Tuy nhiên, các hãng mỹ phẩm Hàn Quốc đang đứng trước nguy cơ cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ phương Tây và Nhật Bản tại Việt Nam, khi nhiều hãng mỹ phẩm nước ngoài đã học hỏi công ng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm tại Công ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của Cô GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chính xác và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào trước đây, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn
Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn, nguồn tài liệu, số liệu sử dụng
và nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn
TP.HCM, ngày 14 tháng 06 năm 2019
Nguyễn Thị Trúc Đào
Trang 4MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU …1
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Đối tượng khảo sát 3
3.3 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu 4
6 Kết cấu luận văn 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 6
1.1 Cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng 6
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng 6
1.1.2 Mục tiêu chuỗi cung ứng 8
1.1.3 Mô hình chuỗi cung ứng hiệu quả (Mô hình SCOR) 8
1.1.4 Phân loại chuỗi cung ứng 18
1.1.5 Lợi ích của chuỗi cung ứng trong giai đoạn hiện nay 24
1.2 Xu hướng và cơ hội phát triển ngành mỹ phẩm ở Việt Nam 25
1.2.1 Xu hướng phát triển mỹ phẩm hiện nay ở Việt Nam 25
Trang 51.2.2 Cơ hội đối với doanh nghiệp mỹ phẩm Hàn Quốc tại Việt Nam 26
1.3 Bài học kinh nghiệm về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của các công ty 27
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG MỸ PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỸ PHẨM LG VINA 29
2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA 29
2.1.1 Thông tin khái quát 29
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 30
2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và triết lý kinh doanh chính đạo 31
2.1.4 Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Công ty 32
2.1.5 Cơ cấu tổ chức của Công ty 33
2.1.6 Cơ sở vật chất kỹ thuật 36
2.1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016 – 2018 36
2.2 Phân tích thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm tại Công ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA 40
2.2.1 Sơ đồ tổng quan hoạt động quản trị chuỗi cung ứng phấn nền tại Công ty LG VINA 40
2.2.2 Thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm tại Công ty LG VINA 41
2.3 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm tại Công ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA 64
2.3.1 Kết quả đạt được 64
2.3.2 Tồn tại hạn chế 66
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 71
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG MỸ PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỸ PHẨM LG VINA 72
3.1 Cơ sở và mục tiêu hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm tại Công ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA 72
Trang 63.1.1 Căn cứ để hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm tại Công ty LG VINA 72 3.1.2 Mục tiêu phát triển của Công ty LG VINA 73
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm tại Công ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA 74
3.2.1 Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đầu vào cho phấn nền Essance 74 3.2.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động sản xuất phấn nền Essance 78 3.2.3 Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đầu ra cho phấn nền Essance 85 3.2.4 Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo, đãi ngộ nguồn nhân lực và tối
ưu hóa tổ chức trong nội bộ công ty 91
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên đầy đủ (Tiếng Anh) Tên đầy đủ (Tiếng Việt)
CRM Customer Relationship
Management Quản lý quan hệ khách hàng
ERP Enterprise Resource
Planning
Phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (E: Enterprise (Doanh nghiệp); R: Resource (Tài nguyên); P: Planning (Hoạch định))
SCM Supply Chain Management Quản trị chuỗi cung ứng
SCOR Supply-Chain Operations
Reference Mô hình chuỗi cung ứng hiệu quả WMS Warehouse Management
System Hệ thống quản trị kho hàng
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Công nghệ sản xuất của doanh nghiệp 36
Bảng 2.2: Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh mảng CM của Công ty (2016 – 2018) 37
Bảng 2.3: Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh mảng HG của Công ty (2016 – 2018) 38
Bảng 2.4: Nguyên vật liệu Raw và Sub cho phấn nền Essance với 3 loại sắc da 42
Bảng 2.5: Quy trình dự báo & lên kế hoạch đặt nguyên vật liệu cho phấn nền Essance 43
Bảng 2.6: Ba nhóm nguyên vật liệu Raw cho sản xuất phấn nền Essance 49
Bảng 2.7: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu của phấn nền Essance 50
Bảng 2.8: Danh sách các nhà phân phối phấn nền Essance của LG VINA 57
Bảng 3.1: Danh sách các nhà cung cấp tại Việt Nam 76
Bảng 3.2: Mức thưởng đối với cán bộ quản lý 83
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp chi phí dự tính cho biện pháp đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ sản xuất 93
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình 9
Hình 1.2: Mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh 21
Hình 1.3: Minh họa sự trao đổi các nguồn tài nguyên 24
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty LG VINA 33
Hình 2.2: Cơ cấu hàng hóa mỹ phẩm và hàng gia dụng năm 2018 39
Hình 2.3: Sơ đồ thể hiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng phấn nền Essance tại Công ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA 40
Hình 2.4: Sơ đồ thể hiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đầu vào cho phấn nền Essance 45
Hình 2.5: Quy trình sản xuất phấn nền Essance của Công ty LG VINA 52
Hình 2.6: Sơ đồ thể hiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đầu ra cho phấn nền Essance 56
Hình 2.7: Quy trình phân phối hàng hóa từ kho thành phẩm đến các kênh phân phối của Công ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA 61
Hình 2.8: Biểu đồ xương cá xác định nguyên nhân chi phí sản xuất tăng 69
Hình 3.1: Quy trình mượn hàng nội bộ giữa các nhà phân phối TP.HCM và các tỉnh thành khác 86
Trang 10TÓM TẮT LUẬN VĂN
1 TIÊU ĐỀ:
Tên đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng
mỹ phẩm tại Công ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trúc Đào
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân
Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh
3 TỪ KHÓA: Chuỗi cung ứng mỹ phẩm
Trang 11ABSTRACT
1 TITLE:
Thesis title: “Some solutions to improve cosmetics supply chain management
in LG VINA Cosmetics Co., LTD”
Name of MIB Student: Nguyen Thi Truc Dao
Name of Scientific Supervisor: Prof.PhD Doan Thi Hong Van
Educational Institution: University of Economics Ho Chi Minh City
2 ABSTRACT:
LG VINA Cosmetics Co., Ltd is one of the leading Korean cosmetics companies in Vietnam However, by the end of 2018, although the company has changed its business models from New Management System channel to Agent channel with the purpose of reducing costs, adapting to the current market, and limiting competition from other companies, profits are still reducing due to several factors One of the main reasons is that there is a lack of a smooth co-operation between departments in the cosmetics supply chain and there exists many types of waste, especially in production As a result, the researcher chose “Some solutions to improve cosmetics supply chain management in LG VINA Cosmetics Co., LTD” as the title of the graduation project Regarding the objectives, this thesis seeks to systematize a theoretical basis about the activities of supply chain management, since then point out a real situation of cosmetics supply chain management in LG VINA Company through applying the qualitative methods including: statistics, comparison, analysis – synthesis, data collection, as well as in-depth interviews with experts at LG VINA, and eventually propose solutions to improve cosmetics supply chain In conclusion, the solutions, and recommendations of this thesis will
be the key factors affecting the process of building cosmetics supply chain at LG VINA Cosmetics Company, creating a stepping stone for the development and profits of the company More importantly, the research results will become a reliable information source for supporting cosmetics businesses that are on their
Trang 12way to seek for solutions in order to build a sustainable cosmetics supply chain and enhance competitiveness for their companies
3 KEYWORDS:
Cosmetics – Supply Chain, Supply Chain of Cosmetics Industry
Trang 131
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam ngày càng thu hút đầu tư từ nhiều doanh nghiệp nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam và mở cửa hàng kinh doanh “Thị trường
mỹ phẩm của Việt Nam trị giá khoảng 2,3 tỷ USD Hiện tại, các thương hiệu nước ngoài chiếm 90% thị phần mỹ phẩm của Việt Nam, với Hàn Quốc đứng đầu là nhà cung cấp mỹ phẩm hàng đầu trong khu vực châu Á” (Thái Trang, 2019) Thật vậy,
sự lan tỏa mạnh mẽ và sâu rộng của “làn sóng Hàn Quốc” đến người dân Việt Nam bắt đầu từ những bộ phim truyền hình ăn khách, và tiếp tục lan tỏa đến các lĩnh vực khác như âm nhạc, thời trang, ẩm thực,…đã kéo theo hàng loạt các hoạt động kinh doanh thành công của các ngành công nghiệp khác như mỹ phẩm, điện thoại, điện
tử, vải, thức ăn nhanh, đặc biệt là khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc năm 2015 đã cắt giảm thuế quan giữa hai nước
“Theo số liệu do Hiệp hội Hóa Mỹ phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp, Hàn Quốc chiếm tỷ lệ lớn nhất trong doanh số bán mỹ phẩm ngoại tại Việt Nam với 30% thị phần EU đứng ở vị trí thứ hai với 23%, tiếp theo là Nhật Bản (17%), Thái Lan (13%) và Mỹ (10%), các quốc gia còn lại đóng góp 7%” (Thái Trang, 2019) Nhờ ưu thế về chất lượng tốt và giá cả phù hợp với túi tiền, nên các khách hàng trẻ đặc biệt yêu thích các thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc, nhất là các sản phẩm trang điểm phổ biến như phấn nền, son môi, kem lót, má hồng Tuy nhiên, các hãng mỹ phẩm Hàn Quốc đang đứng trước nguy cơ cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ phương Tây và Nhật Bản tại Việt Nam, khi nhiều hãng mỹ phẩm nước ngoài đã học hỏi công nghệ sản xuất các sản phẩm làm đẹp và muốn bành trướng thị phần tại Việt Nam và châu Á, điển hình như L'Oréal, Clinique, Olay, DHC, SK II, Muji,… Công ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA là một công ty Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực mỹ phẩm và hàng gia dụng, thuộc Tập đoàn LG Household & Healthcare ở Hàn Quốc, được thành lập tại Việt Nam từ năm 1997, đến nay Sau hơn 20 năm tăng trưởng và phát triển đã trở thành một trong những công ty mỹ phẩm hàng đầu tại Việt Nam Sản phẩm của Công ty hiện đã có mặt khắp cả nước
Trang 142
và xuất khẩu sang các nước khác Tuy nhiên, đến cuối năm 2018, mặc dù thay đổi
mô hình kinh doanh từ Kênh bán hàng trực tiếp (New Management System – NMS) sang Kênh đại chúng bán thông qua các nhà phân phối để giảm chi phí, thích ứng với thị trường, và nhằm hạn chế sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty đa quốc gia khác đang hoạt động về lĩnh vực mỹ phẩm tại Việt Nam, nhưng lợi nhuận vẫn giảm
vì nhiều yếu tố Một trong những nguyên nhân chính đó là chưa có sự kết hợp nhịp nhàng và kiểm soát chặt chẽ của các mắt xích trong chuỗi cung ứng mỹ phẩm Đồng thời, chuỗi cung ứng đang tồn tại nhiều lãng phí trong sản xuất và chính các lãng phí này đã góp phần không nhỏ làm cho chi phí sản xuất tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của Công ty
Với lý do trên, đồng thời là một thành viên đã công tác trong bộ phận quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm của công ty, tôi nhận thấy sự lãng phí vẫn âm thầm diễn
ra trong chuỗi cung ứng mỹ phẩm mà chưa có một phân tích, nghiên cứu chính thức hay giải pháp cho vấn đề này Vì vậy, với mong muốn tìm ra những bất cập chưa phù hợp trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty, từ đó muốn đề xuất các giải pháp, chiến lược hợp lý và có tính khả thi cao giúp Công ty nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm, tác giả đã quyết định chọn đề tài
“Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm tại Công ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm tại Công ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA, tác giả đưa ra 3 mục tiêu nghiên cứu của đề tài này, bao gồm:
- Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và hoạt động quản
trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
- Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công
ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA nhằm đánh giá kết quả đạt được, từ đó tìm ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân của các khâu trong chuỗi cung ứng mỹ phẩm
Trang 153
- Thứ ba, đề xuất ra một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi
cung ứng mỹ phẩm tại Công ty LG VINA để tăng giá trị toàn chuỗi cung ứng, trong
đó tác giả sẽ hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng sản xuất theo mô hình chuỗi cung ứng tinh gọn
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm tại Công ty LG VINA nằm trong 4 mảng chính: quản trị hoạch định nhu cầu, quản trị đầu vào, quản trị sản xuất và quản trị đầu ra
3.2 Đối tƣợng khảo sát
Để đánh giá khách quan về thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm tại công ty, tác giả đã tiến hành khảo sát với các chuyên gia, trưởng bộ phận của các phòng ban, nhân viên, cán bộ đang làm việc trong các bộ phận thuộc chuỗi cung ứng của công ty như bộ phận bán hàng, SCM, kế hoạch, kế toán, nhà máy, sản xuất,… đại diện các nhà phân phối, cửa hàng tiện lợi và khách hàng
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Hiện tại, Công ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA sản xuất 3 dòng mỹ phẩm tại Việt Nam, cụ thể là Essance, E’Zup, Lacvert Trong đó nhãn hiệu Essance được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất trong 3 dòng sản phẩm, và phấn nền trang điểm của Essance được cho là sản phẩm chủ lực, tiêu thụ nhiều nhất trong danh mục sản phẩm sản xuất nội địa Chính vì thế, luận văn sẽ được giới hạn đi sâu nghiên cứu các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng phấn nền siêu mịn lâu trôi của
thương hiệu Essance: ESSANCE VEIL FIT TWO WAY CAKE tại Công ty, và
tập trung hoàn thiện chuỗi cung ứng ở góc độ dòng chảy hàng hóa
- Về thời gian: Nghiên cứu tiến hành khảo sát các chuyên gia tại các phòng ban và các nhà phân phối đang hoạt động trong chuỗi cung ứng mỹ phẩm LG VINA trong khoảng thời gian từ tháng 03 đến tháng 04 năm 2019 Các số liệu thứ cấp, số liệu điều tra và phân tích tài chính được lấy từ năm 2016 đến năm 2018
Trang 164
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng là phương pháp nghiên cứu
định tính Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách phỏng vấn, khảo sát
chuyên sâu các anh chị chuyên gia đang hoạt động trong chuỗi cung ứng mỹ phẩm
LG VINA theo từng nhóm để xây dựng thang đo lường các khâu ảnh hưởng đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm, sau đó phân tích – tổng hợp, thống kê
mô tả dữ liệu sơ cấp dựa trên dữ liệu đã khảo sát để tìm ra những điểm chung giữa các kết quả phỏng vấn và đưa ra đánh giá, cuối cùng tiến hành khảo sát ý kiến chuyên gia lại lần nữa về các đề xuất giải pháp của tác giả đề ra
Cụ thể: Bản khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2019, đối tượng tham gia khảo sát là các trưởng phòng, nhân viên đang làm việc tại Công ty và nhà máy LG VINA cũng như một số khách hàng trong kênh phân phối
Lần 1: Tác giả tiến hành khảo sát trực tiếp chuyên gia theo từng nhóm, gồm 72 chuyên gia tại Công ty và nhà máy LG VINA, để đánh giá hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm tại Công ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA Sau khi thực hiện khảo sát, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu thu thập và kết quả thu được 83 bản khảo sát đạt yêu cầu (45 bản khảo sát tại văn phòng Công ty LG VINA và 20 bản khảo sát tại nhà máy LG VINA) Sau đó kết quả khảo sát được tác giả tính quy ra điểm trung bình từ số chuyên gia lựa chọn theo các mức điểm khác nhau và phân ra thành 2 luồng kết quả: điểm trung bình từ 2.5 trở lên thì tác giả đưa vào mục Kết quả đạt được, điểm trung bình từ 2.5 trở xuống thì tác giả đưa vào mục Tồn tại hạn chế Lần 2: Tác giả tiến hành khảo sát lần 2, gồm 10 chuyên gia đang công tác tại văn phòng và nhà máy LG VINA, về các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm tại LG VINA mà tác giả đề xuất
Công cụ xử lý và phân tích dữ liệu là phần mềm bảng tính Microsoft Excel
2013
5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phân tích làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu còn tồn đọng cần phải khắc phục trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm tại
Trang 176 Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và hoạt động quản trị chuỗi cung ứng
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm tại Công
ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng mỹ phẩm tại Công ty TNHH Mỹ Phẩm LG VINA
Trang 186
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 1.1 Cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
1.1.1.1 Chuỗi cung ứng
Hiện nay, có nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau như: cách tiếp cận dựa trên các thành phần cơ bản trong cấu trúc của chuỗi cung ứng, các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng hay các dòng chảy trong chuỗi cung ứng Trong nghiên cứu của luận văn, tác giả trích lược một số định nghĩa chuỗi cung ứng nhằm củng cố cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu của mình, bao gồm:
Theo Ganeshan và cộng sự (1995) cho rằng “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng đến khách hàng”
Theo Lambert và cộng sự (1998) cho rằng “Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường”
Theo Chopra và Meindl (2001, trang 3) trong “Supply Chain Management: Strategy, Planning and Operation” lập luận rằng: “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng Hay chuỗi cung ứng được hiểu một cách đơn giản là sự kết nối các nhà cung cấp, khách hàng, nhà sản xuất và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến quá trình kinh doanh”
Như vậy, theo các định nghĩa đã trích dẫn, theo tác giả thì chuỗi cung ứng là
sự liên kết giữa các công ty thông qua 4 hoạt động cơ bản: từ việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho đến sản xuất tạo thành phẩm và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng với mạng
Trang 191.1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng
Dựa theo cách tiếp cận nghiên cứu về chuỗi cung ứng đã đề cập, để các hoạt động trong chuỗi diễn ra một cách nhịp nhàng và hiệu quả, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng rất cần thiết trong bất kỳ công đoạn nào của chuỗi Nghiên cứu này trích lược một số quan điểm của các nhà nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng, gồm: Theo Jeffrey (2004) lập luận rằng “Quản trị chuỗi cung ứng đồng nghĩa với việc quản lý mọi hoạt động của chuỗi cung ứng”
Theo Hugos (2006) cho rằng “Quản trị chuỗi cung ứng là việc phối hợp hoạt động sản xuất, lưu kho, địa điểm và vận tải giữa các thành viên của chuỗi cung ứng nhằm mang đến cho thị trường mà bạn đang phục vụ sự kết hợp tiện ích và hiệu quả nhất”
Theo Christopher (2011, trang 3), “Quản lý chuỗi cung ứng là quản lý các mối quan hệ nhiều chiều giữa các nhà cung cấp và khách hàng nhằm phân phối đến khách hàng giá trị cao hơn với chi phí ít hơn trong toàn bộ chuỗi cung ứng”
Theo Đoàn Thị Hồng Vân và cộng sự (2011) cho rằng, “Quản trị cung ứng là chuỗi hoạt động phức tạp nhằm quản lý mọi hoạt động của chuỗi cung ứng, trong
đó tập trung đặc biệt vào quản trị các mối quan hệ giữa các bộ phận, các thành tố của chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động của tổ chức diễn ra liên tục, nhịp nhàng và hiệu quả Nói cách khác, quản trị cung ứng là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động cung ứng của đơn vị nhằm đạt mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất”
Tóm lại, theo quan điểm của tác giả có thể hiểu khái quát về quản trị chuỗi
cung ứng là tập hợp tất cả những phương thức sử dụng một cách tích hợp, hiệu
Trang 208
quả nhà cung ứng, người sản xuất, kho bãi cũng như các cửa hàng để phân phối sản phẩm, hàng hóa được sản xuất tới đúng địa điểm, kịp thời, đảm bảo yêu cầu chất lượng giúp giảm thiểu tối đa chi phí toàn hệ thống nhưng vẫn đáp ứng được những yêu cầu về mức độ phục vụ Ngoài ra, tập trung quản lý các mối quan hệ
giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng dựa trên 3 dòng chảy luân chuyển trong chuỗi là dòng hàng hóa, dòng thông tin và dòng tài chính
1.1.2 Mục tiêu chuỗi cung ứng
Định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng mở ra một số điểm then chốt:
Thứ nhất, quản trị chuỗi cung ứng phải cân nhắc đến tất cả các thành tố của
chuỗi cung ứng; từ nhà cung ứng và các cơ sở sản xuất thông qua các nhà kho và trung tâm phân phối đến nhà bán lẻ và các cửa hàng; tác động của các thành tố này đến chi phí và vai trò của chúng trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng Thực ra, trong các phân tích chuỗi cung ứng, điều cần thiết là nhà phân tích phải xét đến người cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng bởi vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng
Thứ hai, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là hiệu lực và hiệu quả trên
toàn hệ thống; tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải được tối thiểu hóa Nói cách khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo
ra cho toàn hệ thống Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung cấp dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng
1.1.3 Mô hình chuỗi cung ứng hiệu quả (Mô hình SCOR)
Mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng kết hợp các yếu tố trong qua trình thiết kế quy trình kinh doanh, các thước đo, xây dựng thương hiệu và tổ hợp các ứng dụng thành một cơ cấu duy nhất Trong mô hình SCOR (Supply-Chain
Trang 219
Operations Reference), quản trị chuỗi cung ứng được định nghĩa là các quy trình tích hợp: Hoạch định, đầu vào, sản xuất, đầu ra
Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng điển hình
(Nguồn: Nguyễn Kim Anh (2006))
Hình 1.1 mô tả một Mô hình chuỗi cung ứng điển hình, chúng ta có thể hình dung các doanh nghiệp nằm ở khu vực giữa được xem như doanh nghiệp trung tâm Thực tế, doanh nghiệp trung tâm không chỉ là doanh nghiệp lắp ráp sản phẩm cuối cùng, nó cũng có thể là bất cứ doanh nghiệp nào tham gia trong chuỗi cung ứng, tùy thuộc vào phạm vi tham chiếu và mục tiêu của nhà quản trị khi xem xét mô hình
1.1.3.1 Hoạch định
Quy trình này bao gồm các công đoạn cần thiết liên quan đến việc lên kế hoạch và tổ chức hoạt động cho ba quy trình kia Hoạch định bao gồm: Dự báo lượng cầu, định giá sản phẩm và quản lý lưu kho
Trang 2210
Dự báo lượng cầu và lập kế hoạch
Những quyết định liên quan đến việc quản lý chuỗi cung ứng được dựa trên các dự báo xác định nhu cầu của khách hàng, về sản phẩm ở các khía cạnh sau: Chủng loại, số lượng, thời điểm cần hàng Công đoạn dự báo nhu cầu trở thành nền tảng cho kế hoạch sản xuất nội bộ và hợp tác của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường
Tất cả các dự báo với bốn biến số chính phối hợp với nhau quyết định diễn biến của điều kiện thị trường Những biến số đó là:
- Nguồn cung
- Lượng cầu
- Đặc điểm sản phẩm
- Môi trường cạnh tranh
- Nguồn cung: Số lượng sản phẩm có sẵn
- Lượng cầu: Toàn bộ nhu cầu thị trường sản phẩm
Định tính Dựa trên trực giác hay những ý kiến chủ
quan của cá nhân
Hệ quả Cho rằng nhu cầu có liên quan mật thiết
đến những nhân tố nào đó Chuỗi thời gian Dựa trên mô hình nhu cầu đã có từ
trước
Mô phỏng Kết hợp phương pháp hệ quả và chuỗi
thời gian
Trang 2311
* Lập kế hoạch tổng hợp
Có ba phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng khi lập bản hoạch định tổng hợp:
- Sử dụng công suất sản xuất để đáp ứng nhu cầu: Trong phương pháp
này thì công suất sản xuất được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu Mục tiêu ở đây là
sử dụng 100% công suất toàn thời gian Điều này sẽ đạt được bằng việc tăng thêm hoặc giảm bớt công suất nhà máy thông qua việc thuê thêm hay sa thải công nhân khi cần thiết
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này đạt hiệu quả nhất khi chi phí chuyên chở hàng tồn cao và chi phí thay đổi năng suất nhà xưởng và nhân công thấp
Ưu điểm: Phương pháp này đảm bảo mức độ lưu kho thấp
Nhược điểm: Việc thực hiện khá tốn kém trong trường hợp việc bổ sung hay cắt giảm công suất nhà xưởng muốn nhiều chi phí Phương pháp này làm sa sút tinh thần dẫn đến tâm lý hoang mang trong lực lượng lao động nếu mọi người liên tục được thuê mướn rồi lại bị sa thải tùy theo biến động của nhu cầu
- Tận dụng mức độ biến động của tổng công suất để đáp ứng nhu cầu:
Phương pháp này được sử dụng khi có nhiều công suất nhàn rỗi Nếu các nhà máy hiện nay không hoạt động 24/24 và liên tục 7 ngày một tuần thì ta có thể đáp ứng được nhu cầu thay đổi bằng cách tăng cường hoặc giảm bớt việc khai thác công suất sản xuất Ta có thể duy trì số lượng lao động ở mức ổn định kết hợp với kế hoạch tăng ca theo thời gian biểu làm việc linh động, đáp ứng tỉ lệ sản xuất Kết quả là mức độ lưu kho cùng với tần suất khai thác công suất trung bình đều được giảm xuống thấp
Phương pháp này phù hợp với trường hợp chi phí vận chuyển hàng tồn kho cao và chi phí cho phần công suất thừa tương đối thấp
- Sử dụng hàng tồn và những đơn hàng tồn đọng để đáp ứng nhu cầu:
Việc sử dụng phương pháp này mang lại sự ổn định cho công suất nhà xưởng cũng như lực lượng lao động, đồng thời duy trì mức sản lượng không đổi Sản xuất không được điều chỉnh theo nhu cầu thay vào đó các doanh nghiệp sẽ tích trữ hàng lưu kho
Trang 2412
trong suốt thời kỳ nhu cầu thấp nhằm để dành cho tương lai hoặc duy trì mức tồn kho thấp và giữ lại các đơn hàng tồn đọng của một thời điểm để cung cấp đầy đủ cho giai đoạn kế tiếp
Điều kiện áp dụng: Sử dụng phương pháp này khi công suất thừa tốn quá nhiều chi phí, việc thay đổi công suất cũng như chi phí vận chuyển hàng tồn tương đối thấp
Ưu điểm của phương pháp này là khai thác công suất triệt để hơn và giảm bớt chi phí thay đổi công suất
Nhược điểm: Tạo ra lượng hàng tồn lớn cùng nhiều đơn hàng tồn đọng trong thời gian dài khi nhu cầu biến động
Định giá sản phẩm
Các công ty cùng toàn bộ chuỗi cung ứng có thể tác động đến nhu cầu bằng cách sử dụng công cụ giá cả Dựa vào mức giá được sử dụng, mục tiêu sẽ là hướng đến hoặc tối đa hóa doanh thu hoặc lợi nhuận gộp Nhân viên bán hàng hay tiếp thị điển hình đưa ra những quyết định liên quan đến giá cả nhằm kích cầu tiêu thụ trong suốt mùa cao điểm Mục đích ở đây là nhằm tối đa hóa doanh thu Thông thường, nhà sản xuất và nhà quản lý tài chính có xu hướng đưa ra các quyết định về mức giá nhằm kích thích nhu cầu trong suốt giai đoạn ế ẩm Mục tiêu của họ là tối đa hóa lợi nhuận để bù đắp chi phí trong các thời kỳ nhu cầu tiêu thụ chậm
Quản lý hàng tồn kho
Việc quản lý hàng tồn kho tập hợp những kỹ thuật được sử dụng nhằm mục đích quản lý mức độ lưu kho hàng hóa trong các phạm vi khác nhau của chuỗi cung ứng Mục tiêu là giảm chi phí lưu kho đến mức tối đa trong khi vẫn duy trì mức độ dịch vụ mà khách hàng yêu cầu Khi nhu cầu sản phẩm ngày càng khó dự đoán thì đòi hỏi mức độ lưu kho an toàn càng cao để bù đắp cho những biến động bất ngờ của nhu cầu Quá trình quản lý hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng bao gồm 3 hình thức như sau:
Trang 2513
- Số lượng đặt hàng sinh lợi: Dựa vào cơ cấu chi phí của một công ty ta sẽ xác định được số lượng đặt hàng mang lại hiệu quả chi phí để tiến hành đặt mua kế tiếp: EOQ=√2UQ/h.C
Với:
+ U: Tỷ lệ hàng sử dụng hàng năm
+ O: Chi phí đặt hàng
+ C: Chi phí theo đơn vị
+ h: Chi phí lưu trữ hàng hàng hóa một năm tính theo phần trăm đơn giá
- Lưu kho hàng hóa theo chu kỳ: Lưu kho hàng hóa theo chu kỳ là phương thức dự trữ lượng hàng cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản phẩm trong suốt một giai đoạn nhận đơn đặt hàng sản phẩm đó
Lưu kho hàng hóa theo chu kỳ thực chất là sự tăng dần lượng hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng do việc sản xuất và lưu trữ hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng
do việc sản xuất và lưu trữ hàng tồn được tiến hành với qui mô lớn hơn nhu cầu đang có về sản phẩm
- Lưu kho hàng hóa theo mùa: Lưu kho hàng hóa theo mùa xuất hiện khi một công ty hay chuỗi cung ứng có tổng công suất sản xuất cố định quyết định sản xuất
và dự trữ sản phẩm để dành cho nhu cầu trong tương lai Nếu lượng cầu trong tương lai vượt khả năng sản xuất thì câu trả lời chính là sản xuất chúng trong những thời điểm nhu cầu thấp rồi dự trữ trong kho nhằm phục vụ cho nhu cầu tương lai
Mong muốn đạt được hiệu quả kinh tế tốt nhất theo qui mô dựa vào công suất và cơ cấu chi phí của từng công ty trong chuỗi cung ứng là nguyên nhân của việc tích trữ hàng hóa theo mùa
- Lưu kho chú trọng độ an toàn: Lưu kho hàng hóa chú trọng an toàn có tác dụng bù đắp cho tình trạng bất ổn trong chuỗi cung ứng Theo lệ thường, tình hình bất ổn càng cao thì đòi hỏi mức độ hàng dự trữ an toàn càng cao
Trang 26- Mua hàng: Mua hàng là những hoạt động thông thường liên quan đến việc phát sinh những đơn hàng đặt mua những sản phẩm cần có Người mua đưa ra quyết định mua hàng, gửi đơn đặt mua, liên hệ với người bán và rồi tiến hành đặt hàng
- Quản lý việc tiêu thụ: Để thu mua đạt hiệu quả, bạn phải hiểu rõ về danh mục sản phẩm nào đang được mua kèm theo số lượng mua xét trên phạm vi toàn bộ công ty cũng như từng đơn vị vận hành Bạn phải tường tận các chi tiết như loại sản phẩm nào được mua, số lượng bao nhiêu, từ ai và với mức giá nào
Cần phải xác định mức tiêu thụ dự kiến của các sản phẩm khác nhau ở khắp các địa điểm hoạt động của công ty, và sau đó so sánh với lượng tiêu thụ thực tế dựa trên những quy tắc thông thường Khi lượng tiêu thụ quá chênh lệch so với dự kiến nên tập trung vào điều tra nguyên nhân đồng thời đưa ra các chiến lược đúng đắn
- Tuyển chọn nhà cung cấp:
Quy trình này đưa ra cái nhìn cận cảnh về tầm quan trọng tương đối của năng lực nhà cung cấp Giá trị của những năng lực này phải được xem xét cùng với giá cả sản phẩm được bán Giá trị của chất lượng sản phẩm, mức độ dịch vụ, giao hàng đúng giờ và hỗ trợ kỹ thuật chỉ có thể được tính toán dựa vào những gì mà kế hoạch kinh doanh và mô hình điều hành của công ty yêu cầu phải có
Dựa vào những yêu cầu trên thì công ty bắt đầu tìm kiếm các nhà cung cấp hiện đang sở hữu những sản phẩm và dịch vụ cần thiết Thông thường công ty sẽ khoanh vùng và thu hẹp số lượng các nhà cung cấp mà mình muốn hợp tác làm ăn Bằng cách này có thể thúc đẩy sức mua với một số nhà cung cấp đồng thời có được mức giá tốt hơn khi mua nhiều sản phẩm hơn
Trang 2715
- Thương lượng hợp đồng:
Khi thực hiện một vụ giao dịch đặc biệt, hợp đồng phải được thương lượng với từng người bán nằm trong danh sách người bán ưu tiên Những điều khoản hợp đồng bao gồm: Mặt hàng, giá cả, chất lượng,…Các vụ đàm phán đơn giản nhất thuộc về loại hợp đồng mua sắm sản phẩm gián tiếp mà việc chọn lựa nhà cung cấp dựa trên cơ sở giá cả thấp nhất Những cuộc thương lượng phức tạp nhất liên quan đến các hợp đồng mua sắm nguyên vật liệu trực tiếp, đòi hỏi phải đáp ứng chính xác những yêu cầu chất lượng và mức độ dịch vụ cao cùng những hỗ trợ kỹ thuật cần thiết Nhiệm vụ của đàm phán là tạo ra sự cân bằng tối ưu giữa đơn giá của một sản phẩm và với tất cả những dịch vụ gia tăng giá trị khác theo yêu cầu
Tín dụng và thu nợ:
Tín dụng và thu nợ là quy trình cung ứng mà công ty dùng để thu hồi các khoản tiền Nghiệp vụ tín dụng kiểm tra các khách hàng tiềm năng để đảm bảo rằng công ty chỉ giao dịch với những đối tượng thực sự có khả năng thanh toán
Quản lý tín dụng hiệu quả là phải tìm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu về sản phẩm của khách hàng và tối thiểu hóa tổng số tiền nợ của khách hàng
Những chuỗi cung ứng mà công ty tham gia vào thường được lựa chọn căn cứ vào những quyết định tín dụng Phần lớn sự tín nhiệm và hợp tác có thể xảy ra giữa các công ty làm ăn với nhau dựa trên mức độ xếp hạng tín dụng tích cực và việc thanh toán các hóa đơn đúng hạn Chức năng tín dụng và thu nợ có thể được phân làm ba công đoạn chính:
Trang 2816
* Lập lịch sản xuất: Lịch trình sản xuất phân bổ nguồn lực sẵn có (trang thiết
bị, nhân công, nhà xưởng) để tiến hành công việc Mục đích là sử dụng năng lực sẵn
có một cách hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận nhất Công đoạn lập lịch trình sản xuất là một quá trình tìm kiếm sự cân bằng giữa nhiều mục tiêu thay thế:
- Tần suất hoạt động cao: Điều này có nghĩa là thời gian vận hành sản xuất dài
và sản xuất tập trung hóa cùng các trung tâm phân phối Ý tưởng của mô hình này
là tạo ra và tận dụng lợi ích có được từ hiệu quả kinh tế theo quy mô
- Mức lưu kho thấp: Nhằm ám chỉ thời gian tiến hành sản xuất ngắn và tiến độ giao nguyên vật liệu đảm bảo kịp thời gian Ý tưởng của mô hình này là nhằm tối thiểu hóa lượng tài sản và tiền mặt đầu tư vào lưu kho
- Chất lượng dịch vụ khách hàng cao: Thường đòi hỏi tỉ lệ lưu kho cao hoặc thời gian vận hành sản xuất ngắn Mục tiêu là cung cấp cho khách hàng dịch vụ giao hàng nhanh chóng và không để bất kỳ sản phẩm nào trong kho bị rơi vào tình trạng cháy hàng
Các bước lập kế hoạch vận hành nhà máy:
Bước đầu tiên là quyết định cỡ lô hàng đạt hiệu quả kinh tế nhất cho những đợt sản xuất ra từng sản phẩm, cách tính toán tương tự như tính EOQ
Bước thứ hai là thiết lập chuỗi các đợt sản xuất cho từng sản phẩm Quy tắc cơ bản là nếu lượng lưu kho của một sản phẩm nhất định tương đối thấp so với nhu cầu kỳ vọng thì ta nên ưu tiên lập kế hoạch sản phẩm này trước so với các sản phẩm có có mức lưu kho so với nhu cầu kỳ vọng Một phương pháp tính cho khái niệm này là “Thời gian hết hàng”
R=P/Q Với R: Thời gian hết hàng P: Số lượng hàng tồn kho D: Nhu cầu sản phẩm (Tính theo ngày hoặc tuần)
Trang 2917
- Quản trị nhà máy sản xuất: Phương pháp quản trị nhà máy sản xuất quen
thuộc là sử dụng địa điểm sẵn có và tập trung vào việc khai thác triệt để công suất của nó Hoạt động này liên quan đến việc ra ba quyết định sau:
Vai trò của mỗi nhà máy sản xuất
Phân bổ nguồn lực như thế nào cho các nhà máy
Phân bổ nhà cung cấp và thị trường cho từng nhà máy
1.1.3.4 Đầu ra
Quản trị đơn đặt hàng
Quản trị đơn đặt hàng: Quản trị đơn đặt hàng là quá trình chuyển tải thông tin đơn hàng từ khách hàng đến chuỗi cung ứng, từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối để phục vụ cho nhà cung cấp và nhà sản xuất Quy trình này cũng bao gồm việc truyền
đi các thông tin về ngày giao hàng theo đơn đặt hàng, các sản phẩm thay thế và thông qua chuỗi cung ứng trả lời đơn hàng của khách hàng Quy trình này phần lớn dựa trên việc sử dụng điện thoại và chứng từ giấy như đơn đặt hàng, chứng từ bán hàng, chứng từ thay đổi đơn hàng
Quá trình quản lý đơn hàng truyền thống có thời gian vận hành lâu bởi sự trao đổi dữ liệu qua lại trong chuỗi cung ứng diễn ra hết sức chậm chạp Quản lý đơn hàng hiện đại chú trọng vào những kỹ thuật giúp cho quá trình trao đổi số liệu liên quan đến đơn hàng được nhanh chóng và chính xác hơn
Do độ phức tạp của chuỗi cung ứng và những yêu cầu luôn thay đổi của thị trường nên quản lý đơn hàng là một quá trình biến đổi nhanh chóng Một số nguyên tắc trong quản lý đơn hàng như sau:
- Nhập dữ liệu đơn hàng chỉ một lần duy nhất
- Tự động hóa công tác quản lý đơn hàng
- Hiển thị thông tin về tình trạng đơn hàng rõ ràng cho khách hàng và các đại
lý dịch vụ
- Liên kết hệ thống quản lý đơn hàng với các hệ thống khác có liên quan để duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu
Trang 3018
1.1.4 Phân loại chuỗi cung ứng
Các loại chuỗi cung ứng hiện nay rất phong phú và đa dạng, ngay cả cách gọi tên và cách phân loại trên thế giới cũng không đồng nhất Ở đây để phục vụ cho đề tài của mình, tác giả xin tập trung vào một số loại chuỗi cung ứng chính, gồm 3 loại: chuỗi cung ứng tinh gọn, chuỗi cung ứng xanh và chuỗi cung ứng bền vững
a) Chuỗi cung ứng tinh g n
Khái niệm
Nguyễn Đăng Minh và cộng sự (2014) phát biểu rằng “Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) tập trung vào việc phát hiện, nhận dạng lãng phí, sau đó sử dụng các công cụ và phương pháp khoa học để giảm thiểu các hoạt động không tạo
ra giá trị trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp”
Ohno (1988, trang 18), người sáng lập Hệ thống Sản xuất Toyota, nói về Sản xuất tinh gọn trong “Phương thức Toyota” của Jeffrey (2004): “Tất cả những gì chúng tôi đang làm là xem xét thời hạn từ lúc nhận đơn đặt hàng cho đến khi chúng tôi thu được tiền Và chúng tôi rút ngắn thời hạn đó bằng cách bỏ qua những công đoạn thừa không mang lại giá trị gia tăng nào”
Như vậy, sản xuất tinh gọn sẽ giúp cho công ty loại bỏ được các lãng phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, giảm chu kỳ sản xuất, giảm tồn kho, tăng năng suất lao động và sản lượng, góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi nhuận cho công ty
7 lãng phí trong sản xuất tinh gọn
- Lãng phí khi vận chuyển: là việc vận chuyển hoặc di chuyển một cách không
cần thiết, xử lý công việc như trên lặp đi lặp lại
Hậu quả: phải tốn thời gian chỉ cho người vận chuyển chỗ để lấy nguyên liệu; tốn thêm không gian để nguyên liệu lấy về; tốn nhân lực và máy móc để vận chuyển
Cách giải quyết: cải tiến và bố trí một cách phù hợp; cải tiến phương thức vận chuyển; cải tiến cách quản lý công việc, nơi sản xuất
Trang 3119
- Lãng phí do chờ đợi (do chậm trễ): chậm trễ bình thường và chậm trễ bất
thường
Nguyên nhân: công tác hoạch định và tổ chức kém; không được đào tạo hợp
lý và chuyên nghiệp; thiếu công tác kiểm tra, lười nhác; thiếu kỷ luật
Cách giải quyết: nâng cao nhận thức, tạo sự rõ ràng; xem lại mọi sự chậm trễ; chuyển chậm trễ bất thường thành chậm trễ bình thường
- Lãng phí sai lỗi: Khi một công đoạn nào đó làm ra sản phẩm bị hư, công nhân ở
những công đoạn sau phải chờ đợi do không có chi tiết để làm, vì vậy làm tăng thêm giá thành và kéo thời gian tạo ra sản phẩm, đây gọi là lãng phí
Hậu quả: sai sót sản phẩm gây ra, giao hàng không đúng hạn ảnh hưởng đến
uy tín của công ty
Cách giải quyết: phân công trách nhiệm sửa chữa; sản xuất với dung sai nhỏ
- Lãng phí sửa sai lỗi: đây là loại lãng phí rất lớn, tốn nhiều thời gian, nhân công, chi phí để sửa hàng bị sai lỗi
Hậu quả: phải dừng sản xuất hoặc cho công nhân tăng ca để khắc phục sự cố kịp tiến độ giao hàng
Cách giải quyết: sửa đổi sản phẩm hoặc thiết kế lại quy trình cho phù hợp; nâng cao chất lượng cung cấp; kiểm tra quy trình; đào tạo; cơ khí hóa, tự động hóa
- Lãng phí do sản xuất thừa (thiếu): nói đơn giản sản xuất thừa là sản xuất quá số
lượng yêu cầu của khách hàng
Hậu quả: tồn kho nhiều; nguy cơ lỗi thời cao; sửa chữa nhiều hơn nếu có vấn
đề về chất lượng; nguyên vật liệu xuống cấp; nguồn vốn bị dậm chân tại chỗ
Cách giải quyết: đánh giá chính xác việc dự báo; tăng cường trao đổi thông tin; thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức trong việc giám sát quản lý
- Lãng phí do thao tác thừa: các thao tác, động tác không cần thiết
Hậu quả: chất lượng công việc không mang lại hiệu quả tối đa
Cách giải quyết: cải tiến cách bố trí nơi sản xuất; tổ chức nhà xưởng và quản
lý công việc tốt; tự động hóa; giảm thời gian di chuyển của công nhân,
Trang 3220
- Lãng phí tồn kho: Như đã nói trong sản xuất thừa, tồn kho quá nhiều kéo theo
những chi phí phát sinh để vận chuyển và bảo quản
Hậu quả: tăng chi phí sản phẩm, tăng khả năng lỗi thời và rủi ro cao về chất lượng; vượt an toàn phòng cháy, chữa cháy; tốn mặt bằng; vận chuyển nhiều hơn
Cách giải quyết: hiểu và nhận thức rõ về lãng phí; cải tiến luồng thông tin; đào tạo tốt; hoạch định một cách hiệu quả
Các công cụ và phương pháp trong sản xuất tinh gọn
Chuẩn hóa quy trình: để thực hiện một cách thống nhất các hoạt động trong
sản xuất, ngăn ngừa hư hỏng máy móc thiết bị, ngăn chặn sản xuất thừa, ổn định chất lượng, giảm giá thành, tránh những thao tác không cần thiết Bao gồm: trình tự công việc chuẩn, thời gian chuẩn, mức tồn kho chuẩn
Quản lí trực quan: cho phép công nhân vận hành biết được thông tin đầy đủ
về các quy trình sản xuất, tiến độ sản xuất giúp họ làm việc một cách hiệu quả nhất
Phương pháp kéo: không sản phẩm nào được sản xuất cho đến khi nhận được
xác nhận đặt hàng của khách hàng Mỗi công đoạn sản xuất đều được “kéo” bởi công đoạn sau và chỉ sản xuất khi được yêu cầu bởi công đoạn sau, giúp loại bỏ tồn kho không cần thiết của bán thành phẩm giữa các công đoạn sản xuất
Phương pháp 5S: dùng để quản lí hiện trường, thúc đẩy hiệu suất công việc và
dễ dàng phát hiện những bất thường trong quá trình sản xuất 5S bao gồm một số hướng dẫn về công tác vệ sinh và sắp xếp vật tư phụ tùng máy móc thiết bị, khu vực làm việc của công nhân sao cho hiệu quả công việc được tối ưu
Chuyển đổi nhanh: Lãng phí dừng chuyền do chuyển quy cách sản phẩm là
nguồn lãng phí đáng kể trong quá trình sản xuất Việc này yêu cầu một sự cải tiến, trong đó công ty luôn tìm cách giảm thời gian chuyển quy cách sản phẩm và chuẩn
bị máy móc, hướng dẫn cho việc sản xuất từng loại sản phẩm riêng biệt
Bảo trì năng suất tổng thể: Bảo trì năng suất tổng thể không chỉ về vấn đề hư
hỏng máy móc thiết bị mà còn bao gồm cả về tính sẵn sàng, hiệu suất, chất lượng,
an toàn, đầu tư qua việc sử dụng tốt nhất cũng như kéo dài tuổi thọ của máy móc
Trang 3321
Chất lượng tại nguồn: hay “Làm đúng ngay từ lần đầu tiên”, Sản xuất tinh gọn
theo đuổi nguyên tắc phát hiện và loại bỏ các sai lỗi tại nguồn, vì vậy quy trình sản xuất phải được xây dựng chặt chẽ để khuyết tật không có điều kiện phát sinh
Sơ đồ chuỗi giá trị: là công cụ trực quan biểu diễn chuỗi giá trị, bao gồm dòng
vật tư và dòng thông tin
Mặt bằng sản xuất và lưu trữ tại điểm sử dụng: việc thiết lập mặt bằng sản
xuất và lưu trữ tại điểm sử dụng hợp lí sẽ giảm tối thiểu việc vận chuyển, thao tác không cần thiết, hạn chế tối đa việc nhầm lẫn khi lấy nguyên vật liệu cho sản xuất
Kanban: nghĩa là thẻ, tín hiệu, bảng thông báo Kanban, một dạng cơ chế kéo
là thiết bị kinh điển giúp nhà quản trị kiểm soát tồn kho sử dụng trong sản xuất kéo
b) Chuỗi cung ứng xanh
BearingPoint (2008) định nghĩa Chuỗi cung ứng xanh là “một phương thức nhằm tối thiểu hóa tác động môi trường của một sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm tất cả các giai đoạn trong vòng đời của một sản phẩm từ tìm kiếm nguyên liệu, thiết
kế, sản xuất và phân phối cho đến khi sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng và cách thức họ sử dụng sản phẩm đó”
Quản lý chuỗi cung ứng xanh gắn liền với quản trị các mắt xích của nó, bao gồm thiết kế xanh, vận hành xanh gồm thu mua xanh, logistics đầu vào và đầu ra xanh, logistics ngược, quản lý chất thải và sản xuất xanh (Guide và Srivastava, 1998; Srivastava, 2007)
Mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh được mô tả cụ thể trong Hình 1.2:
Hình 1.2: Mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh
(Nguồn: Sarkis (1999) và BearingPoint (2008))
Tài
nguyên
Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào
Nhà sản xuất (xanh)
Người tiêu dùng
Logistics xanh Logistics xanh Logistics xanh
Thiết kế, thu mua xanh
Tiếp thị, phân phối
xanh Logistics ngược
Trang 3422
Những tiêu chí đảm bảo cho chuỗi cung ứng xanh đạt hiệu quả tốt nhất:
- Gắn liền mục tiêu của chuỗi cung ứng xanh với mục tiêu kinh doanh để hình
thành mục tiêu chiến lược
- Đánh giá chuỗi cung ứng như là một hệ thống khép kín
- Sử dụng phương pháp phân tích chuỗi cung ứng như là nhân tố kích thích sự
phát triển của chuỗi
- Tập trung cắt giảm các nguồn chất thải để giảm bớt sự lãng phí
Chuỗi cung ứng xanh mang tới rất nhiều lợi ích không chỉ với doanh nghiệp
mà còn cho cả cộng đồng Đó là:
- Giảm lượng chất thải công nghiệp góp phần “xanh” hóa môi trường sống, từ
đó nâng cao sức khỏe cộng đồng
- Đảm bảo môi trường sống của động thực vật, hạn chế tình trạng động thực
vật chết vì chất độc trong không khí, nguồn nước,…
- Cải thiện quy trình sản xuất của doanh nghiệp, giảm chi phí nguyên vật liệu,
tạo được sự tin tưởng cho doanh nghiệp
c) Chuỗi cung ứng bền vững
Trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED-World Commission on Environment and Development) của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” được định nghĩa là “Sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống con người, động vật và thực vật” Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế hệ
Hiện nay, trước tình hình biến đổi khí hậu và các vấn đề về môi trường sinh thái, vấn đề phát triển bền vững đang trở thành đề tài nóng bỏng và hơn bao giờ hết
Trang 3523
trong cuộc sống nhân loại chúng ta Theo Trần Văn (2010) cho rằng “Bi kịch biến
đổi khí hậu đang ngày càng khốc liệt bởi nó tàn phá môi sinh trên toàn cầu Việc mỗi thành viên trong cộng đồng hành động độc lập theo lý trí nhằm phục vụ lợi ích cục bộ có thể tối đa hóa lợi ích đó trong ngắn hạn nhưng sẽ làm cạn kiệt tài sản
chung…”
Sự bền vững và các mâu thuẫn
Trong mỗi chuỗi cung ứng, chúng ta không thể sản xuất sản phẩm chất lượng tốt một cách ổn định khi vấn đề xã hội và cân bằng sinh thái ở các nước sản xuất nguyên liệu đầu vào không được đảm bảo Chúng ta cần bảo tồn các qui luật
cố hữu của mỗi bên tham gia vào chuỗi tạo giá trị và bảo tồn khả năng tái sản xuất của các nguồn lực trong chuỗi cung ứng Tuy nhiên, trong các cuộc thảo luận về sự phát triển bền vững luôn nảy sinh mâu thuẫn về sự gắn kết giữa các bên tham gia
trong các mục tiêu về môi trường sinh thái, kinh tế và xã hội như sau:
Sự tồn tại lâu dài của thiên nhiên đòi hỏi qui trình tái sản xuất vận hành trên
cơ sở các qui luật về tự nhiên
Sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế đòi hỏi sự tăng trưởng vững chắc tùy thuộc vào những qui luật cố hữu của các thị trường tài chính
Sự tồn tại lâu dài của xã hội đòi hỏi ngày càng nhiều hơn sự công bằng xã hội và công lý trong các qui trình phức hợp của sự trao đổi
Trong mối liên hệ trao đổi nguồn tài nguyên cho thấy các quốc gia phụ thuộc vào 3 khuôn khổ của sự bền vững Thiên nhiên không chỉ là nguồn tài nguyên cho nền kinh tế mà còn cho xã hội chúng ta Nguồn kinh tế tạo ra thu nhập cũng như là sản phẩm tạo ra từ những nguồn tài nguyên này và có thể được thấy như là một nguồn lực cho sự sống còn của xã hội Tuy nhiên, không có sự trao đổi nguồn tài nguyên từ xã hội và kinh tế trở lại cho thiên nhiên một cách tự nhiên Cũng như những người hoạt động trong kinh tế không thể tối đa hóa lợi nhuận cùng lúc tạo mới nguồn lực khác, vì điều đó sẽ hạn chế lợi nhuận của họ Chúng ta có thể quyết định thực hiện như thế nào để đạt được sự bền vững là điều quan trọng Hình 1.3 sau đây sẽ minh họa sự trao đổi các nguồn tài nguyên với nhau:
Trang 3624
Hình 1.3: Minh họa sự trao đổi các nguồn tài nguyên
(Nguồn: Behrens (2009))
1.1.5 Lợi ích của chuỗi cung ứng trong giai đoạn hiện nay
Một số lợi ích của chuỗi cung ứng được thể hiện như sau:
Thứ nhất, Chuỗi cung ứng giúp giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất,
nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường sức cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp Trong chuỗi cung ứng, toàn bộ quá trình hoạt động từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra để cung cấp cho người tiêu dùng là cả một quá trình
mà ở đó buộc doanh nghiệp phải lựa chọn khắt khe từ nhà cung cấp nguyên vật liệu đến các nhà phân phối, nhà vận chuyển với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo tối
ưu hóa về chất lượng, tối thiểu hóa khoảng cách, vị trí và thời gian Chuỗi cung ứng cung cấp giải pháp tồn kho an toàn trên cơ sở chia sẻ thông tin trong toàn chuỗi giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm và góp phần nâng cao lợi nhuận
Thứ hai, Chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp kiểm soát đầu ra của hàng hóa/
dịch vụ tốt hơn, tăng tính chủ động và sự phản ứng linh hoạt của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh Việc đầu tư hệ thống công nghệ thông tin trong xây dựng chuỗi cung ứng không những giúp doanh nghiệp giảm chi phí mà còn thắt chặt mối quan hệ với đối tác, khách hàng và hợp tác với nhau trên cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin lẫn nhau
Thứ ba, Kết nối các mắt xích của chuỗi lại với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu
của khách hàng cuối cùng một cách tốt nhất và đồng thời tối đa hóa giá trị cho toàn
Thiên nhiên như một nguồn
tài nguyên
Xã hội như một nguồn tài nguyên
Kinh tế như một nguồn tài nguyên
Trang 37Thứ tư, Chuỗi cung ứng góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng Các
công ty không chỉ cạnh tranh ở quy mô sản phẩm hay dịch vụ mà họ còn biết tập trung vào việc tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng Mặt khác, khách hàng ngày nay luôn muốn mình được đối xử như những “thượng đế” Vì vậy, quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được các yêu cầu trên của các
“thượng đế” và qua đó đã góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng
1.2 Xu hướng và cơ hội phát triển ngành mỹ phẩm ở Việt Nam
1.2.1 Xu hướng phát triển mỹ phẩm hiện nay ở Việt Nam
Hải Yến (2019) báo cáo rằng “Theo Nielsen Việt Nam, quy mô doanh thu của thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện đạt khoảng 700 triệu USD”, chỉ bằng 1/6 Thái Lan và 1/5 Indonesia Tuy vậy, Việt Nam là một trong những thị trường mỹ phẩm tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á Năm 2018, nếu nhìn vào số lượng người trang điểm ở Việt Nam, tỉ lệ này gia tăng nhẹ so với năm ngoái Đối tượng trang điểm thường xuyên (ít nhất 4 lần/ tuần) gia tăng từ 35% trong năm
2017 lên đến 40% trong năm 2018 Hiện tại, một phụ nữ Việt Nam chi trung bình 300.000 đồng/tháng cho các sản phẩm trang điểm, cao gấp đôi so với 2 năm trước
Số phụ nữ chi 500.000 đồng trở lên/tháng cho mỹ phẩm trang điểm chiếm 15% Sự gia tăng mức chi tiêu trung bình này chủ yếu đến từ những phụ nữ trẻ trong độ tuổi 20-29 có thu nhập hàng tháng từ 20 triệu đồng trở lên
Trên thực tế, có một vài nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện nay và trong thời gian sắp tới, đầu tiên không thể không kể đến sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử đã góp phần cho việc mua sắm
mỹ phẩm của khách hàng thuận tiện hơn Hiện nay, có tới 57% số người dùng mỹ phẩm đã mua sản phẩm trang điểm online bởi sự “tiện lợi” (44%), “đa dạng sản
Trang 3826
phẩm” (43%) và “giá cả” (40%) của kênh mua sắm này Shopee, Lazada, và Facebook là ba trang mua sắm mỹ phẩm online sở hữu nhiều người dùng nhất Ứng dụng điện thoại (mobile app) hiện đang được ưa chuộng khi mua sắm vì khách hàng
có thể thao tác dễ dàng và nhanh chóng với nhiều tính năng tích hợp của chúng Kênh online không chỉ là kênh bán hàng phổ biến mà còn là nguồn thông tin
có ảnh hưởng lớn tới quyết định mua hàng Đây cũng là điều khá hiển nhiên khi YouTube hiện tại đang là một trong những nguồn thông tin chia sẻ makeup lớn nhất 91% người trang điểm xem YouTube để tìm hiểu thêm về cách trang điểm
1.2.2 Cơ hội đối với doanh nghiệp mỹ phẩm Hàn Quốc tại Việt Nam
Việt Nam là một thị trường mới nổi về tiêu thụ sản phẩm làm đẹp và chăm sóc
cá nhân, với mức tăng trưởng hàng năm dự tính khoảng 30% Thị trường mỹ phẩm Việt Nam được đánh giá là hết sức tiềm năng trong mắt các đối thủ ngoại, đặc biệt
là khi Việt Nam tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do, khiến cho mức thuế nhập khẩu loại hàng hóa này được kéo xuống mức 0-5% 90% các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam là đại lý phân phối của các nhà mỹ phẩm nước ngoài
So với mỹ phẩm châu Âu hay các vùng khác trên thế giới, mỹ phẩm của Hàn
và Nhật đạt được độ tương đồng khá lớn về thời tiết cũng như da dẻ của phụ nữ 2 nước này khá giống Việt Nam Hàn Quốc hiện là thị trường sản phẩm chăm sóc da lớn thứ tư thế giới, nổi tiếng với các dòng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên Mỹ phẩm Hàn Quốc trở thành hiện tượng từ năm 2011 khi tạo ra cơn sốt lan sang cả châu Âu, khiến hàng loạt tên tuổi lừng lẫy như L'Oréal, Rimmel hay Mac phải
“theo chân” nhanh chóng cho ra dòng sản phẩm tương tự phục vụ nhu cầu khách hàng
Bên cạnh yếu tố chất lượng, sự phổ biến mà Hàn Quốc có được còn đến từ làn sóng văn hóa, yếu tố du lịch, từ ẩm thực, thời trang đến phim ảnh, điển hình nhất là âm nhạc K-pop càn quét từ sân khấu, màn ảnh tivi cho đến mạng Internet của người dân thế giới, tạo nên hiệu ứng tích cực cho ngành mỹ phẩm Không chỉ thế, với sự đa dạng chủng loại, đánh vào thị hiếu người Châu Á, thích dùng mỹ phẩm dịu nhẹ, dưỡng da, màu sắc trang nhã, phù hợp túi tiền, tha hồ lựa chọn đã trở
Trang 3927
thành yếu tố xâm nhập và phát triển mỹ phẩm Hàn Quốc tại Việt Nam Nguồn gốc sản phẩm là yếu tố tác động hàng đầu đến việc lựa chọn mỹ phẩm của người tiêu dùng, sau đó đến giá cả và thương hiệu
1.3 Bài học kinh nghiệm về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của các công ty
Tổng Công ty Cổ Phần Dệt May Việt Tiến
Sau khi ứng dụng chuỗi cung ứng tinh gọn, doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả hơn mặt bằng nhà xưởng, năng suất tăng 14% so với cùng kỳ, chất lượng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Tại Hội thảo về Sản xuất tinh gọn vào tháng 10 năm 2013, Ông Bùi Văn Tiến – Tổng giám đốc Công ty Cổ Phần Dệt May Việt Tiến cho rằng,
để triển khai Sản xuất tinh gọn, người thủ trưởng phải là người tiên phong, phải quyết tâm, phải kiên quyết ngay từ đầu, khi triển khai nên chọn dây chuyền nào yếu nhất để làm, mạnh dạn đầu tư tập trung vào một dây chuyền rồi triển khai từ từ sang
dây chuyền khác, không tập trung ngay vào tổng thể cả nhà máy (Đặng Thị Ngọc
Thu, 2013)
Bài học kinh nghiệm cho LG VINA: áp dụng để hạn chế các lãng phí đang
tồn tại trong sản xuất:
(1) Ứng dụng sản xuất tinh gọn là một quá trình lâu dài và cần phải xây dựng từng bước, vì vậy phải có sự quyết tâm từ lãnh đạo công ty và phải có sự hợp tác tham gia của nhiều bộ phận;
(2) Phải có ý chí đoàn kết và sự thông suốt về kiến thức Sản xuất tinh gọn từ cán bộ quản lý đến người lao động;
(3) Xây dựng tính kỉ luật cho tất cả nhân viên trong công ty, bởi vì 5S là công cụ thực hiện đầu tiên và khó duy trì nhất;
(4) Tập trung vào dây chuyền sản xuất nào yếu nhất thực hiện trước, sau khi thành công thì mới triển khai sang dây chuyền khác
(5) Chuyển đổi hệ thống sản xuất từ dòng sản phẩm theo lô của Sản xuất hàng loạt (Mass Production) sang dòng một sản phẩm của Sản xuất tinh gọn
(6) Ứng dụng hệ thống sản xuất kéo của Sản xuất tinh gọn thay vì hệ thống sản xuất đẩy của sản xuất hàng loạt
Trang 4028
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả đã trình bày tổng quan cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và hoạt động quản trị chuỗi cung ứng gồm các nội dung cơ bản như: Khái niệm, Mục tiêu, Mô hình, Phân loại chuỗi cung ứng, từ đó thấy rõ được Lợi ích của chuỗi cung ứng trong giai đoạn hiện nay đối với việc sản xuất kinh doanh
Chuỗi cung ứng chính là một loạt các hoạt động và tổ chức mà nguyên vật liệu có thể trải qua cuộc hành trình của nó đi từ nhà cung ứng đầu tiên để đến được với khách hàng tiêu thụ cuối cùng
Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nghiên cứu xu hướng phát triển mỹ phẩm hiện nay ở Việt Nam cùng với cơ hội đối với doanh nghiệp mỹ phẩm Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam để làm nền tảng cho việc phân tích và đánh giá trong chương sau Việc tìm hiểu một số bài học kinh nghiệm về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty Samsung Vina và Tổng Công ty Cổ Phần Dệt May Việt Tiến cũng sẽ góp phần nào vào việc đưa ra các lý luận để phân tích trong chương 2 và đưa ra các giải pháp hữu ích trong chương 3
Đây sẽ là nền tảng vững chắc cho tác giả để tiếp tục tiến hành nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu ban đầu mà luận văn đã đề ra