Phân bố nhóm bệnh theo giai đoạn và độ nặng đợtcấp BPTNMT

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ interleukin 6 huyết tương trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người cao tuổi (Trang 64 - 65)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1.4.Phân bố nhóm bệnh theo giai đoạn và độ nặng đợtcấp BPTNMT

- nhiễm virus: coronavirus, rhinovirus, paramyxovirus

- Nhiễm vi khuẩn đường hô hấp: S pneumoniae, M catarrhalis, H influenzae

- Khói, bụi (ô nhiễm môi trường,thuốc lá)

Vì vậy khi có 1 trong 2 tiêu chuẩn trên: sốt, nhiễm trùng đường hô hấp trên trong 5 ngày trước, chứng tỏ có nhiễm siêu vi, mà siêu vi thì rất thường gặp các virus tấn công vào đường hô hấp . Cho nên một bệnh nhân BPTNMT có sốt hay có bị nhiễm trùng đường hô hấp trên trước đó 5 ngày bây giờ khó thở tăng lên thì rõ ràng là một đợt nặng lên của BPTNMT mà yếu tố làm bộc phát là nhiễm khuẩn.

4.1.4. Phân bố nhóm bệnh theo giai đoạn và độ nặng đợt cấp BPTNMT BPTNMT

Như trên đã nêu

Giai đoạn 1,4 không có bệnh nhân

Giai đoạn 2 có 24 bệnh nhân, trong đó có 13 (54,2%) bệnh nhân rơi vào đợt cấp mức độ nhẹ và 11 (45,8%) bệnh nhân rơi vào đợt cấp mức độ vừa.

Giai đoạn 3 có 14 bệnh nhân, trong đó có 4 bệnh nhân rơi vào đợt cấp mức độ vừa, nhưng có đến 10 bệnh nhân (71,4%) rơi vào đợt cấp mức độ nặng.

Như vậy, bệnh nhân ở giai đoạn nặng hơn dễ rơi vào đợt cấp mức độ trầm trọng hơn so với bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ hơn.

Bệnh nhân ở giai đoạn 4 có FEV1 rất giảm tức là có suy hô hấp mạn nên dễ rơi vào tình trạng thiếu khí nặng nề do đó thường nhập viện

ngay vào Khoa Hồi Sức Cấp Cứu. Sau khi bệnh ổn mới chuyển về khoa Nội Hô hấp Thần kinh - NộiTiết, khi đó thì bệnh nhân không còn đủ tiêu chuẩn để đưa vào nhóm nghiên cứu

Phân nhóm theo độ nặng đợt cấp BPTNMT được thực hiện ngay lúc vào việc nên tiện lợi hơn vì vậy được chúng tôi lựa chọn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ interleukin 6 huyết tương trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người cao tuổi (Trang 64 - 65)