1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng thời trang casual thuộc thương hiệu hazzys của công ty TNHH thương mại KEI việt nam tại thị trường hà nội

90 72 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam tại thị trường Hà Nội Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam tại thị trường Hà Nội Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam tại thị trường Hà Nội Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam tại thị trường Hà Nội Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam tại thị trường Hà Nội Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam tại thị trường Hà Nội Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam tại thị trường Hà Nội

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Phương Anh

Mã SV: 16D

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

TÓM LƯỢC

Sau thời gian 3 tháng thực tập và nghiên cứu tại công ty TNHH Thương mại KEIViệt Nam, em đã hoàn thành bài khoá luận với đề tài “Hoàn thiện hoạt động xúc tiếnthương mại đối với dòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys của công ty TNHHThương mại KEI Việt Nam tại thị trường Hà Nội” với 3 chương nội dung chính nhưsau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoàn thiện xúc tiến thương mại củacông ty kinh doanh quốc tế Ở chương này, bài khoá luận tập trung hệ thống hoá cáckiến thức liên quan đến xúc tiến thương mại của một công ty kinh doanh, làm cơ sở đểtiến hành nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại ởchương 2

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng về hoàn thiện xúc tiến thương mại đốivới dòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys của công ty TNHH Thương mạiKEI Việt Nam tại thị trường Hà Nội Ở chương 2, dựa theo kết quả phiếu phỏng vấnchuyên gia và kết quả khảo sát khách hàng, bài khoá luận đưa ra chi tiết thực trạng hoạtđộng xúc tiến thương mại của công ty hiện nay, phát hiện những vấn đề còn tồn tại từ đó

có cơ sở để đề xuất giải pháp cho chương 3

Chương 3: Đề xuất giải pháp để hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại đối vớidòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys của công ty TNHH Thương mại KEIViệt Nam tại thị trường Hà Nội Ngoài ra chương 3 còn nêu ra chi tiết những mục tiêu,định hướng hoàn thiện, phát triển xúc tiến thương mại của công ty trong tương lai

Bài khoá luận là sản phẩm của riêng em và những đề xuất còn mang tính cá nhân,tuy nhiên em hy vọng những phát hiện của mình có thể giúp cho công ty TNHH Thươngmại KEI Việt Nam giải quyết các vấn đề liên quan đến xúc tiến thương mại mà công tyđang gặp phải, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh so với đối thủ, có chỗ đứng vữngchắc trên thị trường

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá luận này, em đã nhận được nhiều sự hỗ trợ nhiệt tình từ cácthầy cô trong trường Đại học Thương Mại cũng như ban lãnh đạo và nội bộ nhân viêncông ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam

Trước hết em gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, chỉbảo em trong suốt quá trình học tập tại Đại học Thương Mại Em cũng xin bày tỏ sự biết

ơn sâu sắc đến các thầy cô bộ môn Nguyên lý Marketing, đặc biệt là cô T.S Nguyễn ThịThanh Nhàn đã tận tình hướng dẫn, góp ý giúp em hoàn thiện tốt bài khoá luận củamình

Đồng thời em cũng xin bày tỏ sự kính trọng và lời cảm ơn tới tập thể các anh chịnhân viên và toàn thể ban lãnh đạo công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quátrình nghiên cứu

Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện bài khoá luận của mình, nhưng do còn hạn chế vềmặt kiến thức và kinh nghiệm nên những sai sót trong bài là khó tránh khỏi Em rấtmong nhận được sự nhận xét góp ý của quý thầy cô để bài khoá luận được tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2020 Tác giả

Nguyễn Thị Phương Anh

Trang 4

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Các câu hỏi nghiên cứu 3

4 Mục tiêu nghiên cứu 4

5 Phạm vi nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Kết cấu khoá luận tốt nghiệp 5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY KINH DOANH QUỐC TẾ 7

1.1 Khái quát về hoạt động “xúc tiến thương mại” của công ty kinh doanh quốc tế

7

1.1.1 Khái niệm “xúc tiến thương mại” 7

1.1.2 Vai trò và bản chất của xúc tiến thương mại 8

1.1.3 Mô hình quá trình xúc tiến thương mại tổng quát 9

1.1.4 Một số lý thuyết liên quan đến hoàn thiện xúc tiến thương mại của công ty kinh doanh quốc tế 10

1.2 Phân định nội dung về hoạt động xúc tiến thương mại của công ty kinh doanh quốc tế 11

1.2.1 Xác định đối tượng nhận tin 11

1.2.2 Xác lập mục tiêu và ngân sách của xúc tiến thương mại 12

1.2.3 Xác định thông điệp và kênh xúc tiến thương mại 14

1.2.4 Xác định phối thức xúc tiến thương mại 15

1.2.5 Triển khai hoạt động xúc tiến thương mại 18

1.2.6 Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động xúc tiến thương mại 19

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xúc tiến thương mại của công ty kinh doanh 19

1.3.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô 19

Trang 5

1.3.2 Các yếu tố môi trường vi mô 20

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DÒNG SẢN PHẨM CASUAL THUỘC THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG HAZZYS CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KEI VIỆT NAM 23

2.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh và tình hình các yếu tố nội bộ của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam 23

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 23

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 24

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam 24

2.1.4 Kết quả hoạt động của công ty trong 3 năm qua 25

2.1.5 Đánh giá tổng quan tình hình các yếu tố nội bộ của công ty liên quan tới hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng sản phẩm thời trang casual thuộc thương hiệu thời trang Hazzys tại thị trường Hà Nội 27

2.2 Phân tích tác động của yếu tố môi trường đến hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng sản phẩm casual thuộc thương hiệu thời trang Hazzys của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam tại thị trường Hà Nội 28

2.2.1 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng sản phẩm casual thuộc thương hiệu thời trang Hazzys của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam tại thị trường Hà Nội 28

2.2.2 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường ngành đối với dòng sản phẩm casual thuộc thương hiệu thời trang Hazzys của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam tại thị trường Hà Nội 31

2.3 Kết quả phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng sản phẩm thời trang casual thuộc thương hiệu thời trang Hazzys của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam tại thị trường Hà Nội 34

2.3.1 Thực trạng về xác định đối tượng nhận tin 34

2.3.2 Thực trạng về xác lập mục tiêu và ngân sách cho xúc tiến thương mại 35

2.3.3 Thực trạng về lựa chọn thông điệp và kênh XTTM 38

2.3.4 Thực trạng xác định phối thức xúc tiến thương mại 40

2.3.5 Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động XTTM 46

2.3.6 Thực trạng về theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả xúc tiến thương mại 47

2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu đánh giá thực trạng hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys tại công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam 47

2.4.1 Những thành công 47

Trang 6

2.4.2 Những tồn tại 48 2.4.3 Nguyên nhân của tồn tại 49

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DÒNG SẢN PHẨM THỜI TRANG CASUAL THUỘC THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG HAZZYS TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 51 3.1 Dự báo xu hướng phát triển thị trường sản phẩm thời trang trên thị trường Hà Nội và phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 51

3.1.1 Dự báo xu thế phát triển thị trường sản phẩm thời trang trong thời gian tới tại thị trường Hà Nội 51 3.1.2 Phương hướng, mục tiêu của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam trong thời gian tới để phát triển hoạt động xúc tiến thương mại dòng sản phẩm casual thuộc thương hiệu thời trang Hazzys tại thị trường Hà Nội 52

3.2 Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện xúc tiến thương mại đối với dòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys tại công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam trên thị trường Hà Nội 52

3.2.1 Đề xuất giải pháp xác định đối thượng nhận tin đối với dòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys tại công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam trên thị trường Hà Nội 52 3.2.2 Đề xuất giải pháp xác lập mục tiêu và xác lập ngân sách xúc tiến đối với dòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys tại công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam trên thị trường Hà Nội 53 3.2.3 Đề xuất giải pháp cho hoạt động lựa chọn thông điệp và kênh XTTM đối với dòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys tại công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam trên thị trường Hà Nội 56 3.2.4 Đề xuất giải pháp cho hoạt động phát triển phối thức xúc tiến đối với dòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys tại công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam trên thị trường Hà Nội 57 3.2.5 Đề xuất giải pháp về triển khai hoạt động XTTM đối với dòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys tại công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam trên thị trường Hà Nội 61 3.2.6 Đề xuất giải pháp về theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động XTTM đối với dòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys tại công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam trên thị trường Hà Nội 62

3.3 Đề xuất liên quan đến hoạt động hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys tại công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam tại thị trường Hà Nội 63

Trang 7

3.3.1 Đề xuất phối hợp xúc tiến với sản phẩm 63 3.3.2 Đề xuất phối hợp xúc tiến với giá 63 3.3.3 Đề xuất phối hợp xúc tiến với phân phối 63

3.4 Các kiến nghị chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys tại công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam 63

3.4.1 Kiến nghị ngành 63 3.4.2 Kiến nghị vĩ mô 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại KEI 25

Việt Nam 25

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của dòng sản phẩm thời trang casual thuộc thương hiệu thời trang Hazzys tại công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam 26

Bảng 2.5: Bảng phân chia ngân sách xúc tiến thương mại đối với dòng sản phẩm casual thuộc hãng thời trang Hazzys tại thị trường Hà Nội của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam từ 2017-2019 37

Bảng 3.1: Đề xuất phân bổ ngân sách XTTM đối với dòng sản phẩm casual thuộc thương hiệu thời trang Hazzys tại công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam trên thị trường Hà Nội 55

Biểu đồ 2.4: Số lượng khách hàng hiện tại của dòng thời trang casual thuộc thương hiệu thời trang Hazzys tại thị trường Hà Nội từ năm 2017 đến năm 2019 36

Hình 1.1 Mô hình quá trình XTTM tổng quát 9

Hình 1.2 Quy trình xác lập mục tiêu xúc tiến thương mại của công ty kinh doanh 12

Hình 1.3 Các cơ chế giao tiếp kéo - đẩy trong xúc tiến thương mại 17

Hình 2.6: Giao diện facebook Hazzys Vietnam của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam 40

Hình 2.7: Hình ảnh minh họa tin nhắn gửi cho khách hàng 44

Hình 2.8: Quy định về trang phục và diện mạo của nhân viên bán hàng 45

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam 24

Sơ đồ 3.2: Đề xuất quy trình quản lý lực lượng bán hàng 60

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ xưa, khi cuộc sống con người vẫn còn thô sơ và chưa phát triển, quần áo đượccoi là một vật dụng cần thiết đối với con người, có tác dụng giữ ấm, che chắn cơ thể và

là một yếu tố phân biệt con người với các loài động bật khác Theo dòng chảy của thờigian, các yếu tố may mặc dần phát triển và thời trang đã trở thành một trong những biểutượng của xã hội hiện đại Ngành hàng thời trang may mặc vẫn luôn sôi động, vận độngkhông ngừng với sự biến thiên về mặt nhu cầu của người tiêu dùng Chất lượng cuộcsống ngày càng được chú trọng đã tác động rất lớn đến sự phát triển nhu cầu của ngànhhàng thời trang, nhất là thời trang cao cấp Đối với người tiêu dùng, thời trang không chỉ

là phục vụ cho mục đích ban đầu là che chắn và giữ ấm cơ thể mà còn là một cách để tựkhẳng định bản thân, giúp định hình phong cách cá nhân của mình Họ đang ngày mộtkhó tính lên và ngày càng có những yêu cầu cao hơn trong việc lựa chọn những sảnphẩm phù hợp Để đáp ứng những nhu cầu này, các công ty hoạt động trong lĩnh vựcthời trang phải tìm ra những giải pháp hiệu quả để tận dụng những lợi thế vốn có vàkhắc phục những tồn tại hiện có của ngành thời trang cao cấp, phù hợp với sự phát triểncủa nhu cầu khách hàng

Với đặc thù là một ngành có tính cạnh tranh rất cao, các doanh nghiệp làm việctrong lĩnh vực thời trang phải có cách nhìn nhận chính xác và đúng đắn về xúc tiếnthương mại, từ đó có những nghiên cứu, vẫn dụng các hoạt động xúc tiến thương mại,giúp tiếp cận và thâm nhập xâu hơn vào tập khách hàng mục tiêu, vẫn dụng những thếmạnh trong xúc tiến thương mại để làm bàn đạp gia tăng tính cạnh tranh cho thươnghiệu của mình Xúc tiến thương mại là biến số hiệu quả nhất của marketing trong việctiếp cận nhanh nhất với tập khách hàng mục tiêu, không ngừng tìm kiếm các khách hàngtiềm năng và thúc đẩy họ đến hành vi mua, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng, nâng caolợi nhuận và giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong ngắn hạn vàtrong dài hạn Một doanh nghiệp lớn mạnh sẽ là doanh nghiệp luôn biết sử dụng xúc tiếnthương mại một cách hiệu quả, nhờ đó làm tăng sức mạnh của mình trong ngành

Công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam là một công ty hoạt động trong lĩnhvực phân phối các sản phẩm thời trang cao cấp đến với người tiêu dùng Hiện nay, công

ty đã thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại với mục đích chính là tăng doanh thu

và đẩy hàng tồn kho Tuy nhiên, công ty vẫn chưa xây dựng được thông điệp rõ ràng đốivới người tiêu dùng và đang tập chung chủ yếu vào một số phối thức xúc tiến thươngmại cũng như việc kiểm tra, đánh giá chưa mang tính hệ thống và còn quá tập trung vàodoanh thu đạt được Đồng thời, sự cạnh tranh trong ngành thời trang vô cùng gay gắt,khốc liệt cùng với sự góp mặt của rất nhiều những tập đoàn lớn mạnh khác trong ngành

Trang 12

đã khiến cho hiệu quả nhận được vẫn chưa đạt được như kì vọng, từ đó khiến việc lên kếhoạch và tổ chức thực hiện xúc tiến thương mại của công ty gặp nhiều khó khăn Nhưvậy, có thể thấy hoạt động xúc tiến thương mại tại công ty TNHH Thương mại KEI ViệtNam vẫn còn những tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này Qua việc đượcnghiên cứu lý thuyết tại trường Đại học Thương Mại, kết hợp với quan sát, tìm hiểu thực

tế tại công ty, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam tại thị trường Hà Nội”.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Nước ngoài

Hiên nay trên thế giới có rất nhiều các tài liệu, công trình nghiên cứu của các nhàkhoa học, các chuyên gia về lĩnh vực marketing được xuất bản và dịch ra nhiều thứtiếng Trong số đó, hai cuốn sách “Marketing căn bản” (NXB Lao động – Xã Hội, năm1984) và cuốn sách “Quản trị Marketing” (NXB Lao động – Xã Hội, năm 2013) củaPhilip Kotler được coi là kim chỉ nam cho những người làm việc trong lĩnh vực này, đặcbiệt là trong hoạt động xúc tiến thương mại

2.2 Trong nước

Tại Việt Nam, cũng có rất nhiều cuốn sách được đánh giá cao từ các cây bút uy tín

về hoạt động xúc tiến thương mại như cuốn sách “Marketing thương mại” (NXB Thống

Kê, năm 2011) của GS.TS Nguyễn Bách Khoa, TS Cao Tuấn Khanh và cuốn sách

“Quảng cáo và xúc tiến thương mại quốc tế” (NXB Thống Kê, năm 2012) của PGS.TS

An Thị Thanh Nhàn

Đồng thời, việc phát triển và hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại là vấn đềkhông thể thiếu của các công ty, doanh nghiệp hiện nay Vì thế nó được chọn là đề tàicho rất nhiều công trình nghiên cứu của sinh viên tại trường Đại học Thương mại như:

“Phát triển hoạt động xúc tiến thương mại với sản phẩm cà phê nhập khẩu từ châu

Âu tại thị trường Hà Nội của Công ty TNHH Thương mại và tư vấn Minh Anh” của sinh

viên Vũ Thị Ngọc Hà, giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thanh Nhàn, KhoaMarketing, khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Thương mại năm 2019 Khóa luận tậptrung phân tích và đưa ra các đề xuất cho việc phát triển hoạt động xúc tiến thương mạicủa công ty kinh doanh quốc tế tại thị trường Hà Nội

“Hoàn thiện xúc tiến thương mại đối với nhóm sản phẩm tư vấn, thiết kế, in ấn của Công ty Cổ phần Printgo Việt Nam”của sinh viên Lê Thị Ánh, giáo viên hướng dẫn: TS.

Nguyễn Bảo Ngọc, Khoa Marketing, khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Thương mạinăm 2019 Nội dung của khóa luận xoay quanh thực trạng xúc tiến thương mại với

Trang 13

nhóm sản phẩm tư vấn, thiết kế, in ấn và những giải pháp nhằm hoàn thiện xúc tiếnthương mại cho nhóm sản phẩm này của công ty.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên hầu như đều đưa ra được hệ thống các

lý luận và lý thuyết cơ bản về xúc tiến thương mại Các tác giả cũng đã tìm ra và phântích các mặt hạn chế mà các công ty còn gặp phải, từ đó phát hiện ra nguyên nhân vàđưa ra các đề xuất nhằm giải quyết các tồn tại đó Tuy nhiên, những phân tích và giảipháp các tác giả đưa ra chỉ đúng với đối tượng nghiên cứu của từng đề tài và các đề tàinày cũng có nhóm sản phẩm lựa chọn khác nhau

Từ những nhận xét trên có thể thấy đề tài “Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng thời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam tại thị trường Hà Nội” của là duy nhất và không có sự trùng

lặp ở công ty trong vòng 3 năm trở lại đây

3 Các câu hỏi nghiên cứu

Khóa luận của em sẽ được triển khai xoay quanh các câu hỏi nghiên cứu sau:Xúc tiến thương mại là gì? Hoạt động xúc tiến thương mại gồm có những nội dunggì?

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến thương mại là gì? Ảnh hưởng củacác yếu tố ấy đến hoạt động xúc tiến thương mại như thế nào?

Ai là đối tượng khách hàng mục tiêu mà công ty hướng đến?

Công ty có mục tiêu hoàn thiện xúc tiến thương mại đối với dòng sản phẩm thờitrang casual thuộc thương hiệu thời trang Hazzys tại thị trường Hà Nội như thế nào?Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng sản phẩmthời trang casual thuộc thương hiệu thời trang Hazzys tại thị trường Hà Nội là gì? Ảnhhưởng của các yếu tố ấy đến hoạt động xúc tiến thương mại đối với sản phẩm lựa chọnnhư thế nào?

Các công cụ xúc tiến thương mại đối với dòng sản phẩm thời trang casual thuộcthương hiệu thời trang Hazzys tại thị trường Hà Nội đang áp dụng hiện tại là gì và có đạthiệu quả hay không?

Kết quả hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng sản phẩm thời trang casualthuộc thương hiệu thời trang Hazzys tại thị trường Hà Nội của công ty bị ảnh hưởng bởinhững nhân tố nào?

Công ty nên làm gì để hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng sảnphẩm thời trang casual thuộc thương hiệu thời trang Hazzys tại thị trường Hà Nội?

Trang 14

4 Mục tiêu nghiên cứu

4.1 Mục tiêu chung:

Nghiên cứu hoạt động xúc tiến thương mại của Công ty TNHH Thương mại KEIViệt Nam đối với sản phẩm thời trang casual thuộc thương hiệu thời trang Hazzys tại thịtrường Hà Nội

Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến thươngmại đối với dòng sản phẩm thời trang casual thuộc thương hiệu thời trang Hazzys tại thịtrường Hà Nội của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam

5 Phạm vi nghiên cứu

5.1 Không gian nghiên cứu

Khóa luận chủ yếu phân tích đánh giá thực trạng đối với dòng sản phẩm thời trangcasual thuộc thương hiệu thời trang Hazzys tại thị trường nội thành Hà Nội và đồng thờicác giải pháp được đưa ra là dành cho thị trường này

5.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động của công ty, dữ liệu thứ cấp đượccập nhật từ năm 2017 đến hết năm 2019, dữ liệu sơ cấp được thu thập và nghiên cứu từ24/03/2020 đến 30/03/2020 nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động xúc tiến thươngmại giai đoạn 2020-2024

5.3 Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận xoay quanh hai đối tượng nghiên cứu sau: Dòng sản phẩm thời trangcasual thuộc thương hiệu thời trang Hazzys tại thị trường Hà Nội và khách hàng củacông ty là các cá nhân người tiêu dùng

6 Phương pháp nghiên cứu

Trang 15

6.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu

6.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu có sẵn, đã qua xử lí và được người khác thu thập để sửdụng cho mục đích khác Khóa luận sử dụng các dữ liệu thứ cấp là các tài liệu số liệuđánh giá cụ thể về doanh thu, lợi nhuận, chi phí và các thông tin về kế hoạch xúc tiếnthương mại …

Nguồn dữ liệu bên trong doanh nghiệp: Dữ liệu được lấy từ, báo cáo tài chính, báocáo kết quả kinh doanh, kế hoạch marketing, các báo cáo kết quả của hoạt động xúc tiếnthương mại (lưu hành nội bộ)

Nguồn dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp: Dữ liệu về thị trường, các yếu tố môitrường ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến thương mại của công ty, dữ liệu thu thập từnhiều nguồn thông tin đại chúng (sách, tạp chí chuyên ngành, giáo trình,…)

6.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở giao tiếp bằng lời nói

có tính đến mục đích đặt ra Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn đưa các câu hỏitheo một danh sách được định sẵn dựa trên những cơ sở lý thuyết và thực tế

Trực tiếp phỏng vấn trưởng phòng marketing và một nhân viên marketing củaCông ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam thông qua các câu hỏi đã được chuẩn bịtrước xoay quanh thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại của công ty đối với dòngsản phẩm thời trang casual, qua đó, thu được các thông tin cần thiết về thực trạng vàđịnh hướng của hoạt động xúc tiến thương mại và mức độ chú trọng về hoạt động nàycủa công ty

Thu thập thông tin bằng phương pháp điều tra khách hàng

Phiếu điều tra được gửi trực tiếp đến khách hàng sau khi khách hàng thanh toán.Đối tượng gửi phiếu là những cá nhân người tiêu dùng của dòng thời trang casual thuộcthương hiệu thời trang Hazzys với quy mô mẫu là 40 người

Khảo sát bằng phiếu điều tra nhằm tìm hiểu về mức độ biết và mức độ tín nhiệmđối với thương hiệu, mức độ hài lòng đối với hoạt động xúc tiến thương mại của công tydành cho sản phẩm, đồng thời, biết được phần nào hiệu quả của hoạt động xúc tiếnthương mại được phán ánh từ khách hàng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiệnhoạt động xúc tiến thương mại đối với sản phẩm thời trang casual thuộc thương hiệuthời trang Hazzys của công ty trên thị trường Hà Nội

7 Kết cấu khoá luận tốt nghiệp

Ngoài phần tóm lược, danh mục hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu, danh mục từ viết tắt,khoá luận bao gồm:

Trang 16

 Chương 3: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện xúc tiến thương mại đối với dòngthời trang casual thuộc thương hiệu Hazzys tại công ty TNHH Thương mại KEI ViệtNam

 Tài liệu tham khảo

 Phụ lục

Trang 17

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY KINH DOANH QUỐC TẾ

1.1 Khái quát về hoạt động “xúc tiến thương mại” của công ty kinh doanh quốc tế

1.1.1 Khái niệm “xúc tiến thương mại”

Xúc tiến thương mại là hoạt động được biết đến phổ biến nhất trong bốn biến sốcủa marketing Thuật ngữ này bắt đầu xuất hiện từ đầu thế kỉ 20 và ngày nay trở thànhmột thành tố rất được chú trọng trong bất cứ công ty kinh doanh nào Đối với nhiềudoanh nghiệp, xúc tiến thương mại thường được hiểu là việc tìm kiếm cơ hội làm tăngdoanh thu thông qua việc thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụbằng các hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, ……

Xúc tiến thương mại là một thuật ngữ rất rộng, tùy vào từng lĩnh vực, quan điểmhay cách nhìn nhận khác nhau mà sẽ có những cách định nghĩa khác nhau Theo quanđiểm của Philip Kotler: “Xúc tiến thương mại là hoạt động thông tin tới khách hàng tiềmnăng Đó là cách hoạt động trao truyền, chuyền tải đến khách hàng những thông tin cầnthiết về doanh nghiệp, phương thức phục vụ và những lợi ích khác mà khách hàng cóthể thu được từ việc mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cũng như nhữngthông tin phản hồi lại từ phía khách hàng để từ đó doanh nghiệp tìm ra cách thức tốtnhất nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng” Hay theo GS.TS Trần Minh Đạo: “Hoạtđộng xúc tiến thương mại chính là truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới kháchhàng để thuyết phục khách hàng mua hàng Hoạt động xúc tiến thương mại có thể coi làhoạt động truyền thông marketing Hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm các côngcụ: quảng cáo, khuyến mại (xúc tiến bán), quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân,marketing trực tiếp.”

GS.TS Nguyễn Bách Khoa và TS Nguyễn Hoàng Long định nghĩa: “Xúc tiếnthuơng mại là một lĩnh vực hoạt động marketing đặc biệt và có chủ đích được hướngvào việc chào hàng, chiêu khách và xác lập mối quan hệ thuận lợi giữa công ty và bạnhàng của nó với tập khách hàng tiềm năng trọng điểm nhằm phối thuộc, triển khai năngđộng chiến lược và chương trình marketing-mix đã lựa chọn của công ty.”

Như vậy, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về khái niệm xúc tiến thương mại

Có thể thấy, nhìn chung hoạt động xúc tiến thương mại là tập hợp các hoạt động trao đổithông tin hai chiều giữa người bán và người mua Các hoạt động này được thực hiệnnhằm gây tác động động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi mua của khách hàng, làmtăng cơ hội thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, từ đó góp phần

mở rộng và phát triển thị trường và giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra Mặt

Trang 18

khác, theo cuốn giáo trình Quảng cáo và xúc tiên thương mại quốc tế (PGS.TS An ThịThanh Nhàn, T.S Lục Thị Hường, NXB Thống kê, 2011): “Các hoạt động xúc tiếnthương mại tại các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế nhìn chung vẫn tuân theo cácnguyên lý chung của hoạt động xúc tiến nội địa nhưng sẽ các điều chỉnh linh hoạt đểphù hợp hơn với môi trường kinh doanh.” Vì vậy, bài khoá luận này được được trìnhbày dựa theo khái niệm được định nghĩa bởi PGS.TS Nguyễn Bách Khoa vì công tyhoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam đối với dòng sản phẩm casual thuộcthương hiệu thời trang Hazzys.

1.1.2 Vai trò và bản chất của xúc tiến thương mại

1.1.2.1 Bản chất xúc tiến thương mại

Được coi là một hoạt động cốt yếu của markering hỗn hợp, hoạt động xúc tiếnthương mại giữ vai trò rất quan trọng trong các chiến dịch marketing của bất kì đơn vịkinh doanh nào Bản chất xúc tiến thương mại là quá trình truyền thông giao tiếp, traođổi và cung cấp thông tin nhằm thuyết phục các khách hàng trong tập khách hàng mụctiêu của doanh nghiệp Các thông điệp được trai đổi giữa hai đối tượng là người chủđộng và người tiếp nhận xúc tiến thông qua nhiều các công cụ xúc tiến thương mại khácnhau

Quá trình xúc tiến thương mại chỉ mang lại hiệu quả tốt khi được kết hợp với cácbiến số còn lại của marketing hỗn hợp Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt nhưhiện nay, sự kết hợp hài hòa giữa các thành tố của marketing là điều kiện cần có chocông ty kinh doanh thương mại Tuy nhiên, trong số các thành tố ấy, hoạt động xúc tiếnthương mại chính là công cụ chủ yếu giúp khách hàng nhận biết được không chỉ sảnphẩm, thương hiệu công ty cung cấp một cách rộng rãi mà còn gây ấn tượng tốt với họ,dẫn theo việc tò mò về sản phẩm, tiến dần đến hành vi mua và cuối cùng là trở thànhkhách hàng trung thành của doanh nghiệp

1.1.2.2 Vai trò xúc tiến thương mại

Trong hoạt động kinh doanh nói chung và marketing nói riêng, xúc tiến thươngmại được coi là công cụ cạnh tranh hữu hiệu giữa các công ty kinh doanh trên thịtrường

Xúc tiến thương mại được coi là một trong những hoạt động mang lại hiệu quảmạnh mẽ trong việc đẩy mạnh doanh số bán hàng Khi doanh số bán hàng được thúcđẩy, các chỉ tiêu về tài chính được cải thiện, giúp công ty thương mại đạt được mục tiêulợi nhuận trong ngắn hạn, đồng thời giúp công ty củng cố thêm được sức mạnh củamình trong thị trường hoạt động

Thêm vào đó, xúc tiến thương mại còn cung cấp, trao truyền đến khách hàng tiềmnăng những thông điệp, thông tin và những dịch vụ, chương trình ưu đãi, nhằm thu hút

Trang 19

khách hàng về sự tồn tại của sản phẩm, thương hiệu và đôi khi còn có thể biến kháchhàng của đối thủ cạnh tranh thành khách hàng của chính doanh nghiệp Ngoài ra, xúctiến thương mại khi được thực hiện một cách đúng đắn và chỉnh chủ sẽ giúp tạo ra mộthình ảnh đẹp về sản phẩm, thương hiệu cũng như công ty trong tâm trí khách hàng, từ

đó duy trì sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp

Xúc tiến thương mại góp phần giúp doanh nghiệp dễ dàng bán hàng hóa hơn, dễdàng đưa hàng hóa vào kênh phân phối hơn và quyết định kênh phân phối hợp lý Nhờviệc phân tích biến số xúc tiến thương mại và thực hiện nó một cách nghiêm túc màdoanh nghiệp có thể tận dụng được nhiều lợi thế trên thị trường

1.1.3 Mô hình quá trình xúc tiến thương mại tổng quát

Một doanh nghiệp thương mại cần nắm được cách tiến hành của quá trình xúc tiếnthương mại, hiểu rõ được các nhóm nhân tố cơ bản để phục vụ cho quá trình ra quyếtđịnh marketing

Hình 1.1 Mô hình quá trình XTTM tổng quát

(Nguồn :Giáo trình “Marketing thương mại” trang 321, GS TS Nguyễn Bách Khoa)

Mô hình quá trình xúc tiến thương mại được mô tả ở Hình 1.1 gồm 9 yếu tố, chiathành 4 nhóm chính bao gồm:

 Nhóm đại điện cho đối tác truyền tin: người gửi và người nhận

Người gửi: Là bên có nhu cầu gửi tin hoặc thông điệp nào đó cho khách hàng mụctiêu Họ có thể là một công ty hay một cá nhân nào đó

Người nhận: Là đích đến của tin hoặc thông điệp mà người gửi muốn truyền tới

 Nhóm công cụ truyền tin: thông điệp và kênh xúc tiến thương mại

Thông điệp: Là tập hợp các biểu tượng mà người gửi muốn truyền tới người nhận

Nhiễu

Người nhận

Giải mã

Đáp ứng

Trang 20

Kênh XTTM: Là các phương tiện mà người gửi sử dụng để truyền tin, thông điệptới người nhận.

 Nhóm chức năng truyền tin: Mã hóa, giải mã, phản hồi và đáp ứng

Mã hóa: Là việc chuyển đổi ý tưởng thành các hình thức có tính biểu tượng

Giải mã: Là việc người nhận sau khi nhận được thông điệp sẽ xử lý để nhận tin.Đáp ứng: Là tập hợp những phản ứng mà người nhận có được sau khi tiếp nhận và

xử lý thông điệp

Phản hồi: Là phần đáp ứng từ người nhận được truyền ngược trở lại cho người gửi

 Nhiễu: Là tình trạng sai lệch không mong muốn trong quá trình truyền tin.Nhiễu có thể làm thông tin được truyền bị ảnh hưởng, người nhận sẽ không nhận đượcthông điệp đầy đủ hoặc không đúng hoàn toàn so với mong muốn của người nhận

1.1.4.Một số lý thuyết liên quan đến hoàn thiện xúc tiến thương mại của công ty kinh doanh quốc tế

1.1.4.1 Khái niệm hoàn thiện xúc tiến thương mại

Em xin đưa ra khái niệm hoàn thiện xúc tiến thương mại là một quá trình nghiêncứu và rút kinh nghiệm nhằm tối ưu hoá hoạt động xúc tiến thương mại Hoàn thiện xúctiến thương mại là một quá trình phải được thực hiện thường xuyên, liên tục vì ở mỗimột giai đoạn khác nhau thì nhu cầu và thị yếu của người tiêu dùng cũng khác nhau

1.1.4.2 Một số lý thuyết liên quan đến hoàn thiện xúc tiến thương mại của công ty kinh doanh quốc tế

Có rất nhiều quan điểm, cách nhìn về xúc tiến thương mại cũng như hoàn thiện xúctiến thương mại của công ty kinh doanh, nhưng sau đây em xin được đưa ra hai quanđiểm của GS.TS Nguyễn Bách Khoa và GS Philip Kotler và so sánh hai lý thuyết này

a, Theo cuốn “Quản trị Marketing” – Tác giả Philip Kotler

Philip Kotler (trong cuốn tài liệu dịch “Quản trị Marketing”, nhà xuất bản Thống

Kê năm 2007) cho rằng hoàn thiện xúc tiến thương mại bao gồm những nội dung sau: (1) Phát hiện công chúng mục tiêu

(2) Xác định mục tiêu truyền thông

(3) Thiết kế thông điệp truyền thông

(4) Lựa chọn các kênh truyền thông

(5) Phân bố tổng ngân sách khuyến mãi

(6) Quyết định hệ thống các biện pháp khuyến mãi

(7) Lượng định kết quả khuyến mãi

(8) Quản lý và phối hợp toàn bộ quá trình truyền thông marketing

b, Theo giáo trình “Marketing thương mại” – GS.TS Nguyễn Bách Khoa

Trang 21

Theo quan điểm của GS TS Nguyễn Bách Khoa (trong cuốn giáo trình

“Marketing thương mại” đồng tác giả GS TS Nguyễn Bách Khoa và TS Cao TuấnKhanh, nhà xuất bản Thống Kê năm 2011) thì hoàn thiện xúc tiến thương mại bao gồmcác 8 quyết định sau:

(1) Quyết định chọn tập khách hàng trọng điểm và lượng giá sự chấp nhận

(2) Quyết định mục tiêu và ngân quỹ xúc tiến thương mại

(3) Quyết định phối thức xúc tiến thương mại

(4) Quyết định thông điệp truyền thông marketing - xúc tiến thương mại

(5) Quyết định chọn lựa kênh truyền thông

(6) Quyết định truyền tải thông điệp

(7) Lựa chọn nguồn phát dẫn thông điệp và đánh giá phản hồi

(8) Phân tích đáp ứng người nhận và quyết định tổ chức truyền thông - xúc tiến ởcông ty thương mại

1.1.4.3 So sánh hai quan điểm

Hai quan điểm trên đều hướng tới việc xác định đối tượng nhận tin trọng điểm,kèm theo những yếu tố nào cần đáp ứng, nội dung thông tin muốn truyền tải, xác địnhphương tiện truyền tin, giải mã và cuối cùng là tiếp nhận những phản hồi

Điểm khác biệt giữa hai quan điểm là ở phạm vi áp dụng Quan điểm của PhilipKotler mang tính tổng quát cao hơn, đó là những lý luận cơ bản đối với marketing nóichung hay xúc tiến thương mại nói riêng và được coi là nền tảng của các nghiên cứu saunày Còn quan điểm của GS TS Nguyễn Bách Khoa thì đi sâu vào chi tiết hơn và dễdàng có thể áp dụng vào thực tiễn tại các công ty thương mại

Do vậy, em xin lựa chọn cách thức tiếp cận theo quan điểm của GS TS NguyễnBách Khoa làm cơ sở cho bài khoá luận này

1.2 Phân định nội dung về hoạt động xúc tiến thương mại của công ty kinh doanh quốc tế

1.2.1 Xác định đối tượng nhận tin

Trong hình 1.1 của mô hình quá trình XTTM tổng quát, đối tượng nhận tin chính

là thành tố người nhận Đây là các khách hàng mục tiêu mà hoạt động XTTM hướng tới,

là đích đến của thông điệp Đối tượng nhận tin có thể là khách hàng hiện tại và kháchhàng tiềm năng của doanh nghiệp hoặc nhóm ảnh hưởng, những người có khả năng tácđộng vào quyết định mua của khách hàng mục tiêu Các đối tượng này có thể là các cánhân, các tổ chức, doanh nghiệp hoặc đối tượng công chúng mục tiêu khác như giới báochí, chính quyền,… Việc xác định đối tượng nhận tin rất quan trọng vì khi xác địnhđúng sẽ giúp cho hoạt động XTTM được tiến hành đúng mục tiêu, các nội dung sau củaxúc tiến thương mại mới có ý nghĩa, tránh trường hợp xác định sai hoặc không chính

Trang 22

xác đối tượng nhận tin gây lãng phí và giảm hiệu quả vì nó sẽ ảnh hưởng đến đối tượngtiếp nhận thông điệp, nội dung thông điệp, địa điểm và cách thức truyền tải thông điệp Khi xác định đối tượng nhận tin mục tiêu phải trả lời được những câu hỏi: “Họ làai? Họ sống ở đâu? Thu nhập và thói quen tiêu dùng như thế nào? Tập quán, văn hoá, xãhội và phong cách sống của họ ra sao?” Từ đó, người gửi mới xác định được mình nộidung, địa điểm, thời điểm và cách thức truyền tin.

1.2.2 Xác lập mục tiêu và ngân sách của xúc tiến thương mại

1.2.2.1 Xác lập mục tiêu của xúc tiến thương mại

Trước bất cứ một hoạt động nào cũng phải xác lập được mục tiêu của hoạt động

ấy Bước đầu tiên của hoạt động xúc tiến thương mại là lập mục tiêu của xúc tiếnthương mại Đây là bước khởi đầu cũng là bước quan trọng nhất bởi vì khi thiết lậpđược đúng mục tiêu thì mọi nỗ lực xúc tiến mới có ý nghĩa Bên cạnh đó, việc xác lậpmục tiêu cũng giúp nhà quản trị marketing xây dựng được các tiêu chuẩn trong việcđánh giá mức độ hiệu quả của chiến lược xúc tiến

Hình 1.2 Quy trình xác lập mục tiêu xúc tiến thương mại của công ty kinh doanh

(Nguồn : Giáo trình “Marketing thương mại” - GS TS Nguyễn Bách Khoa)

Khi xác lập mục tiêu xúc tiến thương mại, nhà quản trị marketing cần phải lưu ýnhững điểm sau:

- Bảo đảm danh tiếng của một mặt hàng hoặc một thương hiệu,

- Làm nổi bật một yếu tố, một đặc nổi trội tính của một mặt hàng hay một thươnghiệu,

- Đưa lại một hình ảnh mới cho một mặt hàng, một thương hiệu hoặc một công ty,

- Kích đẩy thương mại hoá sản phẩm,

- Kích đẩy những hình thức khác của xúc tiến thương mại

Phối thức xúc tiến

Mục tiêu quảng cáoMục tiêu xúc tiến bán

Mục tiêu quan hệ công chúng

Mục tiêu chào hàng trực tiếp

Mục tiêu Marketing truyền thông

Trang 23

1.2.2.2 Xác định ngân sách của xúc tiến thương mại

Ngân sách là thuật ngữ để chỉ phần tài chính của doanh nghiệp dành ra để chi trả

có hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó Có 5 phương pháp xác định ngân sáchcủa xúc tiến thương mại là phương pháp xác định theo tỷ lệ phần trăm trên doanh sốbán, phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ, phương pháp tùy theo khả năng,phương pháp cân bằng cạnh tranh và phương pháp cố định

- Phương pháp xác định theo tỷ lệ phần trăm trên doanh số bán

Với phương pháp này, công ty xác định ngân quỹ dựa trên số liệu phần trăm đượcxác định trên tổng danh số bán của kì kinh doanh trước Phương pháp này dựa trên sốliệu cụ thể nên dễ xác định và dễ hạch toán Những hoạt động có phần trăm doanh sốcao sẽ được ưu tiên phần ngân sách cao hơn, những hoạt động có phần trăm doanh sốthấp hơn sẽ được dành phần ngân sách thấp hơn Như vậy, chi phí dành cho các hoạtđộng xúc tiến thuơng mại sẽ gắn liền với kết quả của chu kỳ hoạt động kinh doanh

- Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ

Doanh nghiệp phân định ngân quỹ xúc tiến thương mại dựa trên việc xác địnhnhững mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của doanh nghiệp và ước lượng chi phí cho việchoàn thành những mục tiêu và nhiệm vụ đó Phương pháp này thể hiện được rõ ràng mốiquan hệ chặt chẽ giữa 3 yếu tố mục tiêu, chi phí và hiệu quả xúc tiến thương mại, tuynhiên lại khá phức tạp khi thực hiện

- Phương pháp tuỳ theo khả năng

Doanh nghiệp quyết định ngân sách truyền thông tùy theo mức doanh nghiệp cókhả năng thanh toán Tuy nhiên phương pháp này không thể hiện mối liên kết chặt chẽvới hiệu quả của xúc tiến thương mại trong dài hạn và sẽ dẫn đến sự không ổn địnhtrong ngân sách xúc tiến thương mại và gây cản trở công tác hoạch định chiến lượctruyền thông tích hợp

- Phương pháp cân bằng cạnh tranh

Doanh nghiệp xác định ngân quỹ xúc tiến thuơng mại theo một tỷ lệ tương đươngvới ngân quỹ xúc tiến thương mại của đối thủ cạnh tranh Phương pháp này giúp duy trìmức cân bằng cạnh tranh trong ngành, đảm bảo sức cạnh tranh của doanh nghiệp với cácđối thủ cạnh tranh khác trên thị trường hoạt động Tuy nhiên, việc tìm hiểu được ngânsách xúc tiến thương mại của đối thủ cạnh tranh là rất khó vì các công ty đều có nhữngmục tiêu khác nhau và nguyên tắc làm việc khác nhau

- Phương pháp cố định

Ở phương pháp này, doanh nghiệp sẽ xác định một quỹ ngân sách xúc tiến thươngmại cụ thể cho hàng năm Phương pháp này dễ dàng thực hiện nhưng lại có tính linhhoạt không cao khi xuất hiện sự biến động trên thị trường

Trang 24

 Phân bổ ngân sách

Phân bổ ngân sách là chia nhỏ tổng ngân sách chung của doanh nghiệp ra thànhnhững phần nhỏ hơn các hoạt động khác nhau của các bộ phận chức năng Việc phân bổnày là việc không dễ dàng với các nhà quản trị, đặc biệt là tìm ra mức phân bổ hợp lícho các công cụ xúc tiến thương mại vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả mà xúc tiếnthương mại mang lại Vì vậy, nhà quản trị marketing cần phải cân nhắc, phân chia vàđiều chỉnh việc phân bổ chi phí sao cho hợp lý và mang lại hiệu quả tốt nhất

1.2.3 Xác định thông điệp và kênh xúc tiến thương mại

1.2.3.1 Xác định thông điệp XTTM

Thông điệp là những thông tin, ý niệm, quan điểm mà doanh nghiệp muốn truyềntải tới khách hàng mục tiêu của họ nhằm gây sự chú ý, thu hút hoặc thay đổi và củng cốsuy nghĩ, nhận thức của khách hàng mục tiêu Việc xác định thông điệp được tiến hànhdựa trên mô thức AIDA: Aware (nhận biết) – Interest (gây thích thú, quan tâm) – Desire(kích thích ham muốn) – Action (hành động mua) Mô thức này thể hiện bốn bước giúpđạt hiệu quả khi muốn thuyết phục ai đó về một chủ đề họ không biết

Dựa trên nền tảng căn bản của mô thức AIDA ở trên, việc thiết lập và lựa chọnmột thông điệp truyền thông đòi hỏi nhà quản trị phải tìm ra câu trả lời cho ba câu hỏi

đó là nói cái gì? (nội dung thông điệp), nói như thế nào cho hợp lý? (cấu trúc thôngđiệp) và nói như thế nào cho có biểu cảm? (thể thức thông điệp)

Khi thiết kế các thông điệp cần phải lưu ý:

+ Nội dung thông điệp: Nội dung thông điệp cần phải hấp dẫn, có khả năng gâychú ý cao nhằm tạo ra một gợi dẫn nhằm nhận được sự đáp ứng như kỳ vọng

+ Cấu trúc thông điệp: Thông điệp cần phải có cấu trúc rõ ràng, giúp người nhận

dễ dàng nằm bắt được thông điệp được truyền tải

+ Hình thức thông điệp: Thông điệp phải được thể hiện hấp dẫn, sinh động, dễ nắmbắt Hình ảnh, giai điệu, màu sắc được sử dụng phải đơn giản và dễ ghi nhớ

+ Nguồn phát thông điệp: Nếu sử dụng nguồn phát uy tín và có sức ảnh hưởng caothì sẽ giúp thông điệp nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm và hưởng ứng của người nhận(thông qua tính chuyên môn, sự tín nhiệm và tính khả ái)

1.2.3.2 Xác định kênh XTTM

Sau khi đã xây dựng được thông điệp truyền thông, nhà quản trị cần phải chọn lựacác kênh XTTM phù hợp nhất để việc truyền tin đạt hiệu quả cao Có hai kênh truyềnthông lớn: kênh truyền thông có tính cá biệt, cá nhân (kênh trực tiếp) và kênh truyềnthông có tính chất đại chúng (kênh gián tiếp)

Trong kênh truyền thông có tính cá biệt, hai hoặc nhiều người sẽ trực tiếp giaotiếp, trao đổi thông tin lẫn nhau và giao tiếp trực tiếp, mặt đối mặt hoặc giao tiếp qua

Trang 25

điện thoại, qua thư,… Loại hình này có hiệu quả cao vì nó tạo ra cơ hội truyền thông vàdoanh nghiệp có khả năng sẽ nhận được những phản hồi và đáp ứng ngược lại từ ngườinhận tin.

Trong kênh truyền thông có tính chất đại chúng, các thông điệp được truyền đithông qua các kênh trung gian mà không tiếp xúc trực tiếp hay phản hồi từ hai phíangười nhận và người gửi Các loại hình kênh truyền thông có tính chất đại chúng hayđược sử dụng là các phương tiện in ấn, phương tiện truyền thông điện tử và các phươngtiện trưng bày Mặc dù phương tiện truyền thông cá biệt có hiệu lực hơn nhưng truyềnthông đại chúng nhưng các doanh nghiệp vẫn sử dụng phương thức này vì nó có chi phíthấp hơn, độ bao phủ cao hơn và có khả năng kích thích truyền thông cá biệt

1.2.4 Xác định phối thức xúc tiến thương mại

1.2.4.1 Các công cụ XTTM cơ bản

Phối thức xúc tiến thương mại gồm nhiều các công cụ khác nhau và có tính chất,đặc thù riêng biệt Phát triển phối thức xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm củng cốhiệu quả sử dụng các công cụ xúc tiến thương mại, giúp cho hoạt động xúc tiến thươngmại đạt hiệu quả cao hơn Tồn tại 5 công cụ xúc tiến thương mại chính: Quảng cáo, xúctiến bán, marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân và quan hệ công chúng

Quảng cáo

Quảng cáo là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến việc trả phí cho các kênhtruyền thông phi cá nhân, nhằm truyền tải các thông điệp truyền thông về các ý tưởnghàng hoá hoặc dịch vụ thoả mãn nhu cầu thị trường cho tập khách hàng tiềm năng trongnhững không gian, thời gian nhất định Quảng cáo đạm nhận những chức năng: chứcnăng thông tin truyền cảm hứng về sản phẩm, chức năng phân biệt sản phẩm với các đốithủ cạnh tranh, chức năng khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, chức năng

mở rộng sự phân phối sản phẩm và đẩy mạnh bán hàng, chức năng làm giảm một số chiphí sản xuất bán hàng, chức năng định hướng và kích thích nhu cầu

Xúc tiến bán

Xúc tiến bán được sử dụng hầu hết trong các công ty thương mại Theo quan điểmcủa GS.TS Nguyễn Bách Khoa, xúc tiến bán là “các hoạt động marekting chuyên biệtbao gồm những chỉnh sửa trong một khoảng thời gian xác định, việc chào hàng cơ bảncủa công ty theo hướng đưa ra một lợi ích đặc trưng thuận lợi cho một tập khách hàngtiềm năng và một tập khách hàng trọng điểm xác định” Xúc tiến bán được hiểu lànhững tác động nhằm khuyến khích khách hàng ra quyết định mua hàng và tạo ra doanhthu ngay tại thời điểm thực hiện Công cụ này đòi hỏi các nhà quản trị marketing phảilập kế hoạch cụ thể và thống nhất với tất cả các mục tiêu marketing đã đề ra và phối hợpvới chương trình xúc tiến thương mại để đạt được những hiệu quả cao nhất

Trang 26

Marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp được hiểu là “một hệ thống tương tác marketing trực tuyến từngười bán đến khách hàng của mình, trong đó sử dụng một hay nhiều phương tiệntruyền thông giao tiếp có hiệu quả, một đáp ứng có thể đo lường được và một thương vụ

ở bất cứ địa điểm nào” Marketing trực tiếp có đặc trưng là tương tác trực tiếp, sự chấpnhận và sự đo lường được Phối thức này được triển khai dưới nhiều hình thức khácnhau: catalog, thư từ trực tiếp, truyền hình, báo chí, máy bán hàng tự động,… Tuỳthuộc vào sản phẩm và mục đích, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp mà nhà quản trịquyết định sử dụng công cụ nào hay lựa chọn phối hợp các công cụ khác nhau cho phùhợp

Theo giáo trình “Marketing thương mại” (2011) của GS.TS Nguyễn Bách Khoa,

các quyết định chính trong marketing trực tiếp là:

(1) Mục tiêu của marketing trực tiếp,

(2) Những khách hàng trọng điểm,

(3) Chiến lược chào hàng,

(4) Thử nghiệm những thành phần marketing trực tiếp,

(5) Đo lường hiệu năng

Bán hàng cá nhân

Bán hàng cá nhân là sự kết nối giữa hoạt động chào hàng do các nhân viên bánhàng trực tiếp tiến hành nhằm tìm kiếm, phát hiện và thuyết phục khách hàng lựa chọnsản phẩm của mình “Bán hàng cá nhận là hoạt động giao tiếp trực diện người bán vớikhách hàng mục tiêu, nhằm nuôi dưỡng và khuyến khích sự chuyển tiếp nhanh chóng từviệc nhận thức đến hành vi mua.”

Những người bán hàng cá nhân là các đại diện thương mại và nhân viên bán hàng.Lực lượng bán hàng đảm nhận các công việc: nghiên cứu và phát triển; giao tiếp trongbán hàng; cung cấp dịch vụ cho khách hàng; thu thập thông tin và phản hồi của kháchhàng; điều phối hoạt động tiêu thụ trong những tình thế đột biến của thị trường Công cụnày có tính linh hoạt cao, có khả năng điều chỉnh nhanh chóng các thông tin được phát

ra, lựa chọn được hình thức giao tiếp phù hợp

Quan hệ công chúng

“Quan hệ công chúng là việc doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếpcộng đồng để tạo dựng hình ảnh uy tín và tích cực của mình Tạo nhận thức có lợi vềsản phẩm dịch vụ trước mắt công chúng Doanh nghiệp đăng tải các thông tin đại chúngnào đó nhằm tăng cường việc bán hàng.” Quan hệ công chúng được thực hiện với mụcđích tạo dựng một hình ảnh tốt đẹp trước xã hội và công chúng, đồng thời xử lý khủnghoảng, bất lợi làm ảnh hưởng đến hình ảnh đó Các nhà quản trị marketing cần phải duy

Trang 27

trì và củng cố mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chứ liên quan ( báo chí, các bên trung gian,các tổ chức nhà nước,…).

1.2.4.2 Các yếu tố quyết định phối thức xúc tiến thương mại

Đặc trưng cặp sản phẩm - thị trường

Việc áp dụng phối thức xúc tiến thương mại nào phụ thuộc vào cặp sản phẩm – thịtrường mà doanh nghiệp lựa chọn vì đặc điểm của các cặp sản phẩm thị trường là khácnhau trong từng giai đoạn khác nhau Doanh nghiệp cần phải dựa trên các đặc điểm này

để lựa chọn được phối thức xúc tiến tối ưu và đặt ra được thứ tự ưu tiên cho các phốithức xúc tiến lựa chọn Việc xác định được các đặc trưng của cặp sản phẩm – thị trường

sẽ giúp doanh nghiệp tránh lãng phí tập trung sai vào phối thức xúc tiến không hiệu quả.Chính vì vậy, doanh nghiệp phải nắm rõ sản phẩm mình cung cấp là gì và thị trườngmục tiêu là ai để hình thành các chương trình phối hợp và phát triển phối thức xúc tiếnthương mại

Cơ chế giao tiếp kéo - đẩy

Cơ chế đẩy

Cơ chế kéo

Hình 1.3 Các cơ chế giao tiếp kéo - đẩy trong xúc tiến thương mại

(Nguồn “Marketing thương mại” - GS TS Nguyễn Bách Khoa)

Tùy thuộc vào việc lựa chọn cơ chế kéo hay đẩy mà doanh nghiệp sử dụng phốithức XTTM phù hợp Hai cơ chế nàycó nguyên lí vận hành trái ngược nhau, tác động ở

các đối tượng khác nhau, được thể hiện ở Hình 1.3 Cơ chế đẩy là tác động vào những

trung gian phía dưới, để kích thích họ cùng tham gia kinh doanh sản phẩm đó và giớithiệu nó tới người tiêu dung cuối cùng Cơ chế kéo là tác động vào người tiêu dùng cuốicùng để tạo ra hoặc thu hút thêm nhu cầu thị trường, từ đó kích thích các trung gian đặthàng kinh doanh

Người tiêu dùng

Công ty bán lẻ truyền thông năng động

Công ty sản xuất truyền thông năng động

Công ty bán buôn truyền thông năng động

Người tiêu dùng

Công ty bán lẻ

Công ty sản xuất truyền thông năng động tới

Công ty bán buôn

Trang 28

Các giai đoạn chấp nhận và sẵn sàng của người mua

Hiệu năng của các công cụ xúc tiến thương mại sẽ thay đổi tùy theo mức sẵn sàngcủa người mua theo từng giai đoạn Hai công cụ quảng cáo và cổ động chiêu khách giữvai trò quan trọng hơn trong giai đoạn tạo nên sự “biết”, xúc tiến bán và quảng cáo thìhiệu quả nhất hơn ở giai đoạn “hiểu”, còn chào hàng trực tiếp là công cụ ảnh hưởng lớnđến người tiêu dùng ở giai đoạn “tin” sau đó là quảng cáo Như vậy dù việc chào bánhàng trực tiếp là tốn kém nhưng vẫn vô cùng quan trọng và nên tập trung vào các giaiđoạn sau trong quá trình mua của người tiêu dùng

Các giai đoạn chu kì sống của mặt hàng

Trong các giai đoạn khác nhau của chu kì sống mặt hàng các công cụ XTTM sẽphát huy hiệu quả khác nhau Trong giai đoạn phát triển sản phẩm, khi sản phẩm mớiđược đưa vào thị trường thì quảng cáo và quan hệ công chúng là hai công cụ hiệu quảnhất nên được áp dụng để tạo sự thu hút và tò mò đối với người tiêu dùng, xúc tiến báncũng cần áp dụng để kích thích khách hàng dùng thử Trong giai đoạn tăng trưởng,quảng cáo và quan hệ công chúng vẫn có hiệu quả, nhưng xúc tiến bán nên giảm bớt vìkhách hàng đã có thời gian trải nghiệm sản phẩm Trong giai đoạn bão hòa, quảng cáochỉ đóng vai trò nhắc về sản phẩm, còn xúc tiến bán lại có tác dụng trở lại Ở giai đoạnsuy thoái của sản phẩm, quảng cáo vẫn ở mức nhắc nhở, quan hệ công chúng có thểkhông cần chú trọng tới, xúc tiến bán vẫn có thể duy trì bởi nhóm khách hàng trungthành hoặc tăng cường trong trường hợp cải tiến sản phẩm

1.2.5 Triển khai hoạt động xúc tiến thương mại

Việc triển khai hoạt động XTTM phải trả lời được 4 câu hỏi chính: Cần phải triểnkhai những vấn đề gì? Ai là người thực hiện triển khai những vấn đề ấy? Triển khai cụthể vào thời gian nào? Triển khai các nội dung ấy như thế nào?

Xác định nội dung triển khai: Cần phải xác định rõ những vấn đề cần triển khai là

gì, mục đích và yêu cầu của những vấn đề ấy Việc này sẽ giúp phân định rõ ràng cáccông việc cần làm và giúp cho việc giao nhiệm vụ được diễn ra đúng người đúng nhiệm

Trang 29

Xác định cách thức triển khai: Phụ thuộc vào mục tiêu mà chương trình đề ra nhưnào mà sẽ xác định được cách thức tiến hành phù hợp, phối thức thực hiện hiệu quả khitriển khai hoạt động XTTM.

1.2.6 Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động xúc tiến thương mại

Kiểm tra và đánh giá hiệu quả XTTM là nhìn nhận lại những thành công, hiệu quả

mà hoạt động XTTM mang lại và nhưng điểm hạn chế vẫn còn tồn tại trong quá trìnhtriển khai Doanh nghiệp có thể khảo sát các thành viên trong tập nhận tin về tính hiệuquả của thông điệp hỏi xem họ có nhận biết và nhớ được thông điệp đã truyền tải haykhông, tần xuất họ nhìn thấy thông điệp, những phần nào họ đã ghi nhớ được hoặc chưaghi nhớ được, …

Hoạt động xúc tiến thương mại được đánh giá qua hai chỉ tiêu:

- Hiệu quả doanh số: so sánh hiệu quả so với doanh số tiêu thụ của trước, trong vàsau khi triển khai hoạt động XTTM Tuy nhiên, chỉ tiêu này khó thực hiện vì yếu tốdoanh số chịu tác động của nhiều yếu tố khác

- Hiệu quả truyền thông: sử dụng các chỉ tiêu như số lượng người nhận biết, sốlượng người nhớ được thông điệp và phản ứng tốt với thông điệp,…

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xúc tiến thương mại của công ty kinh doanh

1.3.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô

1.3.1.1 Môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô gồm các yếu tố về tình hình kinh tế, các chỉ số kinh tế vĩ

mô và sự ảnh hưởng của các khối hiệp ước Các yếu tố này vừa có thể tạo ra các cơ hộivừa có thể hình thành các thách thức đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Đồng thời, các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng của kinh tế, lãi suất và xu hướng thay đổicủa lãi suất, tình hình lạm phát có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách dành cho hoạtđộng xúc tiến thương mại

1.3.1.2 Môi trường nhân khẩu học

Môi trường nhân khẩu học gồm các yếu tố: quy mô, cơ cấu dân số, mật độ dân số,tuổi tác, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp,… Quan niệm, suy nghĩ của khách hàng chịu

sự ảnh hưởng của các yếu tố này kéo theo sự quyết định về hành vi của họ, ảnh hưởngđến mục tiêu, nội dung chương trình XTTM

1.3.1.3 Môi trường chính trị pháp luật

Để đưa ra được các chương trình XTTM phù hợp, nhà quản trị marketing cần phảinắm rõ những yếu tố chính trị pháp luật như thể chế chính trị, các bộ luật liên quan, vănbản dưới luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động Đối với các công ty kinh doanh quốc

tế, các doanh nghiệp cần phải chú ý đến các bộ luật, văn bản dưới luận liên quan đến

Trang 30

xuất nhật khẩu, thuế quan để đảm bảo hoạt động kinh doanh thương mại được diễn rađúng luật tránh dẫn đến những hậu quả không mong muốn

1.3.1.4 Môi trương tự nhiên

Môi trường tự nhiên gồm các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, thời tiết,

… Các yếu tố này nằm ngoài khả năng tác động của con người nhưng lại tác độngmạnh mẽ tới quyết định lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng Vì thế các công ty kinhdoanh quốc tế cần phải nắm bắt được những đặc điểm môi trường tự nhiên, sự khác biệt

về mặt tự nhiên giữa các thị trường, từ đó, tận dụng được những cơ hội và giảm thiểunhững khó khăn trong tự nhiên

1.3.1.5 Môi trường khoa học, kĩ thuật và công nghệ

Yếu tố khoa học, kĩ thuật, công nghệ (trình độ công nghệ kinh doanh, tình hìnhnghiên cứu và phát triển công nghê, mức độ ứng dụng công nghệ,….) ảnh hưởng đếntiến độ thực hiện công việc, mức độ chính xác của các công việc để tiếp cận khách hàngmục tiêu sao cho vừa hiệu quả vừa có lợi về mặt chi phí Khi hàm lượng sử dụng côngnghệ càng cao thì sẽ càng củng cố thêm cho giá trị của sản phẩm

1.3.1.6 Môi trường văn hóa xã hội

Những yếu tố thuộc môi trường văn hóa xã hội có thể kể đến là nhận thức, trình độvăn hóa, chuẩn mực xã hội, lối sông cộng đồng, xu hướng hành động Các yếu tố thuộcnhóm môi trường này góp phần trực tiếp hình thành nên đặc điểm và thói quen tiêu dùngcủa khách hàng, nhu cầu và cách ứng xử của khách hàng trên thị trường Việc hiểu đượccác thành tố môi trường văn hóa xã hội giúp cho các nhà quản trị marketing đưa ra cácchính sách XTTM hấp dẫn, phù hợp, tránh hiện tượng bị khách hàng tẩy chay vì tuyêntruyền thông điệp sai lệch về văn hoá và làm xấu hình ảnh của công ty

1.3.2 Các yếu tố môi trường vi mô

1.3.2.1 Môi trường nội tại

Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực được hiểu là tất cả các thành viên bên trong doanh nghiệp thamgia vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp Khả năng, trình độ của nguồn nhân lực sẽ

có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung

và hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại nói riêng Nếu nhân lực của doanhnghiệp có trình độ cao, khả năng làm việc hiệu quả thì sẽ giúp các quyết định về xúc tiếnthương mại được chính xác hơn, việc triển khai các chương trình xúc tiến thương mạiđược nhanh chóng và hiệu quả hơn Hơn nữa, nhân viên trong công ty, đặc biệt là cácnhân viên bán hàng hoặc các nhân viên thực hiện các chương trình marketing sẽ làngười tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, mang trọng trách truyền tải thông điệp và phầnnào tác động vào quyết định mua hàng của khách hàng

Trang 31

Tiềm lực tài chính

Năng lực tài chính vững mạnh sẽ hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp không chỉ tronghoạt động kinh doanh mà còn trong hoạt động xúc tiến thương mại Tiềm lực tài chínhgiữ vai trò quan trọng trong ngân sách của chương trình xúc tiến thương mại, tác độngđến khả năng thực hiện và hiệu quả của các chương trình xúc tiến thương mại Khi ngânsách cho hoạt động xúc tiến thương mại đủ lớn, nó cho phép thực hiện hóa các ý tưởng,thông điệp và các chương trình rõ nét hơn với chất lượng cao hơn Mặt khác, khi ngânsách eo hẹp thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động xúc tiến thương mại được diễn ra trơn truvới hiệu quả cao nhất

Trình độ marketing

Trình độ marketing sẽ giúp nhà quản trị marketing ra được các quyết địnhmarketing một cách chính xác hơn Nó sẽ giúp doanh nghiệp xác định được tập kháchhàng mà doanh nghiệp mong muốn hướng đến, quyết định các sản phẩm sẽ chào bántrên thị trường, lựa chọn mức giá hợp lý phù hợp với cả sản phẩm lẫn đặc điểm kháchhàng, ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn của các chương trình xúc tiến thương mại,…

Các nguồn lực vô hình

Ngoài các nguồn lực đã được nêu phía trên, các doanh nghiệp còn có các nguồnlực khó có thể nhận diện và đo lường được như: triết lý kinh doanh, uy tín doanhnghiệp, mức độ tín nhiệm của khách hàng,… Đây được coi là các nguồn lực vô hình củadoanh nghiệp Tùy vào đặc điểm của từng doạnh nghiệp, độ rộng trong quy mô và giá trịcủa các nguồn lực này mà doanh nghiệp có thể tận dung được hết lợi thế của nó, từ đótác động dễ dàng hơn vào giá trị của doanh nghiệp và tiềm thức của khách hàng trongviệc cổ động, chiêu mộ khách hàng, đẩy mạnh doanh số bán hàng và củng cố, cải thiệnhình ảnh trong tâm trí, nhận thức của khách hàng

1.3.2.2 Môi trường ngành

Khách hàng: Khách hàng mục tiêu là nhân tố trung tâm của mọi chương trình

marketing nói chung và hoạt động xúc tiến thương mại nói riêng Một chương trình xúctiến thương mại được xây dựng và tiến hành như thế nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, đặcđiểm của khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới

Trang 32

Đối thủ cạnh tranh: Biết rõ được đối thủ cạnh tranh sẽ giúp công ty học hỏi

được những kinh nghiệm khi tham gia trong ngành, đồng thời đưa ra đước các chươngtrình xúc tiến thương mại vượt trội hơn các đối thủ và thu hút được nhiều khách hàngmục tiêu hơn

Nhà cung ứng: Nhà cung ứng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động xúc tiến

thương mại Nhà cung ứng vừa làm việc với doanh nghiệp vừa có thể cũng là đối tác củađối thủ cạnh tranh Nhà cung ứng cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp và cũng cóquyền tác động vào giá cả, phân phối và giới hạn các chương trình xúc tiến thương mại

Vì vậy, xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cùng ứng là điểm cốt yếu để giúp các chươngtrình xúc tiến thương mại được diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn

Trung gian marketing: Việc tham gia của các trung gian marketing tinh sẽ giúp

việc cổ động, bán hàng và giao hàng của doanh nghiệp tới người tiêu dùng được hiệuquả và và các chương trình xúc tiến thương mại có sức lan truyền cao hơn Các trunggian marketing có thể kể đến là các trung gian phân phối sản phẩm, các cơ sở dịch vụmarketing, các cơ sở hỗ trợ hoạt động phân phối và các trung gian tài chính

Công chúng: Công chúng là tất cả các nhóm có khả năng tác động đến khả năng

phục vụ khách hàng của doanh nghiệp Thường sẽ có hai loại công chúng chính là côngchúng bên ngoài và công chúng nội bộ Công chúng nội bộ là tất các các nhân viên làmviệc bên trong doanh nghiệp, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các chương trình xúctiến thương mại Công chúng bên ngoài là các nhân tố không thuộc bộ quận bên trongdoanh nghiệp như chính quyền, báo chí,… Nhóm công chúng bên ngoài có thể khôngphải là đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp nhưng sẽ tác động đến cảmnhận, suy nghĩ, xu hướng hành động của khách hàng mục tiêu

Trang 33

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DÒNG SẢN PHẨM CASUAL THUỘC THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG HAZZYS CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG

MẠI KEI VIỆT NAM 2.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh và tình hình các yếu tố nội bộ của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam là một công ty hoạt động dưới loạihình trách nhiệm hữu hạn trong lĩnh vực nhập khẩu quần áo, phụ kiện thời trang từ HànQuốc vào thị trường Việt Nam Công ty được thành lập ngày 13/12/2013, mã số thuế

0106392244, được cấp phép bởi Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm với vốn điều lệ 5 tỷđồng Công ty hoạt động theo loại hình công ty TNHH một thành viên, có trụ sở tại tầng

1, tòa nhà Phương Đông, phố Tân Mỹ, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, thànhphố Hà Nội và số điện thoại là 02466592755

KEI Việt Nam là một doanh nghiệp tập trung vào việc nhập khẩu các sản phẩm,phụ kiện thời trang vào thị trường Việt Nam, là đơn vị duy nhất được công nhận là nhàphân phối chính thức đối với các sản phẩm thuộc thương hiệu thời trang Hazzys nóichung và dòng sản phẩm thời trang casual nói riêng Hiện nay, công ty đã mở được cácchi nhánh dành cho thương hiệu này ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh.Các chi nhánh được đặt trong các khu trung tâm thương mại nổi tiếng như trung tâmthương mại Lotte Department Store (Hà Nội) và trung tâm thương mại Diamond Plaza(Hồ Chí Minh),… Trong suốt thời gian hoạt động của mình, công ty nhận được sự đónnhận và tin tưởng rất lớn từ phía khách hàng của mình

Được thành lập vào cuối năm 2013, với tiền thân là Công ty TNHH Anh Phát, qua

4 lần đổi tên, Công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam nay là một công ty chuyênkinh doanh quần áo, phụ kiện golf, quần áo thời trang hoàn toàn nhập khẩu

Năm 2014, công ty đã mở 3 cửa hàng đầu tiên tại Trung tâm thương mại LotteDepartment Store (54 Liễu Giai, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) với 2 thương hiệuKeilish và Sunjeahyang

Cuối năm 2016, công ty dừng phân phối 2 thương hiệu Keilish và Sunjeahyang tạithị trường Việt Nam

Năm 2017, KEI Việt Nam đưa thương hiệu thời trang Hazzys với hai dòng sảnphẩm là dòng thời tràng casual và thời trang thể thao về Việt Nam Đây là một thươnghiệu thời trang lấy cảm hứng từ phong cách thời trang Anh Quốc đến từ Hàn Quốc.Tháng 11 năm 2017, cửa hàng Hazzys đầu tiên được khai trương tại Trung tâm thươngmại Lotte Department Store (54 Liễu Giai, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) Tiếp theo

là sự có mặt lần lượt của hai cửa hàng tiếp theo là Hazzys Phương Đông (Sân tập Golf

Trang 34

Phương Đông, Tân Mỹ, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vào năm 2018 và HazzysDiamond (34 Lê Duẩn, Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh) vào năm 2019.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ

- Chức năng chính của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam là kinh doanhbán lẻ các mặt hàng quần áo và phụ kiện thời trang nhập khẩu từ Hàn Quốc vào thịtrường Việt Nam

Các chức năng cụ thể của công ty là:

+ Thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanhcủa công ty

+ Hợp tác, liên kết kinh doanh với các đối tác ở trong nước và ngoài nước

+ Tìm kiếm, nghiên cứu thị trường mới, nỗ lực mở rộng thị trường và mở rộng tậpkhách hàng hiện tại của công ty

- Nhiệm vụ của công ty:

+ Công ty có nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đa dạngcùng dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực nhập khẩu các sản phẩm quần áo và phụ kiệnthời trang từ Hàn Quốc về thị trường Việt Nam

+ Tuân thủ đúng luật pháp các quy định, chính sách của Nhà Nước về lĩnh vựcnhập khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam., các quy định kinh doanh của của nhànước và các địa phương đặt chi nhánh

+ Thực hiện nghiêm túc nghiac vụ đóng thuế thầy đủ cho các cơ quan thuế củaNhà Nước, góp phần xây dựng đất nước lớn mạnh và giàu đẹp hơn

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam

Từ khi hình thành đến nay, công ty đã triển khai cơ cấu tổ chức bộ máy theo chứcnăng nhiệm vụ như sau:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

Chú giải: Mang ý nghĩa chỉ đạo, giám sát

PhòngMarketing

Phòng Tài chính -

Kế toán

PhòngHành chính – Nhân sự

PhòngQuản lý khoBan lãnh đạo

Giám đốc

Trang 35

Công ty được tổ chức theo sơ đồ trực tuyến chức năng, chuyên môn hóa các côngviệc theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng phòng , dễ quản lý và phù hợp với cáccông ty vừa và nhỏ Công ty được cấu thành bởi: Ban lãnh đạo, giám đốc, phòng tàichính - kế toán, phòng hành chính – nhân sự, phòng marketing và phòng quản lý kho.Giám đốc là người đại diện của công ty, có nhiệm vụ điều hành các hoạt động của công

ty và phải chịu trách nhiệm với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động kinh doanh vàmức độ hoàn thành mục tiêu của công ty

Trong cơ cấu trên, hoạt động xúc tiến thương mại thuộc phòng marketing Phòng

có 10 nhân viên đều nằm trong độ tuổi từ 24 - 30 tuổi với trình độ từ đại học trở lên(trong đó có 2 người tốt nghiệp chuyên ngành Marketing bậc đại học và 1 người ở bậcthạc sĩ) Các thành viên trong phòng đều nằm trong độ tuổi tương đối trẻ, nhiệt tình và

có trách nhiệm cao trong công việc Trong phòng có 3 người trực tiếp thực hiện, giảiquyết tất cả các vấn đề liên quan đến xúc tiến thương mại của công ty

Tóm lại, công ty theo cấu trúc chức năng nhiệm vụ, đây là cấu trúc dễ quản lý Cácphòng chức năng khác đều đã phối hợp với phòng marketing mỗi khi có chương trìnhnhư phòng tài chính - kế toán cung cấp số liệu về doanh thu - chi phí, phòng quản lý khocung cấp tài liệu về các chỉ số mặt hàng tồn,… giúp cho các công việc marketing đượcthực hiện trơn tru hơn Tuy nhiên, tổng cộng cả phòng có 10 người nhưng chỉ có 3người được đào tạo về chuyên ngành marketing, điều này sẽ khiến cho công việc đượcthực hiện kém hiệu quả hơn do trình độ đào tạo không đồng đều Đồng thời, việc chỉ có

3 nhân viên chủ chốt thực hiện toàn bộ các công việc liên quan đến xúc tiến thương mại,

do thời trang là một lĩnh vực có tính cạnh tranh cao, dẫn đến việc thiếu hụt nhân sự vàonhững thời điểm “nóng” trong ngành và làm giảm hiệu quả làm việc của phòng

2.1.4 Kết quả hoạt động của công ty trong 3 năm qua

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại KEI

So sánhphầntrăm

So sánh

số tuyệtđối

So sánhphầntrămDoanh thu 7,042 14,565 22,576 7,523 + 206.83 8,011 + 155.00Chi phí 1,846 5,004 8,796 3,158 + 271.07 3,792 + 175.78Lợi nhuận 5,196 9,561 13,780 4,365 + 184.01 4,219 + 144.13

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Trang 36

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của dòng sản phẩm thời trang casual thuộc thương hiệu thời trang Hazzys tại công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam

So sánhphầntrăm

So sánh

số tuyệtđối

So sánhphầntrămDoanh thu 3,156 6,674 8,937 3,518 + 211.47 2,263 + 133.91Chi phí 0,742 2,436 3,462 1,694 + 328.3 1,026 + 142.12Lợi nhuận 2,414 4,238 5,475 1,824 + 175.56 1,237 + 129.19

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Từ bảng 2.2 và bảng 2.3, ta có thể thấy:

+ Về mặt doanh thu, từ năm 2017 đến năm 2019, doanh thu tăng mạnh, đều trênngưỡng 100% (đặc biệt là vào năm 2018, doanh thu tăng lên 206.83%) Doanh thu luônđược cải thiện, hướng đi của đường doanh thu hướng lên phía trên Cụ thể, năm 2017,công ty mới đưa thương hiệu Hazzys vào thị trường Việt Nam Qua các năm 2018 và

2019, các sản phẩm casual thuộc thương hiệu Hazzys dần dần chiếm được sự tin tưởngcủa khách hàng nên các đơn hàng đều tăng mạnh, giá trị đơn hàng cao, từ đó, giúp chodoanh thu của của dòng sản phẩm thời trang casual thuộc thương hiệu thời trang Hazzystăng cao Một lý do khác là vào năm 2018 và 2019, công ty đều mở mỗi năm thêm 1 cửahàng phân phối, điều này giúp mở rộng doanh thu cho các năm này

+ Về mặt chi phí, công ty đều tăng chi phí qua từng năm Chi phí tăng mạnh vàonăm 2018, tăng lên gần gấp 3 so với năm 2017 Năm 2017, tận dụng được mặt bằng cósẵn do công ty ngừng phân phối một số thương hiệu nên phần chi phí dành cho dòng sảnphẩm casual thuộc thương hiệu thời trang Hazzys chủ yếu là dành cho việc nhập sảnphẩm Tuy nhiên, vào các năm 2018 và 2019, công ty có mở thêm các cửa hàng mới,dẫn đến việc đầu tư thêm chi phí vào việc thuê mặt bằng, sửa chữa và khai trương cáccửa hàng này

+ Về lợi nhuận, lợi nhuận năm 2017 đạt 5.196 tỷ, sang năm 2018 đạt 9.561 và đếnnăm 2019 đạt 13.780 tỷ Có thể thấy, lợi nhuận qua các năm đều tăng đều và tăng mạnh.Đối với dòng sản phẩm casual thuộc thương hiệu Hazzys, lợi nhuận cũng tăng đều trongcác năm Việc gia tăng nhiều về số lượng và giá trị đơn đặt hàng không những khiếncho doanh thu tăng mà cũng kéo theo lợi nhuận tăng lên Việc lợi nhuận luôn ở mứcdương sẽ mang lại những lợi thế và tiềm lực rất lớn cho sự phát triển của công ty trongtương lai và đảm bảo nguồn ngân sách đảm bảo cho các hoạt động marketing nói chung

Trang 37

và hoạt động xúc tiến thương mại nói riêng cho không chỉ dòng sản phẩm casual thươnghiệu thời trang Hazzys mà còn của các dòng sản phẩm khác trong công ty.

2.1.5 Đánh giá tổng quan tình hình các yếu tố nội bộ của công ty liên quan tới hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng sản phẩm thời trang casual thuộc thương hiệu thời trang Hazzys tại thị trường Hà Nội.

Yếu tố nguồn nhân lực

Hiện nay, công ty có 45 nhân viên, đảm nhận các trọng trách giúp hoạt động kinhdoanh được vận hành trơn tru Các nhân viên thuộc các bộ phận lòng cốt của công tyđều có trình độ từ bậc đại học trở lên Nhân viên công ty có độ tuổi từ 22 - 40 tuổi,nguồn nhân lực của công ty vừa có những thành viên trẻ tuổi, năng động, vừa có nhữngthành viên có nhiều kinh nghiệm làm việc

Tuy quy mô tương đối nhỏ nhưng công ty vẫn tuyển dụng, chiêu mộ được nhânviên trẻ tuổi thì năng động, nhiệt huyết, nhiệt tình, sáng tạo cho những chức vụ đồi hỏitính linh hoạt cao và những nhân viên có thâm niên, dày dặn kinh nghiệm cho nhữngchức vụ cần sự nhạy bén và chính xác, giúp cho hoạt động XTTM được thực hiện sángtạo, đúng đắn Tuy nhiên, số lượng nhân viên trẻ tuổi lại có nhiều với yếu điểm là thiếukinh nghiệm đôi khi không hoàn thành được tốt nhất các nhiệm vụ được giao dẫn đếncác hoạt động XTTM không đạt được hiệu quả như mong muốn

Tiềm lực tài chính

Doanh thu và lợi nhuận trong 3 năm gần đây (được thể hiện ở mục 2.1.4) cho thấycông ty có tiềm lực khá vững vàng, là điểm tựa vững chắc cho công ty phát triển và làyếu tố then chốt đảm bảo các hoạt động của xúc tiến thương mại Trong cơ cấu nguồnvốn của công ty thì vốn vay vẫn đang chiếm tỷ trọng cao hơn vốn chủ sở hữu Vốn chủ

sở hữu hiên nay đang ở mức khoảng 5 tỷ VNĐ và hàng năm công ty vẫn có thể huyđộng được vốn vay từ đối tác lâu năm là các tổ chức tín dụng, ngân hàng Như vậy, công

ty có tiềm lực tài chính khá vững vàng, điều này ảnh hưởng đến việc phân định ngânsách dành cho xúc tiến thương mại và phân bổ ngân sách hợp lý

Yếu tố cơ sở vật chất

Công ty hiện có trụ sở chính tại tòa nhà Phương Đông (Quận Nam Từ Liêm) đượctrang bị cơ sở hạ tầng, phòng ốc và các thiết bị đầy đủ Tại trụ sở chính có một vănphòng làm việc, một nhà kho nhỏ, bên ngoài là cửa hàng bày bán các sản phẩm thuộcthương hiệu Hazzys, diện tích tổng tất cả khoảng 160 m2 Văn phòng hiện đại với máy

vi tính và các thiết bị hiện đại, tạo ra một không gian làm việc thoải mái cho nhân viêntrong công ty, giúp họ đưa ra được nhiều ý tưởng mới cho hoạt động xúc tiến thươngmại nới riêng và các hoạt động của công ty nói chung Ngoài ra, cửa hàng tại tầng 1

Trang 38

trung tâm thương mại Lotte có diện tích khoảng 80 m2, được trang bị đầy đủ kệ, tủ trưngbày, giá treo kèm máy vi tính, máy quét mã vạch, hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại.

Yếu tố vô hình

+ Yếu tố văn hoá doanh nghiệp

Cứ vào ngày thứ 7, ngày làm việc cuối cùng trong tuần, các nhân viên tại công tyTNHH KEI Việt Nam đều có những giây phút liên hoạn nhẹ, nhằm giúp các nhân viênhòa đồng, thấu hiểu lẫn nhau hơn, tạo ra sự gắn kết giữa các phòng ban trong công ty.Hằng năm, công ty đều tổ chức kỉ niệm các ngày lễ như ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngàythành lập công ty, ngày sinh nhật của các thành viên Nhân viên cảm thấy được khuyếnkhích, khích lệ tinh thần làm việc, họ có động lực học hỏi, phấn đấu hơn trong côngviệc Trong những hoạt động xúc tiến thương mại, các bộ phận hầu như đều rất hănghái, sôi nổi làm việc cùng nhau và gia tăng sự đoàn kết trong nội bộ

+ Yếu tố thương hiệu

Công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam luôn nỗ lực để trở thành một trongnhững đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh thời trang nhập khẩu, trở thành địa chỉđáng tin cậy đối với khách hàng Công ty không ngừng cải thiện hình ảnh tốt đẹp trongmặt khách hàng, từ đó củng cố lòng tin từ họ, góp phần làm cho thương hiệu của công tyngày càng lớn mạnh và uy tín hơn Thương hiệu đã tạo dựng được hình ảnh tốt trongkhách hàng hiện tại của công ty Tuy nhiên mức độ phủ sóng của thương hiệu chưa cao,vẫn khó lòng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, khiến cho hoạt độngxúc tiến thương mại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc sử dụng các công cụ xúc tiếnsao cho hợp lý

2.2 Phân tích tác động của yếu tố môi trường đến hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng sản phẩm casual thuộc thương hiệu thời trang Hazzys của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam tại thị trường Hà Nội

Trong 3 năm vừa qua, công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam hoạt động chủyếu trên khu vực thị trường nội thành Hà Nội, chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trườngcủa môi trường của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng

2.2.1 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động xúc tiến thương mại đối với dòng sản phẩm casual thuộc thương hiệu thời trang Hazzys của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam tại thị trường Hà Nội

2.2.1.1 Môi trường kinh tế vĩ mô

Hiện nay, theo tổng cục thống kê: “Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8% (Quý I tăng 6,82%, quý II tăng 6,73%; quý III tăng 7,48%( ; quý IV tăng 6,97%).Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011.”

Trang 39

Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), “dự báo lạm phát Việt Nam được điều chỉnhgiảm từ 3,5% xuống còn 3,0% trong năm 2019 và từ 3,8% xuống còn 3,5% cho năm

2020 ” Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ

Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2021 – 2025, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽđạt khoảng 7%/năm, kinh tế vĩ mô về cơ bản ổn định và mức lạm phát sẽ rơi vào khoảng3,5 - 4,5%/năm Nền kinh tế của Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng đều cónhững dấu hiệu khả quan, tổng sản phẩm trong nước tăng trưởng ấn tượng báo hiệu sẽ

có nhiều nhu cầu tiêu dùng phát sinh và sức mua cũng sẽ lớn hơn Lạm phát được dựđoán là sẽ giảm trong giờ gian tới sẽ giúp cho giá cả của các yếu tố đầu vào được bình

ổn, giúp cho công ty không bị đặt nặng bài toán kinh tế giữa chi phí đầu vào và lợinhuận phải đặt được để đạt tới điểm hòa vốn Đông thời, việc lạm phát giảm cũng sẽgiúp cho việc chi tiêu của người tiêu dùng được nới lỏng hơn, từ đó làm tăng nhu cầutiêu dùng hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm thời trang Việc Việt Nam dự các khối hiệpước như WTO và ASEAN cũng giúp công ty có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu về các sảnphẩm tân tiến tại các nước khác trên thế giới, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việcnhập khẩu hàng hóa về Việt Nam

Nền kinh tế đã mở ra cho công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam rất nhiều cơhội mới như cơ hội tiếp cận, các sản phẩm, xu hướng sản phẩm thời trang mới, cáchthức tiếp cận, học hỏi ứng dụng các chương trình xúc tiến thương mại độc đáo của cáchãng thời trang trên thế giới Đồng thời, nhu cầu của khách hàng trên ngành hàng thờitrang sẽ tăng, lạm pháp có chiều hướng giảm giúp cho khách hàng dễ dàng chấp nhậnchi trả hơn mỗi khi có các tác động đến từ xúc tiến thương mại Tuy nhiên, vẫn tồn tạinhiều thách thức như mức thuế nhập khẩu cho ngành may mặc là 20% vẫn còn cao, cáchiệp ước quốc tế cũng sẽ thu hút mạnh các thương hiệu nước ngoài khác ra nhập ngành

2.2.1.2 Môi trường nhân khẩu học

Theo tổng cục thống kê, tốc độ tăng dân số trung bình của Hà Nội là 3%/ năm, HàNội là một trong những địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước với 2.398 người/km2, tốc độ đô thị hóa tính đến năm 2019 là 53%, số hộ gia đình tại Hà Nội là hơn 2triệu hộ Dân cư phân bố chủ yếu tại các khu vực nội thành và ít dần ra phía ngoại thành.Mật độ dân số lớn nhất tập trung tại các quân nội thành là Đống Đa, Ba Đình, HoànKiếm và Hai Bà Trưng Ngoài ra tại các quận khác như Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm,Hoàng Mai, Hà Đông có một lượng lớn những người nhập cư tới sinh sống và làm việc

Vì vậy, quận Ba Đình và quận Nam Từ Liêm đều là những quận thuộc nhóm tập trungdân cư cao nên công ty đã ưu tiên đặt hai chi nhánh phân phối các sản phẩm casualthuộc thương hiệu thời trang Hazzys tại hai quận này Quy mô thị trường tại Hà Nộidành cho các mặt hàng thời trang tương đối lớn, sở hữu nhu cầu tương đối cao đối với

Trang 40

các mặt hàng này Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc xác định đối tượngnhận tin, lựa chọn thông điệp và nguồn phát thông điệp trong xúc tiến thương mại Công

ty cần phải đưa ra được thông điệp, lựa chọn kênh phát thông điệp và triển khai cácchương trình xúc tiến thương mại hấp dẫn để phù hợp hơn với các yếu tố nhân khẩu họctại thị trường Hà Nội

2.2.1.3 Môi trường chính trị - pháp luật

Việt Nam có một nền chính trị tương đối ổn định Việt Nam nói chung và Hà Nộinói riêng có rất nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinhdoanh tham gia thị trường Đối với lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm thời trang, nhànước đã có các chính sách ưu đãi nhất định đã thu hút được sự chú ý và tin tưởng củacác thương hiệu thời trang nước ngoài gia nhập, cũng như đã ban hàng được các văn bảndưới luật nhằm hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động nhập khẩu mặt hàng thời trang… Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định về xácđịnh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có quy định rõ điều 4 về chứng từ chứngnhận hàng hóa về xuất xứ nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan, điều 5 khai chứng

từ nhận xuất xứ hàng hóa, từ điều 13 đến điều 24 về kiểm tra, xác định, xác minh xuất

xứ hàng hóa nhập khẩu Nghị định 81/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại

về xúc tiến thương mại quy định điều 3 đến điều 22 về khuyến mại, điều 32, 33 về tổchức thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại Công ty cần phải nắm rõ các quy địnhthông tư về việc nhập khẩu hàng hóa, từ đó thực hiện đúng theo yêu cầu của pháp luật

2.2.1.4 Môi trường tự nhiên

Các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên cũng là một vấn đề đáng quan tâm đối vớicác công ty kinh doanh mặt hàng thời trang casual như công ty TNHH Thương mại KEIViệt Nam Hà Nội có địa hình bằng phẳng, nằm trên đồng bằng sông Hồng, điều nàygiúp cho giao thông thuận lợi hơn Bên cạnh đó, ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai cũng

có thể làm chậm quá trình và vận chuyển hàng hóa tới các chi nhánh trong khu vực HàNội và tiếp nhận hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển từ các khu vực khác vào thịtrường Hà Nội Khí hậu Hà Nội theo kiểu nhiệt đới gió mùa, phân ra bốn mùa xuân hạthu đông rõ rệt, điều này cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm và thiết kế thôngđiệp phù hợp cho các mùa Công ty cần nắm bắt được các yếu tố thuộc về môi trường tựnhiên để có cho mình những biện pháp phòng chống hiệu quả, tránh gây ảnh hưởng xấuđến không chỉ hoạt động xúc tiến thương mại mà còn đến hoạt động kinh doanh của cảcông ty

2.2.1.5 Môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ

Ngày nay, khoa học kỹ thuật công nghệ tại Việt Nam ngày càng cao và mang đếnnhiều tiện ích cho các công ty kinh doanh Mặc dù công ty TNHH Thương mại KEI Việt

Ngày đăng: 20/12/2020, 12:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình “Marketing thương mại” – GS.TS Nguyễn Bách Khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing thương mại
2. Giáo trình “Quảng cáo và xúc tiến thương mại quốc tế” – PGS.TS An Thị Thanh Nhàn 3. Cuốn “Quản trị Marketing” – Philip Kotler Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quảng cáo và xúc tiến thương mại quốc tế” – PGS.TS An Thị Thanh Nhàn3. Cuốn “Quản trị Marketing
6. Tạp chí nghiên cứu kinh tế 7. Báo điện tử dantri.com.vn 8. Báo điện tử renews.vn 9. Báo điện tử anninhthudo.vn 10. Website: https://www.gso.gov.vn/ Link
4. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV Khác
5. Các bài khoá luận tốt nghiệp của các năm trước về xúc tiến thương mại - Đại học Thương Mại Khác
11. Báo cáo tài chính qua các năm của công ty TNHH Thương mại KEI Việt Nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w