nghiên cứu nồng độ interleukin 6 huyết tương trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người cao tuổi

93 772 1
nghiên cứu nồng độ interleukin 6 huyết tương trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người cao tuổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y-DƯỢC PHAN THỊ HỒNG DIỆP NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN-6 HUYẾT TƯƠNG TRONG ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II Chuyên ngành : LÃO KHOA Mã số: 62.72.30.20 Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. LÊ VĂN BÀNG PGS.TS. TRẦN HỮU DÀNG 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATS : Hội lồng ngực HoaKỳ ACCP : American College of chest physicians ACP-ASIM : American College of physicians – American Society of Internal Medicine BPTNMT : Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính BC : Bạch cầu BCĐN : Bạch cầu đa nhân BMI : chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) CRP : Protein phản ứng C (C- Reactive protein) hsCRP : Protein phản ứng C độ nhạy cao (Hypersensitive C- reactive protein ) FEV1 : Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên (forced expiratory volume in the first second) FVC : Dung tích sống gắng sức (forced vital capacity) GOLD : Chương trình khởi động toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Global initiative Obstructive chronic Lung Disease) HA : Huyết áp HATT : Huyết áp tâm thu HATTr : Huyết áp tâm trương IL : Interleukin IL6 R : Thụ thể của IL6 ( Interleukin 6 Receptor) TNF alpha : Yếu tố hoại tử u PaO2 : Phân áp oxy máu động mạch SaO2 : Độ bão hoà oxy của hemoglobin PaCO2 : Phân áp cácbonic máu động mạch pH : Độ toan kiềm TB : Tế bào VS : Tốc độ lắng máu VS1 : Tốc độ lắng máu giờ 1 VS2 : Tốc độ lắng máu giờ thứ 2 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một vấn đề sức khỏe của toàn thế giới, vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn và càng ngày càng gia tăng. Trung bình từ 5 - 15% dân số người trưởng thành ở các nước công nghiệp phát triển mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hiện nay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân đứng hàng thứ 12 trong các nguyên nhân gây tử vong và tàn phế.[12] Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã tiên đoán rằng: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 3 trong các nguyên nhân phổ biến và là nguyên nhân gây tàn phế hàng thứ 5 trong các nguyên nhân phổ biến nhất của toàn thế giới vào năm 2020 [7][48] Ở Hoa Kỳ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện đứng hàng thứ tư trong các nguyên nhân tử vong phổ biến nhất và là nguyên nhân tử vong duy nhất càng ngày càng tăng lên trong suốt 30 năm qua.[27] [60] Mặc dù có nhiều tiến bộ lớn trong sự hiểu biết và quản lý hen phế quản, nhưng về phần bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vẫn còn tương đối ít được chú ý. Tuy nhiên gánh nặng chi phí cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã trở nên khổng lồ và giá cả chăm sóc sức khỏe càng ngày càng leo thang, hiện nay chi phí cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã vượt qua bệnh hen phế quản hơn 3 lần.[27] Điều này làm người ta phải quan tâm trở lại căn bệnh này, đặc biệt đến các cơ chế tế bào và sinh học hầu tìm ra các phương thức điều trị mới. 3 Chính vì lý do này mà Hội Tim Phổi - Huyết Học Hoa Kỳ và Tổ Chức Y Tế Thế Giới phải đưa ra hướng dẫn điều trị và quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính viết tắt là GOLD năm 2000. Ở Việt Nam, từ những năm 1960 - 1970 viện chống Lao đã có một số nghiên cứu về viêm phế quản mạn với tỷ lệ mắc 4 - 5% [9]. Một số nghiên cứu trên các đối tượng có nguy cơ cao (như tuổi trên 40, hút thuốc lá, làm việc trong môi trường ô nhiễm ) cho thấy tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khoảng trên 4% [12]. Tại hội thảo hưởng ứng “Ngày bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu” 16-11-2005 tại Hà Nội ghi nhận kết quả nghiên cứu trên 2600người ở Hà Nội : 6,8% người trên 40 tuổi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tại Khoa hô hấp Bệnh viện Bạch Mai số bệnh nhân nội trú điều trị căn bệnh này chiếm 26% [báo tuổi trẻ online] Tại hội nghị “Ngày bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu” 28- 11-2006, Hà Nội, thông báo một số nghiên cứu dịch tể học về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở 12 nước Châu Á Thái Bình Dương thấy tỉ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thấp nhất là 3,5%( HongKong, Singapore) và cao nhất là 6,7% (Việt Nam)[báo tuổi trẻ online] Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh viêm phức tạp liên quan đến nhiều loại tế bào cấu trúc và nhiều loại tế bào viêm khác nhau, và tất cả loại tế bào này đều có khả năng giải phóng nhiều loại chất trung gian hóa học. Các tế bào cấu trúc tham gia vào phản ứng viêm như tế bào cơ trơn phế quản, tế bào biểu mô phế quản. Tế bào viêm rất đa dạng: bạch cầu trung tính, đại thực bào, tế bào CD8 còn các chất trung gian hóa học thì cực kỳ phức tạp và phong phú. Trong các chất trung gian hoá học, các cytokin tiền viêm như yếu tố hoại tử u alpha, interleukin 6, 4 interleukin 8…trong đàm, trong khí thở ra cô đặc, trong dịch rửa phế quản, trong máu được nghiên cứu rất nhiều. Bên cạnh phản ứng viêm, còn có vai trò của hệ men tiêu protein - kháng men tiêu protein và hệ chất oxy hóa - kháng oxy hóa tham gia vào cơ chế bệnh sinh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Và một điều phức tạp nữa là các sản phẩm của các men tiêu protein và chất oxy hóa này lại là các chất trung gian hóa học tham gia vào phản ứng viêm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các nhà khoa học chủ trương rằng: càng hiểu biết nhiều hơn về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính càng có nhiều khả năng kiểm soát căn bệnh này, đặc biệt là hiểu biết về các cơ chế đằng sau sự giới hạn lưu lượng khí, các chất trung gian hoá học của viêm, các cytokin tiền viêm như các interleukin trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Để đóng góp một phần nhỏ vào công tác chăm sóc sức khỏe của ngành Y Tế, để tăng cường hiểu biết về căn bệnh phổ biến nhất của khoa hô hấp hiện nay chúng tôi mạnh dạn tiến hành đề tài: "Nghiên cứu nồng độ interleukin 6 huyết tương trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người cao tuổi " với mục tiêu: 1.Xác định nồng độ IL6 huyết tương trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 2.Khảo sát mối tương quan giữa IL6 với các chất chỉ điểm viêm khác: hsCRP, tốc độ lắng máu, số lượng bạch cầu và tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính 3. Khảo sát mối tương quan giữa IL6 với khí máu động mạch(PaO2, SaO2, PaCO2, dự trữ kiềm, pH )trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH Về mặt các bệnh lý hô hấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) thu hút rất nhiều sự quan tâm của các thầy thuốc và các nhà nghiên cứu vì tần suất mắc bệnh càng ngày càng cao. Cho nên cũng có rất nhiều tài liệu của các hội y học lớn trên thế giới biên soạn về vấn đề này. 1995 Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ công bố tài liệu "Tiêu chuẩn chẩn đoán và chăm sóc bệnh nhân BPTNMT". Đây là một tài liệu dài 121 trang có 265 tài liệu tham khảo do hội đồng khoa học của Hội lồng ngực Hoa kỳ(ATS) biên soạn.[12] 2001, Viện Huyết học - Tim mạch - Hô hấp Hoa Kỳ và Tổ Chức Y Tế Thế Giới đưa ra "Chương trình khởi động toàn cầu về BPTNMT" viết tắt là GOLD. Hằng năm, hội đồng khoa học của GOLD lại nhóm họp và sửa đổi lại một số nội dung của GOLD dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên toàn thế giới. Vì vậy, hầu như GOLD được cập nhật hằng năm và mới nhất là GOLD 2007 [48] 1.1.1. Định nghĩa BPTNMT theo GOLD 2007 BPTNMT là một bệnh có thể dự phòng được và điều trị được, một số biểu hiện ngoài phổi của BPTNMT có lẽ góp phần vào độ trầm trọng trong mỗi bệnh nhân. Về mặt hô hấp, bệnh được đặc trưng bởi sự giới hạn lưu lượng khí không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng khí này thường tiến triển nặng dần và phối hợp với một đáp ứng viêm bất thường của phổi đối với các hạt rắn hay khí độc hại.[2][20][48] 6 1.1.2. Giới hạn lưu lượng khí trong BPTNMT Giới hạn lưu lượng khí đặc trưng cho BPTNMT gây nên bởi sự phối hợp của bệnh đường thở nhỏ (viêm tiểu phế quản tắc nghẽn) và sự huỷ hoại nhu mô phổi (khí phế thủng). Đáp ứng viêm mạn tính gây nên các thay đổi về cấu trúc và làm hẹp các đường thở nhỏ. Sự huỷ hoại nhu mô phổi, cũng bởi quá trình viêm làm mất đi sự gắn bó chặt chẽ của các phế nang vào đường thở nhỏ và làm giảm độ đàn hồi của phổi, hậu quả là các đường thở nhỏ không thể mở ra suốt thì thở ra (phải đóng lại sớm gây bẫy khí). Giới hạn lưu lượng khí được đo lường tốt nhất bởi phế dung kế. [2][48] 1.1.3. Thăm dò chức năng hô hấp bằng phế dung kế Theo GOLD, phế dung kế nên được đo sau khi dùng một liều thích hợp thuộc giản phế quản dạng hít (như 400 microgam salbuterol) để đảm bảo một sự giãn ra hoàn toàn của đường thở.[1][12][17][48] 1.1.3.1. Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu Là thể tích thoát ra ở giây đầu tiên tính từ khi bắt đầu thở ra mạnh hết mức, FEV1 cũng được hiểu ngầm là lưu lượng. Ở một người khỏe mạnh, sự chênh lệch ở những lần đo FEV1 liên tiếp là 60-270ml, trung bình là 183ml. Bằng cách sử dụng mẫu số FVC người ta nhận được một chỉ số nhạy hơn để đánh giá sự tắc nghẽn đó là chỉ số FEV1/FVC. 1.1.3.2. Dung tích sống gắng sức FVC là sự chênh lệch thể tích ghi được ở miệng giữa lúc hít vào hoàn toàn và thở ra hoàn toàn với sự cố gắng hết mức. Dung tích sống gắng sức không giúp đánh giá hội chứng tắc nghẽn, nhưng sự giảm của FVC chứng tỏ có trở ngại trong thì thở ra hoặc một số bệnh lý như khí phế thũng. 7 1.1.3.3. Tỷ FEV1/FVC Đây là thông số nhạy cảm để chẩn đoán hội chứng tắc nghẽn phế quản, nhưng không khách quan bằng FEV1 vì còn ảnh hưởng của FVC. 1.1.4. Phân chia các giai đoạn BPTNMT dựa vào FEV1 sau khi dùng thuốc giãn phế quản theo GOLD [2] [48] Giai đoạn 1 nhẹ FEV1/FVC < 0,70 FEV1 ≥ 80% giá trị lý thuyết Giai đoạn 2 Vừa FEV1/FVC < 0,70 50%≤FEV1< 80% giá trị lý thuyết Giai đoạn 3 Nặng FEV1/FVC < 0,70 30%≤FEV1< 50% giá trị lý thuyết Giai đoạn 4 Rất nặng FEV1/FVC < 0,70 FEV1<30% giá trị lý thuyết kèm với suy hô hấp mãn 1.1.5. Yếu tố nguy cơ GOLD và ATS thống nhất nhau về yếu tố nguy cơ của BPTNMT.[2][20][48] 1.1.5.1. Các yếu tố bên ngoài * Thuốc lá: là nguyên nhân chính của bệnh suất và tử vong do BPTNMT. Ngưng thuốc lá làm giảm các số liệu trên. Theo ATS, 15% những người hút thuốc lá sẽ có triệu chứng lâm sàng của BPTNMT, 80 - 90% bệnh nhân BPTNMT nghiện thuốc lá. * Thuốc lá thụ động: trẻ em trong gia đình có người hút thuốc lá bị các bệnh đường hô hấp nhiều hơn trẻ em mà bố mẹ không hút thuốc. * Ô nhiễm môi trường trong nhà ngoài phố: vùng thành thị thường bị ô nhiễm nặng và ảnh hưởng nặng đến tình trạng sức khoẻ về 8 tim và phổi. Tuy nhiên ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không nặng bằng hút thuốc lá. * Nhiễm trùng đường hô hấp: đa số không được chứng minh có vai trò đóng góp trong sự xuất hiện BPTNMT. Tuy nhiên các nhiễm siêu vi có khả năng ảnh hưởng đến BPTNMT. * Ô nhiễm môi trường nghề nghiệp: làm gia tăng bệnh suất của tắc nghẽn mãn tính lưu thông khí, làm cho sự giảm FEV1 càng nhanh và đưa đến tử vong nhiều hơn. 1.1.5.2. Yếu tố nội tại * Sự tăng đáp ứng phế quản: có khả năng là một yếu tố nguy cơ. * Thiếu alpha 1 antitrypsin: là yếu tố nguy cơ có tính di truyền, gây ra 1% các trường hợp khí phế thũng. 1.1.6. Bệnh học BPTNMT Phản ứng viêm đường thở ở bệnh nhân BPTNMT được chứng minh về mặt bệnh học bởi sự hiện diện các tế bào viêm và các chất trung gian hoá học tại chỗ viêm hay toàn thân. Hiện nay, người ta thấy rằng có một quá trình viêm mãn tính trong BPTNMT nhưng phản ứng viêm này khác với viêm trong hen phế quản, khác về các tế bào viêm, khác về tác động của các chất trung gian hoá học và khác về đáp ứng với điều trị.[4][28][48] 1.1.6.1. Tế bào viêm và chất trung gian hoá học trong BPTNMT - Phần lớn quá trình viêm trong BPTNMT xảy ra tại các đường thở ngoại vi (tiểu phế quản) và tại nhu mô phổi. - Các tiểu phế quản bị tắc nghẽn bởi sự xơ hoá và thâm nhiễm bởi các TB lympho T và các đại thực bào. - Sự huỷ hoại nhu mô phổi và số lượng gia tăng của các đại thực bào và lympho T, ở đây là tế bào CD8 (TB độc tế bào). Ngược với tình trạng viêm trong hen phế quản, BC ưa acid là nổi bật, ngoại trừ trong 9 đợt cấp hay trong các bệnh nhân đồng xuất hiện hen phế quản và BPTNMT. Hút thuốc lá và các chất kích thích khác sẽ hoạt hoá các đại thực bào và tế bào biểu mô đường thở. Điều này sẽ phóng thích các yếu tố hoá hướng động BCĐN trung tính bao gồm IL8 và leukotriene B4. Rồi BCĐN trung tính và đại thực bào giải phóng các men tiêu protein . Các men tiêu protein này sẽ phá vỡ mô liên kết của nhu mô phổi gây khí phế thủng và gây tăng tiết dịch nhầy. Bình thường men tiêu protein bị trung hoà bởi kháng men tiêu protein, bao gồm alppha 1 antitrypsin, chất ức-chế-tiết leukoprotease và chất ức chế matrix metalloproteinase của mô. - TB T độc tế bào (CD8) cũng liên quan đến phản ứng viêm. MPC-1 biểu thị protein 1 hoá hướng động của monocyte, chất này được phóng thích bởi các đại thực bào Leukotrien B4 là một hoá hướng động đối với bạch cầu trung tính, nồng độ tăng lên trong đàm bệnh nhân BPTNMT. - Cytokin TNF alpha là một chemokin hoá hướng động đối với bạch cầu trung tính và IL8 cũng được phát hiện trong đàm của bệnh nhân BPTNMT. Các đại thực bào dường như đóng một vai trò quan trọng, bởi vì tế bào này là nhiều hơn từ 5 - 10 lần, được hoạt hoá, khu trú tại vị trí tổn thương và cũng có khả năng gây ra tất cả những thay đổi bệnh lý của BPTNMT. Đại thực bào có thể được hoạt hoá bởi khói thuốc lá và các chất kích thích khác rồi phóng thích ra các hoá hướng động đối với BCĐN trung tính như leukotrien B4, IL8. BCĐN trung tính và các đại thực bào giải phóng nhiều men tiêu protein, các men tiêu protein này phá vỡ mô 10 [...]... cytokin nói chung, về IL6 và CRP nói riêng trong các bệnh lý đa dạng Nguyễn Minh Khôi nghiên cứu về IL6 trong viêm màng nào ở bệnh nhi trong luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú nam 2002[14] Nguyễn Ngọc Văn Khoa nghiên cứu về protein phản ứng C độ nhạy cao ở bệnh nhân tăng huyết áp [10] Tổng kết của bệnh viên Chợ Rẫy về đề tài IL6 trong bệnh sốt rét[22] Tuy nhiên chưa có nghiên cứu về IL6 trong BPTNMT 1.5.2... với phản ứng viêm ở bệnh nhân BPTNMT mà có khả năng liên quan với IL-1B [ 26] [65 ] 1.3.3 .6 BPTNMT và bệnh tim mạch 30 IL6 có khả năng kích thích gan tổng hợp protein phản ứng C và fibrinogen GOLD 2007 cũng đã nêu ảnh hưởng ngoài phổi ở BPTNMT là bệnh lý tim mạch liên quan chủ yếu với protein phản ứng C Các nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên quan giữa nồng độ TNF alpha, IL6 ở huyết tương với nguy cơ... nay, người ta thấy rõ rằng, cũng như hen phế quản, đợt cấp BPTNMT là do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và do các yếu tố của môi trường như ô nhiễm và nhiệt độ - Có sự gia tăng BCĐN trung tính và tăng nồng độ IL6 và IL8 trong đàm suốt đợt cấp BPTNMT và bệnh nhân nào thường có nhiều đợt cấp hơn cũng có nồng độ IL6 cao hơn ngay cả khi BPTNMT ổn định - Một sự gia tăng các chỉ điểm của stress oxy hoá và NO trong. .. ĐN trung tính Nồng độ máu của IL6 và các protein pha cấp như CRP, cũng tăng lên ngay cả trong giai đoạn ổn định, và tăng cao hơn nữa trong các đợt cấp Sụt cân ở bệnh nhân BPTNMT, như trong các bệnh viêm mãn khác, phối hợp với tăng TNF alpha máu, với tăng thụ thể hoà tan TNFalpha và với sự tăng phóng thích TNF alpha từ các tế bào trong hệ tuần hoàn Một trong các tác động toàn thân là mất cân trong BPTNMT... lượng tế bào viêm trong đường hô hấp dưới Đại thực bào phế nang là tế bào viêm nổi vật của đường hô hấp đã tăng lên rất rõ ở trong phổi người hút thuốc lá Thêm nữa các BCĐN trung tính cũng có mặt trong lòng đường thở và xung quanh các tuyến của đường thở BC lympho cũng tăng trong thành đường thở và nhu mô phổi người hút thuốc lá Trong đường thở bạch cầu CD8 tăng lên [2] [4] Trong đợt cấp BPTNMT có một... với các hoạt động thể lực mà trước đây bệnh nhân dung nạp tốt, sốt, và/hoặc một dấu hiệu bệnh lý trên phim phổi, có thể là dấu chỉ điểm đợt cấp BPTNMT 1.1.9.2 Cận lâm sàng * Chức năng phổi : ngay cả các tét chức năng phổi đơn giản cũng khó thực hiện vì bệnh nhân mệt Dấu chỉ điểm: FEV1 < 1.000ml ** Phim phổi: Để chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý tương tự như đợt cấp BPTNMT như viêm phổi nặng, tràn... tăng nồng độ hydrogen peroxide(H2O2) trong khí thở ra cô đặc của bệnh nhân BPTNMT, đặc biệt là trong đợt cấp - Nồng độ 8- isoprostane tăng trong nước tiểu và hơi thở, đây là một chỉ điểm của stress oxy hoá Stress oxy hoá có thể làm nặng BPTNMT thông qua các cơ chế sau: 12 - Hoạt hoá yếu tố sao chép chất nuclear factor kappa B(NF-kappa B), mà chất này lại có tác dụng khởi động gen tổng hợpTNF alpha, IL6... - 6R hay CD - 1 26) và 1 glycoprotein 130 KDa (ký hiệu gp 130, CD 130) - Sự tiết gp 130 được tìm thấy ở hầu hết các cơ quan tim, thận, lách, gan, phổi, nhau thai, mỡ 26 - Nhưng thụ thể IL6 (IL-6R) chỉ có ở gan và các loại bạch cầu như: BC đơn nhân, BCĐN trung tính, lympho T và lympho B - IL6 còn có một loại thụ thể hòa tan nữa (ký hiệu SIL-6R) Thụ thể này đã được tìm thấy trong huyết thanh người, trong. .. một sự tích tụ các BCĐN trung tính trong lòng phế quản - Đàm của bệnh nhân BPTNMT có chứa một lượng TNF alpha và thụ thể của TNF alpha nồng độ IL6 tăng lên trong khí thở ra cô đặc của các bệnh nhân này 27 Trong đàm của bệnh nhân BPTNMT đợt cấp luôn luôn có tăng IL8, IL8 đóng vai trò quan trọng trong việc tuyển mộ và hoạt hóa các BCĐN trung tính Theo GOLD 2007: IL6, IL8 là các cytokin có tác dụng khếch... tại phế quản phổi của bệnh nhân BPTNMT 1.3.3.2 Phản ứng viêm toàn thân trong BPTNMT - Người ta phát hiện một sự tăng và hoạt hóa của BCĐN trung tính lưu hành trong máu, một sự tăng nồng độ TNF alpha, IL6 và tăng nồng độ thụ thể hòa tan của TNF alpha và IL6 cũng như một sự tăng các protein pha cấp là protein phản ứng C (CRP) và fibrinogen Người ta cho rằng có 3 yếu tố đóng vai trò quan trọng trong phản . tôi mạnh dạn tiến hành đề tài: " ;Nghiên cứu nồng độ interleukin 6 huyết tương trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người cao tuổi " với mục tiêu: 1.Xác định nồng độ IL6 huyết. DIỆP NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN- 6 HUYẾT TƯƠNG TRONG ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II Chuyên ngành : LÃO KHOA Mã số: 62 .72.30.20 Người. bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu” 28- 11-20 06, Hà Nội, thông báo một số nghiên cứu dịch tể học về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở 12 nước Châu Á Thái Bình Dương thấy tỉ lệ bệnh phổi tắc nghẽn

Ngày đăng: 30/07/2014, 02:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan