Các cuộc sáp nhập quốc tế và liên doanh những năm 1980 đã tác động mạnh tới các hoạt động kinh doanh của Mỹ và đưa đến sự phát triển của PR ở các quốc gia khác ngoài nước Mỹ. Với những văn phòng dự án, văn phòng đại diện và bán hàng được mở ra rất nhiều ở hải ngoại, với các hoạt động trao đổi chứng khoán được thiết lập tại London, Tokyo, New york và các trung tâm thương mại khác, khách hàng của các tập đoàn PR luôn luôn cần sự hỗ trong việc quảng bá sản phẩm, tiến hành các công việc quan hệ với chính phủ và với nhân công. Vệ tinh, kính phóng đại, mạng máy tính, máy fax và thư tín điện tử đã giúp cho các tập đoàn PR cung cấp đủ thông tin và chuyển tải nó kắp toàn cầu.
Nhũng cơ hội và vấn đề liên quan đến việc mở thị truờng chung Châu Âu đã thu hút sự quan tâm chú ý nhiều hơn. Hoạt động PR dù sao cũng đã phát triển ở nhiều khu vực trên thế giới, và những tập đoàn khổng lồ cũng phải thực hiện ít nhất 4 mục tiêu để mở rộng hoạt động sau đây: Mở những văn phòng riêng và thuê nhân viên tại địa phương; dành quyền kiểm soát các hãng PR địa phương nhưng không động chạm đến chúng; chiếm những vị trí cổ phần cao trong tập đoàn tại các nước khác và gia nhập mạng lưới quốc tế các tập đoàn độc lập.
Theo cuốn Danh bạ các tập đoàn PR của O'Dwyer's, lợi nhuận ròng của 10 tập đoàn lớn nhầt lên tới 1392 triệu USD năm 2000. Theo thứ tự thu nhập của các công ty này là: Shandwick, Hill&Knowlton, Buson-Marsteller; Ogilvy Public Relations Group, Omnicom PR network; Edelman Public Relations Worldwide, Fleishman-Hillard; Ketchum Public Relations, Manning, Selvage&Lee and Ruder Finn.
Tất cả các tập đoàn nói trên, ngoại trừ Shandwick, Eldemn, Fleishman- Hillard, Ruder Finn, đều trực thuộc quyền sở hữu của các hãng quảng cáo lớn. Những nhà quản lý các tập đoàn của Mỹ cung cấp những chiến lược liên tục, bao quát nhưng bởi thể chế và các giá trị của mỗi đất nước, dân tộc không giống nhau và sự khác nhau cũng tồn tại ngay trong chính các công ty, do vậy, những kế hoạch của họ phải được thực hiện bởi các nhân viên PR và công ty tư vấn PR bản địa.
Trong những năm trở lại đây, PR phát triển đều đặn và đang dần trở thành một công cụ marketing phổ biến hơn, trước hết trong lĩnh vực kinh doanh và công nghiệp và sau đó là trong các tổ chức phi chính phủ. Riêng tại nước Mỹ, số người làm việc trong lĩnh vực này tăng lên nhanh chóng, từ 120.000 những năm 1990 đến 350.000 người trong những năm 2008 (theo số liệu của cục thống kê lao động Mỹ) Cuốn "Cẩm nang cơ hội nghề nghiệp Mĩ" đã tiên đoán rằng "tỉ lệ phát triển của PR sẽ tăng nhanh trên mức trung bình so với tất cả các ngành nghề khác trong những năm 2010".
Các công ty, tập đoàn lớn tại các quốc gia phát triển tuyển dụng một số lượng rất lớn những người làm PR. Một khảo sát gần đây đã kết luận rằng 85% trong số 1500 tập đoàn lớn nhất có Vụ/Ban PR hoặc truyền thông. Một số khác, chằng hạn như tập đoàn General Motor và US Steel đã tuyển dụng một số lượng lớn tới hàng trăm người làm việc trong vô số bộ phận chuyên về các lĩnh vực khác nhau của PR hoặc ở các đơn vị kỹ thuật truyền thông khác
nhau. Hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ hơn chỉ thuê vài người làm chức năng này ở mỗi đơn vị.
Khoảng 1/3 các công ty lớn thuê các tập đoàn dịch vụ PR trong lĩnh vực hoạt động đối ngoại. Con số những tập đoàn dịch vụ này phát triển rất nhanh chóng trong những năm trở lại đây và hiện được thống kê ở mức khoảng 1700. Cũng như các công ty quảng cáo, một tập đoàn dịch vụ PR có thể phục vụ nhiều khách hàng dựa trên cơ sở tính thù lao cộng thêm lệ phí dịch vụ. Những tập đoàn hoặc công ty như vậy có quy mô từ một chuyên viên và một trợ lý đến một tổ chức phức tạp gồm 2000 nhân viên hoặc hơn.
Các tổ chức thương mại, hoạt động xã hội phi lợi nhuận và giáo dục sử dụng dịch vụ PR theo nhiều cách khác nhau. Có thể kể ra các lĩnh vực hoạt động phi lợi nhuận cơ bản của PR như sau:
- Hiệp hội kinh doanh và chuyên môn khác: Ước tính có khoảng 4000 tổ chức cấp toàn quốc hoạt động trong các lĩnh vực này, cộng thêm khoảng 40,000 đơn vị cấp vùng và cấp tiểu bang
- Các tổ chức xã hội và y tế: Các lĩnh vực như dịch vụ xã hội (Hội chữ thập đỏ ở Mỹ), y tế (Hiệp hội tim mạch Mỹ), bệnh viện, tôn giáo (Hội các tín đồ phương Nam), phúc lợi xã hội ( Cứu trợ của quân đội, các văn phòng chính phủ, các tổ chức, quỹ văn hoá...)
- Trong lĩnh vực giải trí, thể thao, du lịch: Các công ty PR giúp xây dựng danh tiếng cho các siêu sao phim truyền hình, điện ảnh, giúp bán vé hoà nhạc của các ngôi sao trên thế giới, thu hút khách du lịch... Mỗi đội thể thao chủ chốt đều có một văn phòng PR riêng.
- Tại các trường đại học và cao đẳng: Có tới hàng ngàn người hoạt động trong lĩnh vực này với các công việc như: Viết, biên tập, thiết kế các xuất bản phẩm; giới thiệc các tài liệu giáo dục nghe nhìn, phát triển,