Phân chia giai đoạn BPTNMT theo GOLD

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ interleukin 6 huyết tương trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người cao tuổi (Trang 62 - 64)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1.2.Phân chia giai đoạn BPTNMT theo GOLD

GOLD đưa ra một cách phân giai đoạn đơn giản dựa vào sự giảm của FEV1. Trong thực hành, FEV1 là thông số ít biến đổi nhất từ lần đo này sang lần đo khác đối với một bệnh nhân. Để FEV1 phản ánh đúng hơn nữa các rối loạn cấu trúc bên trong phổi của bệnh nhân, GOLD đề nghị phải đo FEV1 sau khi đã hít một liều giãn phế quản đầy đủ.

Chúng tôi cũng tiến hành đo FEV1, FVC cho bệnh nhân nhóm bệnh sau khi hít khí dung thuốc giãn phế quản. Vì bệnh nhân thường khó thở khi vào viện nên chúng tôi chỉ đo FEV1, FVC vào ngày thứ 5 - 7 sau vào viện, lúc này bệnh nhân đỡ mệt hơn nên hợp tác tốt hơn.

Dựa vào FEV1 chúng tôi phân nhóm bệnh ra làm 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1 và giai đoạn 4 không có bệnh nhân

- Giai đoạn 2 có 24 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 63,2% - Giai đoạn 3 có 14 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 36,8

4.1.3.Phân nhóm của nhóm bệnh theo độ nặng của đợt cấp BPTNMT

Theo Anthonisen và cs (1987 ) gọi là đợt cấp BPTNMT khi có ba biểu hiện chính là: tăng khó thở, tăng lượng đàm, đàm mủ[12]

Theo P. J.Barnes (2004) đợt cấp BPTNMT là diễn tiến xấu đi đột ngột của tình trạng đang ổn định khiến bệnh nhân phải thay đổi cách điều trị thường ngày. [12]

Theo American College of chest physicians (ACCP) và theo American College of Physicians - American Society of Internal Medicine 2001 (ACP - ASIM) : khi một bệnh nhân BPTNMT nhập viện vì một đợt cấp, họ sẽ được khám và đánh giá độ nặng dựa vào 3 tiêu chuẩn sau:[2] [12]

- Tăng khó thở - Tăng thể tích đàm

- Đàm mủ

Nếu bệnh nhân có cả 3 tiêu chuẩn trên thì xếp vào đợt cấp mức độ nặng.

Nếu chỉ có 2 trong 3 tiêu chuẩn trên thì xếp vào đợt cấp mức độ vừa. Nếu chỉ có 1 trong 3 tiêu chuẩn trên thì phải có thêm 1 trong 5 tiêu chuẩn phụ sau đây mới được xếp vào đợt cấp mức độ nhẹ.

+ Nhiễm trùng đường hô hấp trên trong 5 ngày trước. + Sốt

+ Thở rít tăng lên + Ho tăng lên

+ Nhịp thở hoặc nhịp tim tăng 20% so với trước đây.

Chúng tôi chọn phân độ nặng của đợt cấp BPTNMT theo tiêu chuẩn của ACCP

Vì không có mạch hay nhịp thở trước đây (bệnh nhân thường không có sổ theo dõi) nên chúng tôi dựa vào mạch và nhịp thở bình thường để so sánh.

Vì sao cần phải có thêm 5 tiêu chuẩn phụ? Khi chỉ có 1 tiêu chuẩn mà thôi thì có nhiều bệnh khác bị chẩn đoán nhầm với đợt cấp BPTNMT.

Thường hay gặp nhất là tiêu chuẩn "tăng khó thở" đơn độc, bệnh cảnh này cần phải chẩn đoán phân biệt với suy tim, tràn khí, tràn dịch màng phổi, hay nhồi máu phổi.

Nhồi máu phổi có tỷ lệ cao ở các nước Âu - Mỹ [70].

Còn ở Việt Nam, nhồi máu phổi là bệnh rất hiếm gặp và chưa được thống kê nên chưa có số liệu.

Một thăm khám lâm sàng cẩn thận và một X quang phổi có thể loại trừ tràn dịch hay tràn khí màng phổi, nhưng cũng chưa hoàn toàn

đủ để loại trừ suy tim mà cần phải theo dõi thêm, ECG, siêu âm tim. Theo Gold 2007, natri peptide giúp phân biệt trong trường hợp này [48]

Theo Khuyến Cáo Hội Nghị Khoa Học Bệnh Phổi toàn quốc

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ interleukin 6 huyết tương trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người cao tuổi (Trang 62 - 64)