Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình với đề tài: “Khảo sát và đánh giá tác động môi trường cho dự án Chung cư 89 Trần Phú – Thành phố Nha Trang”, em đã nhận được sự hướng
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Thời gian 15 tuần thực hiện đồ án tốt nghiệp đã trôi qua, em cũng đã hoàn thành đồ án, đó là kết quả xứng đáng với năng lực và sự cố gắng của mình Để có được kết quả như ngày hôm nay, trước hết, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học Nha Trang, đặc biệt là các thầy cô công tác tại bộ môn Công nghệ Môi trường, Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường đã tận tình giảng dạy chúng
em trong suốt 4 năm vừa qua
Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình với đề tài: “Khảo sát và đánh giá tác động môi trường cho dự án Chung cư 89 Trần Phú – Thành phố Nha Trang”, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô Phạm Thu Thủy bộ
môn Công nghệ Môi trường – Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường – Trường Đại học Nha Trang, sự chỉ bảo của thầy Lê Nguyên Khôi – công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nha Trang Xanh, cùng với sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban quản lý và các anh chị trong tập thể công ty, em mới có thể thực hiện và hoàn thành
đồ án trong thời gian được giao Vì vậy, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô cùng các anh chị đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này
Em kính chúc quý thầy cô và các anh chị luôn mạnh khỏe và công tác tốt Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 01 tháng 07 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Phạm Tuấn Anh
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tổng quan về đánh giá tác động môi trường 3
1.1.1 Lịch sử phát triển của đánh giá tác động môi trường 3
1.1.2.Khái niệm cơ bản về đánh giá tác động môi trường 4
1.1.3.Mục tiêu và lợi ích của đánh giá tác động môi trường 5
1.1.4.Nội dung của đánh giá tác động môi trường 6
1.1.5.Đánh giá tác động môi trường và chu trình dự án 6
1.1.6.Tình hình thực hiện đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam 7
1.2 Quá trình đô thị hóa và nhu cầu nhà ở tại Việt Nam 12
1.2.1.Các khái niệm cơ bản về quá trình đô thị hóa 12
1.2.2.Nhu cầu nhà ở tại Việt Nam trong những năm gần đây 13
1.2.3.Những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa 14
1.3 M 15
1.3.1 15
1.3.2 15
1.3.3 15
1.3.4 16
Trang 31.4 Giới thiệu về công ty TNHH công nghệ môi trường Nha Trang xanh
27
1.4.1.Thông tin chung 27
1.4.2.Lĩnh vực hoạt động 27
1.4.3.Hồ sơ năng lực 27
1.4.4.Các hợp đồng, dự án đã và đang thực hiện 28
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1 Đối tượng và nội dung nghiên cứu 31
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu 31
2.1.2.Nội dung nghiên cứu 31
2.2 Phương pháp nghiên cứu 31
2.2.1.Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường 31
2.2.2.Phương pháp liệt kê 32
2.2.3.Phương pháp thống kê 32
2.2.4.Phương pháp so sánh 32
2.2.5.Phương pháp đánh giá nhanh 33
2.2.6.Các phương pháp tính toán khác được áp dụng trong đề tài 33
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
3.1 Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực dự án 37
3.1.1.Điều kiện tự nhiên và môi trường 37
3.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực 42
3.2 Đánh giá tác động môi trường 42
3.2.1.Đánh giá tác động môi trường cho dự án 42
3.2.2.Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của đánh giá 79
Trang 43.3 Biện pháp giảm thiểu những tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó
sự cố môi trường 80
3.3.1.Biện pháp giảm thiểu các tác động xấu 80
3.3.2 Biện pháp phòng ngừa và ứng phó đối với các rủi ro, sự cố môi trường 90
3.4 Chương trình quản lý, giám sát môi trường 93
3.4.1.Chương trình quản lý môi trường 93
3.4.2.Chương trình giám sát môi trường 96
3.5 Tham vấn cộng đồng 98
3.5.1.Ý kiến về tác động tích cực của dự án 98
3.5.2.Ý kiến về tác động tiêu cực của dự án 98
3.5.3.Ý kiến về các biện pháp giảm thiểu tác động 98
3.5.4.Ý kiến đối với chủ dự án 99
3.5.5.Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC 105
Trang 5KHCNMT : Khoa học Công nghệ và Môi trường
MPN : Số lượng vi sinh vật lớn nhất có thể đếm được M&E : Cơ khí và Điện
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
WHO : Tổ chức y tế thế giới
Trang 6DANH MỤC BẢNG
1 Bảng 1.1 Tọa độ các điểm mốc giới hạn vị trí dự án 15
2 Bảng 1.2 Thống kê diện tích sử dụng chung cư 18
3 Bảng 1.3 Diện tích sàn và chiều cao mỗi tầng của chung cư 19
4 Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng nước của chung cư 23
6 Bảng 1.6 Các báo cáo ĐTM Công ty TNHH Nha Trang xanh đã
7
Bảng 1.7 Các đề án khai thác khoáng sản, nước mặt, nước
ngầm và xả nước thải vào nguồn nước Công ty TNHH Nha Trang xanh đã thực hiện
29
8 Bảng 1.8 Các hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và giảm thiểu
tiếng ồn do Công ty TNHH Nha Trang xanh đã thực hiện 30
9 Bảng 2.1 Công thức tính các hệ số khuếch tán theo khoảng cách x 34
10 Bảng 2.2 Phân loại cấp bền vững khí quyển theo Pasquill, 1961 35
11 Bảng 3.1 Nhiệt độ không khí trung bình tháng/năm tại Nha
12 Bảng 3.2 Độ ẩm không khí trung bình tháng/năm tại Nha Trang 39
13 Bảng 3.3 Phân bố lượng mưa các tháng trong năm tại Nha
14 Bảng 3.4 Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực dự án 41
15 Bảng 3.5 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án 41
16 Bảng 3.6 Các hoạt động và nguồn gây tác động đến môi trường
17 Bảng 3.7 Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan
đến nguồn thải trong giai đoạn xây dựng 44
18 Bảng 3.8 Nồng độ bụi do quá trình phá dỡ công trình cũ và hoạt
động của xe tải trong vận chuyển xà bần 48
19 Bảng 3.9 Tải lượng các chất ô nhiễm của xe tải trong quá trình
20
Bảng 3.10 Nồng độ các chất khí gây ô nhiễm từ khí thải của xe
tải ở các khoảng cách khác nhau trong quá trình vận chuyển xà bần
50
21 Bảng 3.11 Tải lượng khí thải phát sinh từ hoạt động của máy múc 50
22 Bảng 3.12 Nồng độ khí thải do máy múc ở các khoảng cách khác 51
Trang 725 Bảng 3.15 Tải lượng các khí thải phát sinh từ các phương tiện
trong quá trình đào đắp và san lấp mặt bằng 53
26 Bảng 3.16 Nồng độ khí thải do máy đào và máy ủi ở các khoảng
27 Bảng 3.17 Tổng nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí trong
quá trình đào đắp, san lấp mặt bằng 55
28 Bảng 3.18 Nồng độ bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ nguyên -
vật liệu ở các khoảng cách khác nhau 56
29 Bảng 3.19 Nồng độ bụi do hoạt động xe tải vận chuyển nguyên -
30 Bảng 3.20 Tải lượng các chất ô nhiễm của xe tải trong quá trình
31
Bảng 3.21 Nồng độ các chất gây ô nhiễm từ khí thải của xe tải
vận chuyển vận chuyển nguyên – vật liệu xây dựng ở các khoảng cách khác nhau
59
31
Bảng 3.22 Tổng nồng độ bụi và khí thải phát sinh trong giai đoạn
thi công phần móng, tầng hầm và phần thô công trình trong 12 tháng đầu (từ tháng 6/2012 – tháng 6/2013)
60
32 Bảng 3.23 Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công
trên công trường (cách nguồn 15 m) 61
33 Bảng 3.24 Độ ồn của các thiết bị máy móc theo khoảng cách tới
34 Bảng 3.25 Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa
vào môi trường (nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý) 63
35 Bảng 3.26 Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
36 Bảng 3.27 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 64
37 Bảng 3.28 Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá
38 Bảng 3.29 Nguồn gây tác động và đối tượng bị tác động trong
Trang 8STT Tên bảng Trang
39 Bảng 3.30 Tải lượng các chất ô nhiễm của máy phát điện 380 kVA 68
40 Bảng 3.31 Thành phần dầu diesel trong tính toán lưu lượng khí
41 Bảng 3.32 Tính toán sản phẩm cháy của máy phát điện dự phóng
42 Bảng 3.33 Nồng độ khí thải máy phát điện dự phòng 70
43 Bảng 3.34 Nhiên liệu cung cấp cho hoạt động giao thông ở tầng
44 Bảng 3.35 Hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông của WHO 71
45 Bảng 3.36 Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện giao thông 71
46 Bảng 3.37 Nồng độ các chất ô nhiễm do phương tiện giao thông
47 Bảng 3.38 Mức ồn các loại xe ở khoảng cách 15 m 72
48 Bảng 3.39 Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 73
49 Bảng 3.40 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 74
50 Bảng 3.41 Tóm tắt các tác động môi trường tổng hợp trong giai
51 Bảng 3.42 Độ tin cậy của các phương pháp đánh giá tác động
52 Bảng 3.43 Các công trình của hệ thống xử lý nước thải 88
53 Bảng 3.44 Chương trình quản lý môi trường của dự án 94
54 Bảng 3.45 Kinh phí giám sát chất lượng môi trường 97
Trang 9DANH MỤC HÌNH
1 Hình 1.1 Vai trò ĐTM trong các giai đoạn chu trình dự án 7
3 Hình 1.3 Phối cảnh dự án Chung cư 89 Trần Phú 20
4 Hình 3.1 Sơ đồ nguyên lý buồng tiêu âm chống ồn máy phát điện 85
6 Hình 3.3 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của dự án 87
Trang 10Trong quá trình hội nhập phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội Bên cạnh đó, các hoạt động kinh tế cũng gây ra tổn thất to lớn về mặt môi trường, tài nguyên thiên nhiên như ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường,… Chính vì vậy, chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội bền vững là nhận thức đúng đắn và là mối quan tâm sâu sắc được đặt lên hàng đầu của các cơ quan chức năng nhà nước
Công cụ hữu hiệu nhằm mục đích bảo vệ môi trường là Luật bảo vệ môi trường Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 Đặc biệt, để quản lý tốt hơn việc sử dụng, tái tạo và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên trong giai đoạn xây dựng và hoạt động sau này, các dự án phát triển cần phải áp dụng công cụ “Đánh giá tác động môi trường” Hiện nay, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã trở thành khâu quan trọng trong công tác quản lý môi trường và là khâu tất yếu trong việc xét duyệt các dự án đầu tư
Tại thành phố Nha Trang, trong những năm gần đây, nhiều khu tập thể và chung
cư cũ đã quá niên hạn sử dụng nên xuống cấp nghiêm trọng, hư hỏng nặng kết cấu bao che, kết cấu chịu lực rất nguy hiểm cho cư dân đang sử dụng Tỉnh và thành phố
có kế hoạch xây dựng các khu ở mới, thu hồi nhà và đất của các khu tập thể cũ nhằm thự hiện các công trình công ích khác, dần xóa bỏ các công trình kém an toàn trên địa bàn thành phố Trong tình hình đó, Trung tâm quản lý Nhà và Chung cư tiến hành xây dựng dự án Chung cư 89 Trần Phú, thành phố Nha Trang nhằm tái định tại chỗ cho các hộ đang ở tại 89 Trần Phú, tạo điều kiện cho những hộ bị thu hồi nhanh chóng ổn định cuộc sống mới, đẩy nhanh việc xóa bỏ các công trình không còn niên hạn sử dụng, đẩy lùi nguy cơ sự cố công trình
Thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, theo Nghị định số
Trang 1129/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, trong đó quy định dự án xây dựng khu chung cư với quy mô sử dụng 500 người hoặc 100 hộ trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, Trung tâm Quản lý Nhà và Chung cư cần tiến hành xây dựng báo cáo ĐTM cho dự án Chính vì vậy, việc đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư xây dựng chung cư 89 Trần Phú – Thành phố Nha Trang là rất cần thiết nhằm dự đoán, phân tích các tác động về mặt môi trường, từ
đó đưa ra các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa các tác động tiêu cực của dự án, góp phần nhanh chóng đưa dự án vào quá trình thực hiện
Trong khuôn khổ của chương trình Đánh giá tác động môi trường cho dự án Chung cư 89 Trần Phú, thành phố Nha Trang do Trung tâm Quản lý Nhà và Chung cư thực hiện với sự tư vấn của Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nha Trang xanh,
em thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình với tên đề tài: “Khảo sát và đánh giá tác động môi trường cho dự án xây dựng Chung cư 89 Trần Phú – Thành phố Nha Trang”
Đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:
- Phân tích, dự báo, đánh giá có khoa học những tác động tích cực, tiêu cực của
dự án có khả năng gây ra cho môi trường vị trí dự án thực hiện và môi trường xung quanh khu vực dự án có thể bị tác động, bao gồm các giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn xây dựng và giai đoạn hoạt động của dự án
- Đưa ra các phương án tổng hợp, khả thi về mặt quản lý, công nghệ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động bất lợi từ hoạt động của dự án đến môi trường và cộng đồng Giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường khu vực thực hiện dự án
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tác động đến môi trường gây ra trong phạm vi dự án và khu vực xung quanh có thể chịu tác động từ dự án khi được triển khai Do hạn chế với thời gian thực hiện, đề tài chủ yếu tập trung đi sâu vào phân tích, đánh giá tác động từ dự án đến môi trường không khí
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 1.1.1 Lịch sử phát triển của đánh giá tác động môi trường
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa bắt đầu diễn ra mạnh mẽ trong các năm
1950 – 1960, bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế – xã hội là các tác hại đến môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, gây ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và thậm chí làm cản trở sự phát triển của kinh tế – xã hội Nhằm hạn chế
xu hướng này, phong trào bảo vệ tự nhiên đã đòi hỏi chính quyền phải có biện pháp quản lý về mặt môi trường đối với các dự án phát triển trước khi cho phép đầu tư Nhờ đó, ĐTM đã hình thành sơ khai ở Mỹ vào đầu thập niên 1960 Năm 1970,
ở Mỹ ban hành hành luật và chính sách quốc gia về môi trường, trong đó quy định tất
cả các kiến nghị quan trọng ở cấp Liên bang về luật pháp, các hoạt động kinh tế kỹ thuật lúc đưa ra xét duyệt đều phải kèm theo một báo cáo chi tiết tác động đến môi trường của hoạt động được kiến nghị Vào thời điểm này, các nhà đầu tư phải viết báo cáo riêng tường trình về mặt môi trường của dự án Báo cáo môi trường không nằm trong nghiên cứu khả thi (luận chứng kinh tế – xã hội) Tuy nhiên, việc xây dựng hai báo cáo gây lãng phí về tài chính vì trùng lặp nhau về nhiều nội dung Ngoài ra, báo cáo tường trình về môi trường sử dụng nhiều số liệu từ nghiên cứu khả thi nên thường phải hoàn thành sau báo cáo khả thi, do đó việc điều chỉnh nội dung, công nghệ của dự án để giảm thiểu tác động môi trường thường gặp nhiều khó khăn
Từ năm 1975, việc nghiên cứu ĐTM được xem là một phần của nghiên cứu khả thi, trong đó báo cáo ĐTM là một chương nằm trong báo cáo nghiên cứu khả thi
Từ năm 1987, ĐTM không chỉ được thực hiện cho các dự án riêng lẻ mà còn cho các quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành theo xu hướng lồng ghép kinh tế và môi trường
Tại Châu Á, hầu hết các nước trong khu vực đã quan tâm đến môi trường từ những thập kỷ 70 như là:
Trang 13- Philipin: Từ năm 1977 – 1978, Tổng thống Philipin đã ban hành các Nghị
định trong đó yêu cầu thực hiện ĐTM và hệ thống thông báo tác động môi trường cho các dự án phát triển
- Malaysia: Từ 1979, Chính phủ đã ban hành Luật bảo vệ môi trường và từ năm
1981 vấn đề đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện với các dự án năng lượng, thủy lợi, công nghiệp, giao thông, khai hoang
- Thái Lan: Nội dung và các bước thực hiện đánh giá tác động môi trường cho
các dự án phát triển được thiết lập từ năm 1978, đến năm 1981 thì công bố danh mục các dự án phát triển phải tiến hành ĐTM
- Trung Quốc: Luật bảo vệ môi trường được ban hành từ 1979, trong đó điều 6
và điều 7 đưa ra các cơ sở cho các yêu cầu đánh giá tác động môi trường
Theo thời gian các phương pháp và kỹ thuật thực hiện ĐTM ngày càng hoàn thiện, đặc biệt khi có công nghệ tin học và kỹ thuật viễn thám, kỹ thuật hệ thống thông tin địa lý được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu môi trường
1.1.2 Khái niệm cơ bản về đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một khái niệm mới, được nhắc đến đầu tiên ở Mỹ vào năm 1969 do sự đòi hỏi của người dân đối với chính phủ trước tình trạng giảm sút chất lượng môi trường sống của con người, hậu quả của việc tăng nhanh các hoạt động phát triển khi nước Mỹ bước sang kỷ nguyên công nghiệp hóa Khái niệm về Đánh giá tác động môi trường rất rộng Cho đến nay có nhiều định nghĩa về ĐTM được đưa ra:
- Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP): ĐTM là một quá
trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự án phát triển quan trọng ĐTM xem xét việc thực hiện dự án sẽ gây ra những vấn đề gì đối với đời sống của con người tại khu vực dự án, tới hiệu quả của chính sách dự án và của các hoạt động phát triển khác tại vùng đó Sau dự báo ĐTM phải xác định các biện pháp làm giảm đến mức tối thiểu các hoạt động tiêu cực, làm cho dự án thích hợp hơn với môi trường của nó[15]
Trang 14- Theo Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP): ĐTM bao
gồm ba phần: Xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, một chính sách
đến môi trường [15]
- Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và một số tổ chức quốc tế sử dụng thuật ngữ
“đánh giá môi trường” (EA): đánh giá môi trường bao gồm các nội dung xem xét
về môi trường đối với các dự án hoặc chương trình hoặc chính sách [15]
- Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam do Quốc Hội thông qua ngày 27
tháng 12 năm 1993 định nghĩa rằng: “ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng tới môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các
cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về
bảo vệ môi trường”[15]
1.1.3 Mục tiêu và lợi ích của đánh giá tác động môi trường
Những mục tiêu mà ĐTM hướng tới bao gồm:
- Xác định, mô tả tài nguyên và giá trị có khả năng bị tác động do dự án, hành
động hoặc chương trình phát triển
- Xác định, dự báo cường độ, quy mô tác động có thể có (tác động tiềm tàng) của dự
án, hành động hoặc chương trình phát triển tới môi trường (tự nhiên, kinh tế, xã hội)
- Đề xuất, phân tích các phương án thay thế để giảm thiểu các tác động tiêu cực
của dự án hoặc chính sách
- Đề xuất chương trình quan trắc và quản lý môi trường do dự án hoặc chính sách
Những lợi ích của ĐTM bao gồm:
- Hoàn thiện thiết kế, lựa chọn vị trí dự án
- Cung cấp thông tin chuẩn xác cho việc ra quyết định
- Tăng cường trách nhiệm các bên liên quan trong quá trình phát triển
- Đưa dự án vào đúng bối cảnh môi trường và xã hội của nó
- Làm cho dự án hiệu quả hơn về mặt kinh tế và xã hội
- Đóng góp tích cực cho quá trình phát triển bền vững
Trang 151.1.4 Nội dung của đánh giá tác động môi trường
Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những quy định về hình thức ĐTM khác nhau, nhưng nhìn chung nội dung ĐTM đều tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Mô tả tóm tắt về dự án
- Điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội
(trong đó có thực hiện đo đạc, lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường để đánh giá hiện trạng môi trường và làm cơ sở cho việc so sánh diễn biến chất lượng môi trường sau này)
- Dự báo mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường trong khu vực
- Đề xuất các biện pháp khả thi để giảm thiểu các tác động tiêu cực
- Cam kết của chủ dự án về thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đã
đưa ra
- Lập chương trình quản lý và giám sát môi trường
- Tham vấn ý kiến cộng đồng
- Đưa ra những kết luận và kiến nghị phù hợp
1.1.5 Đánh giá tác động môi trường và chu trình dự án
Chu trình dự án được khái quát theo 6 bước chính như sau:
- Hình thành dự án
- Nghiên cứu tiền khả thi
- Nghiên cứu khả thi
- Thiết kế và công nghệ
- Thực hiện
- Giám sát và đánh giá
Vai trò của ĐTM trong các giai đoạn của chu trình dự án:
ĐTM được thực hiện song song với công tác xây dựng dự án từ bước hình thành dự án đến thực hiện dự án Ứng với mỗi giai đoạn tiến hành dự án khác nhau thì ĐTM đóng một vai trò khác nhau, việc xây dựng báo cáo ĐTM song song với việc xây dựng dự án sẽ phát huy tối đa vai trò và lợi ích của công tác ĐTM giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, hoàn chỉnh dự án
Trang 16Hình 1.1 Vai trò ĐTM trong các giai đoạn chu trình dự án
1.1.6 Tình hình thực hiện Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đánh giá tác động môi trường lần đầu tiên được giới thiệu vào năm
1984 do chương trình Tài nguyên và Môi trường qua tài liệu “Giới thiệu các phương pháp đánh giá tác động môi trường” Năm 1993, Việt Nam ban hành Luật bảo vệ môi trường đầu tiên, trong đó có quy định về đánh giá tác động môi trường cho các dự án Năm 2004, Việt Nam ban hành Nghị định 175/CP là nghị định hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường trong đó có hướng dẫn về thực hiện đánh giá tác động môi trường
Tiền khả thi
Khả thi
Thiết kế và công nghệ
Thực hiện
Giám sát và đánh giá
Xây dựng cụ thể các biện pháp giảm thiểu
Thực hiện các biện pháp giảm thiểu
Giám sát các tác
động, rút ra bài học
cho dự án tiếp theo
Trang 1712/7/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 143/2004/NĐ-CP về việc sửa đổi,
bổ sung Điều 14 Nghị định số 175/CP, trong đó, có hai điểm sửa đổi cơ bản Thứ nhất, phân cấp cho địa phương thẩm định và phê duyệt Báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư có quy mô lớn hơn trước đây Thứ hai, chỉ quy định những dự án thuộc cấp Trung ương thẩm định và phê duyệt về ĐTM, còn lại là thuộc cấp địa phương Năm 2005, Việt Nam ban hành Luật bảo vệ môi trường 2005 và Nghị định 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực (08/2006) Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP Mới nhất, Chính phủ ban hành Nghị định 29/2011/NĐ-CP (ngày 18/04/2011) quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường Công tác ĐTM được quy định rõ từ danh mục các dự án phải thực hiện, công tác lập báo cáo ĐTM đến công tác thẩm định báo cáo ĐTM
Cấp Bộ
Khi Quốc Hội thông qua Luật bảo vệ Môi trường năm 1993, theo tinh thần của Điều 17, cơ sở đang hoạt động là cơ sở tồn tại từ trước khi Luật ban hành cần thực hiện báo cáo ĐTM, bản kê khai hoạt động sản xuất và các nguồn thải Để hướng dẫn thực hiện, Bộ KHCNMT đã ban hành Thông tư số 1420 - MTg ngày 26/11/1994, theo đó, việc lập và thẩm định Báo cáo ĐTM của các cơ sở đang hoạt động trong phạm vi cả nước phải được hoàn thành trước ngày 15 tháng 5 năm 1995 Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng được đẩy mạnh đặt yêu cầu các công tác ĐTM phải tạo sự thông thoáng tối đa cho môi trường đầu tư, mặt khác phải đảm bảo việc bảo vệ môi trường, Bộ KHCNMT đã ban hành các văn bản pháp luật phù hợp, có tính sửa đổi, bổ sung, thay thế lẫn nhau như: Thông tư 715-MTg ngày 03/4/1995 của Bộ KHCNMT hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài; Thông tư 1100/TT-MTg ngày 20/8/1997 của Bộ KHCNMT hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư (thay thế cho Thông tư 715-MTg); Thông tư 490/1997/TT-
Trang 18BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ KHCNMT hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư (thay thế cho Thông tư số 1100/TT-MTg)
Đối với các Nghị định mới của Chính phủ về công tác ĐTM như: Nghị định 80/2006/NĐ-CP, Nghị định 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP, 29/2011/NĐ-CP, Bộ TNMT luôn ban hành kịp thời các Thông tư hướng dẫn mới Hiện nay, công tác ĐTM thực hiện theo Nghị định 29/2011/NĐ-CP và thông tư hướng dẫn số 26/2011/TT-BTNMT (ngày 18/07/2011)
b Xây dựng và phát triển lực lượng cán bộ về ĐTM
Cấp trung ương
Chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác ĐTM của Bộ KHCNMT trước đây là Phòng Thẩm định ĐTM và Công nghệ môi trường thuộc Cục Môi trường với số lượng cán bộ chỉ có 4 người khi mới thành lập năm 1994 và được phát triển đến 8 người vào cuối năm 2002 trước khi Cục Môi trường được sát nhập vào Bộ TNMT Chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác ĐTM của Bộ TNMT hiện nay là Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường với số lượng cán bộ ban đầu là 4 người vào đầu năm 2003 và đến cuối năm 2004 đã có 14 người trong tổng số biên chế được giao là 15 người
Lực lượng cán bộ làm công tác ĐTM ở cấp Trung ương và địa phương tuy còn nhiều điểm yếu kém, nhưng đã có những bước trưởng thành đáng kể về chuyên môn
và nghiệp vụ của công tác ĐTM, một mặt, do được tham gia những khoá đào tạo, tập huấn, mặt khác, do tự trưởng thành trong thực tế công tác Đến nay, ở Trung ương cũng như ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lực lượng cán
Trang 19bộ môi trường đã có thể tự đảm đương được việc tổ chức thẩm định các báo cáo ĐTM theo mức độ được phân cấp
Các trường đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu
Với cơ chế thị trường, lực lượng cán bộ làm công tác ĐTM ở các trường đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu, đã phát triển nhanh chóng Đến nay, có nhiều trường, viện, trung tâm nghiên cứu thuộc các bộ, ngành và một số tổ chức tư nhân có đội ngũ cán bộ đủ trình độ để đảm nhận các dịch vụ tư vấn giúp các chủ đầu tư thực hiện việc lập báo cáo ĐTM cho dự án
c Thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM
Cấp Trung ương
Tổng số báo cáo ĐTM của các dự án và các cơ sở đang hoạt động đã được thẩm định và phê duyệt vào khoảng trên 800 báo cáo, trong đó giai đoạn 1994 –
1999 khoảng 45% và giai đoạn 2000 – 2004 khoảng 55% [26]
Các báo cáo ĐTM được thẩm định và phê duyệt ở cấp Trung ương thường là của các loại hình dự án về sản xuất vật liệu xây dựng, hoá chất, khai thác mỏ, cơ khí, xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và đô thị, dầu khí, chế biến thực phẩm, công trình giao thông, năng lượng có quy mô và tác động đến môi trường ở mức độ lớn
Cấp địa phương
Tổng số báo cáo ĐTM và bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được thẩm định và phê duyệt vào khoảng 26.000 bản các loại (không kể các bản kê khai của các cơ sở đang hoạt động theo quy định của Thông tư số 1420-MTg ngày 26/11/1994 của Bộ KHCNMT), trong đó giai đoạn 1994 – 1999 khoảng 25% và
giai đoạn 2000 – 2004 khoảng 75% [26]
1.1.6.2 Những tồn tại cần khắc phục
- Sự tuân thủ các quy định pháp luật về ĐTM chưa tốt
- Chất lượng báo cáo ĐTM chưa cao
- Năng lực thẩm định ĐTM còn nhiều hạn chế
- Hoạt động giám sát sau thẩm định còn yếu
- Sự tham gia của cộng đồng còn hạn chế
- Một số nội dung ĐTM chưa được tiến hành
Trang 201.1.6.3 Quy định về việc thẩm định ĐTM ở Việt Nam
Tổ chức có trách nhiệm thẩm định báo cáo ĐTM bao gồm:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Ủy ban nhân dân tỉnh
Tùy thuộc vào quy mô, mức độ tác động của dự án mà các báo cáo ĐTM sẽ được tổ chức khác nhau thẩm định, trách nhiệm tổ chức việc thẩm định được quy định cụ thể trong điều 18, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
Quy trình thẩm định báo cáo ĐTM:
- Chủ dự án gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM đến cơ quan có thẩm quyền
- Cơ quan có thẩm quyền sẽ rà soát hồ sơ, trong trường hợp hồ sơ không đủ,
không hợp lệ thì trong năm ngày cơ quan thẩm quyền sẽ gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu chủ dự án hoàn thiện hồ sơ
- Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan có trách nhiệm thẩm định sẽ thành lập hội
đồng thẩm định hoặc lựa chọn tổ chức dịch vụ thẩm định, thông báo cho chủ dự án nộp phí thẩm định để tiến hành việc thẩm định báo cáo; thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định cho chủ dự án
- Trường hợp báo cáo ĐTM không được thông qua thì chủ dự án phải lập lại báo cáo
ĐTM và gửi cho cơ quan có thẩm quyền Trường hợp báo cáo thông qua với điều kiện phải bổ sung, chỉnh sửa thì chủ dự án sau khi chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến hội đồng thẩm định sẽ gửi cơ quan thẩm định xem xét Trường hợp báo cáo ĐTM được thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt
Thời hạn thẩm định báo cáo ĐTM được quy định như sau [10]:
- Báo cáo ĐTM do Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định thì thời hạn thẩm
định tối đa là 45 ngày, đối với dự án phức tạp về tác động môi trường là 60 ngày
- Báo cáo ĐTM không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi
trường thì thời hạn thẩm định tối đa là 30 ngày, đối với dự án phức tạp là 45 ngày
- Thời hạn phê duyệt báo cáo ĐTM tối đa là 15 ngày
Trang 211.2 QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ NHU CẦU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM 1.2.1 Các khái niệm cơ bản về quá trình đô thị hóa
a Khái niệm đô thị hóa
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực (được gọi là mức độ đô thị hóa) Đô thị hóa cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của
hai yếu tố đó theo thời gian (gọi là tốc độ đô thị hóa) [22]
b Các kiểu đô thị hóa
- Đô thị hoá thay thế: Là khái niệm để chỉ quá trình đô thị hoá diễn ra ngay
chính trong đô thị Ở đây cũng có sự di dân, nhưng là từ trung tâm ra ngoại thành hoặc vùng ven đô Quá trình này cũng có thể là quá trình chỉnh trang, nâng cấp đô thị, đáp ứng yêu cầu mới
- Đô thị hoá cưỡng bức: Là khái niệm dùng để chỉ sự di chuyển dân cư từ nông
thôn về thành thị Đặc điểm đô thị hoá cưỡng bức là không gian kiến trúc không được mở rộng theo quy hoạch mà mang tính tự phát cao Các nhu cầu của dân nhập
cư không được đáp ứng, đô thị trở nên quá tải, nhiều tiêu cực phát sinh
- Đô thị hoá ngược: Là khái niệm dùng để chỉ sự di dân từ đô thị lớn sang đô
thị nhỏ hoặc từ đô thị trở về nông thôn, còn gọi là “sự phục hưng nông thôn” Phát triển đến một lúc nào đó, bằng các chính sách của mình, các chính phủ sẽ điều chỉnh hướng vào sự phát triển nông thôn Quá trình này sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách và chất lượng sống giữa thành thị và nông thôn
c Sơ lược hiện trạng đô thị hóa ở Việt Nam
Trong công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hoá diễn ra hết sức nhanh chóng, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh
Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17 - 18%), đến năm 2000 Việt Nam
có 649 đô thị, năm 2003 là 656 đô thị [22], đến năm 2008 cả nước có khoảng 743
(gồm 2 thành phố loại đặc biệt, 3 thành phố loại I, 14 đô thị loại II, 44 đô thị loại III,
36 đô thị loại IV và 644 đô thị loại V, tỷ lệ đô thị hóa đạt 28%) [25] Bước đầu đã
Trang 22hình thành các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia: Các đô thị trung tâm quốc gia gồm
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế Các đô thị trung tâm vùng gồm các thành phố như: Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Hoà Bình,… Các đô thị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch - dịch vụ, đầu mối giao thông; các đô thị trung tâm huyện;
đô thị trung tâm cụm, các khu dân cư nông thôn, các đô thị mới
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của Tổng cục thống kê, dân cư
ở khu vực thành thị là 25.436.896 người, chiếm 29,6% tổng dân số cả nước Trong khi đó, dân số nông thôn là 60.410.101 người, chiếm 70,4% trong tổng dân số Như vậy, dân số thành thị đã tăng với tốc độ trung bình là 3,4% mỗi năm trong khi tốc
độ này ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4% mỗi năm [27]
Theo dự báo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40%, tương đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu dân Mục tiêu đề ra cho diện tích bình quân đầu người là 100 m2/người Nếu đạt tỷ lệ
100 m2/người, Việt Nam cần có khoảng 450.000 ha đất đô thị, nhưng hiện nay, diện
tích đất đô thị chỉ có 105.000 ha, bằng 1/4 so với yêu cầu [22] Với tốc độ phát triển và
dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp phát sinh từ quá trình đô thị hoá
1.2.2 Nhu cầu nhà ở tại Việt Nam trong các năm gần đây
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng kéo theo nhu cầu nhà ở của người dân ở các thành thị cũng tăng cao
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của Tổng cục thống kê, trong những hộ gia đình có nhà ở, số hộ có nhà kiên cố chiếm 46,3%, nhà bán kiên cố chiếm 37,9%, nhà thiếu kiến cố chiếm 8,0% và nhà đơn sơ chiếm 7,8% Diện tích nhà ở bình quân đầu người trung bình của cả nước đạt 16,7 m2 Trong đó, khu vực thành thị là 19,2 m2/người và ở nông thôn là 15,7 m2/người [27]
Theo thống kê của Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, năm 2006 diện tích nhà ở xây mới đạt khoảng 33 triệu m2, năm 2007 diện
Trang 23tích nhà ở tăng thêm khoảng 35 triệu m2, ước năm 2008 tăng thêm 26 triệu m2
Quỹ nhà ở toàn quốc năm 2008 ước tính đạt khoảng trên 900 triệu m2, đạt bình quân 10,7 m2 sàn/người [25]
Để giải quyết vấn đề nhà ở tại các đô thị lớn, giải pháp xây dựng các khu tập thể, khu chung cư là giải pháp thích hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, giải quyết nhu cầu nhà ở cho nhiều gia đình với hiệu quả kinh tế cao Ở các nước phát triển, giải pháp phát triển nhà cho thuê được quan tâm nhằm giải quyết vấn đề nhu cầu nhà ở ngày một tăng cao Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ người thuê nhà chiếm 32%, trong đó thuê nhà ở xã hội là 3%, tại Đức tỷ lệ người thuê nhà ở tới 57% trong đó thuê nhà xã hội 6%, Pháp tỷ lệ thuê nhà ở 38%, trong đó nhà xã hội là 16%, Tại Việt Nam, quỹ nhà ở cho thuê hiện nay chỉ chiếm tỷ lệ thấp so với số hộ dân có sở hữu nhà ở (tính chung cả nước, tỷ lệ nhà cho thuê chỉ chiếm hơn 6,3% tổng số hộ dân có sở hữu nhà ở, riêng Hà Nội chỉ chiếm 14%, Thành phố Hồ Chi Minh chiếm
19%, các đô thị loại I chiếm 4 - 6% và các đô thị còn lại chiếm khoảng 4%) [23]
1.2.3 Những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa
Bên cạnh những tác động tích cực của quá trình đô thị hóa mang lại như: xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập bình quân, cải thiện chất lượng cuộc sống,… thì quá trình đô thị hóa ồ ạt, không kiểm soát tốt sẽ gây ra các vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, xã hội và môi trường như: vấn đề
di dân từ nông thôn ra thành thị làm cho mật độ dân số ở thành thị tăng cao; vấn đề giải quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm cho trật
tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp; vấn đề ô nhiễm môi trường,…
Như vậy, các cấp quản lý nhà nước và địa phương cần đưa ra các chính sách cụ thể và kết hợp nhằm giải quyết các ảnh hưởng tiêu cực phát sinh từ quá trình đô thị hóa hiện nay Trong đó có giải quyết vấn đề nhà ở, việc xây dựng các căn hộ chung
cư sẽ góp phần sử dụng hiệu quả quỹ đất, tăng diện tích nhà ở, bên cạnh đó cần có biện pháp hạn chế các tác động môi trường khi thực hiện giải quyết các vấn đề khác
Trang 241.3
1.3.1
Dự án: “Chung cư 89 Trần Phú – thành phố Nha Trang”
1.3.2
Đơn vị chủ dự án là : Trung tâm Quản lý Nhà và Chung cư
- Địa chỉ : 03 Nguyễn Thiện Thuật, phường Tân Lập, thành phố
Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
- Điện thoại : 058 3527 363 Fax : 058 3527 390
- Giám đốc : ông Võ Văn Minh
1.3.3
Địa chỉ dự án là: 89 Trần Phú, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang
- Phía Bắc giáp với các hộ dân tại hẻm 89 Trần Phú
- Phía Đông Bắc giáp với 4 hộ dân thuộc viện Hải Dương Học
- Phía Đông Nam giáp với đường quy hoạch rộng 16 m
- Phía Tây Nam giáp với đường quy hoạch rộng 16 m
- Phía Tây giáp với đường Trần Phú 26 m
Diện tích khu đất dự án được giới hạn bởi các điểm mốc thể hiện qua bảng 1.1
Bảng 1.1 Tọa độ các điểm mốc giới hạn vị trí dự án (Hệ tọa độ VN-2000)
Trang 25Khu vực dự án hiện nay bao gồm chung cư 89 Trần Phú (65 hộ) và 9 hộ thuộc nhà dân
Phía Bắc trong phạm vi 200 m là khu dân cư với khoảng 230 hộ dân, 40 cơ sở kinh doanh, cửa hang buôn bán, UBND phường Vĩnh Nguyên, chùa, miếu
Phía Tây trong phạm vi 200 m là khu dân cư với khoảng 56 hộ dân, 15 cơ sở kinh doanh, cửa hàng buôn bán, 1 trạm y tế phường, 1 trường trung học
Phía Nam trong phạm vi 200 m giáp với lầu Bảo Đại, viện Hải Dương Học, 1 kho xăng dầu
Gần khu vực dự án là nơi tập trung các hoạt động dịch vụ du lịch, giải trí, tham quan, viện nghiên cứu, trường học, trạm y tế, kho xăng dầu,… nên lượng xe
cộ đi lại trên các tuyến đường là khá đông
Hình 1.2 Vị trí khu vực dự án 1.3.4
1.3.4.1 Mô tả mục tiêu dự án
Công trình được xây dựng nhằm tái định cư tại chỗ cho các hộ đang ở tại 89 Trần Phú, các hộ gia đình tại các khu tập thể, nhà nhiều tầng, nhiều hộ thuộc sở hữu
Trang 26nhà nước, thuộc danh sách thu hồi sử dụng vào mục đích khác; tạo điều kiện cho những hộ bị thu hồi nhanh chóng ổn định cuộc sống tại nơi ở mới; đẩy nhanh việc xóa bỏ các công trình không còn niên hạn sử dụng, đẩy lùi nguy cơ sự cố công trình
1.3.4.2 Quy mô và các hạng mục của dự án
Chung cư có quy mô 123 căn hộ trong đó có 06 căn hộ kinh doanh và 117 căn
hộ chuẩn, căn hộ chuẩn được chọn là loại căn hộ có từ 2 – 3 phòng ngủ cho 4 – 5 người/hộ
Nhà xe của chung cư được tính với tiêu chuẩn mỗi hộ ở các tầng lầu có 2 xe gắn máy, 1 xe đạp, 6 căn hộ có 1 chỗ để ô tô:
- Xe gắn máy : 2,5 m2/xe
Phòng trực bảo vệ, sinh hoạt chung và các phòng kỹ thuật có diện tích như sau:
- Phòng sinh hoạt chung : 61 m2
- Phòng bảo vệ : 10 m2
- Phòng đặt máy phát điện : 26 m2
- Phòng đặt máy bơm nước : 11,5 m2
b Các hạng mục công trình chính
Khu vực dự án bao gồm chung cư 89 Trần Phú (65 hộ) và 9 hộ thuộc nhà dân
Dự án bao gồm các căn hộ bao quanh sân trong, một mặt tiếp giáp đường Trần Phú và hai mặt tiếp giáp với đường quy hoạch, mặt còn lại tiếp giáp với đường nội
Trang 27bộ 3,5 m đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy cho chung cư Các tầng được bố trí cụ thể như sau:
- Tầng hầm: bố trí nhà xe máy và xe đạp, phòng bảo vệ, kho, lối xuống tầng hầm (phía sau giáp với đường quy hoạch 16 m)
- Tầng 1: phía tiếp giáp với đường Trần Phú và đường quy hoạch, bố trí 6 căn
hộ kinh doanh theo khối chữ L, gồm tầng 1, 1 tầng lửng, phía sau bố trí các căn hộ theo khối chữ nhật, tầng 1 trống chân làm bãi đậu xe hơi và không gian chức năng phục vụ cộng đồng, các phòng kỹ thuật
- Tầng lửng: là phần lửng của 6 căn hộ kinh doanh dung làm nơi ở và sinh hoạt
- Tầng 2 đến tầng 10: mỗi tầng bố trí 13 căn hộ bao quanh sân trong, khối phía trước hình chữ L mỗi tầng gồm 5 căn hộ, khối sau hình chữ nhật gồm 8 căn hộ, 2 khối liên hệ nhau bằng hành lang phía đông, lõi giao thông bố trí đầu hành lang 2 khối Giao thông đứng: bố trí 1 thang máy 1.000 kg, 2 thang máy 550 kg và 3 thang
bộ, gen rác bố trí tại cầu thang phụ, cuối hành lang nối 2 khối Căn hộ điển hình có diện tích trung bình 55 – 105 m2
Dự án có 123 căn hộ, diện tích sử dụng được trình bày cụ thể trong bảng 1.2
Bảng 1.2 Thống kê diện tích sử dụng chung cƣ
Tổng
số hộ Tổng diện tích TẦNG HẦM
Trang 28Diện tích sàn và chiều cao mỗi tầng được thể hiện qua bảng 1.3
Bảng 1.3 Diện tích sàn và chiều cao mỗi tầng của chung cƣ
Hạng mục Diện tích sàn (m 2 ) Chiều cao (m)
Trang 29 Ưu điểm
- Tất cả các phòng trong căn hộ đều thông gió và chiếu sáng tốt
- Giao thông nội bộ thuận tiện, giao thông ngoài công trình không chồng chéo giữa người đi bộ và xe
- Loại căn hộ đa dạng có diện tích từ 55 – 105 m2
- Tổng mặt bằng được bố trí rõ ràng, mạch lạc tiết kiệm diện tích
- Hệ thống điện chiếu sáng sinh hoạt
- Hệ thống điện chiếu sáng sự cố và thoát hiểm
- Hệ thống điện ổ cắm
- Hệ thống điện bơm nước sinh hoạt
Trang 30- Hệ thống điện bơm nước chữa cháy
- Hệ thống điện các thiết bị báo cháy, camera, truyền hình, điện thoại,…
Nguồn điện cung cấp chính là 3 pha 4 dây 380/220 V
Nguồn điện dự phòng là trạm phát điện Diesel 3 pha điện áp 380/220 VAC
Hệ thống báo cháy tự động
Trung tâm xử lý báo cháy 12 kênh (sử dụng 10 kênh, dự phòng 2 kênh) Khi có cháy xảy ra, các đầu dò khói, nhiệt sẽ nhanh chóng báo về trung tâm theo từng khu vực được bố trí trên mặt bằng Trung tâm xử lý báo cháy được gắn trên tường phòng bảo vệ, khoảng cách từ phần điều khiển trung tâm báo cháy đến sàn nhà là 1,5 m Đầu dò khói có khả năng bảo vệ trong khoảng diện tích từ 35 m2
– 55 m2 Được bố trí cho các phòng ngủ, khu văn phòng, phòng làm việc, nhà kho,…
Đầu dò nhiệt có khả năng bảo vệ trong khoảng diện tích từ 25 m2
– 35 m2 Được bố trí cho các khu bếp, nhà để xe,…
Công tắc được bố trí tại lối ra vào và được lắp sát tường, cách sàn nhà hoàn thiện 1,6 m Công tắc khẩn được lắp chung kênh với các đầu báo cháy
Chuông báo cháy được lắp phân bố đều ở các tầng, trong đó có một chuông đặt gần trung tâm xử lý báo cháy, chuông được lắp vào tường nhà, các nền nhà hoàn thiện 2,2 m
Hệ thống chống sét
Bảo vệ chống sét đánh thẳng cho toàn công trình
Chọn giải pháp bảo vệ chống sét theo công nghệ tia tiên đạo hiện đại của Pháp (theo tiêu chuẩn NFC 17 – 102) như sau:
- Bố trí kim thu tia sét tiên đạo hoạt động kết hợp (năng lượng và gió) ION 60 bảo vệ cấp 3 tương ứng bán kính bảo vệ Rp = 107 m Trụ đỡ cao H = 5 m
MAX Hệ thống tiếp đất thu sét dung hỗn hợp cọc thép bọc đồng Þ16, L = 2,4 m và điện trở yêu cầu phải đạt dưới 10 Ω bất kỳ thời gian nào trong năm
- Dây nối tiếp đất dùng cáp đồng trần xoắn 70 mm2 và dây dẫn thoát sét dùng cáp đồng trần xoắn 70 mm2
- Liên kết giữa dây và cọc bằng các kẹp đồng chuyên dụng
Trang 31Hệ thống tiếp đất an toàn điện
Được thiết kế nhằm bảo vệ sự cố rò điện tức thời và tránh điện áp cảm ứng
- Hệ thống tiếp đất an toàn điện dung hỗn hợp cọc thép bọc đồng Þ16, L = 2,4
m và điện trở yêu cầu đạt dưới 4 Ω bất kỳ thời gian nào trong năm
- Dây nối tiếp đất dùng cáp đồng trần xoắn 70 mm2
- Liên kết giữa dây và cọc bằng các kẹp đồng chuyên dụng
- Cáp tiếp đất xuyên tầng dùng cáp điện đồng xoắn vỏ CV 50 mm2
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Giải pháp thiết kế hệ thống chữa cháy bao gồm:
Các phương tiện chữa cháy ban đầu
Phương tiện chữa cháy ban đầu sử dụng các bình chữa cháy xách tay ABC, bình khí CO2 cho các hành lang sảnh thang máy, bên trong cầu thang thoát hiểm, bên trong tầng hầm, nhà để xe hơi tầng 1
Hệ thống chữa cháy bằng nước
- Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler
- Hệ thống chữa cháy tự động họng nước vách tường
- Hệ thống chữa cháy tự động được lắp đặt bố trí chung cho chung cư Hệ thống được gắn với 648 đầu chữa cháy Sprinkler tự động có nhiệt độ nhả danh nghĩa 680
C (đầu phun loại Tyco) và 46 họng cứu hỏa trong nhà đảm bảo mỗi điểm trong công trình có 2 họng chữa cháy phun tới với lưu lượng 2,5 lít/giây Ngoài ra, hệ thống chữa cháy còn gắn 2 trụ chữa cháy ngoài nhà và 2 họng chờ xe cứu hỏa tiếp nước cho toàn công trình
- Sprinkler phân bố nước hình parabol hướng xuống dưới, mỗi đầu phun bảo vệ cho một diện tích xác định S > 12 m2
- Nguồn nước cung cấp cho toàn hệ thống chữa cháy của chung cư là bể nước PCCC 182 m3 bố trí ở tầng 1 và bể nước áp lực 30 m3 đặt trên mái đảm bảo đủ nước chữa cháy cho 2 họng chữa cháy vách tường trong vòng 3 giờ và hệ thống Sprinkler trong 0,5 giờ
- Cụm bơm thiết kế tính cho chung cư bao gồm:
Trang 32+ Bơm cứu hỏa động cơ điện 30 kW, H = 80 m, Q = 78 m3
/h + Bơm cứu hỏa động cơ Diesel 30 kW, H = 80 m, Q = 78 m3/h
+ Bơm bù áp động cơ điện 3 kW, H = 80 m, Q = 9,6 m3
/h Công trình được bố trí hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, lối thoát nạn khi
có sự cố,… đảm bảo yêu cầu PCCC theo TCVN 3890 – 2009 - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
Hệ thống cấp nước
Nguồn nước cấp để sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của khu chung cư lấy từ tuyến ống cấp nước Þ100 của thành phố chạy dọc theo đường Trần Phú rộng
26 m theo 2 đường ống:
- Nguồn nước cấp thành phố dẫn đến bể nước ngầm sinh hoạt, PCCC 182 m3, từ
đó dẫn đến các khu vệ sinh các căn hộ ở tầng 1 và tầng 2
- Nguồn nước cấp thành phố dẫn đến bể nước ngầm sinh hoạt, PCCC 182 m3,
sử dụng bơm để đưa nước lên bể nước tăng áp 30 m3 đặt trên mái, từ đó cấp cho các khu vệ sinh các căn hộ từ tầng 10 xuống tầng 1
Nhu cầu sử dụng nước của dự án theo TCXDVN 33:2006 Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình – tiêu chuẩn thiết kế
Nhu cầu sử dụng nước
Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng nước của chung cư STT Thành phần dùng nước Quy mô Tiêu chuẩn Lưu lượng Q
nước cho cứu hỏa
Hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước phân, tiểu và nước thải sinh hoạt
Trang 33- Nước thải phân, tiểu sau khi xử lý cục bộ bằng bể tự hoại có ngăn lọc (nước thải phân, tiểu được làm sạch nhờ 2 quá trình lắng cặn và lên men cặn lắng, qua hệ thống ống dẫn PVC có đường kính D = 220 mm cho vào ga thu chảy về trạm xử lý nước thải Dự án có 2 bể tự hoại đặt tại vị trí phía Tây của dự án)
- Nước thải sinh hoạt (tắm, giặt, rửa,…) từ các căn hộ tập trung vào ống đứng đưa xuống tầng trệt dẫn ra ga thu, từ ga thu nước thải được đưa về trạm xử lý nước thải
- Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế để xử lý nguồn nước thải phân tiểu sau khi qua hầm tự hoại và nước thải tắm, giặt, rửa Công suất của hệ thống xử lý nước thải là 100 m3/ngày đêm và nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008 cột B Vị trí hệ thống xử lý nước thải xác định tại bản vẽ Mặt bằng tổng thể định vị hệ thống cấp thoát nước, phần phụ lục
Hệ thống thoát nước mưa
- Do địa hình tương đối phẳng, mặt bằng công trình có độ dốc hướng về đường quy hoạch 16 m Tận dụng tối đa địa hình nên công trình thoát nước mưa chủ yếu dựa vào độ dốc tự nhiên
- Nước mưa trên mái thoát bằng ống nhựa PVC Þ114 đưa xuống chân công trình tập trung vào ga thu tổng, dẫn vào hệ thống thoát nước mưa của thành phố
Phương thức thu gom rác thải
Chất thải rắn sau khi thải ra được tập trung vào gen rác mỗi tầng, sau đó sẽ được công nhân vệ sinh thu gom rác, vận chuyển ra bãi tập kết rác của thành phố
Hệ thống thông tin liên lạc
Toàn bộ các hộ trong khu chung cư được lắp cáp truyền hình và đường dây điện thoại riêng cho từng hộ, tránh tình trạng phát sinh cục bộ mất thẩm mỹ khu phố
1.3.4.3 Mô tả biện pháp thi công xây dựng các công trình của dự án
Thi công phần ngầm
Công trình có hố đào sâu hơn 4 m, do đó phải làm cừ quanh đường biên hố đào Sau đó cần hạ mực nước ngầm với các biện pháp đảm bảo an toàn phù hợp Đất từ hố đào lấy ra sẽ được tận dụng để san lấp mặt bằng, phần đất còn lại được sử dụng để xây dựng công trình hoặc bán lại cho các cơ sở có nhu cầu
Trang 34Móng sử dụng là móng bè BTCT, một loại móng nông do yêu cầu cấu tạo của công trình là: dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa nước
Công trình sẽ được sử dụng bê tông chế trộn sẵn thương phẩm có thể dùng phụ gia kéo dài thời gian đông kết và phụ gia giảm nước Bê tông sẽ được kiểm tra trước khi vào công trường
Trước khi lấp đất phải dọn sạch và san phẳng mặt lấp Mọi chi tiết kết cấu và hệ thống ống kỹ thuật sẽ nằm trong đất phải lắp đặt xong, đã thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ cũng như chống thấm Cần nghiệm thu công trình khuất trước khi lấp đất
Thi công phần thân
Việc thi công phần thân theo TCXD 202:1997 Nhà cao tầng – thi công phần thân
Gỡ cốp pha và tháo cây chống chỉ được thực hiện khi đã đảm bảo cường độ theo yêu cầu của TCVN 4453-1995 Kết cấu bê tông cốt thép, tiêu chuẩn thi công
và nghiệm thu
Việc thi công phần thân cho nhà cao tầng phải tuân thủ nghiêm túc các điều khoản trong các tiêu chuẩn TCXD 199:1997 - Nhà cao tầng – kỹ thuật chế tạo bê tông mác 400 - 600, TCXD 200:1997 - Nhà cao tầng – kỹ thuật chế tạo bê tông bơm
1.3.4.4 Danh mục máy móc thiết bị
Thiết bị bê tông xi măng
Bơm bê tông xi măng các loại: xe bơm cần, xe kéo, xe bơm ngang: cần với 32 –
56 m, công suất bơm 27 – 130 m3/giờ, áp lực bơm 50 – 120 bar
Máy đầm bê tông (đầm bàn, đầm dùi, đầm cóc,…)
Thiết bị phục vụ thi công nhà cao tầng
Cẩu tháp: cao đến 100 m, tải trọng nâng 14 tấn, tầm với 60 m
Vận thăng: cao đến 70 m, tải trọng nâng 1000 kg, loại một lồng
Sàn treo: cao đến 100 m, tải trọng 1000 kg, hành lang dài đến 10 m
Thiết bị thi công nền móng: Máy đầm nén nền
Phương tiện thi công: Máy đào, máy ủi, xe lu
Trang 351.3.4.5 Tiến độ thực hiện dự án
Trung tâm Quản lý Nhà và Chung cu đã lập dự án đầu tư và thiết kế trình
UBND tỉnh phê duyệt Quý III, IV năm 2011, quý I năm 2012
- Khởi công xây dựng công trình : đầu quý II năm 2012:
- Phá dỡ công trình cũ : tháng 4 đến tháng 5 năm 2012
- Đào đất và san lấp : tháng 5 đến tháng 6 năm 2012
- Thi công phần móng và tầng hầm : tháng 6 đến tháng 9 năm 2012
- Thi công phần thô : tháng 9 năm 2012 đến tháng 11 năm 2013
- Thi công phần M&E và thi công
hoàn thiện, trang trí nội thất : tháng 4 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014
- Hoàn thành công trình : cuối Quý I năm 2014
1.3.4.6 Vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư: Vốn xây dựng dự án từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Tổng mức đầu tư: Chi phí thực hiện dự án được thể hiện trong bảng 1.5
Trang 361.4 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
NHA TRANG XANH
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nha Trang xanh là đơn vị tư vấn cho chủ dự án là Trung tâm Quản lý Nhà và Chung cư thực hiện báo cáo ĐTM cho dự
án Chung cư 89 Trần Phú, thành phố Nha Trang
1.4.1 Thông tin chung
Tên công ty: Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nha Trang xanh
Trụ sở chính:
- Địa chỉ : 97 đường 23/10, Phường Phương Sơn, Nha Trang – Khánh Hòa
- Điện thoại : 058.3816 977 - Fax : 058.3816 978
- Email : info@nhatrangxanh.com - Web : www.nhatrangxanh.com
1.4.2 Lĩnh vực hoạt động
Tư vấn giải pháp bao gồm: Lập cam kết bảo vệ môi trường; lập đề án bảo
vệ môi trường; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; lập chương trình giám sát môi trường; tư vấn công nghệ sản xuất sạch hơn; tư vấn quản lý và thu gom chất thải
nguy hại; lập báo cáo xả thải vào nguồn nước, khai thác nguồn nước mặt, nước ngầm
Thiết kế kỹ thuật và thi công lắp, đặt thiết bị bao gồm: Thiết kế, thi công
hệ thống cấp thoát nước; thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước cấp; thiết kế, thi
công hệ thống xử lý nước thải; thiết kế, thi công hệ thống xử lý khí thải;…
Cung cấp thiết bị bao gồm:
- Hóa chất, vi sinh, thiết bị, vật tư chuyên ngành xử lý ô nhiễm môi trường
- Máy móc, thiết bị cho hệ thống xử lý cấp thoát nước
- Bảo trì, sữa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải
- Sản xuất và kinh doanh nước uống đóngchai
1.4.3 Hồ sơ năng lực
Hiện nay lực lượng cán bộ kỹ thuật chính của công ty là 09 người, trong đó có: Thạc sĩ Môi Trường, Thạc sĩ Khoa học (Địa chất thủy văn), Kỹ sư Công Nghệ Môi Trường, Kỹ sư Quản lý Môi Trường, Kỹ sư Xây dựng, Kỹ sư cơ khí, Kỹ sư Điện, Cử nhân Kinh tế Ngoài ra, Công ty còn nhận được sự cộng tác thường xuyên
Trang 37từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường, địa chất, khí tượng thủy văn tại các đơn vị trong và ngoài tỉnh
1.4.4 Các hợp đồng, dự án đã và đang thực hiện
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Công ty đóng vai trò là đơn vị tư vấn giúp các chủ đầu tư của các dự án tiến hành lập báo cáo ĐTM theo đúng các yêu cầu của luật pháp hiện hành Danh sách các dự án mà công ty đã tư vấn xây dựng báo cáo được trình bày trong bảng 1.6
Bảng 1.6 Các báo cáo ĐTM Công ty TNHH Nha Trang xanh đã và đang xây dựng
1 Xây dựng báo cáo ĐTM cho dự án: “Trạm bê
tông Vân Phong”
Công ty TNHH Thanh Yến
2 Xây dựng báo cáo ĐTM cho dự án: “Khu du lịch
nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp Nha Trang”
Công ty CP du lịch khoáng nóng Nha Trang
3
Xây dựng báo cáo ĐTM cho dự án: “Đầu tư
xây dựng bến tạm 5.000 DWT và khu kho bãi
phụ trợ”
Tổng công ty Hàng Hải Vinalines
4 Xây dựng báo cáo ĐTM cho dự án: “Trạm
Nghiền Xi Măng Công Thanh”
Công ty CP Xi Măng Công Thanh
5 Xây dựng báo cáo ĐTM cho dự án: “Nhà máy
chế biến thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu”
DNTN Hồng Ngọc - Phú Yên
6
Xây dựng báo cáo ĐTM cho dự án Đầu tư xây
dựng: “Căn hộ cao cấp, Trung tâm thương mại
và Văn phòng cho thuê Lighthouse Complex –
Nha Trang”
Công ty CP Đầu Tư Hải Đăng
7 Xây dựng báo cáo ĐTM cho dự án: “Nhà máy
Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa”
Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa
8 Xây dựng báo cáo ĐTM cho dự án: “Nhà máy
sản xuất TiCl4 và titanium”
Công ty CP Khoáng Sản Bình An – Phú yên
9 Xây dựng báo cáo ĐTM cho dự án:
“Nhà máy sản xuất Giấy Nha Trang”
Công ty CP Giấy và Đầu
tư Khánh Hòa
10 Xây dựng báo cáo ĐTM cho dự án:
“Bệnh viện Quân Dân Y Khánh Hòa”
Trang 38 Đề án khai thác khoáng sản, nước mặt, nước ngầm và xả nước thải vào nguồn nước
Công ty TNHH Nha Trang xanh thực hiện lập các đề án khai thác tài nguyên như: khoáng sản, nước,… và các đề án tiến hành xả thải ra môi trường
Bảng 1.7 Các đề án khai thác khoáng sản, nước mặt, nước ngầm và xả nước thải vào nguồn nước Công ty TNHH Nha Trang xanh đã thực hiện
Bưu điện tỉnh Khánh Hòa
3 Đề án và Báo cáo khai thác nước ngầm Cơ
sở 1: Phụ liệu may Lê Hồng Phong
Công ty CP Phụ Liệu May Nha Trang
4
Đề án và Báo cáo khai thác nước ngầm Cơ
sở 2: Phụ liệu may Khu Công nghiệp Diên
7 Đề án xả nước thải vào nguồn nước Nhà máy
Đồ hộp Khánh Hòa
Công ty TNHH MTV Đồ hộp Khánh Hòa
8 Đề án và Báo cáo khai thác khoáng sản “Cát”
xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Công ty CP Cựu Chiến Binh
394
9 Đề án và Báo cáo khai thác nước ngầm
Khách sạn Hữu Nghị
Công ty CP Khách sạn Hữu Nghị
10 Đề án và Báo cáo khai thác nước ngầm
Khách sạn Quang Hạnh
Công ty TNHH Thương mại
và dịch vụ Quang Hạnh
Cam kết bảo vệ môi trường
- Lập bản cam kết bảo vệ môi trường cho dự án: “Trường Quốc tế Kinder
World” Công ty cổ phần quốc tế Kinder World là chủ đầu tư
- Lập bản cam kết bảo vệ môi trường cho dự án: “Sản xuất Nước ngọt và Nước
uống tinh khiết Sato” Công ty cổ phần Hoàng Thuận Phát là chủ đầu tư
Trang 39- Lập bản cam kết bảo vệ môi trường cho dự án: “Khu du lịch Nghĩ dưỡng
Whitesand Dốc lết” Công ty cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Cát Trắng là chủ đầu tư
Hệ thống xử lý nước cấp, xử lý nước thải và giảm thiểu tiếng ồn
Công ty có khả năng thiết kế, thi công, cung cấp các thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường như: xử lý nước cấp, xử lý nước thải, hạn chế và giảm thiểu tiếng ồn,…
Bảng 1.8 Các hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và giảm thiểu tiếng ồn
do Công ty TNHH Nha Trang xanh đã thực hiện
2 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Khách
Sạn LODGE (100 m3/ngđ)
Công ty TNHH khách sạn Nha Trang Lodge
3 Hệ thống xử lý nước thải Khách Sạn YaSaka
Sài Gòn Nha Trang (200 m3/ngđ)
Công ty CP YaSaKa Sài Gòn Nha Trang
4 hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Khu Du
lịch Yang Bay (100 m3/ngđ)
Tổng Công ty Khánh Việt – Khu Du lịch Yang Bay
5 Hệ thống vật liệu cách âm máy phát điện
Siêu thị Maximax
Chi nhánh Công ty An Phong Khánh Hòa
6 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Khách
8 Hệ thống xử lý nước thải Thủy sản: Nhà kho
chứa hàng đông và Sơ chế hàng (40 m3/ngđ)
Công ty TNHH JK Fish
9 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho Trại
giam A2 tỉnh Khánh Hòa (80 m3/ngđ)
Tổng Công ty Khánh Việt
Trang 40CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các tác động đến môi trường từ dự án xây dựng Chung cư 89 Trần Phú - Thành phố Nha Trang bao gồm: tác động trong giai đoạn chuẩn bị, xây dựng và hoạt động đến môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội Trong đó, do giới hạn về thời gian thực hiện nên đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu tính toán, rà soát, đánh giá mức độ tác động của dự án đến môi trường không khí, từ đó góp phần xây dựng các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa các rủi ro, sự cố
2.1.2 Nội dung nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau:
- Mô tả sơ lược dự án chung cư 89 Trần Phú – TP Nha Trang
- Điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu hiện trạng môi trường tại khu vực dự án
- Đánh giá, dự báo tác động đến môi trường do sự hình thành và hoạt động của chung cư (tập trung vào tác động đến môi trường không khí)
- Đề xuất các biện pháp khả thi về mặt quản lý và kỹ thuật nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi đến môi trường tại khu vực dự án
- Đưa ra các chương trình quản lý, giám sát môi trường cho dự án
- Đưa ra kết luận và kiến nghị phù hợp
2.2.1 Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường
Tổng hợp các điều tra về kinh tế, xã hội có liên quan đến dự án như dân cư, ngành nghề kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa,… khu vực xung quanh dự án có thể bị tác động từ dự án khi được triển khai