Việc nâng cao nhận thức và vai trò của PR đối với các doanh nghiệp Việt Nam, ngày càng được coi trọng nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của WTO,tham gia vào sân chơi chung của thế giới. Một thực tế chỉ ra rằng, các công ty PR trên thế giới ngày càng coi trọng PR và xem nó có hiệu quả hơn rất nhiều so với các phương tiện xúc tiến khác, nhất là quảng cáo. Khi các phương tiện khác đã trở nên tốn kém và thiếu hiệu quả, PR đã mang lại cho các công ty sự khẳng định chắc chắn về hình ảnh thương hiệu. Việt Nam cũng không thể nằm ngoài quy luật tất yếu đó. Các công ty Việt Nam ngày càng chú trọng đến PR, dành nhiều sự đầu tư hơn cả về ngân sách, nguồn lực lẫn sự quan tâm trong chiến lược phát triển. Có thể thấy điều này qua ngân sách mà các công ty đã đầu tư cho PR : Công ty Đạm Phú Mỹ đã dành cho hoạt động PR ngân sách là 26,5 tỷ đồng, còn công ty Unilever Việt Nam cũng dành 3 triệu USD cho hoạt động PR.... Với những sự đầu tư mạnh mẽ này, các công ty đã thực hiện được nhiều chiến dịc PR có quy mô, mang lại hiệu quả cho việc nâng cao hình ảnh thương hiệu của mình.
Trong bối cảnh hội nhập, các điều luật với hạn mức 10% tổng chi phí không cho phép các công ty có thể mở rộng hoạt động quảng cáo của mình thì PR lại càng trở nên là một công cụ vô cùng hữu hiệu vì nó không giới hạn về ngân sách. Nhà nước luôn coi hoạt động PR như một hoạt động xã hội, luôn khuyến khích hoạt động này. Trong thời gian sắp tới, chắc chắn rằng PR càng được Nhà nước coi trọng vì tính tốt đẹp của nó. Quốc hội cũng đã có những dự thảo để điều chỉnh và hỗ trợ cho hoạt động này. Có thể thấy, về mặt pháp lý, thời gian tới, PR lại có thêm rất nhiều cơ hội để phát triển.
Theo quy luật tất yếu “ có cầu thì tất có cung”, hiện nay nhu cầu về nhân lực phục vụ cho ngành PR đang rất cao. Do vậy, có rất nhiều tổ chức, cơ sở đang và sẽ đào tạo chuyên ngành PR. Các công ty sẽ có được đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản có đầy đủ kỹ năng để thực hiện tốt các kế hoạch PR
đề ra. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để các chuyên viên PR có điều kiện nâng cao trình độ cho bản thân.
Cho tới nay, trên toàn thế giới uớc tính có tới bốn triệu người đang làm các công việc khác nhau trong ngành PR, với con số người ở vị trí cấp quản lý cao cấp ngày càng tăng. Theo xu hướng phát triển chung của thế giới, hàng năm, con số nhân lực trong lĩnh vực PR do các doanh nghiệp tại Việt Nam tuyển dụng mới càng nhiều lên, chủ yếu từ các cơ quan truyền thông đại chúng, các trường đại học báo chí và các chương trình đào tạo về PR ở các trường dạy nghề. Với chiến lược sử dụng PR như một công cụ marketing hữu hiệu, nhiều doanh nghiệp đã không ngần ngại đầu tư để xây dựng cho mình một bộ phận PR riêng hay phối hợp cùng các công ty PR thực hiện các chương trình PR có hiệu quả... Đây thực sự là những dấu hiệu tốt cho sự phát triển của ngành.