1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu tình hình bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường tại xã phú hải, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế năm 2010

66 794 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Bệnh ĐTĐ trong đó chủ yếu là ĐTĐ týp 2 chiếm từ 85% đến 95% trongtổng số bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ, đang là một trong những bệnh không lâynhiễm phổ biến nhất hiện nay trên toàn cầu và là gá

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn các chuyển hoá gây tăngđường huyết mãn tính do thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối của tuỵ Theođịnh nghĩa của từ điển y học Dorlands: bệnh ĐTĐ là “ hội chứng mạn tính về rốiloạn chuyển hoá glucid, lipid và protid do thiếu tiết insulin hoặc do các mô đíchkháng lại tác dụng của insulin, hoặc do cả hai” Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnhĐTĐ là rối loạn chuyển hoá đường, nồng độ dường trong máu tăng cao liên tục

và được thải ra ngoài qua nước tiểu, vì vậy đào thải đường ra ngoài qua nướctiểu trở thành tên của bệnh ở Việt Nam Nhưng khi có đường niệu thì bệnh ĐTĐ

đã ở giai đoạn muộn và thường có nhiều biến chứng

Bệnh ĐTĐ trong đó chủ yếu là ĐTĐ týp 2 chiếm từ 85% đến 95% trongtổng số bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ, đang là một trong những bệnh không lâynhiễm phổ biến nhất hiện nay trên toàn cầu và là gánh nặng cho nền kinh tế thếgiới trong thế kỷ 21, bởi vì:

- Bệnh ĐTĐ týp 2 có tốc độ phát triển rất nhanh, theo S.Colagiury tổng hợp

từ nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy: cứ trong vòng 15 năm thì tỷ lệ mắcbệnh ĐTĐ týp 2 lại tăng lên gấp đôi Hiện nay, bệnh ĐTĐ týp 2 được coi là mộtdịch bệnh ở nhiều nước đang phát triển và những nước mới công nghiệp hoá

- Bệnh ĐTĐ đang là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội vì

sự phổ biến của bệnh, vì các hậu quả nặng nề của bệnh do được phát hiện vàđiều trị muộn Các quốc gia thường phải giành một phần ngân sách đáng kể củangành y tế để phòng chống bệnh ĐTĐ, trong đó chủ yếu chi cho điều trị các biếnchứng của bệnh Ở Hoa Kỳ, với 15 triệu người mắc bêbhj ĐTĐ đã phải tiêu tốn98,2 tỷ đôla/năm Tại một số nước Châu Âu, chi phí chăm sóc bệnh nhân ĐTĐchiếm 2-7% tổng ngân sách y tế quốc gia

Trang 2

Cũng theo báo cáo của hiệp hội ĐTĐ Quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giớibệnh ĐTĐ týp 2 ngày càng có xu hướng xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hơn Vấn đề tìmhiểu các đặc điểm dich tể học, các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ nhằm hạn chế

sự gia tăng tỷ lệ mắc mới của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng, giảm tỷ lệ chết,giảm gánh nặng về kinh tế cho cá nhân, gia đình người bệnh và cho toàn xã hội

là vấn đề có tính cấp thiết trên phạm vi toàn cầu cũng như ở mỗi quốc gia PhúVang là một huyện đồng bằng ven biển, địa bàn rộng với ba nhóm địa hình rõrệt: vùng trũng, vùng ven đầm phá và vùng biển, là huyện khó khăn của tỉnhThừa Thiên Huế, tuy nhiên trong những năm gần đây các xã vùng biển củahuyện Phú Vang kinh tế phát triển kèm theo đó các bệnh không lây nhiễm

có tỷ lệ ngày càng cao như bệnh tăng huyết áp, tim mạch v.v…đặc biệt bệnh đái

tháo đường type 2, chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên

cứu tình hình bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường tại xã Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010”, với các mục tiêu:

1 Xác định tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường tại xã Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2 Tìm hiểu các yếu tố liên quan với bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường tại xã Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1.1.1 Lịch sử

Từ 1500 năm trước Công nguyên người Ai Cập cổ đại đã miêu tả triệuchứng đái nhiều của bệnh ĐTĐ Đến năm 1674 sau Công nguyên Thomas Willis

là người đầu tiên so sánh vị ngọt của đường trong nước tiểu giống như mật, từ

đó thuật ngữ diabetets mellitus được dùng phổ biến cho đến nay [10], [15]

Năm 1869 Paul Langerhans, một sinh viên y khoa người Đức đã ghi nhậnnhững tế bào của tụy tạng trong luận án của mình Vài năm sau, người ta gọinhững tế bào này là tiểu bào Langerhans [7], [15]

Năm 1889, Joseph von Mering và Oskar Minkowski gây bệnh đái tháođường (ĐTĐ) thực nghiệm bằng cách lấy đi tuyến tụy của chó

Năm 1901, Eugene Opie phát hiện được người bệnh ĐTĐ có tổn thươngđảo tụy Langerhans Ông đã có giả thuyết rằng các tế bào của đảo tụy có tiết ramột chất gì đó, khi thiếu chất này sẽ gây ra bệnh ĐTĐ

Năm 1936, Himsworth phân biệt ĐTĐ đề kháng với insulin và ĐTĐ nhạycảm với insulin

Năm 1959, hệ thống kiểm soát đường niệu lần đầu tiên ra đời đã được ứngdụng rộng rãi, góp phần nâng cao chất lượng quản lí bệnh ĐTĐ

Năm 1972, máy theo dõi glucose máu được hoàn thiện, mặc dù nó đãđược công nhận từ hơn 10 năm trước đó [15]

Năm 1976, Gudworth đưa ra danh từ ĐTĐ type 1 và ĐTĐ type 2

Năm 1985, bảng phân loại của tổ chức y tế thế giới đưa ra từ ĐTĐ phụthuộc insulin đồng nghĩa với ĐTĐ type 1, ĐTĐ không phụ thuộc insulin đồngnghĩa với ĐTĐ type 2 [15]

Năm 1997, Hiệp hội ĐTĐ Mỹ lại đề nghị thống nhất dùng từ ĐTĐ type 1

và ĐTĐ type 2

Trang 4

1.1.2 Glucose máu – rối loạn chuyển hóa glucose

Ở người bình thường, nồng độ glucose trong máu giao động trong phạm

vi 4,3 - 5,5 mmol/l (75 - 100 mg/l) với trị số trung bình 5,0 mmol/l(90mg/100ml) Các mô (cơ, hệ thần kinh) tiêu thụ mỗi ngày ít nhất 300gglucose, lượng glucose này được cung cấp bởi máu Mức tiêu thụ glucose cũngthay đổi tùy thuộc cơ thể ở trạng thái nghỉ hoặc làm việc chân tay hay trí óc Khinghĩ ngơi lượng glucose tiêu thụ 100g/ngày, lúc làm việc nặng mức tiêu thụglucose trên 500g/ngày Như vậy có một quá trình điều hòa rất chính xác để duytrì sự cân bằng nghiêm ngặt giữa sự tiêu thụ glucose bởi các mô và sự tái tạo lạiglucose máu [7], [29]

Nguồn gốc: Glucose máu có 2 nguồn gốc:

+ Ngoại sinh: Thức ăn cung cấp khoảng 50% năng lượng từ glucid, trungbình 200-300g/ngày Thức ăn glucid được cung cấp chủ yếu từ thực vật, cácnguồn glucid khác từ sữa, đường

+ Nội sinh:

- Từ glucid: Glycogen là dạng dự trữ glucid của tất cả tế bào động vật Ởngười, gan là cơ quan chứa glycogen lớn nhất (10 đến 12% trọng lượng tươi)nhưng cơ (1-3% trọng lượng tươi), do khối lượng của nó nhiều nên chứa mộtnửa glycogen của toàn cơ thể Sự phân ly glycogen thành glucose xảy ra trong tếbào, sau đó glucose thoát ra khỏi tế bào và đi vào tuần hoàn ngoại biên Giaiđoạn đầu xảy ra ở tất cả các tế bào, sau đó xảy ra chủ yếu ở gan Do đó gan cóvai trò quan trọng trong quá trình điều hòa đường huyết [42]

- Tân sinh đường từ protid, lipid, acid lactic, acid pyruvic: Một số acidamin gọi là acid amin sinh đường có thể tổng hợp thành glucose Lipid có thểtổng hợp trở lại thành glucose nhưng khó hơn quá trình tổng hợp từ glucid thànhlipid [43]

Trang 5

1.1.3 Định nghĩa

Đái tháo đường là tình trạnh bệnh lý do rối loạn chuyển hoá carbohydratgây tăng glucose máu mạn tính, nguyên nhân do khiếm khuyết trong việc sảnxuất và/hoặc hoạt động của phân tử insulin Tăng glucose máu mạn tính gây nêntổn thượng mạn tính mạch máu Tổn thương mạn tính trong ĐTĐ chia ra 2 loại

là tổn thương mạch máu lớn và tổn thương mạch máu nhỏ

* Tổn thương mạch máu lớn

- Bệnh mạch não: Sơ vữa lan toả mạch não, tăng huyết áp gây tai biến

mạch não Tỷ lệ TBMN ở người ĐTĐ cao gấp 2-4 lần người không ĐTĐ Đặcđiểm quan trọng trong TBMN do ĐTĐ là nhồi máu não đa ổ, dễ tái phát, gây tànphế hoặc tử vong

- Bệnh mạch vành: Tổn thương xơ hoá lan toả mạch vành, cùng với tổn

thương thần kinh tự động làm cho bệnh nhân ĐTĐ có bệnh mạch vành đe dọahoặc xuất hiện nhồi máu cơ tim nhưng không có biểu hiện lâm sàng điển hìnhnhư cơn đau thắt ngực Bệnh nhân ĐTĐ đe dọa hoặc nhồi máu có thể chỉ thấymệt, hạ huyết áp rồi tử vong Đây là đặc điểm cần lưu ý ở bệnh nhân ĐTĐ

- Bệnh mạch chi: Tổn thương xơ hoá lan toả, cùng với tình trạng tăng đông

gây thiếu máu, tắc mạch, hoại tử chi Cùng với tổn thương thần kinh ngoại vi lànguy cơ gây cắt cụt chi và tàn phế hàng đầu ở Mỹ

* Tổn thương mạch máu nhỏ

- Bệnh võng mạc do ĐTĐ: Bệnh lý võng mạc do ĐTĐ có nhiều mức độ:

tổn thương không tăng sinh, tiền tăng sinh, tăng sinh, xuất huyết xuất tiết võngmạc, cùng với tăng nguy cơ đục thể tinh thể, gây mù loà Bệnh lý võng mạc doĐTĐ chiếm 21-36% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 và nguy cơ gây ảnh hưởng đến thịlực là 6-13%

- Bệnh lý thận ĐTĐ: Tổn thương xơ hoá cuộn mao mạch cầu thận gây nên

bệnh lý thận ĐTĐ, sớm nhất là xuất hiện microalbumin (bắt đầu có bệnh thận),

Trang 6

sau đó xuất hiện macroalbumin (có bệnh thận thực sự) Nếu không được điều trị,dần sẽ diến biến đến suy thận ở các mức độ Bệnh lý thận chiếm khoảng 20-30%bệnh nhân ĐTĐ.

- Bệnh lý thần kinh ngoại vi: Tổn thương thần kinh ngoại vi gây dị cảm, tê

bì mất cảm giác, mất khả năng bình chỉnh, hạ huyết áp tư thế, biến dạng bànchân, loét, hoại tử, là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi ở Mỹ

- Bệnh lý thần kinh tự động: tổn thương thần kinh phó giao cảm làm nhịp

tim nhanh, liệt ruột gây táo bón xen kẽ những đợt ỉa lỏng Tổn thương thần kinhbàng quang gây đái khó, ứ đọng nước tiểu gây nhiễm trùng [4], [6]

- Suy giảm trong khả năng bài tiết insulin: Bình thường khi đường huyếttăng cao tế bào bêta của tuỵ sẽ nhận ra sự thay đổi và tăng tiết insulin để điềuhoà đường huyết Ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 insulin thường tiết ra chậm và không

đủ so với tình trạng tăng glucose máu nên đã dãn đến tăng glucose máu lúc đói

Trang 7

Đặc điểm quan trọng nữa của ĐTĐ týp 2 là mất hoặc giảm khả năng bàitiết insulin ở pha sớm do đó không điều chỉnh được glucose sau khi ăn nhưngười mạnh khoẻ Nhiều thực nghiệm cho thấy người bị ĐTĐ nếu độ nhạy củainsulin giảm đi 40% thì sự bài tiết insulin giảm xuống 5 lần so với người bìnhthường.

- Kháng insulin: Có ở cả gan, cơ vân và mô mỡ Nhiều giả thiết cho đây làđiểm quan trọng nhất Kháng insulin có thể được khởi phát bởi nhiều điều kiệnkhác nhau như: béo phì, thai nghén, nhiễm trùng, tuổi tác… Béo bụng, béo tạngđược xem một yếu tố trung tâm do nó làm tăng lượng acid béo tự do vào tuầnhoàn, tăng lượng acid béo tự do vào gan Nếu nồng độ trong máu cao, gan sẽtăng cường sản xuất ra VLDL (very low density lipoprotein: lipoprotein rấtthấp) và triglycerid Các triglycerid và VLDL có thể lắng đọng ở gan gây thoáihoá mỡ, lắng đọng ở cơ gây kháng insulin, lắng đọng tế bào bêta tuỵ là nguyênnhân làm giảm khả năng bài tiết insulin [2],[12],[19],[24],[25],[27],[29],[42]

Hệ thống thần kinh (thần kinh trung ương và thần kinh thực vật) cũngtham gia vào quá trình bệnh sinh Các stress hệ thần kinh sẽ làm tăng tiết cáchormon gây béo tạng Yếu tố gen gây kháng inssulin bằng 2 con đường trực tiếp

và gián tiếp qua béo tạng Gen cũng là yếu tố tham gia vào quá trình bệnh lý suygiảm chức năng của tế bào bêta, giảm tiết insulin, hậu quả là gây bệnh ĐTĐ

Như vậy bằng nhiều con đường khác nhau đã gây ra hiện tượng khánginsulin, sau đó chính kháng insulin lại gây ra hàng loạt các rối loạn chuyển hoánhư ĐTĐ, tăng huyết áp, tăng acid uric, rối loạn chuyển hoá lipid… Tuy nhiênkháng insulin chưa đủ để gây ra bệnh ĐTĐ, bệnh còn là hậu quả của việc giảmtiết insulin của tế bào bêta [24],[26],[68],[80]

1.1.5 Phân loại theo nguyên nhân gây bệnh

Phân loại một cách hệ thống bệnh ĐTĐ lần đầu tiên được nhóm dữ liệubệnh ĐTĐ quốc gia của Hoa Kỳ xây dựng và công bố năm 1979, được Hội đồng

Trang 8

chuyên gia về bệnh ĐTĐ của WHO tán thành vào năm 1980 Phân loại này chiabệnh ĐTĐ thành 5 thể riêng biệt, gồm: thể phụ thuộc insulin, thể không phụthuộc insulin, thể thai kỳ, thể liên quan đến dinh dưỡng và các thể ĐTĐ khác.Ngoài ra, trong phân loại bệnh năm 1979 còn bao gồm cả thể giảm dung nạpglucose (IGT), cho những đối tượng có mức glucose huyết tương cao hơn bìnhthường, nhưng thấp hơn mức xác định bệnh khi làm nghiệm pháp dung nạpglucose đường uống (OGTT) Tuy nhiên, do ở thời điểm đó kiến thức về bệnhnày còn hạn chế, nguyên nhân bệnh còn chưa rõ ràng, mới chỉ phát hiện vài gengây bệnh, đồng thời hiểu biết về miễn dịch cũng chỉ mới bắt đầu Vì vậy, sau 18năm mới có việc sửa đổi và điều chỉnh phân loại bệnh ĐTĐ - năm 1997 và chínhthức được sử dụng từ năm 1999.

Những thay đổi chính của phân loại 1999 bao gồm những thay đổi vềthuật ngữ: không sử dụng tên gọi bệnh ĐTĐ phụ thuộc insulin và bệnh ĐTĐkhông phụ thuộc insulin, vì phân loại này dựa vào biện pháp điều trị hơn là dựavào nguyên nhân gây bệnh, do vậy có thể dẫn đến một số nhầm lẫn Thuật ngữbệnh ĐTĐ týp 1 và ĐTĐ týp 2 được sử dụng trở lại

Có nguyên nhân do rối loạn về gene: người ta thấy anh em sinh đôi cùngtrứng, nếu 1 người mắc ĐTĐ type 1 thì người kia có nguy cơ mắc ĐTĐ type 1cao gấp 15 lần so với cộng đồng dân cư nói chung

Trang 9

Nguyên nhân về yếu tố môi trường: Các yếu tố địa lý, mùa và những thayđổi về tỷ lệ mắc gợi ý rằng virus có thể đóng vai trò quan trọng Vius được coi lànhân tố ban đầu, thúc dẩy sự phát sinh của bệnh Các virus này có thể tấn công

và phá huỷ tế bào Beta của tụy và trực tiếp gây bệnh.Vì rất nhiều loại virus cóliên quan với ĐTĐ type 1, nhưng hầu hết người nhiễm virus này không mắcĐTĐ, vì thế không thể có một loại vaccine cụ thể nào có khả năng làm giảmnguy cơ mắc ĐTĐ typ 1 ở cộng đồng

1.1.5.2 ĐTĐ type 2

Thường gặp nhất, chiếm 90 – 95% các trường hợp mắc ĐTĐ Đây là bệnh

di truyền đa gene Có sự tác động qua lại giữa yếu tố gene và yếu tố môi trường(thói quen ăn uống, vận động thể lực) Hai cơ chế quan trọng nhất trong bệnhsinh của ĐTĐ typ 2 là:

- Hiện tượng đề kháng với hoạt động của phân tử insulin tại tế bào đích(đặc biệt ở người quá cân, béo phì, béo bụng, cao tuổi) và/hoặc

- Suy giảm trong việc bài tiết insulin của tế bào Beta tụy

1.1.5.3 Các yếu tố nguy cơ gây tiền đái tháo đường

+ Tuổi – giới

Yếu tố tuổi (đặc biệt là độ tuổi từ 50 trở lên) được xếp lên vị trí đầu tiêntrong số các YTNC của bệnh ĐTĐ type 2 Khi cơ thể già đi, chức năng tụy nộitiết cũng bị suy giảm theo và khả năng tiết insulin của tụy cũng bị giảm, nồng độglucose máu có xu hướng tăng, đồng thời giảm sự nhạy cảm của tế bào đích vớicác kích thích của insulin Khi tế bào tụy không còn khả năng tiết insulin đủ vớinhu cầu cần thiết của cơ thể, glucose máu khi đói tăng và bệnh ĐTĐ thực sựxuất hiện Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tuổi có liên quan đến sự xuất hiệnbệnh ĐTĐ type 2, tuổi càng tăng tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ và GDNG càng cao ỞChâu Á, bệnh ĐTĐ type 2 có tỉ lệ cao ở những người trên 30 tuổi, ở Châu Âu

Trang 10

bệnh thường xảy ra sau tuổi 50, từ 65 tuổi trở lên, tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ lên tới16% [3],[6],[15],[64],[65],[80],[89].

Theo WHO 2000 trên thế giới có 9,9% dân số thế giới trên 65 tuổi và sẽngày càng tăng, đây là yếu tố nguy cơ thế giới bị già đi và góp phần làm tăng tỉ

lệ bệnh ĐTĐ trên toàn thế giới [15],[62]

Trong nhiều thập kỉ qua, tỉ lệ người mắc bệnh ĐTĐ được điều trị và chămsóc tốt hơn vì vậy góp phần làm tăng tuổi thọ của người mắc bệnh ĐTĐ và đây

là lí do làm tăng tỉ lệ biến chứng mãn tính ở bệnh nhân ĐTĐ [42],[52],[61]

Theo NHANES III (Third National Health and Nutrition ExaminationSurvey) 1999 Mỹ: phân bố tỉ lệ ĐTĐ theo tuổi cho thấy, từ 20 – 39 tuổi tỉ lệ mắcĐTĐ là 1,6% Trên 70 tuổi tỉ lệ mắc ĐTĐ là 21,1% [15],[62]

Theo NHANES II 1998, tỉ lệ mắc ĐTĐ tăng rõ theo tuổi và tỉ lệ nam mắcbệnh nhiều hơn nữ, tuổi mắc bệnh chủ yếu từ 50 – 74

Trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ 1993 cho thấy: từ 18 – 44 tuổi tỉ lệmắc ĐTĐ là 1,3%, trên 75 tuổi tỉ lệ mắc ĐTĐ là 10,1% [15],[87]

Ở Việt Nam, theo Nguyễn Huy Cường 2002 nghiên cứu ở Hà Nội: tỉ lệĐTĐ ở người trên 15 tuổi: 2,42% Tỉ lệ giảm dung nạp glucose 2,2%, ở người <

40 tuổi là 0,34%, người > 65 tuổi 5,7% [22]

Theo Tô Văn Hải 2001 cho thấy tỉ lệ ĐTĐ ở Hà Nội là 3,62%, nữ 3,46%nam 3,95%, người có tiền sử đẻ con > 4 kg có tỉ lệ mắc ĐTĐ 27,02%, ngườiTHA mắc ĐTĐ 54,79% [33]

+ Địa dư, nghề nghiệp

Tỉ lệ ĐTĐ thay đổi tùy theo từng vùng lãnh thổ và có sự khác biệt tùytheo mức sống và nghề nghiệp

Ở Ấn Độ, theo King H năm 1995 Ấn Độ có 19,4 triệu người mắc bệnhĐTĐ và dự đoán vào năm 2025 có khoảng 57 triệu người ĐTĐ Theo các điềutra, ở Ấn Độ, vùng nông thôn, nam mắc ĐTĐ 3,7%, nữ 1,7%; thành thị nam

Trang 11

mắc ĐTĐ 11,8%, nữ 11,2% Miền Bắc Ấn Độ (2001) tỉ lệ người bị ĐTĐ là10,3%, miền Nam Ấn Độ 3,0% [15].

Theo Tạ Văn Bình và nhiều tác giả khác tỉ lệ mắc bệnh ở thành phố nhiềuhơn nông thôn [4],[15]

mẹ đều bị bệnh thì nguy cơ này tăng tới 50% Hai trẻ sinh đôi cùng trứng, mộtngười mắc bệnh ĐTĐ thì người kia bị xếp vào nhóm đe thực sự bị bệnh ĐTĐ[11],[15],[58],[82]

+ Các nguyên nhân về nhân chủng học

Tỉ lệ mắc bệnh và tuổi mắc bệnh ĐTĐ thay đổi theo sắc tộc, ở Tây Âu tỉ

lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 ở người da vàng cao hơn người da trắng từ 2 – 4 lần[15],[62]

Theo NHANES II, người Mỹ gốc Phi có nguy cơ ĐTĐ cao nhất so vớichủng tộc da trắng của Mỹ Người da đen có nguy cơ bị ĐTĐ cao hơn người datrắng cùng tuổi, người da đen 20 – 40 tuổi có tỉ lệ mắc ĐTĐ là 19,3% trong khingười da trắng cùng tuổi 12,0% Người Mỹ gốc Mêhicô tỉ lệ ĐTĐ là 24%, người

Mỹ gốc Puerto Ricans mắc ĐTĐ 38% và có nguy cơ mắc bệnh này gấp 2,3 lần

so với người Mỹ da trắng [15],[62]

Theo Tan và cộng sự 1999, nghiên cứu tỉ lệ ĐTĐ tại Singapor cho thấy:nhóm người gốc Hoa mắc ĐTĐ 7,8%, nhóm người gốc Malasia 10,1%, nhómngười gốc Ấn Độ 12,2% [15]

Trang 12

+ Tăng huyết áp

THA và ĐTĐ là hai bệnh độc lập nhưng có thể có mối liên quan Nhiềunghiên cứu chứng minh rằng hai bệnh này thường kết hợp với nhau và tỉ lệ bệnhtăng theo lứa tuổi Tỉ lệ THA ở người ĐTĐ gấp 2 lần người bình thường THA

và ĐTĐ đều là yếu tố nguy cơ cho bệnh lý mạch máu [61],[62] Ước tính 30 –70% biến chứng của ĐTĐ có liên quan đến THA Các YTNC với bệnh lý mạchmáu thường gắn bó với nhau là THA, ĐTĐ, tuổi, stress, rối loạn biland lipid, hútthuốc Càng nhiều yếu tố mức độ nguy cơ càng cao Người bệnh ĐTĐ thườngkhi có THA thì tiên lượng bệnh xấu đi rõ rệt, tăng nguy cơ bệnh lý thần kinh vàmạch máu, biến chứng càng tăng cao khi có tăng thêm cholesterol [54],[66],[78],[86],[91]

+ Các YTNC liên quan đến hành vi và lối sống

* Béo phì

Ở người béo phì, lượng mỡ phân phối ở bụng nhiều dẫn đến tỉ lệ vòngbụng/ vòng mông tăng hơn bình thường Béo bụng có liên quan chặt chẽ vớihiện tượng kháng insulin do thiếu hụt sau thụ thể; dẫn đến sự thiếu insulin tươngđối do giảm số lượng thụ thể ở các mô ngoại vi (chủ yếu là mô cơ, mô mỡ) Dotính kháng insulin cộng với sự giảm tiết insulin dẫn tới sự giảm tính thấm củamàng tế bào với glucose ở tổ chức cơ và mỡ, ức chế quá trình phosphoryl hóa vàoxi hóa glucose, làm chậm quá trình chuyển carbohydrat thành mỡ, tổng hợpglycogen ở gan, tăng cân tạo đường mới và bệnh ĐTĐ xuất hiện [20],[23],[24],[28],[29],[54],[68],[69],[87]

Theo Pagot và cộng sự, tỉ lệ ĐTĐ ở trẻ em 15 – 19 tuổi ở Mỹ tăng 61% từnăm 1988 – 1997 Khoảng 4,5/1000 trẻ vị thành niên mắc bệnh ĐTĐ, điều này

có liên quan với tỉ lệ bệnh béo phì tăng ở tuổi vị thành niên, mức độ tiêu thụthức ăn tăng đóng vai trò nhất định trong bệnh nguyên của ĐTĐ [49],[87],[88],[89],[90]

Trang 13

Người Châu Á di cư sống ở các nước phương Tây cũng có nguy cơ mắcbệnh ĐTĐ và GDNG cao Nghiên cứu trên người Nhật định cư ở Mỹ cho thấy tỉ

lệ ĐTĐ là 20% và GDNG là 40% Người Nhật có BMI thấp nhưng chỉ sốeo/mông rất cao [54],[61],[89]

Theo Simmin ở Anh, nghiên cứu trên 2.130 người Ấn Độ sống ở Anhbằng nghiệm pháp dung nạp glucose cho thấy: nam 11,2%, nữ 8,9% so vớingười da trắng cùng tuổi là nam 2,8%, nữ 4,3% Trong nghiên cứu này khôngcho thấy sự khác biệt của chỉ số BMI giữa 2 nhóm nhưng có sự khác biệt về chỉ

số vòng bụng/vòng mông và tình trạng kháng insulin giữa hai nhóm Điều đócho thấy vai trò của ít vận động và béo phì trong nguy cơ của ĐTĐ 80% ngườibéo phì mắc bệnh ĐTĐ [16],[54],[61],[80]

Một nghiên cứu ở Mỹ năm 2001 trên 113.869 nữ giới tuổi từ 30 – 55, theodõi trong 8 năm cho thấy có 873 người ĐTĐ Người có BMI từ 23 – 23,9 cónguy cơ mắc ĐTĐ gấp 3,6 lần người có BMI dưới 22 Nguy cơ ĐTĐ tăng lêntheo tỉ lệ tăng cân Tăng từ 25 – 30 thì nguy cơ ĐTĐ tăng 11,3 lần, tăng > 35 kgtrong 8 năm nguy cơ ĐTĐ tăng 17,3 lần [54],[87],[89]

Theo nghiên cứu của P.Zimmet (2001), tỉ lệ ĐTĐ của người > 25 tuổi ở

Úc là 7,5%, trong đó nam 8%, nữ 7%, người < 45 tuổi tỉ lệ ĐTĐ 2,5% cònngười trên 45 tuổi là 23,6% Tỉ lệ RLDNG là 16,3% trong đó nữ 15,3%, namgiới 17,3% Tỉ lệ người quá cân (BMI 25 – 29%) ở nam 39,1% còn nữ 48,2% Tỉ

lệ béo phì BMI > 30 ở nam 20,5%, nữ 19,1% [89]

Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Trần Đức Thọ cho thấy những người

có BMI > 25 có nguy cơ bị bệnh ĐTĐ type 2 nhiều hơn gấp 3,74 lần so vớingười bình thường Theo nghiên cứu của Thái Hồng Quang, ở những người béophì ở độ 1 tỉ lệ bệnh tăng lên gấp 30 lần so với người bình thường [12],[51],[56]

Béo phì là một trong những nguy cơ có thể tránh được của bệnh ĐTĐtype 2 Ở Pháp 40 – 60% người béo phì bị bệnh ĐTĐ type 2 và 70 – 80% người

Trang 14

bệnh ĐTĐ type 2 bị béo phì Nghiên cứu của Frank và cộng sự từ năm 1980 đếnnăm 1986 được thực hiện trên 84941 phụ nữ không bị bệnh ĐTĐ tại thời điểmbắt đầu nghiên cứu; kết quả cho thấy thừa cân và béo phì là nguy cơ số 1 củabệnh ĐTĐ type 2 [31],[84],[87],[89].

Đánh giá nguy cơ mắc ĐTĐ theo BMI (Theo Asean)

BMI = Trọng lượng (kg) / chiều cao 2 (m2)

- BMI < 18,5 – 22,9: nguy cơ thấp

- BMI từ 23 – 24,9: có nguy cơ

- BMI từ 25 – 29,9 (béo độ 1): nguy cơ cao

- BMI ≥ 30 (béo độ 2): nguy cơ rất cao

* Ít hoạt động thể lực

Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã cho thấy việc tập thể lựcthường xuyên có tác dụng làm giảm nhanh nồng độ glucose huyết tương ở bệnhnhân ĐTĐ type 2, đồng thời giúp duy trì sự bình ổn của lipid máu, huyết áp, cảithiện tình trạng kháng insulin và giúp cải thiện tâm lí Sự phối hợp hoạt động thểlực thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp làm giảm 58% tỉ lệ mớimắc ĐTĐ type 2 Nghiên cứu Da Qing trên 577 người bị GDNG được phân chiathành 3 nhóm: 1 nhóm áp dụng tiết thực đơn thuần, 1 nhóm áp dụng thể lực đơnthuần, 1 nhóm kết hợp vừa tiết thực vừa thể dục, theo dõi sau 6 năm, kết quả chothấy tỉ lệ giảm nguy cơ phát triển thành ĐTĐ lần lượt là 31%, 46%, 42% Điểm

lí thú là tập thể dục đơn thuần có tác dụng giảm nguy cơ ĐTĐ cao nhât [10],[25],[27],[66],[81],[89]

* Chế độ ăn

Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy tỉ lệ bệnh ĐTĐ tăng cao ở những người cóchế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, nhiều carbohydrat tinh chế Ngoài ra thiếu hụtcác yếu tố vi lượng hoặc vitamin góp phần làm thúc đẩy sự tiến triển bệnh ởngười trẻ tuổi Ở người già mắc bệnh ĐTĐ có sự tăng sản xuất gốc tự do, nếu bổ

Trang 15

sung các chất chống oxi hóa như vitamin C, vitamin E thì phần nào cải thiệnđược hoạt động của insulin và quá trình chuyển hóa Một số người cao tuổi mắcbệnh ĐTĐ bị thiếu magie và kẽm, khi được bổ sung những chất này đã cải thiệntốt được chuyển hóa glucose [5],[7],[65],[85].

Chế độ ăn nhiều chất xơ, ăn ngũ cốc ở dạng chưa tinh thể (khoai, củ) ănnhiều rau là giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ [5],[7],[85],[94]

* Các yếu tố khác

- Stress

- Lối sống phương Tây hóa, thành thị hóa, hiện đại hóa

Các nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã cho thấy bệnh ĐTĐ đang tăngnhanh ở các nước đang phát triển, đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, đó cũng lànhững nơi đang có sự chuyển tiếp về dinh dưỡng, lối sống Một ví dụ là tỉ lệbệnh ĐTĐ ở Trung Quốc là 2%; trong khi đó người Trung Quốc sống ởMauritius có tỉ lệ mắc bệnh là 13% [49],[62]

+ Các yếu tố chuyển hóa và các nguy cơ trung gian

* RLĐHLĐ, GDNG sẽ làm phát triển tình trạng kháng insulin tiến tới

ĐTĐ type 2 Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh RLĐHLĐ có liênquan chặt chẽ với tỉ lệ phát triển bệnh ĐTĐ sau này Theo thử nghiệm tại PhầnLan (Toomilehto J và cộng sự, 2001) sau 5 năm tỉ lệ RLĐHLĐ chuyển thànhĐTĐ là 43% Nghiên cứu của Nguyễn Bích Thủy trên 347 đối tượng cóRLĐHLĐ cho thấy sau khi làm nghiệm pháp GDNG thì có 39,8% trường hợp

có RLDNG và 22,7% trường hợp có ĐTĐ Theo Trần Văn Lạc RLĐHLĐ là yếu

tố tiềm ẩn thuận lợi cho bệnh ĐTĐ phát triển trong thời gian tới Như vậy có thểthấy rằng xét nghiệm glucose máu lúc đói để phát hiện RLĐHLĐ là rất có ýnghĩa, giúp cho việc ngăn ngừa phát triển bệnh ĐTĐ [25], [26], [27], [28], [63],[80], [86]

Trang 16

* Kháng insulin: Trong đề kháng insulin, cơ, mỡ và tế bào gan không sử

dụng insulin một cách thích hợp Tụy cố gắng bắt kịp với nhu cầu insulin bằngcách sản xuất nhiều hơn Cuối cùng tụy không bắt kịp nhu cầu insulin của cơ thể

và một lượng lớn glucose gia tăng trong máu Nhiều người bị đề kháng insulin

có nồng độ glucose máu và insulin trong máu cao cùng một lúc [24],[26],[27]

* Các yếu tố liên quan đến thai nghén (tình trạng sinh, ĐTĐ thai kỳ, con

cháu của những phụ nữ ĐTĐ khi mang thai)

Ở những người có tiền sử GDNG, khả năng tiến triển thành bệnh ĐTĐthực sự là rất cao Theo Harris và cộng sự nghiên cứu năm 1989 ở Mỹ cho thấy,

tỉ lệ GDNG gặp khá nhiều và tăng dần theo tuổi, từ 6,4% ở lứa tuổi 20 – 44 tănglên 41% ở lứa tuổi 65 – 74 Theo Saad và cộng sự, GDNG có nguy cơ phát triểnthành bệnh ĐTĐ type 2cao gấp 6,3 lần so với người bình thường [20] Cáchđược phòng bệnh ĐTĐ ở những người có GDNG hiệu quả vẫn là điều chỉnh chế

độ ăn uống, sinh hoạt và tăng cường hoạt động thể lực [39],[49],[81]

* Hội chứng chuyển hóa (HCCH):

Hội chứng này bao gồm một nhóm các triệu chứng và dấu chứng thườnggặp trong nhóm bệnh nội tiết và tim mạch [36],[50]

HCCH gắn liền với tình trạng kháng insulin và kháng insulin thường làyếu tố chỉ điểm dẫn đến ĐTĐ type 2 trong tương lai Nghiên cứu tiền cứu Parisvới 5.042 nam giới da trắng ở lứa tuổi trung niên cho thấy những người có tìnhtrạng tăng insulin máu lúc đói thường phát triển thành ĐTĐ sau 3 – 4 năm [1],[19],[68]

HCCH ảnh hưởng đến khoảng 24% người Mỹ trưởng thành, theoNHANES III, khoảng 47 triệu người bị HCCH trong đó 44% trên 50 tuổi,HCCH gặp 10% đàn bà và 15% đàn ông có dung nạp glucose bình thường, 78%

và 84% người bị ĐTĐ type 2 [1],[15],[28]

Trang 17

Theo tiêu chuẩn NCEP ATP III năm 2002 Được gọi là HCCH khi có ≥ 3tiêu chuẩn sau [11],[15],[68]:

- Glucose máu lúc đói ≥ 6,1mmol/l

- HATT ≥ 130 và hoặc HATTr ≥ 85 mmHg

- Triglycerid ≥ 1,7 mmol/l

- HDLc < 1,0 mmol/l ở nam, < 1,3 ở nữ

- Chu vi vòng bụng ≥ 90 cm ở nam, ≥ 80 cm ở nữ

+ Rối loạn lipid máu

Bình thường lipid máu là 800 – 850mg/100 ml nhờ cân bằng giữa cung cấp(ăn vào, tổng hợp từ glucid và điều mỡ từ tổ chức) và tiêu thụ (sử dụng cho nănglượng, chuyển vận) Có thể tạo Cetonic trong trường hợp đái tháo đường hoặcnhịn đói lâu này Như vậy lipid máu có thể tăng trong trường hợp bệnh lí sau:

- Tăng lipid máu do ăn uống

- Tăng lipid do huy động: mỡ từ nơi dự trữ được huy động nhiều ra máu,hoặc được tăng tổng hợp từ glucid, vượt quá khả năng tiêu thụ của các tổ chức

Sự oxy hóa lipid trong các tổ chức phụ thuộc vào sự thoái hoá của glucid, có thểgặp tăng lipid này trong ĐTĐ, khi thần kinh bị hưng phấn do nóng, lạnh, chấnthương, mệt mỏi, sốc [29],[54]

- Tăng lipid máu do giảm chuyển vận hay giảm sử dụng

Rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn hoặc tăng các thành phần lipidtrong máu Rối loạn chuyển hóa lipid gắn liền với bệnh lí mạch máu, đặc biệt làbệnh lí mạch vành Điều hòa các rối loạn lipid máu có tác dụng cải thiện rõ rệtbệnh lí tim mạchowr người mắc ĐTĐ

Rối loạn lipid máu, THA, béo phì là những yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệbệnh xơ vữa động mạch ở ngưởi ĐTĐ type 2, trong các số YTNC này thườnggặp nhất là các rối loạn lipid máu Người mắc bệnh ĐTĐ thường có tăngtriglycerid máu và HDL thấp và có tỉ lệ rối loạn chuyển hóa lipid cao gấp 2 - 3

Trang 18

lần người không bị bệnh ĐTĐ Thậm chí người có GDNG hay RLĐHLĐ cũng

đã có những rối loạn chuyển hóa lipid tương tự [19],[20],[28],[29],[79]

Bảng 1.1 Những thông số hướng dẫn theo dõi tình trạng biến đổi lipid máu [15].

Các thành phần Nồng độ An toàn Nghi ngờ Cần điều trị

HDL – C (nam) mmol/l >1,9 0,9 – 1,4 <0,9HDL – C (nữ) mmol/l >1,7 1,2 – 1,7 <1,2Tóm lại có nhiều YTNC gây bệnh ĐTĐ, theo Tạ Văn Bình và nhiều tácgiả khác các yếu tố nguy cơ chính là [4],[15],[54],[60]:

- BMI ≥ 23

- Gia đình có bố mẹ, ông bà, anh chị em ruột bị ĐTĐ

- THA

- Vòng eo ≥ 90 cm ở nam, ≥ 80 cm ở nữ

- Tỉ lệ vòng eo/vòng mông ≥ 0,95 ở nam và ≥ 0,85 ở nữ

- Đã được chẩn đoán có rối loạn lipid máu

- Đã được xác định có RLĐHLĐ

- Đã từng được chẩn đoán ĐTĐ khi mang thai

Các yếu tố nguy cơ được coi là trung gian:

- Tuổi ≥ 45

- Thích ăn nhiều loại thực phẩm có mỡ

- Thích ăn nhiều loại thực phẩm ngọt

- Công việc nhẹ nhàng ít hoạt động thể lực

- Có tiền sử sinh con ≥ 4 kg

- Uống rượu hằng ngày > 30 ml/ngày, uống bia hằng ngày > 300 ml

- Nghiện hút thuốc lá

1.1.6 ĐTĐ thai nghén

Trang 19

Là tình trạng rối loạn đường huyết ở bất kỳ mức độ nào phát hiện được ởthời kỳ mang thai Ở Mỹ tỷ lệ vào khoảng từ 3% - 8% số phụ nữ mang thai.Nghiên cứu của BVNT tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện phụ sản

Hà Nội, tỷ lệ mắc khoảng 10% Các yếu tố nguy cơ của ĐTĐ thai nghén cũngtương tự như các yếu tố nguy cơ ĐTĐ type 2

1.1.7 ĐTĐ thứ phát (thể đặc biệt)

ĐTĐ trong các trường hợp này là hậu quả của các bệnh lý cụ thể như;

- Hemochromatosis, viêm tuỵ, sơ hóa tuỵ, u nang tuỵ, phẫu thuật cắt bỏ tuỵ

- Các bệnh nội tiết gây tiết quá nhiều hormone đối kháng với tác dụng củainsulin (ví dụ: GH trong bệnh to đầu chi, Cortisol trong hội chứng Cushing vàcatecholamine trong u tuỷ thượng thận vv

- Một số thuốc ức chế bài tiết insulin (như phenytoin) hay ức chế hoạtđộng của insulin (như estrogens hay glucocorticoids)

và trong thời gian ngắn (thường chỉ vài tuần) Bệnh nhân ĐTĐ typ 1 có xuhướng nhiễm toan cetone, sự tích tụ cetone trong máu dẫn đến thiếu oxy, đaubụng, nôn, nặng hơn dẫn đến hôn mê và tử vong nếu không được chẩn đoán vàđiều trị kịp thời Đây là điểm quan trọng trong bệnh sinh và diễn biến ở bệnhnhân ĐTĐ týp 1

1.2.1.2 ĐTĐ typ 2

Khác với ĐTĐ typ 1, bệnh diễn biến âm thầm, các triệu chứng như: đáinhiều, uống nhiều, ăn nhiều, mệt mỏi, sút cân , thường không điển hình Vì thếbệnh thường được phát hiện muộn, khi đã có biến chứng Trên thực tế có tới50% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 khi phát hiện ra bệnh đã có biến chứng

1.2.2 Cận lâm sàng

Trang 20

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (ĐTĐ) và rối loạn dung nạp đườnghuyết (RLDNĐH) áp dụng trong nghiên cứu theo tiêu chuẩn mới nhất của hiệphội ĐTĐ thế giới năm 2005 như sau [6]:

- Chẩn đoán đái tháo đường: Theo tiêu chuẩn hiện nay của WHO, áp dụngvào năm 1999, khi có một trong ba tiêu chí sau [6],[8],[24]

+ Có triệu chứng của ĐTĐ (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thờiđiểm bất kỳ ≥ 11,1mmol/l

+ Mức glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0mmol/l

+ Mức glucose huyết tương ≥ 11,1mmol/l ở thời điểm 2 giờ sau nghiệmpháp dung nạp glucose

- Chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose

Nếu mức glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp tăngglucose máu từ 7,8mmol/l đến < 11,1mmol/l

- Chẩn đoán rối loạn đường huyết lúc đói: Theo tiêu chuẩn chẩn đoán củaWHO 1998

Nếu lượng glucose huyết tương lúc đói từ 6,1mmol/l đến < 7,0mmol/lhoặc lượng glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ của nghiệm pháp tăng đườngmáu < 7,8mmol/l [4],[15],[24],[25],[93]

1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.3.1 Tình hình bệnh đái tháo đường trên Thế giới

Đái tháo đường là một bệnh phổ biến, mạn tính và tốn kém Nó ảnhhưởng đến hàng triệu người cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội vàmọi trình độ văn hóa khác nhau Gánh nặng bệnh tật do ĐTĐ tăng lên trên toàncầu đặc biệt các nước đang phát triển nơi đô thị hóa đang làm thay đổi tập tục ănuống, giảm hoạt động thể lực và tăng cân Bệnh ĐTĐ nếu phát hiện muộn hoặckiểm soát kém sẽ gây ra biến chứng cấp tính và mạn tính ĐTĐ là nguyên nhânhàng đầu gây ra các bệnh mạch máu (bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh mạch máu

Trang 21

ngoại vi ), giảm thị lực và mù, tổn thương thận, loét bàn chân gây cắt đoạn chi,bất lực tình dục Bệnh ĐTĐ là bệnh không lây có tốc độ phát triển nhanh nhất,năm 1994, cả thế giớimới có 110 triệu người mắc ĐTĐ; năm 1995, đã có 135triệu người mắc ĐTĐ; dự báo đến năm 2010 số người mắc bệnh ĐTĐ là 221triệu người, và năm 2025 sẽ là 330 triệu người trong đó ở các nước phát triểntăng 42% còn các nước đang phát triển tăng 170% Có khoảng 41-54 triệu ngườilứa tuổi 40-70 ở Hoa Kỳ bị tiền ĐTĐ, từ số này gây tăng nguy cơ bệnh ĐTĐ týp

2, tổn thương tim mạch, đột quỵ [4],[15],[62]

Ngày nay đã có nhiều nghiên cứu về lãnh vực bệnh này người ta chia racác chi phí trực tiếp, gián tiếp và chi phí vô hình Theo một thống kê năm 1997hàng năm thế giới phải chi 1.030 tỷ đô la Mỹ cho bệnh ĐTĐ, riêng nước Mỹcon số này là 98 tỷ (kể cả chi phí trực tiếp và gián tiếp) ĐTĐ là một gánh nặngkinh tế cho cá nhân và xã hội Dự báo trong thế kỷ 21 bệnh sẽ là gánh nặng chonền kinh tế toàn cầu Vì lý do đó đã có nhiều liên minh chiến lược ở châu Âu,châu Mỹ ra đời thống nhất biện pháp phòng chống Tháng 6/2001, tại KualarLumpur khu vực Tây Thái Bình Dương cũng đã thành lập liên minh này, Việtnam là một trong các quốc gia tham gia soạn thảo và ký kết tuyên bố KualarLumpur này [4]

Bệnh đái tháo đường, trong đó chủ yếu là đái tháo đường týp 2 (chiếm 95% tổng số bệnh nhân đái tháo đường) là một trong những bệnh không lâynhiễm phổ biến nhất hiện nay trên toàn cầu Năm 2003, trên thế giới có 194 triệungười bị bệnh đái tháo đường, trong đó khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có39,3 triệu người mắc bệnh Tổ chức Y tế Thế giới dự đoán trong những năm tớibệnh đái tháo đường sẽ là bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất, đặc biệt ở cácnước đang phát triển, cụ thể đến năm 2025 số người mắc bệnh đái tháo đườngtrên thế giới sẽ là 333 triệu người, tăng 72% trong đó số người mắc bệnh đái

Trang 22

90-tháo đường ở Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là 81,6 triệu người, tăng 108% và

số người mắc bệnh đái tháo đường ở Châu Phi sẽ là 15 triệu người, tăng 111%

Tỷ lệ bệnh ĐTĐ týp 2 tăng nhanh theo thời gian và sự tăng trưởng kinh

tế Đầu thế kỷ 20, tần suất mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới còn ở mức thấp, WHOước tính năm 1985 mới có khoảng 30 triệu người trên thế giới mắc bệnh ĐTĐ,

tới 1994 là 110 triệu và 1995 đã là 135 triệu (chiếm 4% dân số toàn cầu) Dự

báo: năm 2010 sẽ là 221 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và 2025 là 330 triệu người

(chiếm 5,4% dân số toàn cầu) [2], [6].

Bảng 1.2 Phân bố bệnh ĐTĐ trên thế giới [8]

Địa điểm Dân số

(triệu người)

Số người mắc bệnh ĐTĐ (triệu người)

Năm 1995 Năm 2000 Năm 2010

Dự kiến trong vòng 15 năm (1995 - 2010), số người mắc ĐTĐ ở Châu Á,Châu Phi sẽ tăng lên 2 tới 3 lần so với hiện nay Cụ thể: vùng Tây Á, số ngườimắc sẽ tăng từ 3,6 triệu lên 11,4 triệu; Đông Á, số người mắc sẽ tăng từ 21,7triệu lên 44 triệu; Đông Nam Á sẽ từ 8,6 lên 19,5 triệu và khu vực Bắc Á sốngười mắc ĐTĐ sẽ tăng từ 28,8 triệu lên 57,5 triệu

Ở Hoa Kỳ, năm 1998 có 16 triệu người bị bệnh ĐTĐ, trong đó hơn 90%

là ĐTĐ týp 2, hàng năm có tới 650.000 người mới mắc bệnh Bệnh ĐTĐ gặp ởmọi lứa tuổi Độ tuổi  24 là 3,56 triệu người, chiếm 8,2 % tổng số người cùnglứa tuổi, độ tuổi  64 là 6,3 triệu người, chiếm 18,4 % những người cùng độ

Trang 23

tuổi Số người mắc bệnh ĐTĐ ở độ tuổi dưới 24 là 123.000 người, chiếm 0,16

% Đặc biệt, năm 2003 số người mắc bệnh ĐTĐ ở Hoa Kỳ là 18,2 triệu người,sau 2 năm - năm 2005 đã là 20,8 triệu người - ước tính tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ởHoa Kỳ đã tăng 14% mỗi năm

Các nước Trung và Đông Âu, (Ba Lan, Hungari, Bungari, Slovakia…) với

số dân 96,6 triệu, có 4,3 triệu mắc ĐTĐ Dự đoán năm 2010, số bệnh nhân ĐTĐ

ở khu vực này sẽ là 5 triệu, trong đó 80% là ĐTĐ týp 2

Khu vực Tây Thái Bình Dương, theo ước đoán hiện nay ít nhất có 30 triệungười bị bệnh ĐTĐ, dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025 Đặc biệt quan trọng

là sự gia tăng mạnh lại rơi vào nhóm tuổi lao động Ở Trung Quốc, người ở độtuổi trưởng thành mắc bệnh ĐTĐ là 38 triệu

Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở 2 nhóm nước trong khu vực Tây Thái Bình Dươngnhư sau:

Bảng 1.3 Phân bố bệnh ĐTĐ khu vực Tây - Thái Bình Dương [9]

Nhóm nước

Số người mắc bệnh ĐTĐ (x106) Tỷ lệ tăng

trong 25 nămtới (%)

1.3.2 Tình hình bệnh đái tháo đường tại Việt Nam

Ở Việt Nam, tình hình mắc bệnh ĐTĐ trong thời gian gần đây đang cóchiều hướng gia tăng, đặc biệt là tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2, tại các thành phố lớn

Năm 1990 Phan Sĩ Quốc và CS thực hiện điều tra ngẫu nhiên trên 4912đối tượng từ 15 tuổi trở lên, sống ở hai khu vực nội thành và ngoại thành Hà

Trang 24

Nội, theo các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của WHO năm 1985 (ĐH đói trên 7,8

mmol/l và ĐH 2 giờ sau OGTT trên 11 mmol/l) đã thu được kết quả: tỷ lệ mắc

ĐTĐ chung ở Hà Nội, năm 1991 là 1,1% (nội thành 1,44% ; ngoại thành

0,96%), tỷ lệ IGT là 1,6%.

Mai Thế Trạch và CS đã thực hiện một cuộc điều tra trên 5416 người từ

15 tuổi trở lên tại Tp Hồ Chí Minh, kết quả tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chung ở Tp

Hồ Chí Minh, năm 1992: 2,52% [6]

Năm 2000, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở Hà Nội đã là 3,62 Năm 2001, tỷ lệ

này tại khu vực nội thành của bốn thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,

Tp Hồ Chí Minh) là 4,1%, tỷ lệ IGT là 5,1%

Điều tra Quốc gia năm 2002 cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ chung là 2,7%, khuvực thành phố là 4,4%, khu vực đồng bằng là 2,1% và khu vực miền núi là2,1% [3]

Điều tra quốc gia năm 2008 cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 5,7%, tỷ lệrối loạn ĐH lúc đói là 18,2%, tỷ lệ rối loạn dung nạp đường là 15,4% Tỷ lệĐTĐ theo khu vực như sau: thành phố 6,9%, đồng bằng 6,3%, ven biển 3,8%,miền núi 4,8% Như vậy chỉ sau 6 năm tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nước ta tăng 211%

Tại Thừa Thiên Huế, theo kết quả nghiên cứu của Trần Hữu Dàng và CS saukhi khám và xét nghiệm máu trên 4980 đối tượng  15 tuổi, đã xác định tỷ lệ mắc

ĐTĐ chung ở Huế năm 1994 là 0,96% (nội thành 1,05% ; ngoại thành 0,6%)

Năm 2008 theo kết quả điều tra tình hình bệnh đái tháo đường ở 4 vùngsinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường chung là3,2%, tỷ lệ thấp nhất ở vùng núi (2,1%), cao nhất ở đồng bằng (4,3%); tỷ lệ rốiloạn dung nạp đường huyết là 8,0% [6]

1.4 TÍNH CHẤT NGHIÊN TRỌNG CỦA BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG

ĐTĐ là một bệnh mãn tính nguy hiểm Nếu không phát hiện sớm và điềutrị sẽ gây các biến chứng cấp tính và mãn tính đe dọa tính mạng, gây tàn phế vàảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống Nhưng ngay tại các nước phát triển như

Mỹ, hơn 50% trường hợp không được phát hiện trong nhiều năm [15]

Trang 25

Theo thống kê của hiệp hội ĐTĐ quốc tế:

- ĐTĐ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ tư ở các nước phát triểnnhư ở Mỹ Tử vong do ĐTĐ cao gấp 2 lần người không bị bệnh này

- ĐTĐ là nguyên nhân chính gây mù lòa và giảm thị lực ở người trưởngthành tại các nước phát triển (2% bệnh nhân ĐTĐ bị mù lòa sau 15 năm, 10%giảm thị lực trầm trọng)

- ĐTĐ là nguyên nhân thường gây cắt đoạn chi không do tại nạn 15 – 40lần người bình thường

- Bệnh nhân ĐTĐ bị bệnh tim mạch gấp 2 – 4 lần người bình thường

- ĐTĐ là nguyên nhân gây suy thận giai đoạn cuối, cần phải chạy thậnnhân tạo, thay thận (khoảng 40% bệnh nhân ĐTĐ có bệnh thận) [46], [56], [61]

1.5 GÁNH NẶNG CHI TRẢ XÃ HỘI CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Theo quan niệm hiện nay chi phí cho điều trị bệnh ĐTĐ là một chi phíphức tạp, tổng hợp của nhiều yếu tố Do vậy không chỉ chiếm được mối quantâm của các chuyên gia y tế mà còn thu hút sự chú ý của các nhà quản lí xã hội

vì sự phát triển của bệnh luôn gắn với sự gia tăng của các biến chứng mãn tínhgây hao tốn không nhỏ đến sức người, sức của, ảnh hưởng đến tình hình pháttriển kinh tế xã hội của mọi quốc gia [15], [46], [62]

Nhìn nhận tổng hợp thì chi phí cho quản lí sức khỏe của người mắc ĐTĐgấp 2 – 4 lần người không bị ĐTĐ Chi phí này bao gồm cả thuốc, trang thiết bị,xét nghiệm cận lâm sàng, chi phí thường xuyên đi khám bệnh Mức độ chi phínày còn phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh, vào tình trạng biến chứng của bệnh[5], [15], [46]

Đa số chi phí cho điều trị của người bị ĐTĐ gắn liền với giải quyết cácbiến chứng của bệnh, đặc biệt là những người phải nằm viện, thường các biếnchứng chiếm tới 2/3 tổng chi phí điều trị

Trang 26

Những nghiên cứu của một số nước phát triển cho thấy 5 – 10% tổngngân sách giành cho y tế buộc phải chi cho việc chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ.

Năm 1997, thế giới chi cho điều trị ĐTĐ là 1.030 tỷ đô la Mỹ, riêng nước

Mỹ với 15 triệu người ĐTĐ chi phí 98,2 tỷ USD Dự kiến năm 2010 chi phí này

sẽ tăng khoảng 50% [15], [46]

Ở New Zealand, 5% ngân sách y tế được chi cho việc trực tiếp chăm sócĐTĐ và thêm 5% nữa cho các khoảng trợ cấp mất sức vì ĐTĐ tổng cộng 10%.Tại Nhật Bản, chi phí trực tiếp về ĐTĐ cho các cơ sở y tế chiếm 6% tổng ngânsách y tế năm 1998 [15]

Hiện chưa có các thông tin đầy đủ, chi tiết về chi phí trực tiếp và gián tiếpcho bệnh ĐTĐ của khu vực Tây Thái Bình Dương Tuy nhiên số liệu của một sốquốc gia cho thấy chi phí chung cho người ĐTĐ cao hơn một cách đáng kể sovới người không ĐTĐ [46]

Nếu tính theo giới và tuổi thì tỷ lệ mất sức lao động của nam giới bị ĐTĐtrên 40 tuổi tăng gấp 3 lần, ở bệnh nhân nữ trên 50 tuổi tăng gấp 2 lần so với cácđối tượng nam nữ cùng độ tuổi không bị ĐTĐ

Những nghiên cứu về kinh tế y tế cho thấy ngay cả trong thời kì tiền lâmsàng của ĐTĐ, chi phí chăm sóc sức khỏe cũng tăng, ví dụ người có khả năngmắc bệnh ĐTĐ thường hay tìm tới các dịch vụ y tế hơn và phải mất chi phíchăm sóc sức khỏe nhiều hơn so với người không có nguy cơ phát triển thànhĐTĐ [11], [15]

Người ta cũng dự báo rằng sự gia tăng cao nhất về số người ĐTĐ tại cácnước đang phát triển sẽ xảy ra ở độ tuổi có khả năng lao động, từ 24 – 64 tuổi.Điều này chắc chắn sẽ có ý nghĩa đối với khu vực Tây Thái Bình Dương, nơi cónhiều quốc gia đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời có

tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ cũng đạt tới mức “kỷ lục” Đặc điểm này cũng đồng nghĩa

Trang 27

với sự thật là khu vực này đang chịu một gánh nặng không nhỏ về mặt chi phígián tiếp của bệnh ĐTĐ cũng như gánh nặng về nhu cầu dịch vụ y tế [46].

+ Tác động xã hội của ĐTĐ:

Tác động của tử vong và biến chứng sớm do ĐTĐ lên sức sản xuất, chiphí tài chính và xã hội rất lớn Vai trò và vị trí của người đàn ông với tư cách làngười lao động chính trong gia đình và của người phụ nữ với tư cách là ngườiquản lý, chăm sóc gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng do bệnh ĐTĐ và các biếnchứng của bệnh Tại nhiều nước đang phát triển hiện không có công quỹ dựphòng càng gây thêm sự căng thẳng về tài chính, thể chất và tâm lý trong giađình, nhất là đối với phụ nữ [46], [56], [75]

Chất lượng cuộc sống và sự tự tin cá nhân bị suy giảm thường do:

- Lo lăng về việc thường xuyên có thuốc điều trị thiết yếu

- Thiếu thông tin đầy đủ để biết cách tự chăm sóc

- Khó khăn trong việc đánh giá chăm sóc sức khỏe thích hợp

1.6 PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1.6.1 Lợi ích của chương trình phòng chống bệnh ĐTĐ

- Nghiên cứu thực hiện năm 2002 ở Mỹ chương trình phòng chống bệnhĐTĐ cho thấy khi can thiệp vào các yếu tô nguy cơ như tiết chế giảm cân và tậpluyện đều đặn hoặc dùng thuốc đã giảm 58% bệnh ĐTĐ

Trang 28

- Nghiên cứu của viên quốc gia Hoa Kỳ, tiến hành trong 10 năm 1993) gồm 1441 người tham dự Nghiên cứu đã xác định sự kiểm soát chặt chẽđường huyết trong vòng 5-10 năm đã ngăn ngừa và làm chậm lại sậiphts triểnbệnh võng mạc và bệnh thận [15], [62].

(1983-1.6.2 Chiến lược hành động toàn cầu

Do tầm quan trọng của bệnh ĐTĐ, Hiệp hội ĐTĐ quốc tế và tổ chức y tếthế giới công bố mục tiêu và chiến lược phòng chống ĐTĐ của thiên niên kỷnày là:

Tuyên ngôn St Vincent của châu Âu được ký tại St Vincent của nước Ývào năm 1989

1 Tuyên ngôn của châu Mỹ DOTA, được ký năm1996

2 Tuyên ngôn của Tây Thái Bình Dương được ký vào năm 2000

Đó là chương trình hành động về phòng chống bệnh ĐTĐ nhằm giảmgánh nặng kinh tế và sức khoẻ của các nước trong từng khu vực Hiện nay vẫn

có 25% quốc gia chưa có chương trình phòng chống bệnh ĐTĐ [15],[62]

và văn phòng khu vực Thái Bình Dương Mục tiêu hội thoả là xây dựng tài liệu

về hướng dẫn phòng bệnh và quản lý bệnh ĐTĐ, nhằm đạt được sự thống nhất

Trang 29

trong cả nước về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ, các chỉ tiêu cần theo dõi,đánh giá quản lý bệnh ĐTĐ [15],[62].

Ngày 17 tháng 6 năm 2002 quyết định của chính phủ về chương trìnhphòng chống một số bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2002-2010 bao gồm cácbệnh tim mạch, ung thư, ĐTĐ, rối loạn sức khoẻ tâm thần Trong đó mục tiêu làlàm giảm tỷ lệ mắc, biến chứng và tử vong của bệnh ĐTĐ, cụ thể:

- Giảm 50% các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ trong cộng đồng

- Điều trị và lập danh sách theo dõi, hướng dẫn để 100% bệnh ĐTĐ đãđược phát hiện có thể tự quản lý bệnh tật

Ngày 14 tháng 1 năm 2003, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minhchấp thuận thành lập chương trình sức khoẻ của cơ sở y tế, trong đó mục tiêucủa chương trình phòng chống bệnh ĐTĐ:

- Khởi động một chương trình phòng chống cấp 1 đối với bệnh ĐTĐ lồngghép với chiến lược tuyên truyền phòng chống các bệnh không lây

- Tăng cường phát hiện sớm bệnh ĐTĐ

- Tăng cường quản lý đường huyết trên người bệnh ĐTĐ nhằm hạn chếbiến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống [15],[62]

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Những người ở độ tuổi 30–69 (năm sinh từ 1941–1980)

2.2 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Trang 30

Xã Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.3 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Từ tháng 06 – tháng 12 năm 2010

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.4.2 Cỡ mẫu nghiên cứu

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên:

2

2 2 /

d

DE p p z

n  

Trong đó:

n: cỡ mẫu nghiên cứu

p = 0,1 (tỷ lệ ước đoán bệnh ĐTĐ 4%, tỷ lệ rối loạn dung nạp đườnghuyết là 6%)

: chọn  = 0,05, z1 – /2 = 1,96

d: độ chính xác mong muốn là 0,03

DE: hệ số thiết kế = 2

Cỡ mẫu tính được là 766, làm tròn là 800 đối tượng

Xã Phú Hải gồm có 4 thôn Mỗi thôn chúng tôi chọn 200 đối tượng có độtuổi từ 30-69, như vậy mẫu điều tra của chúng tôi là 800 đối tượng có độ tuổi từ30-64

2.4.3 Cách chọn mẫu

Chọn đối tượng điều tra: Trong mỗi thôn, lập danh sách toàn bộ đối tượng từ

30-69 tuổi (tương ứng sinh từ năm 1941-1980), nam riêng và nữ riêng sau đóchọn ngẫu nhiên 100 đối tượng nam và 100 đối tượng nữ, bằng cách:

+ Lấy tổng số đối tượng từ mỗi thôn chia cho 100 sẽ được khoảng cáchchọn k

Trang 31

+ Chọn đối tượng đầu tiên có giá trị t sao cho: k  t  1.

+ Đối tượng thứ 2 được chọn có giá trị = t + 1k

+ Tương tự đối tượng thứ 3 được chọn có giá trị = t + 2k

Tiếp tục như thế cho đến đối tượng thứ 100

Phương pháp điều tra

- Địa điểm: Thu thập số liệu tập trung, địa điểm thu thập tại trạm y tế xãPhú Hải hoặc các địa điểm khác thích hợp

- Thời gian thu thập:

Vào buổi sáng từ 5-10h sáng, các đối tượng đều được xét nghiệm glucosemáu ít nhất sau ăn là 8 tiếng

- Thu thập thông tin bằng phiếu điều tra:

Tất cả các cụm điều tra đều được sử dụng chung bộ phiếu điều tra giốngnhau để thu thập các thông tin về hành chính, về nhân khẩu học như tuổi, giới,dân tộc, nghề nghiệp, tiền sử bản thân và gia đình liên quan đến bệnh, các yếu tốliên quan đến lối sống như uống rượu, hút thuốc, thói quen ăn uống, hoạt độngthể lực, các thông tin liên quan đến các hoạt động truyền thông và kiến thức-thái độ- thực hành về phòng chống bệnh ĐTĐ

2.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Xác định tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp đườnghuyết tại xã Phú Hải, huyện Phú Vang

+ Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ và tiền ĐTĐ của xã nghiên cứu.

+ Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ và tiền ĐTĐ theo độ tuổi < 45 và  45

+ Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ và tiền ĐTĐ theo giới

- Tìm hiểu các yếu tố liên quan với bệnh đái tháo đường, rối loạn dungnạp đường huyết tại xã Phú Hải

+ Tuổi  45

+ Thừa cân (BMI  23 và vòng eo  90cm với nam hoặc  80cm với nữ)

Trang 32

+ Tăng huyết áp (huyết áp tối đa  140 và hoặc huyết áp tối thiểu

 90 mmHg)

+ Tiền sử gia đình có người bị bệnh ĐTĐ

+ Tiền sử bệnh tim mạch: bệnh mạch vành, đột qụy

- Các yếu tố nguy cơ trung gian như:

+ Ăn nhiều mỡ và thích ăn nhiều thực phẩm có mỡ

+ Thích và ăn nhiều các loại thực phẩm có vị ngọt như đường, sữa,bánh kẹo

+ Công việc nhẹ nhàng như làm hành chính, ít hoạt động thể lực

+ Uống rượu hàng ngày (> 300ml/ngày)

+ Nghiện thuốc lá > 10 điếu/ngày

2.6 CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH LƯỢNG HÓA

- Thông tin về nhân khẩu học: tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp

- Tiền sử bản thân và gia đình liên quan đến bệnh đái tháo đường

- Các yếu tố liên quan đến lối sống: uống rượu, hút thuốc lá, thói quen ănuống, hoạt động thể lực

- Các tham số sinh học: Cân nặng, chiều cao, huyết áp.

- Các xét nghiệm sinh học: Đo nồng độ glucosa máu mao mạch bằng máySurestep, xét nghiệm glucose máu toàn phần

2.7 CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN

- Cân, thước đo chiều cao, máy đo huyết áp và ống nghe của Nhật sản xuất

- Máy Surestep đo đường huyết mao mạch

2.8 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

- Thông tin về nhân khẩu học, tiền sử bản thân và gia đình, các yếu tố liênquan lối sống thu thập bằng bộ phỏng vấn

- Lấy các chỉ số:

+ Cân nặng: tính bằng kg Đặt cân lên mặt phẳng chắc chắn, điều chỉnhcân về 0, yêu cầu đối tượng bỏ giầy, mũ, quần áo nặng và bất cứ vật gì trong túi

Trang 33

Đối tượng đứng lín cđn, nhìn về phía trước, 2 tay để dọc thđn mình Điều traviín đọc kết quả, ghi số đo, chính xâc đến 0,1kg.

+ Chiều cao: tính bằng mĩt Dùng thước đo chiều cao gắn liền với cđn.Đối tượng ở trong tư thế đứng thẳng thoải mâi, mắt nhìn về phía trước, hai gótchđn sât mặt sau của cđn chụm lại thănh hình chữ V, đi chđn trần, không đội mũ,không cầm bất cứ vật gì, đảm bảo 4 điểm trín cơ thể chạm văo thước đo, đó lăvùng chẩm, xương bả vai, mông vă gót chđn Người đo kĩo íke gắn sẵn trínthước đo lín cho quâ đầu, hạ xuống đến chạm đỉnh đầu

+ Chỉ số khối cơ thể (Body mass index: BMI) [37]

Tính BMI theo công thức:

BMI = Chiều cao 2(m)

(kg) Cân nặng

+ Vòng bụng: Đo vòng bụng ngang qua rốn

+ Vòng mông: Đo ngang qua 2 điểm nhô của 2 mấu chuyển lớn

+ Tỷ lệ vòng bụng/vòng mông:

Việt Nam: nam ≥ 0,9 vă nữ ≥ 0,85 lă bĩo phì

+ Xâc định tăng huyết âp:

* THA: HATT ≥ 140mmHg vă/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg

* THA tđm thu: HATT ≥ 140 mmHg; HATTr ≤ 90 mmHg

* THA tđm trương: HATT ≤140 mmHg; HATTr ≥ 90 mmHg

Ngày đăng: 30/07/2014, 03:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2. Phân bố bệnh ĐTĐ trên thế giới [8] - nghiên cứu tình hình bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường tại xã phú hải, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế năm 2010
Bảng 1.2. Phân bố bệnh ĐTĐ trên thế giới [8] (Trang 22)
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ văn hóa - nghiên cứu tình hình bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường tại xã phú hải, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế năm 2010
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ văn hóa (Trang 40)
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới - nghiên cứu tình hình bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường tại xã phú hải, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế năm 2010
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới (Trang 40)
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng theo tính chất công việc - nghiên cứu tình hình bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường tại xã phú hải, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế năm 2010
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng theo tính chất công việc (Trang 41)
Bảng 3.6  Tỷ lệ ĐTĐ và tiền ĐTĐ   theo tuổi - nghiên cứu tình hình bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường tại xã phú hải, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế năm 2010
Bảng 3.6 Tỷ lệ ĐTĐ và tiền ĐTĐ theo tuổi (Trang 43)
Bảng 3.9 Tỷ lệ ĐTĐ và tiền ĐTĐ theo tăng BMI - nghiên cứu tình hình bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường tại xã phú hải, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế năm 2010
Bảng 3.9 Tỷ lệ ĐTĐ và tiền ĐTĐ theo tăng BMI (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w