HUỲNH THỊ KIM MAI GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THUÊ NGOÀI OUTSOURCING TRONG MÙA CAO ĐIỂM CỦA CÔNG TY TNHH AVERY DENNISON RIS VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 8340
Trang 1HUỲNH THỊ KIM MAI
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THUÊ NGOÀI (OUTSOURCING) TRONG MÙA CAO ĐIỂM CỦA CÔNG TY
TNHH AVERY DENNISON RIS VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 8340121
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Ngô Thị Ngọc Huyền
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Giải pháp hoàn thiện hoạt động thuê ngoài (outsourcing) trong mùa cao điểm của Công ty TNHH Avery Dennison RIS Việt Nam” là sản phẩm tìm hiểu thực tiễn của tôi tại công ty dựa trên kiến thức rút ra từ quá trình học tập và hướng dẫn của TS Ngô Thị Ngọc Huyền trong thời gian qua
Tôi xin chịu trách nhiệm trong quá trình nghiên cứu luận văn này
Người thực hiện luận văn
HUỲNH THỊ KIM MAI
Trang 3MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
6 Kết cấu của luận văn 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG OUTSOURCING CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH NHÃN MÁC HÀNG HÓA 5
1.1 Tổng quan về thuê ngoài – Outsourcing 5
1.1.1 Thuê ngoài (outsourcing) là gì? 5
Trang 41.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của thuê ngoài (Outsourcing) 6
1.1.3 Những thuận lợi của thuê ngoài 7
1.1.4 Những rủi ro của thuê ngoài có thể gặp phải 7
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn lực bên ngoài 8
1.2.1 Chi phí giao dịch trong Outsourcing 8
1.2.2 Năng lực cốt lõi và chiến lược của doanh nghiệp 11
1.2.3 Định hướng chiến lược của doanh nghiệp 12
1.3 Khái niệm mùa cao điểm 12
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 14
CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG OUTSOURCING CỦA CÔNG TY TNHH AVERY DENNISON RIS VIỆT NAM 15
2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Avery Dennison RIS Việt Nam 15
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty RIS Avery Dennison Việt Nam 15 2.1.2 Vai trò chiến lược của Công ty Avery Dennison Việt Nam trong hệ thống toàn cầu của công ty mẹ 16
2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của Avery Dennison trong giai đoạn 2015 – 2018 21 2.2 Phân tích thực trạng hoạt động outsourcing của Công ty Avery Dennison Việt Nam 22
2.2.1 Quy trình thuê ngoài (Quy trình Outsourcing) 22
2.2.2 Phân loại outsourcing 24 2.2.3 Phân tích chi phí Outsourcing ảnh hưởng đến Outsourcing tại mùa cao điểm 30
Trang 52.2.4 Quy định về cách tính giá & duyệt giá Outsourcing cho các dòng sản phẩm 31
2.2.5 Phân tích chi phí Outsourcing đại diện 3 nhà cung cấp có chi phí và số
lượng tác động mạnh đến mùa cao điểm 36
2.2.6 Kế hoạch outsourcing ảnh hưởng đến Outsourcing tại mùa cao điểm 46 2.2.7 Năng lực của nhà thầu ảnh hưởng đến Outsourcing tại mùa cao điểm 48 2.2.8 Chất lượng sản phẩm và dịch vụ 51
2.3 Đánh giá hoạt động outsourcing của Công ty Avery Dennison Việt Nam 54 2.3.1 Những thuận lợi của việc Outsourcing trong mùa cao điểm 54
2.3.2 Những khó khăn của việc Outsourcing trong mùa cao điểm 54
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 59
CHƯƠNG 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động outsourcing của Công ty Avery Dennison Việt Nam 60
3.1 Sứ mệnh và tầm nhìn của Công ty Avery Dennison Việt Nam 60
3.1.1 Sứ mệnh 60
3.1.2 Tầm nhìn 60
3.2 Mục tiêu định hướng phát triển kinh doanh và hoàn thiện hoạt động outsourcing của Công ty Avery Dennison Việt Nam đến năm 2025 61
3.3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động outsourcing của Công ty Avery Dennison Việt Nam 62
3.3.1 Cải thiện cách tính chi phí vận hành sản xuất trong nhà (MOE) 63
3.3.2 Xem xét điều chỉnh giá Outsourcing hàng năm 64
3.3.3 Thiết lập quy trình phê duyệt giá đồng nhất 65
3.3.4 Chi phí chìm 65
3.3.5 Lập kế hoạch phát triển mẫu và dự báo sản lượng outsource 67
Trang 63.3.6 Giải pháp và kiến nghị về kiểm soát năng lực nhà thầu 69
3.3.7 Tổ chức huấn luyện định kỳ 71
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 74
PHẦN KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 80
Trang 8CRD Customer Requst Date – ngày khách hàng
yêu cầu giao hàng
Adhoc
Là con nhãn đã được bộ phận duyệt mẫu kiểm duyệt cho sản xuất hàng loạt trong nhà
lượng đầu vào
phí vận hành sản xuất
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Hình ảnh tem nhãn của công ty Avery Dennison 19
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng thống kê tóm tắt kết quả kinh doanh 2015-2018 của công ty Avery
Dennison Việt Nam 22
Bảng 2.2 Thống kê Outsourcing theo dòng sản phẩm 25
Bảng 2.3 Bảng thống kê MOE cho từng dòng sản phẩm 33
Bảng 2.4 Bảng áp dụng quy định duyệt giá cho outsourcing hàng thành phẩm 33
Bảng 2.5 Bảng quy định cấp bậc duyệt giá hàng adhoc 35
Bảng 2.6 Bảng thống kê doanh thu và số lượng hàng gia công tại công ty Hanil Từ ngày 1/1/2015 đến 1/10/2019 38
Bảng 2.7 - Bảng thống kê số lượng hàng gia công cùng kỳ tại công ty Hanil Từ ngày 1/1/2015 đến 1/10/2019 38
Bảng 2.8 Bảng tiêu chuẩn sợi dọc quy định 40
Bảng 2.9 Thống kê doanh thu và số lượng hàng gia công tại công ty HWA JONG 41 Bảng 2 10 Đơn giá tính cho từng công đoạn 43
Bảng 2.11 Bảng gia công đặc biệt 44
Bảng 2.12 Bảng thống kê doanh thu và số lượng hàng gia công tại công ty NKV 46
Bảng 2.13 – Thống kê số lượng sản phẩm đặt hàng và lỗi tương ứng của công ty Hanil Vina Co., Ltd 52
Bảng 2 14 Thống kê số lượng đặt hàng và tổng số lỗi của công ty Hwa Jong 53
Bảng 2 15 Bảng thống kê doanh số tăng theo từng năm kỳ vọng đến năm 2025 62
Bảng 2 16 Bảng thống kê số lượng lao động và năng suất lao động phục vụ cho quá trình outsourcing 67
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Outsourcing 39Biểu đồ 2.2 So sánh số lượng outsourcing HANIL theo từng tháng của 5 năm từ 2015 đến 2019 (từ tháng 1 đến tháng 9 hàng năm) 39Biểu đồ 2.3 Biểu đồ so sánh số lượng outsourcing tại HWA JONG theo từng tháng của 3 năm 2017, 2018, 2019 41Biểu đồ 2.4 Thống kê các lỗi chất lượng sản phẩm và dịch vụ 52
Trang 12Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu:
Ngành may mặc của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, kéo theo các ngành công nghiệp phụ trợ như in tem nhãn, bao bì, đóng gói để phục vụ cho ngành cũng phát triển không kém Tuy nhiên, việc mở rộng thị trường, tăng thị phần, tăng doanh số của doanh nghiệp, không phải lúc nào đầu tư mới cũng giải pháp tối ưu, mà outsourcing đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tận dụng nguồn lực, kinh nghiệm sản xuất của nhà thầu, giảm rủi ro trong đầu tư, giải quyết được bài toán khó ngẹn cổ chai trong mùa cao điểm Avery Dennison cũng thấy được điều đó, và đã xây dựng, phát triển bộ phận quản lý nhà cung cấp từ năm 2016 theo quy mô lớn hơn, và thiết lập đầy đủ quy trình nhằm mục đích đẩy mạnh outsourcing có kiểm soát theo tiêu chuẩn của công ty
Tuy nhiên, ngành in tem nhãn hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào mùa sản xuất, dẫn đến outsourcing vào mùa cao điểm có ảnh hưởng lớn đến doanh số, cũng như chiến lược của công ty Vì vậy, để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng và đưa
ra giải pháp hạn chế rủi ro xảy ra trong quá trình thuê ngoài, nên tác giả đã chọn
đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động thuê ngoài (outsourcing) trong mùa cao
điểm của Công ty TNHH Avery Dennison RIS Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định thuê ngoài là khâu không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp,
có ảnh hưởng rất nhiều đến doanh số của công ty vào mùa cao điểm, vì chính sách của công ty là không từ chối đơn hàng từ khách hàng, tuy nhiên nguồn lực của công ty là có giới hạn Với mục tiêu của nghiên cứu đề tài là xác định những yếu tố ảnh hưởng dựa vào phân tích tình hình hiện tại của công ty và đề xuất
Trang 13giải pháp, đưa ra kiến nghị để cải tiến những vấn đề gặp phải trong outsourcing vào mùa cao điểm
Phương pháp nghiên cứu: Dùng cả hai phương pháp định lượng và định tính
để thu thập số liệu, phân tích số liệu, lập bảng biểu, vẽ biểu đồ, để thấy được ý
nghĩ của các số liệu
Kết quả nghiên cứu
Đã tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình outsourcing trong mùa cao điểm, đưa ra những giải pháp kiến nghị giúp cải tiến, cắt giảm thiệt hại công
ty có thể gặp phải trong các mùa sản xuất sau
Kết luận và hàm ý
Luận văn đã nêu ra được các vấn đề đã xảy ra, và tiềm ẩn xảy ra trong quá trình quản lý các nhà thầu nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn hàng trong cao điểm của công ty, cũng như đảm bảo được chất lượng sản phẩm, và giao hàng đúng thời hạn quy định Tác giả hy vọng, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo, giúp cho các nghiên cứu về ngành in ấn nói chung, và về vấn đề outsourcing của các công ty sản xuất theo mùa vụ, giúp gia tăng phát triển nền kinh tế Việt Nam
Trang 14ABSTRACT
Reason for writing
Vietnam's garment industry is strongly developing, leading to supporting industries such as printing labels and packaging However, market developing, increasing market share, increasing sales of businesses, not always new investment and optimal solutions, outsourcing plays a vital role in utilizing resources and business The contractor's production experience, the risks of investment reducing, solving the bottleneck problem in the peak season Avery Dennison have perceived that,
and built the outsourcing division belongs to procurement department from 2016 for preparation to adapt with standard of Avery Dennison in subcontractor management field
Nonethless, the labels printing industry is dependent on the production season, causing many problems from outsourcing during the peak season which greatly affects sales volumes, as well as the company's strategy In order to understand the influencing factors and propose solutions to limit the risks occurring during
the outsourcing process, the author shall choose the topic: Resolution of outsourcing activities effectively in the peakseason for Avery Dennison RIS Vietnam Co., Ltd
Problem
It’s perceived that outsourcing is important part as in indispensable field of the business operation, affecting greatly to the company's sales in the peak season Because the company's policy states as not reject orders from customers, however resources of company are limited such as labors and machines, or equipment The objective of the research is to identify influencing factors based
on analyzing the current situation of the company and proposing solutions,
Trang 15making recommendations to improve the problems encountered in outsourcing
The author has found out the factors affecting outsourcing process during the
peak season And giving proposed solutions so as to improve and reduce the damage that the company may encounter in the following production seasons
Conclusion
The thesis outlines the problems occurred, and potentially happened in the process of managing contractors to meet the high demand of the company, as well as to ensure product quality, and deliver goods on time The author hopes that the thesis will serve as a reference for research on the printing industry in general, and for outsourcing issues of seasonal production companies, helping
to increase Vietnamese economic development
Keywords: outsourcing, peak season, label printing
Trang 16PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sự tăng trưởng nhanh chóng của thuê ngoài (outsourcing) trong nhiều mô hình kinh doanh, bất kể quy mô nhỏ hay lớn, thậm chí cả tập đoàn đa quốc gia như Avery Dennison cũng thấy được tầm quan trọng này
Xuất phát từ vấn đề giới hạn về vốn đầu tư cho dây chuyền sản phẩm mới, cũng như đầu tư mua thêm máy móc, thiết bị mở rộng quy mô dây chuyền hiện tại do tăng doanh số, tăng thị phần, cũng như hạn chế về nguồn lực lao động, chuyên môn kỹ thuật… với mục đích linh động trong thời gian ngắn có thể đáp ứng được thị trường, xu hướng kinh doanh, Avery Denision đã lựa chọn phương án BPO (Business Process Outsourcing), để có thể tận dụng nguồn lực và kinh nghiệm sản xuất của nhà thầu (subcontractor), giảm rủi ro trong đầu tư, giải quyết được bài toán khó ngẹn cổ chai trong mùa cao điểm Tuy nhiên, outsourcing cũng
có nhiều điểm bất lợi nếu không có hệ thống quản lý nhà cung cấp tốt, sẽ rất dễ gặp những rủi ro trong kinh doanh liên quan đến bảo mật, chất lượng sản phẩm, không đảm bảo tiến độ giao hàng…Đây chính là lý do
hình thành đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động thuê ngoài
(outsourcing) trong mùa cao điểm của Công ty TNHH Avery Dennison RIS Việt Nam” (Sau đây tác giả xin gọi tắc là công ty Avery Dennison Việt Nam)
Với mong muốn nghiên cứu để tìm ra giải pháp thực tế góp phần phát triển bộ phận quản lý nhà cung ứng (Procurement –Outsourcing) của công ty, cũng như qua đó thấy được một phần nào bức tranh outsourcing của công ty sản xuất, là cơ sở tham khảo cho các công ty cùng ngành nhằm nâng cao hiệu suất outsourcing trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ngày nay
Trang 172 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các mục tiêu cụ thể như sau:
i Tìm hiểu các nhân tố tác động đến việc hoàn thiện hoạt động outsourcing của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhãn mác hàng hóa
ii Nghiên cứu những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động outsourcing vào mùa cao điểm của Công ty Avery Dennison Việt Nam
iii Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động outsourcing cho Công
ty Avery Dennison Việt Nam trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động outsourcing của Công ty Avery Dennison Việt Nam
Đối tượng khảo sát: các nhà cung cấp dịch vụ outsourcing cho công ty Avery Dennison Việt nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: quan hệ thị trường giao dịch outsourcing của công ty Avery Dennison bao gồm các nhà thầu có xưởng sản xuất trong và ngoài nước của công ty đang hợp tác nhận làm hàng gia công từng phần, cũng như hàng thành phẩm outsourcing Cụ thể có 15 nhà cung cấp (NCC) ở nước ngoài, trong đó 10 NCC ở Trung Quốc, 1 ở Mỹ, 1
ở Hàn Quốc, 1 ở Đài Loan, và 10 NCC ở trong nước tập trung ở khu vực Hồ Chí Minh, Bình Dương và Long An
Thời gian: chuỗi thời gian phân tích thực trạng tập trung vào giai đoạn
2015 – 2019; và các mục tiêu phát triển sẽ được dự báo đến năm 2025
Trang 184 Phương pháp nghiên cứu
Trên căn bản của phương pháp luận qui nạp, các phương pháp và công
cụ được vận dụng để thực hiện đề tài này bao gồm:
i Phương pháp thu thập thông tin:
Đối với thông tin thứ cấp: áp dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập thông tin từ cơ sở dữ liệu của Công ty Avery Dennison Việt Nam như báo cáo ngày của Outsourcing, báo cáo tháng và báo cáo năm về tình hình outsourcing của công ty Tác giả tập trung vào phân tích sản phẩm nhãn dệt, nhãn ép chuyển nhiệt, và nhãn giấy vì có số lượng outsourcing lớn, và
có nhiều vấn đề bất cập đang xảy ra trong quá trình outsourcing Đối với thông tin sơ cấp: áp dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và điều tra thực tế
ii Phương pháp xử lý thông tin
Chủ yếu áp dụng phương pháp thống kê mô tả và qui nạp
5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn là nghiên cứu đầu tiên của Công ty Avery Dennison Việt Nam từ lúc thành lập bộ phận “quản lý nhà cung ứng” (Procuremnet) được tách ra từ bộ phận mua hàng, và thành lập nhóm chuyên biệt về outsourcing Nghiên cứu dùng phương pháp định lượng kết hợp với định tính để phân tích hiện trạng outsourcing của công ty trong thời gian vừa qua Qua đó, đưa ra các giải pháp và đề xuất thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả outsourcing để giải quyết vấn đề trong mùa cao điểm
Luận văn đã nêu ra được các vấn đề đã xảy ra, và tiềm ẩn xảy ra trong quá trình quản lý các nhà thầu nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn hàng hóa trong cao điểm, cũng như đảm bảo được chất lượng sản phẩm, và giao hàng đúng thời hạn quy định
Trang 19Tác giả hy vọng, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo giúp cho các nghiên cứu về ngành in ấn nói chung, và áp dụng cho các công ty sản xuất trong nghành tiêu dùng nhanh nói riêng (FMCG - fast moving consumer goods) tránh được những nguy cơ ảnh hưởng đến doanh số phát triển trong mùa cao điểm, đồng thời giúp gia tăng phát triển ngành cũng như nền kinh tế Việt Nam
6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục trình bày luận văn bao gồm
3 chương, như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học để hoàn thiện hoạt động outsourcing của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhãn mác hàng hóa
Chương 2: Thực trạng hoạt động outsourcing của Công ty Avery Dennison Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động outsourcing của Công ty Avery Dennison Việt Nam
Trang 20CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG OUTSOURCING CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH NHÃN MÁC HÀNG HÓA.
Trong chương này, tác giả đề cập và tìm hiểu về các đề tài nghiên cứu có liên quan, cơ sở lý thuyết của đề tài, và một số khái niệm cần được làm rõ
1.1 Tổng quan về thuê ngoài – Outsourcing
1.1.1 Thuê ngoài (outsourcing) là gì?
Thuê ngoài là hành động chuyển dịch một vài hoạt động của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm quyết định cho các nhà cung cấp bên ngoài Những điều khoản thỏa thuận sẽ được thiết lập trong hợp đồng Thuê ngoài vượt xa hợp đồng mua bán và tư vấn thông thường, không chỉ xảy ra ở các hoạt động được chuyển mà còn đối với nguồn lực tạo ra hoạt động bao gồm con người, phương tiện, thiết bị, công nghệ và tài sản khác cũng được chuyển
(F.Robert Jacob , Richard B.Chase;, 14th Edition)
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong
và ngoài nước, thách thức lớn đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thế nào để nâng cao năng suất, đồng thời cũng đảm bảo chất lượng hàng hóa và dịch vụ, nhưng giá thành cạnh tranh nhằm thu được lợi nhuận cao nhất Để giải quyết bài toán nan giải này, ngày nay các công ty đã mạnh dạng sử dụng thuê ngoài (outsourcing) như một công cụ để tối thiểu hóa chi phí đầu tư nguồn lực nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận (Hendry, 1995) tập trung nguồn lực vào mục tiêu kinh doanh cốt lõi, đa dạng hóa danh mục đầu tư, cũng như gia tăng thị phần, và đạt lợi thế cạnh tranh (Wekesa Anthony & Susan Were (Ph.D.) , 2014)
Trang 211.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của thuê ngoài
(Outsourcing)
Để hiểu rõ hơn thuật ngữ “thuê ngoài” chúng ta sẽ tìm hiểu lịch
sử hình thành và phát triển của hoạt động thuê ngoài cũng như một số định nghĩa khác nhau về outsourcing
Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động outsourcing được chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn sơ khai (từ năm 1989 trở về trước), giai đoạn phát triển (giai đoạn 1981-2001) và giai đoạn hợp tác chiến lược (từ 2002 đến nay) (Andrea Gonzales, David Dorwin, Diwaker Gupta, Kiran Kalyan, n.d.)
Giai đoạn sơ khai (từ năm 1989 trở về trước): bắt nguồn
từ cuộc cách mạng công nghiệp từ đầu thế kỉ 20, phần lớn các công ty chú trọng tập trung vào phát triển giá trị cốt lõi của mình, xác định các quy trình trọng yếu và thuê các công ty bên ngoài làm các phần còn lại
Giai đoạn phát triển (giai đoạn 1981-2001): các doanh nghiệp bắt đầu tập trung vào các biện pháp cắt giảm chi phí, tăng cường thuê ngoài các chức năng cần thiết đặc biệt không liên quan đến hoạt động kinh doanh trọng tâm của mình
Giai đoạn họp tác chiến lược (từ 2002 đến nay): trong những năm gần đây, làm thuê bên ngoài đã chuyển sang giai đoạn hợp tác chiến lược Làm thuê bên ngoài không chỉ còn gói gọn trong các chức năng để vận hành doanh nghiệp mà còn liên quan đến một vài giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Trang 221.1.3 Những thuận lợi của thuê ngoài
Ngày nay outsourcing phát triển rất nhanh chóng, trong những tổ chức khác nhau thì outsourcing trong những điều kiện khác nhau cũng mang về những lợi ích khác nhau cho doanh nghiệp, mặc dù
là doanh nghiệp tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài, hay nhà nước… theo nguồn tài liệu của (Tibor, 2006) thống kê những lợi ích mong đợi từ việc thuê ngoài như cắt giảm chi phí (saving cost), giảm chi phí đầu tư (reduce capacity expenditures), chuyển hóa vốn đầu tư từ chi phí cố định sang chi phí biến đổi (capital infusion transfer fixed cost to variable), cải tiến chất lượng (quality improvement), tính linh hoạt cao (greater flexibility), tập trung phát triển sản phẩm cốt lõi (increase focus on core function), bỏ những yếu tố nguy hại (get rid of problem function), bắt chước được đối thủ (copy competitors), giảm áp lực về quy chế (reduce politic pressure or scruntiny)
1.1.4 Những rủi ro của thuê ngoài có thể gặp phải
Doanh nghiệp thường gặp rủi ro về kiểm soát các nhà thầu khi công ty thuê ngoài không trực tiếp quản lý các hoạt động sản xuất của NCC để đảm bảo chất lượng đồng nhất
Bảo mật thông tin của doanh nghiệp là vấn đề nan giải và khó kiểm soát, mặc dù đã có rang buộc ký kết thỏa thuận bảo mật trước khi thực hiện hợp đồng hợp tác giữa hai bên
Tại các nhà thầu các nhân viên làm việc trực tiếp để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ không có động lực để hoàn thành tốt công việc,
có khả năng dẫn đến trễ tiến độ, cũng như không đạt được chất lượng như ban đầu
Trang 231.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn lực bên ngoài
1.2.1 Chi phí giao dịch trong Outsourcing
Chi phí giao dịch (transaction cost) được mô tả trong cuốn Bản chất của công ty (The Nature of the Firm) (Coase, 1937) là một chi phí không thể tránh khỏi khi kinh doanh
Chi phí giao dịch là một mối quan tâm bật nhất trong kinh doanh, liên quan đến thời gian, công sức và tiền bạc từ người bán sang người mua Các nhà nghiên cứu đã đề cập đến mục tiêu tiết kiệm chi phí trong giao dịch bằng cách sử dụng nguồn lực từ tổ chức bên ngoài Đó là lý thuyết ra đời giải thích cho việc một công ty tại sao cần phải sử dụng dịch vụ thuê ngoài (Arnold, 2000)
Để ra quyết định có sử dụng dịch vụ bên ngoài thì việc so sánh chi phí giữa outsourcing và chi phí sử dụng để sản xuất trong nội
bộ, nếu chi phí outsourcing thấp hơn thì nên thực hiện sử dụng dịch vụ thuê ngoài Như vậy, quyết định sử dụng outsourcing của một tổ chức dựa trên lợi ích từ dịch vụ này mang lại (Oliver E Williamson, Steven Tadelis, 2012) đã nghiên cứu và cung cấp cho chúng ta lý thuyết về chi phí giao dịch giữa những công ty trong thị trường, lý thuyết này cho chúng ta biết về cách xử lý một trong những lựa chọn cơ bản nhất trong tổ chức của con người Khi nào quyền quyết định nên được kiểm soát trong một
tổ chức và khi nào nên đưa ra quyết định cho thị trường Và trên thực tế, quá trình outsourcing có khả năng gặp rủi ro về gia tăng chi phí giao dịch, và ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp
đã được đề cập đến (Williamson, 2009)
Trang 24Khái niệm về số dư đảm phí (sau đây gọi tắt là CM - Contribution Margin)
Định nghĩa số dự đảm phí theo trích sách giáo khoa kế toán chi phí của PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang: “Số dư đảm phí (CM) hay được gọi là lãi theo biến phí hoặc là lãi góp còn lại của doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi chi phí khả biến (là khoản chênh lệch giữa giá bán chưa có thuế của sản phẩm và biến phí của sản phẩm đó)”
CM = TR – VC
Trong đó:
Tổng doanh thu (TR) là tổng tài sản thu được (hiện tại hoặc trong tương lai) từ tiêu thụ (cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng) Hay doanh thu được xác định bằng tích của giá bán đơn vị và tổng sản lượng tiêu thụ
Doanh thu (TR) = Giá bán (R) x Sản lượng (Q)
Đối với gia công thuê ngoài thì chi phí chi trả cho outsourcing được đánh giá ít hơn chi phí đầu tư mới, nếu nguồn lực của công
ty không đáp ứng đủ
Nếu so sánh tính hiệu quả của outsourcing đối với việc thực hiện sản xuất trong nhà thì chúng ta phải xem xét tổng chi phí đầu tư mới và tổng chi phí outsourcing liên quan
Vì vậy việc nhận biết các yếu tố cấu thành nên chi phí outsourcing là rất quan trọng, và theo nghiên cứu của (Gabriel Giertl, Marek Potkany a, Milos Gejdosa, 2015) chi phí outsourcing được tính như sau:
Trang 25Chi phí gia công trả xuất theo hóa đơn thanh toán (a price paid to the service provider)
+ chi phí mua hàng khác (additional purchasing costs) + chi phí liên quan đến gia công thuê ngoài (costs of related
Trong đó loại chi phí đáng chú ý, ít được các doanh nghiệp nhỏ
quan tâm đưa vào tính toán đó là chi phí chìm (hidden cost)
bao gồm:
i Chi phí thiết lập hợp đồng (outsourcing contract)
ii Chi phí chuyển giao công nghệ cho nhà cung ứng (Transfer of know-how of client to the outsourcing company)
iii Chi phí công tác (Travel costs)
iv Chi phí các hoạt động chuyển giao (Transfer of activities)
v Chi phí giao tiếp (Communication)
Trang 26vi Chi phí để nhà cung ứng có thể cung cấp sản phẩm hay dịch vụ có hiệu quả (Efficiency)
vii Chi phí thực hiện quy trình giao dịch (Changing of
business processes) viii Đa dạng văn hóa (Cultural diversity) Thật tế, việc xác định chính xác chi phí chìm là khá khó khăn và đòi hỏi phải có ý kiến của chuyên gia để xác định các chi phí cụ thể hơn Đây là một rủi ro cần nhận diện và tối ưu hóa liên quan đến chi phí outsourcing để quyết định outsourcing đạt tối ưu
1.2.2 Năng lực cốt lõi và chiến lược của doanh nghiệp
Theo nghiên cứu của Kremic và Tukel đã nếu ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài bao gồm: chi phí (cost), môi trường kinh doanh (business environment), chiến lược của công
ty (strategic), đặc điểm chức năng (function characteristics) (Kremic and Tukel , 2006 - No# 11) Ngoài ra còn cho thấy được động lực, lợi ích và những rủi ro tìm ẩn của outsourcing Năng lực cốt lõi của một doanh nghiệp thể hiện thế mạnh của một doanh nghiệp, một doanh nghiệp nắm bắt được giá trị cốt lõi của chính mình sẽ phát huy tối đa các nguồn lợi, và nắm bắt được lợi thế cạnh tranh được nếu trong nghiên cứu của (Hamel and Prahalad, 1990) Quyết định thuê ngoài sẽ phụ thuộc bản chất của công việc cần outsourcing, thường doanh nghiệp nên thuê ngoài các dịch vụ không phải là hoạt động cốt lõi của công ty (Aron, R and Signh J,, 2005), bên cạnh đó việc sử dụng outsourcing còn phụ thuộc vào 3 yếu tố: đánh giá lợi ích từ hoạt động thuê ngoài, chiến lược của doanh nghiệp trong tương lai, và khả năng đáp ứng nhu cầu của nhà cung ứng
Trang 271.2.3 Định hướng chiến lược của doanh nghiệp
Quyết định thuê ngoài là quyết định của nhà quản trị cấp cao, xác định rõ phạm vi outsource Thuê ngoài nội dung gì để phù hợp với chiến lược định hướng kinh doanh của công ty Mức độ sử dụng dịch vụ thuê ngoài được thực hiện thông qua các tiêu chí quan trọng trong việc đo lường quyết định sử dụng nguồn lực bên ngoài (Gewald, H., Wüllenweber, K., Weitzel, T., 2006)
1.3 Khái niệm mùa cao điểm
Theo nguyên cứu phân tích kinh tế của Bộ kinh tế thương mại công nghiệp của Nhật năm 2015 có nghiên cứu và phân tích về
cơ chế và cách hiểu các chỉ số bằng sản xuất công nghiệp (Economic Analysis Office - Research And Statistics Department, 2015) có đề cập đến khái niệm mùa cao điểm Mùa cao điểm xuất hiện đối với các sản phẩm có số lượng tiêu thụ lớn tùy thuộc vào mùa vụ Ví dụ như ngành du lịch thường mùa cao điểm vào dịp nghĩ lễ, mùa hè, hoặc mùa nổi bật của điểm tham quan Tuy nhiên, trong ngành in tem nhãn thì mùa cao điểm của ngành này gắn liền với ngành công nghiệp may mặc, vì các loại tem nhãn sản xuất ra sẽ được ép lên bề mặt của quần áo, hoặc được may lên quần áo Ngành công nghiệp in ấn giành cho quần
áo và giầy dép gặp rất nhiều khó khăn, rủi ro trong mùa cao điểm,
vì số lượng hàng đặt ồ ạt không theo dự đoán (số liệu dựa vào lịch sử đơn hàng, xu hướng thị trường, hoặc số liệu từ phòng kinh doanh nhận được từ khách hàng…)
Theo lịch khí tượng thì mùa xuân bắt đầu từ 1 tháng 3, mùa được định nghĩa như mùa xuân (tháng 3, 4, 5), mùa hè (tháng 6, 7, 8), mùa thu (tháng 9, 10, 11), mùa đông (tháng 12, 1, 2) Tuy nhiên mùa thời trang (fashion garment) chia thành 2 mùa chính, bao
Trang 28gồm Xuân-Hạ và Thu – Đông Trong đó thời trang Xuân – Hạ bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6, thời trang Thu – Đông bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 12 Trong khi đó ngành tem nhãn cũng chạy theo garment fashion, khi quần áo được may ra thì phải có nguồn tem nhãn để đính lên sản phẩm quẩn áo, Đối với ngành in tem nhãn cho quần áo thì mùa cao điểm thường rơi vào tháng 8 đến tháng 12, phục vụ cho thời trang “back to school”, và thời trang mùa cho những dịp lễ lớn Tình trạng cao điểm thể hiện tăng giảm 83% lượng sản phẩm so với mùa bình thường, và bắt đầu cao điểm vào tháng 3 để chuẩn bị cho thời trang mùa Xuân Và tháng
7 thường là mùa thấp điểm, ít hàng để tắt máy bảo trì, hoặc đầu
tư mới… tháng 3 và tháng 10 thường là những tháng có số lượng cực lớn trước khi trượt đều qua tháng 12
Trang 29TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Như vậy dựa trên cơ sở lý thuyết cho thấy mức độ sử dụng nguồn lực bên ngoài của doanh nghiệp phụ thuộc vào những yếu tố sau:
Chi phí giao dịch trong Outsourcing
Năng lực cốt lõi của công ty để chọn sản phẩm phù hợp, tận dụng được nguồn lực của nhà cung cấp để thực hiện gia công hàng hóa thuê ngoài Định hướng chiến lược của công ty
Trang 30CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG OUTSOURCING CỦA CÔNG TY TNHH AVERY DENNISON RIS VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Avery Dennison RIS Việt Nam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty RIS Avery
Dennison Việt Nam
Câu chuyện Avery Dennison bắt đầu vào năm 1935, chỉ với một vài phụ tùng, một ý tưởng rất tiềm năng với khoản vay 100 đô la, Ông Ray Stanton Avery (hay còn gọi là Stan Stan), một nhân viên bán hàng đang gặp khó khăn ở Los Angeles, đã phát minh ra các cửa hàng định giá sản phẩm của họ, sau đó tiếp tục đi tiên phong trong ngành tem nhãn Với một vài vật liệu đơn giản, chủ yếu là các bộ phận máy được sử dụng và một thanh kiếm đã được Stan Stan tạo ra và được cấp bằng sáng chế cho máy dán nhãn tự cắt đầu tiên Ông là một hiên tài đã mang lại mười tám bằng sáng chế
và thành lập Avery Adhesives là công ty đã thay đổi thương hiệu
và doanh nghiệp cung cấp thông tin Vào năm 1990, Avery International sáp nhập với Dennison sản xuất để trở thành công ty Avery Dennison (AD) chuyên sản xuất về tem nhãn, và giải pháp ngành in
Ngày nay, AD sản xuất và phân phối nhãn, cũng như vật liệu đóng gói tại hơn 50 quốc gia và sử dụng hơn 30.000 người Tính linh hoạt và khả năng đáp ứng mang tính toàn cầu của AD, cho phép công ty phục vụ khách hàng của mình tại các điểm quan trọng trong chuỗi cung ứng Chỉ trong hơn 80 năm, AD đã phát triển từ một ý tưởng trở thành một tập đoàn toàn cầu tiếp tục thiết lập các tiêu chuẩn mới về chất lượng và đổi mới trong khoa học vật liệu
Trang 31Avery Dennison RBIS Việt Nam là một thành viên của tập đoàn hàng, chuyên sản xuất và cung cấp các loại nhãn mác (nhãn giấy
in, nhãn vải in, nhãn dệt, nhãn chuyển nhiệt) cho các khách hàng nổi tiếng trong các ngành bán lẻ, thời trang, may mặc, giày da Hiện nay, Avery Dennison Việt Nam có nhà máy sản xuất và văn phòng tại KCN Long Hậu, Cần Giuộc, Long An
2.1.2 Vai trò chiến lược của Công ty Avery Dennison Việt Nam
trong hệ thống toàn cầu của công ty mẹ
Tập đoàn Avery Dennison RBIS chính thức đầu tư tại Việt Nam vào năm 2003, xây dựng nhà máy tại Bình Dường cung cấp các giải pháp đột phá về nhãn mác, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các thương hiệu nổi tiếng đang hoạt động tại thị trường Việt Nam như: Adidas, Nike, Puma…
Và vào tháng 7 năm 2015, nhằm mở rộng sản xuất, áp dụng các
kỹ thuật sản xuất mới vào bao bì, nhãn hiệu, phụ liệu trang trí trên mọi chất liệu mang tiêu chuẩn thế giới của tập đoàn Avery Dennison, cũng như hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, Avvery Dennison đã đầu tư hơn 40 triệu USD để xây dựng nhà máy mới tại Khu Công Nghiệp Cần Giuộc Long An Nhà máy mới được xem là một bước tiến quan trọng của Avery Dennison RBIS có diện tích 28,000 mét vuông, tạo công ăn việc làm cho hơn 2000 lao động Nhà máy trang bị công nghệ sản xuất tiên tiến và độc quyền của Avery Dennison RBIS như công nghệ dệt mũ giày, nhãn công nghệ RFID cho phép nhận đạng đặc điểm riêng biệt của sản phẩm Đây là nhà máy đầu tiên tại châu Á và nhà máy thứ 2 trên thế giới (sau Ý) được Avery Dennison RBIS trang bị công nghệ này Ngoài ra, nhà máy cũng đưa vào hoạt động công nghệ in chuyển nhiệt giúp nâng cao độ co giãn và đàn hồi trên sản phẩm Cùng với đó, nhà máy này cũng cung cấp nhãn mác
Trang 32cho các doanh nghiệp sản xuất nội địa nhằm giảm tỉ lệ nhập khẩu Công ty thiết lập mảng kinh doanh giải pháp thương hiệu và thông tin bán lẻ (RBIS) qua việc mua lại hai tập đoàn Paxar và DM Labels Avery Dennison sản xuất nhãn mác, và bao bì mà các công
ty trên thế giới sử dụng để thu hút khách hàng và quản lý hiệu quả hàng tồn kho của họ Sản phẩm của AD hầu như ở mọi nơi, cung cấp một chủ đề quan trọng trong kết cấu thương mại toàn cầu
i Sản phẩm cụ thể của AD Việt Nam:
Nhãn vải (PFL – Printed Fabric Lable) Nhãn dệt (Woven)
Nhãn in chuyển nhiệt (HTL – Heat Transfer Label) Handtag (thẻ bài)
RFID (nhãn giấy chứa mã vạch) Bao bì mềm
Hộp giấy (có sóng, không sóng in công nghệ offset, flexo)
AD duy trì tinh thần tò mò của Stan Stan thông qua nghiên cứu, phát minh và phát triển các sản phẩm và quy trình khoa học vật liệu mới Chuyên môn của AD trong sản xuất tốc độ cao, hiển thị
và quản lý thông tin, hậu cần, thương hiệu, đồ họa và bao bì cho phép chúng tôi tác động đến một loạt các thị trường từ hàng hóa
và hàng may mặc đóng gói đến vận chuyển, kiến trúc và chăm sóc sức khỏe
ii Vị trí của công ty trong ngành
Trong suốt hơn 79 năm qua, Avery Dennison là thành viên của tập đoàn hàng đầu thế giới của nước Mỹ, và dẫn đầu về công nghệ, cũng như vật liệu nhạy áp lực, là một giải pháp thương hiệu, thông tin bán lẻ, cũng như sản phẩm về nhận diện và tổ chức cho khách hàng và người tiêu dùng
Trang 33Avery Dennison chuyên sản xuất và cung cấp các loại nhãn mác như nhãn giấy in, nhãn vải in, nhãn dệt, nhãn chuyên nghiệp, nhãn
in chuyển nhiệt cho các khách hàng nổi tiếng trong các ngành may mặc, giày da, bán lẻ
iii Giới thiệu về sản phẩm
Nhãn vải (PFL – Printed Fabric Lable)
Đây là loại nhãn vải thường dùng để đính sau gáy áo thun,
áo sơ mi, hoặc in các thông tin hướng dẫn giặc ủi (care lable), hoặc trên lưng của quần jean nhằm thể hiện độ lớn nhỏ (size) của quần áo
Loại nhãn này khá dễ in có thể in nhiều màu, hoặc in nhiều nội dung để hướng dẫn người sử dụng
Vì đây là loại tem được may dính vào sản phẩm quần áo nên
nó sẽ tiếp xúc trực tiếp với da người sử dụng cuối cùng, nên loại tem nhãn này có yêu cầu đảm bảo tuân thủ các loại hóa chất cho phép (gọi tắt là RSL1) rất nghiêm ngặt, và càng nghiêm ngặt hơn là đối với những chủ nhãn hiệu (RBO2)i có sản phẩm quần áo bán ra thị trường Mỹ, Canada, Nhật… cho trẻ em Vì da của trẻ em rất nhạy cảm, và tem nhãn thì được
in lớp mực, hóa chất nên rất dễ gây kích ứng da đối với trẻ Việc tuân thuân RSL là đòi hỏi đầu tiên và tiên quyết bắt
1 RSL viết tắt của chữ Restricted Substances List, đây chính là danh sách tuân thủ sử dụng hóa chất được tổng kết bởi tập đoàn từ các yêu cầu tuân thủ hóa chất của các RBO.
2 RBO = Retail Branded Owner: chủ của các thương hiệu, trong ngành tem nhãn các công ty sản xuất tem nhãn lớn như Avery Dennison thường được chỉ định bởi các chủ thương hiệu, nhằm mục đích đảm bảo yêu cầu chức lượng, cũng như tuân thủ các chuẩn mực về hóa chất, tiêu chuẩn an toàn sức khỏe Tuy nhiên các RBO không đặt hàng trực tiếp từ các công ty tem nhãn được chỉ định, và do các công ty sản xuất may mặc, giầy dép đặt hàng trực tiếp theo đơn hàng yêu cầu từ RBO
Trang 34buộc AD cũng như các nhà thầu tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa
Hình 2.1 Hình ảnh tem nhãn của công ty Avery Dennison
Nhãn dệt (Woven)
Là loại tem nhãn được tạo ra bởi các sợi chỉ theo công nghệ đan xen lại với nhau Những sợi chỉ với nhiều màu sắc đa dạng, tạo nên những chiếc nhãn dệt ấn tượng và bắt mắt, thể hiện được nội dung của nhãn hàng muốn truyền tải, hoặc những hình ảnh sinh động, có tính thẩm mỹ và nâng cao giá trị của sản phẩm quần áo
Nhãn dệt khác với nhãn vải là nhãn dệt không in mực trực tiếp trên bề mặt vải nhưng các loại sợi dùng để dệt ra nhãn phải qua quá trình nhuộm Các thuốc nhuộm hầu hết là các hóa chất độc hại, để đảm bảo tuân thủ theo các tiêu chuẩn của RBO quy định thì các nhà thầu phải mua nguồn nguyên liệu đáp ứng RSL yêu cầu, và bắt buộc phải có chứng chỉ Oekotex3, trải qua quá trình kiểm tra (test) nguyên vật liệu cũng như hàng thành phẩm nhằm chứng minh sản phẩm không chứa chất độc hại tổng thể
3 Chứng chỉ Oekotex được cấp theo tiêu chuẩn OeKO-Tex® 100 là hệ thống kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ đồng nhất trên khắp thế giới cho các nguyên liệu thô, bán thành phẩm và sản phẩm trong ngành dệt may, bao gồm tất cả các cấp độ trong sản xuất với mục đích bảo đảm không chứa chất độc hại một cách tổng thể Kiểm nghiệm chất độc hại bao gồm các chất bị cấm theo luật pháp, các chất bị hạn chế, các loại hóa chất có ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các thông số chuyên dùng để bảo đảm sức khỏe con người Mọi kiểm nghiệm được thực hiện bởi các viện nghiên cứu, viện kiểm nghiệm độc lập, được lưa chọn có đủ kiến thức chuyên môn
Trang 35Nhãn in chuyển nhiệt (HTL – Heat Transfer Label)
Cũng giống như nhãn vải thì HTL cũng được liệt vào danh sách tem nhãn cố định đính kèm trên quần áo, và phải tuân thủ nghiêm ngặt
Đối với nhãn chuyển nhiệt thì phần nhãn được ép dính trên vải
sẽ tiếp xúc trực tiếp với da thịt của người tiêu dùng đến lúc không sử dụng nữa Vì vậy nhãn HTL cũng như Woven và PFL phải thực hiện các bài kiểm tra định kỳ sản phẩm để đảm bảo tuân thủ
Handtag (thẻ bài hay còn gọi là thẻ treo)
Thẻ bài là một trong những công cụ góp phần quảng cáo thương hiệu tăng doanh thu cho sản phẩm Về cơ bản, một thẻ bài là một mảnh nhỏ của vật liệu nhẹ như giấy, vải hoặc nhựa gắn liền với sản phẩm được bán ra Thẻ bài được thiết kế với mục đích giới thiệu thêm thông tin của thương hiệu một cách sang trọng hơn, để tạo ra một ấn tượng tốt đẹp đối với khách hàng Thông thường, thẻ bài được gắn vào quần áo và các sản phẩm thời trang, ngoài nó ra còn được sử dụng trong các mặt hàng khác
Chất liệu sản xuất thẻ bài phù hợp khi treo lên từng loại hàng hóa để đảm bảo thẻ bài có độ bền tốt nhất Các chất liệu làm thẻ bài cũng phụ thuộc vào yêu cầu về màu sắc hình ảnh thể hiện được thiết kế độc đáo thu hút sự chú ý của khách hàng
Nhãn RFID (Radio Frequency Identification - nhãn giấy chứa mã vạch)
Đối với nhãn RFID là loại nhãn giấy chứa tích hợp điện tử RFID bằng cách gắn chip vào bên trong nhãn giấy, mục địch
sử dụng để truy xuất hàng hóa (vị trí, giá cả, nguyên vật liệu…)
Trang 36Bao bì
Bao gồm bao bì nhựa, bao bì nilon với các loại chất liệu như
PE, PP, HDPE màng ghép phức hợp, bao bì đóng gói, bao bì gia dụng, tiêu dùng như: túi dán băng keo, túi có in và không
in, túi shoppong, túi siêu thị, túi cafe, túi zipper, ziplock, túi hút chân không, túi nhựa PVC, túi có nút dùng để đóng gói các sản phẩm trong ngành may mặc
Hộp giấy
Có 2 dạng hộp giấy bao gồm hộp không sóng và hộp có sóng Hộp không sóng: in bằng công nghệ offset4 hoặc flexo5 trên giấy, hoặc bồi nhiều lớp lại với nhau để tạo thành hộp cứng cáp Hộp có sóng hay còn gọi là thùng carton, hộp đựng giầy, hoặc các sản phẩm may mặc
2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của Avery Dennison trong giai
đoạn 2015 – 2018
Qua báo cáo kinh doanh của tập đoàn từ doanh thu thuần vào năm
2015 là 5,966.90 triệu đô đến năm 2018 đã tăng 17% lên đến 7,159.00 triệu đô Tổng lợi nhuận trên vốn đầu tư tính đến năm
2018 là -20.20%, trong khi đó trong 5 năm kinh doanh, thì lợi nhuận trên vốn hàng năm là 14.09%, lợi nhuận ròng tính đến năm
2018 đạt 467.40 triệu đô, những con số tài chính ấn tượng đã đưa Avery Dennison đứng thứ 427 trong bảng xếp hạng danh sách 500 công ty đứng đầu trên toàn thế giới tính theo doanh số (tham khảo
4In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm
offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc
làm nước bị dính lên giấy theo mực in
5In flexo còn gọi là flexography là kỹ thuật in mà các phần tử được in sẽ nổi hơn các phần tử không in (có thể là
hình ảnh và chữ viết) Các hình ảnh đưa lên khuôn phải ngược chiều với trục anilox làm nhiệm vụ cấp mực sau quá trình ép in và truyền mực trực tiếp lên vật liệu in
Trang 37số liệu cụ thể PHỤ LỤC 6 - Kết quả sản xuất kinh doanh của tập
đoàn Avery Dennison trong giai đoạn 2015 – 2018)
Tại Việt Nam doanh thu trung bình một tháng của Avery Dennison Việt Nam khoảng 16 triệu đô, tính đến quý 3 năm nay công ty tăng trưởng đến 28%, là một năm màu mỡ tại thị trường Việt Nam Vì lý do bảo mật của công ty nên không thể chia sẻ bảng kết quả kinh doanh chi tiết từ năm 2015 đến nay, số liệu thống kê từ phòng tài chính chỉ là bảng tóm tắt kinh doanh nhưng vẫn cho thấy ngành in tem nhãn có lợi nhuận cao, và việc kinh doanh của công ty mở rộng, tăng trưởng không ngừng qua nhiều năm (tham khảo bảng 2.1)
Bảng 2.1 Bảng thống kê tóm tắt kết quả kinh doanh 2015-2018 của
công ty Avery Dennison Việt Nam
Đơn vị: 1000 usd 2015 2016 2017 2018
Doanh thu thuần (Net
Sales)
166,479.67
174,470.69
179,705
194,081
Báo cáo thay đổi tỷ lệ
doanh số (Reported Sales
Lãi trên biến phí (CM) 56.40% 62.50% 65.30% 55.30%
Nguồn: Phòng Tài Chính Công ty AD
2.2 Phân tích thực trạng hoạt động outsourcing của Công ty Avery
Dennison Việt Nam
2.2.1 Quy trình thuê ngoài (Quy trình Outsourcing)
Theo phân chia cơ cấu của Avery Dennison thì phòng thu mua (Procurement) chia làm 2 nhóm:
i Nhóm tìm nhà cung cấp (NCC) các sản phẩm tem nhãn, bao bì (outsourcing team)
Trang 38ii Nhóm tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ còn lại của công ty (souricing team)
Trong đó nhóm sourcing chuyên tìm nguồn cung cấp các vật tư chính, vật tư phụ, máy móc, dịch vụ của tất cả các nhu cầu của công ty, cũng như tập đoàn, bên cạnh đó nhóm outsourcing quản
lý nhà cung cấp tem nhãn (là những sản phẩm công ty có thể sản xuất được, hoặc không sản xuất được), bao bì bao gồm có thùng carton, bao nylon các loại… phục vụ cho ngành may mặc và giầy Hai mãng này đều có quy định khác biệt, tùy thuộc vào yêu cầu tiêu chuẩn của RBO, hoặc quy định của tập đoàn Trong khi đó outsourcing lại có quy trình khá phức tạp, vì AD là công ty cung cấp tem nhãn theo tiêu chuẩn nghiêm nghặt từ các chủ nhãn hàng (RBO) Các đơn hàng hằng ngày AD nhận được từ các khách hàng đặt xuống không phải trực tiếp từ RBO, mà là từ các công ty may mặc được chỉ định bởi RBO Vì vậy, outsourcing phải đảm bảo các nhà thầu tham gia vào chuỗi cung ứng cũng phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn như AD Để quản lý một subcontractor có hiệu quả cần phải có quy trình cụ thể ảnh hưởng đến các phòng ban liên quan tạo thành một chuỗi cung ứng đảm bảo chất lượng, số lượng, cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp
Để sản xuất ra một con tem nhãn dù là loại nhãn nào thì cũng cần phải chạy mẫu, duyệt mẫu, kiểm tra nguồn nguyên liệu có tuân thủ danh sách sử dụng hóa chất (Restricted Substances List, viết tắt là RSL)
Sau khi duyệt mẫu thì thương lượng giá cả để đảm bảo lợi nhuận nằm trong khung cho phép của Công Ty đã duyệt
Trang 39Một con nhãn phải đảm bảo có mẫu phê duyệt, giá phê duyệt và đáp ứng yêu cầu kiểm tra hóa chất của RBO thì mới được xếp vào danh sách sẵn sàng mang hàng đi outsourcing nếu có nhận đơn hàng từ khách hàng
Để rõ hơn xem Phụ lục 1 – Quy trình phát triển mẫu Outsourcing của công ty Avery Dennison Việt Nam
2.2.2 Phân loại outsourcing
Avery Dennison là công ty về sản xuất tem nhãn phục vụ cho ngành may mặc và giầy Việt Nam, ngoài tem nhãn AD còn kinh doanh các sản phẩm bao bì giấy, hộp giấy, cũng như túi nylon … Mặc dù kinh doanh nhiều mặt hàng nhưng không phải đối với dòng sản phẩm nào công ty cũng có đầu tư dây truyền, máy móc, thiết bị để sản xuất, hoặc có đầu tư dây truyền sản xuất nhưng vẫn đem gia công bên ngoài Nguyên nhân là do đặc thù ngành hàng kinh doanh, đơn hàng với số lượng lớn sẽ được đặt theo mùa, thay
gì rãi đều hằng ngày hoặc hằng tuần Vấn đề nghẽn cổ chai (bottle neck) tại mùa cao điểm, hoặc năng suất sản xuất trong nhà không đáp ứng đủ đơn hàng, hoặc kỹ thuật của AD không đảm bảo số lợi nhuận do tỷ lệ hao hụt quá cao… nên outsourcing vẫn được chọn là một phương án giải quyết vấn đề năng suất quá tải ở mùa cao điểm
Vì vậy, công ty đã phân loại hình thức outsourcing dựa trên điều kiện sau:
Thuê ngoài sản xuất hàng thành phẩm (Finished Goods, viết tắt là FG): các nhà thầu phải khai báo các vật tư cấu sử
dụng để sản xuất ra thành phẩm, nhằm mục đích kiểm tra các hóa chất có tuân thủ theo tiêu chuẩn an toàn sử dụng hóa chất RSL (viết tắt của cụm Restricted Substances List - danh sách
Trang 40tuân thủ sử dụng hóa chất, phiên bản thứ 7 của tập đoàn Nếu đảm bảo an toàn hóa chất, nhà thầu có thể sử dụng để sản xuất,
và khi có nhu cầu thay đổi hóa chất phải thông báo với AD
Thuê ngoài sản xuất hàng gia công (Process): AD sẽ sản
xuất một phần công đoạn, rồi tiếp tục thuê bên ngoài làm những công đoạn còn lại, hoặc ngược lại sẽ thuê ngoài sản xuất trước một vài công đoạn, và những công đoạn còn lại sẽ sản xuất trong nhà Ngoài ra hình thức gia công còn áp dụng cho trường hợp AD cấp một trong số những nguyên liệu làm ra sản phẩm, nhằm mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm, hoặc tuân thủ RSL, hoặc nhà thầu không có năng lực mua vật tư từ nhà cung cấp đảm bảo tuân thủ RSL
Việc phân loại outsourcing nhằm mục đích tính giá thành outsource, và kiểm tra bộ tiêu chuẩn của AD dựa trên yêu cầu của mỗi RBO quy định Vì không phải khách hàng nào cũng đồng ý outsource
Như phân tích ở trên, tùy theo từng dòng sản phẩm cụ thể của công ty, và năng lực sản xuất trong nhà, cũng như năng lực sản xuất của nhà thầu mà AD chọn hình thức Outsourcing nào thích hợp cho các sản phẩm của mình
Nguyên nhân chọn mô hình Outsourcing