Sử dụng dịch vụ của các công ty PR chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu Pr việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 52)

Tuy nhiên, theo ý kiến của một chuyên gia trong lĩnh vực PR, không nhất thiết bất cứ một công ty nào cũng cần lập riêng phòng PR mà tuỳ theo quy mô, nhu cầu của từng công ty mà có cách làm thích hợp. Để xây dựng một chương trình PR có hiệu quả, doanh nghiệp có thể thuê công ty PR chuyên nghiệp với chi phí rẻ hơn nhiều so với công ty tự thực hiện lấy. Hơn nữa, doanh nghiệp thường dễ gặp nhũng bất lợi sau đây nếu tự thực hiện các chương trình PR :

- Doanh nghiệp quen lối suy nghĩ chủ quan, dễ theo lối mòn, không có tính sáng tạo, là điều khiến cho một chương trình PR không đạt được tính ấn tượng và hiệu quả truyền thông như mong muốn.

- Cách nghĩ và ý tưởng đưa ra thường không được cọ xát với thực tế - Kinh nghiệm giới hạn do không thực hiện chương trình thường xuyên. - Mối quan hệ giới hạn với các đối tượng PR (các cơ quan truyền thông) Thêm vào đó, trong trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu thường xuyên về PR thì việc duy trì một phòng PR riêng là vừa không có hiệu quả lại vừa không kinh tế. Theo một chuyên gia trong lĩnh vực PR thì chỉ trừ một số công ty lớn có mạng lưới rộng khắp thì nên có người chuyên trách. Bộ phận này gồm một hoặc hai người và chỉ nên thực hiện những công việc thường xuyên, không đòi hỏi sáng tạo cao. Họ nên đóng vai trò là những ngươì quản lý hoạt động và nhân sự bộ phận PR, để thực hiện sao cho có hiệu quả nhất. Với những vụ việc lớn đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm, nhân lực thì nên mời các công ty PR chuyên nghiệp bên ngoài. Với các doanh nghiệp có nhu cầu về PR ít hơn, thường là theo mùa vụ như giới thiệu sản phẩm mới, động thổ nhà máy hoặc khai trương văn phòng thì có thể sử dụng các công ty PR bên ngoài cả ngắn hạn lẫn dài hạn.

Nếu gặp phải khủng hoảng như "sản phẩm có vấn đề", "tin đồn thất thiệt" làm cổ phiếu tụt giảm nghiêm trọng... thì dù có bộ phận chuyên trách hay không, công việc đầu tiên phải làm là y các chuyên gia PR chuyên xử lý khủng hoảng trước khi quá muộn !

Vậy, hợp đồng và phí dịch vụ cho các công ty PR nên tính như thế nào ? Cũng theo ý kiến của chuyên gia trên trên :

" Khách hàng có thể ký hợp đồng dài hạn, thường là 1 năm với các công ty PR. Theo hợp đồng, công ty này sẽ thực hiện một số hoạt động cụ thể hàng tháng như viết một hoặc hai thông cáo báo chí, tổ chức các cuộc họp báo hoặc gặp gỡ giới báo chí, tổ chức thăm quan nhà máy (có thể là 6 tháng một lần), điểm báo và một số các hoạt động báo đài khác (gửi thiệp Tết, ngày nhà báo...) Tuy nhiên, dịch vụ hàng tháng này không bao gồm những sự vụ sự việc khác như giới thiệu sản phẩm mới, khai trương văn phòng hay xử lý khủng hoảng Phí dịch vụ trả cho các công ty này có thể được tính theo ba cách: Tính theo hàng tháng (hàng năm), theo dự án và tính theo giờ"

KẾT LUẬN

Xin được kết thúc khóa luận bằng một câu nói của một chuyên gia trong lĩnh vực PR, đồng thời là giám đốc một công ty PR hàng đầu Việt Nam: "PR thực sự giúp doanh nghiệp xây dựng một hình ảnh đẹp trong công chúng. Khi khách hàng chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp cũng có nghĩa là họ muốn mua hình ảnh đẹp của doanh nghiệp đó.

Công tác PR thông thường ít đem lại lợi ích tức thì mà có tác dụng về lâu về dài. Cho nên công tác này đòi hỏi cái nhìn chiến lược với quy trình hoạt động được nghiên cứu kỹ lưỡng, có bài bản..."

Trên thực tế, hoạt động PR tại các doanh nghiệp còn chưa được phát huy tối đa, phân vì doanh nghiệp chưa đánh giá đúng vai trò của PR hoặc nếu có, doanh nghiệp cũng chưa xây dựng được một chiến lược PR hiệu quả theo một quy trình hợp lý.

Với những kiến thức nhất định về PR cùng những kinh nghiệm thực tiễn thu được từ việc tham gia vào hoạt động PR thực tế em hi vọng đã nêu lên được thực trạng, thành công và tồn tại của hoạt động này tại Việt Nam. Đồng thời em hi vọng, với những giải pháp trong khóa luận cũng có thể giải quyết một cách hiệu quả nhất những tồn tại, nâng cao hoạt động PR của các doanh nghiệp Việt Nam lên một tầm cao mới.

Đây là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với em nên những thiếu sót là không thể thiếu được trong bài viết này. Do đó em rất mong nhận được sự những ý kiến đóng góp của cô để bài chuyên đề này được hoàn thiện hơn và có khả năng áp dụng vào thực tiễn hơn. Một lần nữa em xin cảm ơn cô giáo Đào Thị Lan Hương và toàn thể các anh chị, cô chú trong công ty cổ phần truyền thông Vietgate, các thầy cô trong trường Học Viên Ngân hàng, các bạn đồng học đã giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề này

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. PR - Kiến thức cơ bản và kiến thức nghề nghiệp – TS Đinh Thuý Hằng - Học viện Báo chí & Tuyên truyền

2. Phá vỡ bí ẩn PR ( Frank Jefkins – Nhà xuất bản Trẻ 2006 )

3. Quảng cáo thoái vị - PR lên ngôi (Al Ries &Laura Ries-Nhà xuất bản trẻ)

4. PTS Vũ Trọng Hùng dịch," Quản trị Marketing" của Philip Kotler, NXB Thống kê 1997

5. Tiến sĩ Phan Tường Vân dịch. " Giao tế nhân sự- Những điều cần biết " của Bertrand Wong - Nhà xuất bản trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh

6.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

7. PRSA Tampa Bay, "Public Relations : An Overview", 2001

8. Chris Fill - ĐH Tổng hợp Dublin, "Marketing Communications" Prentice Hall , 1996

9. Thomas L. Harris, " Value- Added Public Relations", NTC Business Books Publishing Group 2000

10. Leonard Saffir, " Power Public Relations", NTC Business Books Publishing Group 2000

11. Eric Yaverbaum, "Public Relations Kits for Dummies", IDG Books Worldwide,2001 12. Website: - www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=130618&ChannelID=91 - www.prclub.com.vn - www.ueh.vn - www.hoanggiaadv.com

- www.publicrelations.vn - www.my.opera.com/hienvt/blog/m-t-sthu-t-ngng-nh-pr - www.forum.vinamap.vn - www.ipra.org - www.nghebao.vn - www.nguoilambao.wordpress.com - www.bwportal.com.vn - www.tochucsukien.com - www.online-pr.com - www.workinpr.com - www.onpenshare.com.vn - www.Unicom.com.vn - www.VnExpress.net - www.laodongonline.com.vn - www.massagroup.com

Phụ lục

PHỤ LỤC 1: CÔNG TÁC CHỮA KHỦNG HOẢNG CỦA NHÃN HIỆU

Phụ lục 2: Panasonic Triển khai chiến dịch " Tiếp sức sinh thái" tại Việt Nam

Phụ lục 3 :Đạm Phú Mỹ khởi động chương trình xây 2.500 nhà " Đại Đoàn Kết" cho đồng bào nghèo tại 25 tỉnh trên cả nước. if (adsbygoogle && !adsbygoogle.loaded) { (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});}

Báo : Đồng Khởi Ngày : 19-12-2008

Phụ lục 4 : PR Việt Nam còn thiếu luật – Báo Lao Động Online

Nghề PR cần luật

Lao Động số 233 Ngày 09/10/2008 Cập nhật: 11:46 AM, 09/10/2008

(LĐ) - Ngành PR (Public Relations - Quan hệ công chúng) ở VN gần đây có sự phát triển mạnh. Nhưng cùng những hoạt động PR chân chính, vẫn còn các chiến dịch tiếp thị hình ảnh phóng đại, thông tin không minh bạch.

Ảnh hưởng lớn đến dư luận, vậy mà nghề PR vẫn chưa có quy định hoạt động và hành lang pháp lý.

Luật: Mỗi nơi một ít

VN hiện có hơn 150 Cty hoạt động PR, các Cty trong nước chiếm tới 95% thị phần, thậm chí nhiều Cty đăng ký kinh doanh dịch vụ khác nhưng cũng nhảy sang làm PR. Ngoài những Cty tên tuổi được khẳng định qua các sự kiện ảnh hưởng tốt đến xã hội còn nhiều Cty làm ăn chụp giật. Những người cung cấp dịch vụ đã bỏ qua những rào cản, cạnh tranh không lành mạnh, thông tin dễ dãi, lợi dụng mặt trái của PR để đưa ra những thông tin bất lợi cho đối thủ.

Công chúng là người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi giữa một "biển" thông tin, đánh bóng thương hiệu, tên tuổi thái quá, khó có thể tìm được một địa chỉ tin cậy. Xảy ra tình trạng trên bởi chưa có luật định hoạt động PR. Theo luật sư Lê Kim Giang (Văn phòng luật sư Hưng Giang), tuy chưa có luật cụ thể nhưng những người làm PR vẫn phải tuân theo các nguyên tắc hành nghề nhất định. Các quy định nằm rải rác mỗi nơi một ít luật như: Doanh nghiệp, Báo chí, Sở hữu trí tuệ, Cạnh tranh, Dân sự...

Hoạt động đa dạng nên người làm PR phải hiểu quy định cụ thể trong lĩnh vực của sự kiện thực hiện. Nguyễn Thu Thuỷ - NV PR Cty P&T Media cho biết: "Cty thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng PR, nhưng các quy định về luật thì chúng tôi phải tự tìm hiểu, thu thập kiến thức ở các kênh thông tin. Mỗi một sự kiện lại liên quan đến các điều luật khác nhau nên rất cần nắm rõ quy định".

Hiệp hội nghề: Rất cần

Đó là ý kiến của bà Đinh Thị Thuý Hằng - Trưởng khoa Quảng cáo và Quan hệ công chúng, Học viện Báo chí & Tuyên truyền. Theo bà Hằng, VN cần sớm có một luật về quan hệ công chúng bao gồm các nguyên tắc, chuẩn mực khung định hướng các hoạt động PR, phương tiện PR, quy trình thực hiện PR. Luật này phải đảm bảo tính tương thích với hệ thống pháp luật trong nước, tương thích với các quy định của PR quốc tế khi hội nhập. Muốn thực hiện được điều đó, cần thành lập hiệp hội nghề quan hệ công chúng để có hành lang pháp lý cụ thể, bảo vệ người làm PR và khách hàng.

Hiện chưa có NV quan hệ công chúng được đào tạo bài bản tại một trường ĐH ở VN. Khóa đầu tiên của ngành này tại HV Báo chí & Tuyên truyền vẫn chưa ra trường. Giáo trình giảng dạy chủ yếu do các thầy cô trong khoa tự biên soạn, chỉ có một môn học là "Đạo đức nghề PR" cung cấp cho SV những nguyên tắc hoạt động. Vì vậy, sự ra đời của Luật Quan hệ công chúng sẽ giúp những người làm PR chuyên nghiệp trong tương lai có điều kiện tiếp cận sớm và hoạt động hiệu quả hơn.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

THỰC TRẠNG PR TẠI VIỆT NAM...4

1.1.TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG...4

1.1.1.Khái niệm cơ bản về quan hệ công chúng...4

1.1.2. Đặc điểm của PR...8

1.1.3 Vai trò của quan hệ công chúng...11

1.2. THỰC TRẠNG PR TẠI VIỆT NAM...15

2.2. Những thành công và tồn tại trong hoạt động xây dựng chiến lược PR...25

2.2.1. Những thành công của hoạt động xây dựng chiến lược PR...25

2.2.2. Những tồn tại trong hoạt động PR Việt Nam ...29

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PR TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM...33

2.1. PR và triển vọng phát triển ...33

2.1.1 Triển vọng phát triển PR trên thế giới ...33

2.1.2. Triển vọng phát triển PR tại Việt Nam...36

2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động PR...37

2.2.1 Thay đổi quan niệm về hoạt động PR ...37 if (adsbygoogle && !adsbygoogle.loaded) { (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});}

2.2.2 Thiết lập một bộ phận PR trong doanh nghiệp ...38

2.3.3. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về PR cho cán bộ công nhân viên ...38

2.2.4 Xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh cho bộ phận PR ...39

2.2.5 Đề ra chế độ lương, thưởng thoả đáng cho cán bộ PR ...40

2.2.6 Thiết lập ngân sách hợp lý cho hoạt động PR ...40

2.2.7 Sử dụng dịch vụ của các công ty PR chuyên nghiệp...41

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TẠI VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ĐÀO THỊ LAN HƯƠNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐINH TIẾN DŨNG

LỚP : QTMA_k8

Một phần của tài liệu Pr việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 52)