạch làm việc của nhân viên PR Khi nhận thức đúng vai trò của PR và có những nhân sự chuyên trách hoạch định các kế hoạch hành động một cách nghiêm túc thì chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có được một giải pháp hữu hiệu trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu bền vững của mình Hoạt động PR ở Việt Nam chỉ đơn thuần là “mua đất” trên các trang báo nhằm quảng bá và thổi phồng thương hiệu, đi... chưa đầu tư xây dựng các chiến lược PR với mục đích lâu dài; chưa có đội ngũ nhân viên làm công tác PR chuyên nghiệp Ngày nay hoạt động PR không còn quá xa lạ với những người làm Marketing của các doanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên sử dụng thường xuyên công tác PR và xem PR như một giải phát hiệu quả trong các giải pháp tiếp thị chủ yếu thì không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được.Khi chính sách “một... với việc các doanh nghiệp Việt Nam khó có cơ hội tham gia vào các sân chơi quảng cáo truyền hình hay báo chí Lúc đó các chiến dịch quảng cáo rầm rộ sẽ chỉ có ở các công ty lớn Vì vậy, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp Việt Nam phải có những giải pháp hữu hiệu để xây dựng thương hiệu cho mình, trong đó PR là một trong những giải pháp đáp ứng được mong đợi của doanh nghiệp Việt Nam. Hàng năm những doanh... động PR mà những người làm công tác PR rất quan tâm là tính truyền thông cụ thể của nó Qua PR những thông điệp được truyền đạt đến với khách hàng mục tiêu một cách cụ thể hơn so với quảng cáo Chương trình hội thảo về dinh dưỡng và thực trạng béo phì do Công ty Dutch Lady Việt Nam và Hội Dinh Dưỡng Việt Nam (VINUTAS) tổ chức đã mang lại những thông tin cụ thể hết sức giá trị cho các chuyên gia y tế và. .. hi vọng các doanh nghiệp Việt Nam sớm tìm ra các giải pháp thích hợp để PR được phát triển đúng tầm vóc của nó ở Việt Nam Với tư cách giám đốc đối ngoại công ty Pepsi-IBC, ông Huỳnh Bửu Sơn nhận định: "Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, kể cả quốc doanh lẫn tư nhân, đều chưa thấy hết vai trò của công tác PR Hoặc là vì quy mô quá nhỏ bé nên không đủ khả năng tài chính cho PR Hoặc là vì nghĩ rằng tự... trong hoạt động PR Việt Nam Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của một kế hoạch chiến lược PR, có thể liệt kê một vài nguyên nhân nổi bật trong những số đó như sau: • Hầu như doanh nghiệp Việt Nam nhận thức sai lệch về hoạt động PR Sai lầm phổ biến nhất của các doanh nghiệp Việt là đánh đồng PR với quan hệ báo chí trong khi truyền thông báo chí chỉ là một bộ phận nhỏ thuộc ngành PR Xuất phát . : Phần 1: THỰC TRẠNG PR TẠI VIỆT NAM. Phần 2 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PR TẠI VIỆT NAM SV: Đinh Tiến Dũng Lớp: QTMA_K8 3 Chuyên đề tốt nghiệp Phần I THỰC TRẠNG PR TẠI VIỆT NAM 1.1 doanh nghiệp; nêu lên thực trạng và những hạn chế của PR Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện,nâng cao hiệu quả hoạt động PR cho các doanh nghiệp Việt Nam . 2. Mục đích nghiên. tốt nghiệp 1.2. THỰC TRẠNG PR TẠI VIỆT NAM Các công ty nước ngoài đã đưa PR vào Việt Nam từ những năm 90 của thế kỉ XX với mong muốn tiết lộ cho doanh nghiệp Việt Nam thấy PR là một “mảnh đất

Ngày đăng: 30/07/2014, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan