Biện pháp giảm thiểu các tác động xấu

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá tác động môi trường cho dự án chung cư 89 trần phú, thành phố nha trang (Trang 89 - 99)

3.3.1.1. Khống chế và giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn xây dựng a. Khống chế và giảm thiểu các tác động xấu do hoạt động phá dỡ công trình cũ, đào đất và san lấp mặt bằng

Để khống chế và giảm thiểu tác động do hoạt động phá dỡ công trình, đào đất và san lấp mặt bằng Trung tâm Quản lý Nhà và Chung cư sẽ áp dụng các biện pháp sau:

- Khi được cấp phép xây dựng, chúng tôi sẽ lắp đặt các tấm tole ngăn cách khu vực thi công với khu vực xung quanh để giảm phát tán bụi khi phá dỡ công trình cũ ra xung quanh.

- Phun nước giảm thiểu bụi đường giao thông, đặc biệt phải chú trọng cường độ phun vào những ngày nắng nóng, gió mạnh tại khu vực dự án.

- Khi phá dỡ công trình, công nhân cần được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động để hạn chế ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe.

- Trong quá trình đào đất thi công móng, tầng hầm nếu gặp nước ngầm nông cần phải xử lý để thi công. Khi đó chủ thầu sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu sự cố tắc nghẽn hệ thống thoát nước thành phố (được trình bày tại mục 3.3.1.1 phần e).

- Các loại máy đào đất, máy xúc,… thường xuyên được bảo dưỡng định kỳ nhằm hạn chế tiếng ồn, khí thải.

b. Khống chế và giảm thiểu các tác động xấu do hoạt động vận chuyển xà bần, nguyên – vật liệu, thiết bị phục vụ công trình

- Dùng bạt che phủ khu vận chuyển vật liệu xây dựng như cát, đá, xi măng nhằm giảm thiểu lượng bụi phát tán cũng như lượng vật liệu rơi vãi trên đường.

- Vận chuyển nguyên – vật liệu theo đúng trọng tải quy định và thường xuyên kiểm tra các phương tiện nhằm đảm bảo các điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật. Dùng nhiên liệu phù hợp với hàm lượng lưu huỳnh thấp nhằm giảm thiểu lượng khí độc hại vào môi trường xung quanh.

- Bố trí thời gian vận chuyển vào sáng sớm (5 giờ – 6 giờ 30) và buổi tối (19 giờ – 22 giờ) và các ngày nghỉ nhằm tránh các giờ cao điểm (tan trường, tàn sở) có khả năng ảnh hưởng đến giao thông chung.

- Trong thời gian từ 7 giờ sáng đến 18 giờ mỗi ngày, chỉ bố trí những xe có trọng tải nhẹ, chở các nguyên – vật liệu cần thiết phục vụ công trình.

- Chỗ đậu xe cần sắp xếp bên trong dự án nhằm giảm thiểu ảnh hưởng hoạt động giao thông trên đường Trần Phú.

- Các phương tiện ra khỏi công trường nên được vệ sinh sạch sẽ tránh vương vãi đất trên đường.

c. Khống chế và giảm thiểu các tác động xấu do xây dựng cơ sở hạ tầng và các hạng mục công trình

- Sử dụng vòi phun nước giảm thiểu bụi tại công trường.

- Thu gom chất thải rắn, xà bần: quy định địa điểm tập kết chất thải rắn trong khu vực dự án, bố trí trong khuôn viên dự án các thùng chứa lớn bằng tole có thể tích từ 2 – 3 m3

để chứa chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn sinh hoạt chứa trong các thùng rác bằng nhựa có thể tích 500 lít đến 1.000 lít. Chủ dự án cần hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị Nha Trang thu gom, vận chuyển hàng ngày ra khỏi công trình.

- Lượng bùn thải từ thi công xây dựng sẽ được tập kết ở một điểm tại dự án và hợp đồng với đơn vị chức năng để vận chuyển trong ngày.

- Đối với chất thải rắn nguy hại (giẻ lau dính dầu mỡ, dầu nhớt thải,…) chủ thầu xây dựng cần thu gom, lưu giữ trong thùng chứa chuyên dụng và hợp đồng với đơn vị chức năng để xử lý theo đúng quy định đối với chất thải nguy hại.

- Khi vận chuyển vữa bê tông lên tầng cao nên sử dụng bơm nối với các đường ống dẫn kín để đưa vữa bê tông lên tầng cao phục vụ thi công. Đối với các loại vật liệu như sắt, thép phải sử dụng cẩu tháp để vận chuyển, vật liệu này trước khi vận chuyển cần đóng gói, neo buộc chặt để hạn chế sự cố tai nạn. Đối với vật liêu như gạch, xi măng,… sử dụng những thùng chứa kín để hạn chế rơi vãi.

- Để che chắn bụi, vật liệu rơi vãi trong quá trình thi công tầng cao cần sử dụng lưới có mắt nhỏ (3 mm) để bao che xung quanh công trình.

- Các loại máy móc, thiết bị cần định kỳ bảo dưỡng nhằm hạn chế tiếng ồn, khí thải. - Lắp đặt các thiết bị giảm tiếng ồn cho các thiết bị có mức ồn cao như máy phát điện, khí nén, cưa đá.

- Nước thải trong quá trình xây dựng cần được đưa qua hố lắng và cho tự thấm, vữa đọng lại trong hố sẽ được nạo vét định kỳ, thu gom tại một nơi cố định và hợp đồng với đơn vị chức năng để vận chuyển. Chọn nơi vệ sinh các xe trước khi ra khỏi công trình gần hố lắng, tránh hiện tượng nước chảy tràn ra ngoài công trình.

d. Khống chế và giảm thiểu các tác động xấu do hoạt động dự trữ và bảo quản nguyên – vật liệu

- Bố trí kho chứa nguyên, nhiên liệu tại những vị trí phù hợp theo quy định về an toàn phòng chống cháy nổ, cách ly tốt với khu vực xung quanh dự án.

- Khu vực kho chứa nhiên liệu có bờ bao quanh tránh nhiên liệu khi có sự cố. - Xây dựng chương trình phòng chống cháy nổ trong trường hợp rò rỉ nhiên liệu hay khi xảy ra sự cố nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất các tác động xấu đến môi trường.

e. Khống chế và giảm thiểu các tác động xấu do hoạt động hạ mực nước ngầm

Phương pháp hạ mực nước ngầm: khi đào đất thi công móng và tầng hầm nếu gặp nước ngầm nông thì để cho nước chảy trong hố đào, sử dụng cừ thép xung quanh hố đào nhằm đảm đảm bảo cân bằng áp lực xung quanh công trình, tránh hiện tượng

sụt lún nền đất. Sau đó, dùng bơm hút nước trong hố đào. Nước trong hố đào có thể dẫn qua hố ga để lắng đất, đá, sau đó dẫn qua hệ thống thoát nước của thành phố.

Nếu hệ thống thoát nước thành phố hoạt động chưa ổn định hoặc nước bơm lên có lẫn xi măng thì có thể dẫn nước ngầm vào giếng thấm được đào ở phía Đông Nam dự án, khu đất này chưa được sử dụng. Nước ngầm bơm vào giếng thấm sẽ không gây ra hiện tượng tác nghẽn hệ thống thoát nước đường phố.

f. Khống chế và giảm thiểu các tác động xấu do hoạt động sinh hoạt của công nhân tại công trình

- Trang bị nhà vệ sinh di động phục vụ sinh hoạt của công nhân trên công trường. - Chất thải rắn sinh hoạt chứa trong các thùng rác bằng nhựa dung tích 500 lít đến 1.000 lít. Chủ thầu hợp đồng với công ty Môi trường đô thị Nha Trang để thu gom và vận chuyển hàng ngày.

- Xây dựng nội quy làm việc tại công trường bao gồm việc xả thải đúng nơi quy định đảm bảo mỹ quan thành phố, giữ trật tự an ninh xã hội.

- Chủ thầu kết hợp với chính quyền địa phương quản lý an ninh trật tự tại khu vực dự án.

g. Khống chế và giảm thiểu các tác động do nước mưa chảy tràn

Vào mùa mưa, chủ thầu cần xây dựng nhà kho chứa vật liệu, tiến hành dọn dẹp công trường sau khi thi công tránh tình trạng nước mưa cuốn theo vật liệu xây dựng chảy xuống cống thoát nước thành phố.

Nước mưa cần cho chảy qua hố lắng trước khi thoát vào hệ thống thoát nước thành phố.

3.3.1.2. Khống chế và giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn hoạt động a. Biện pháp giảm thiểu tác động do hoạt động của máy phát điện

- Ưu tiên chọn loại máy phát điện đời mới, có quá trình đốt nhiên liệu hiệu quả để giảm thiểu khí thải độc hại ra môi trường.

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy định kỳ kể cả khi không hoạt động lâu ngày.

- Máy phát điện được đặt ở tầng một cần lắp đặt ống khói để phát tán khói thải, tránh tác động do nhiệt độ cao từ khí thải khi máy phát điện hoạt động.

Công thức tính chiều cao ống khói:

Trong đó:

H : Chiều cao ống khói

A : Hệ số ổn định của khí quyển. Đối với môi trường Việt Nam A = 200 – 400, chọn A = 200

M : Lượng phát thải chất độc hại (tính theo CO) Theo bảng 3.30, M = 140.000 mg/h = 38,89 mg/s

F : Hệ số không thứ nguyên tính đến vận tốc lắng chất ô nhiễm trong khí quyển, F = 1

m, n = 1 : Hệ số kể đến điều kiện thoát ra của khí thải ở miệng ống khói N : Số nguồn thải, N =1

Ccf : Nồng độ chất ô nhiễm cho phép. Ở đây tính toán chiều cao dựa trên nồng độ CO, nên Ccf = 30 mg/m3

Cn : Nồng độ nền chất ô nhiễm, Cc = 3,35 mg/m3

: Nhiệt độ chênh lệch tại miệng ống khói và môi trường = 200 – 35 = 165 0C

L : Lưu lượng khí thải, L = 1.763,9 m3

/h = 0,49 m3/s (theo mục 3.2.1.3)

Từ công thức trên, ta có chiều cao ống khói tối thiểu H là: 8,21 m.

Cần thiết kế, chọn vị trí ống khói sao cho miệng ống khói cách xa khu nhà ở, cuối hướng gió chủ đạo của khu vực.

- Để hạn chế tiếng ồn do máy phát điện sinh ra khi hoạt động cần lắp đặt máy phát điện dự phòng trong buồng tiêu âm.

Hình 3.1. Sơ đồ nguyên lý buồng tiêu âm chống ồn máy phát điện

Cấu tạo:

Buồn tiêu âm đặt trên bệ bê tông cố định 0,3 – 0,5 m. Xung quanh bao bọc bởi tường cách âm (sử dụng gạch blok nhẹ, chịu nhiệt, cách âm), tường cách âm cấu tạo bằng cách vách chéo. Bên trong có các buồng tiêu tiêu âm, giữa buồng tiêu âm là các lớp vật liệu tiêu âm (vật liệu xốp).

- Khí thải, tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của máy phát điện, hoạt động của các phương tiện giao thông,… sẽ được giảm thiểu nếu dự án trồng cây xanh trong khuôn viên dự án. Mặt khác, trồng cây xanh còn tạo cảnh quan cho khuôn viên dự án.

b. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

Phương án tiêu thoát và xử lý nước thải sinh hoạt

Tổng lượng nước thải sinh hoạt cần xử lý của dự án là 100 m3/ngđ. Dự án sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 100 m3/ngđ. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B). Vị trí hệ thống xử lý nước thải xem bản vẽ Mặt bằng tổng thể định vị hệ thống cấp thoát nước, phụ lục. Nước thải sau khi xử lý sẽ được đấu nối vào hệ thống thoát nước của thành phố trên đường Trần Phú.

Nước thải sinh hoạt chung của dự án là 98,4 m3/ngđ, trong đó, lượng nước thải từ nhà vệ sinh khoảng 35 m3/ngđ. Trước khi lượng nước thải từ nhà vệ sinh đi vào hệ thống xử lý nước thải chung thì sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn với hiệu suất khoảng 60%.

MÁY PHÁT ĐIỆN

Tường cách âm

Buồng tiêu âm

Nước thải từ nhà vệ sinh Nước sau xử lý Vật liệu lọc Lỗ thoát khí CO2, CH4,…

Bể chứa và phân hủy Bể lắng Bể lọc

Bể tự hoại

Hình 3.2. Bể tự hoại ba ngăn

Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 3 chức năng: Phân hủy cặn, lắng và lọc. Cặn lắng được giữ lại trong bể tự hoại từ 3 – 6 tháng, dưới sự phân hủy của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ phân hủy thành các khí và các chất vô cơ hòa tan.

Tính toán thiết kế kích thước bể tự hoại bao gồm xác định thể tích phần lắng nước (thể tích phần nước) và thể tích phần chứa bùn.

- Thể tích phần nước: Wn = K × Q Trong đó:

K : Hệ số lưu lượng, K= 2,5

Q : Lưu lượng nước thải từ nhà vệ sinh, Q = 35 m3/ngđ Vậy, Wn = 2,5 × 35 = 87,5 m3

- Thể tích phần bùn:

Wb = (a × N × t × (100 – P1) × 0,7 × 1,2 )/[1000 × (100 – P2)] Trong đó:

a : Tiêu chuẩn cặn lắng cho một người, thường 0,4 – 0,5 lít/ngđ N : Số người trong dự án, N = 615 người

t : Thời gian tích luỹ cặn trong bể tự hoại, t = 180 – 360 ngày (chọn 300 ngày) 0,7 : Hệ số tính đến 30% cặn đã phân hủy

1,2 : Hệ số tính đến 20% cặn được dữ trong bể đã bị nhiễm vi khuẩn do cặn tươi P1 : Độ ẩm của cặn tươi, P1 = 95%

P2 : Độ ẩm trung bình của cặn trong bể tự hoại, P2 = 90% Vậy : Wb = 38,7 m3

Như vậy, tổng thể tích bể tự hoại cần thiết là:

W = Wn + Wb = 87,5 + 38,6 = 126 m3

Bể tự hoại của dự án bao gồm 2 hệ thống bể được đặt bên ngoài chung cư (xem bản vẽ mặt bằng tổng thể định vị hệ thống cấp thoát nước, phụ lục). Mỗi bể tự hoại có thể tích 70 m3, gồm 01 bể chứa bùn và phân hủy cặn lắng, 02 bể lắng và 01 bể lọc. Nước thải sau khi qua bể tự hoại sẽ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải chung.

Hệ thống xử lý nước thải chung

Nước thải từ nhà vệ sinh

Bể tự hoại

Nước thải từ các căn hộ (tắm giặt, nấu ăn…)

Bể tách dầu mỡ Hố thu Bể điều hòa Bể Aerotank Bể lắng Bể trung gian Bồn lọc áp lực Bể khử trùng Cống thoát nước thành phố QCVN 14:2008/BTNMT, Cột B Chlorine Máy thổi khí Bùn tuần hoàn Bùn dư Bể nén bùn Nước tách bùn

Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt của dự án

- Quy trình công nghệ

Hệ thống xử lý nước thải chung có công suất 100 m3/ngđ. Nồng độ dự kiến các chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào đã qua bể tự hoại (đã trình bày ở mục 3.2): BOD5 = 123,8 mg/l, SS = 268,7 mg/l, Coliforms = 108 MPN/100 ml. Nước thải đầu ra phải đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B, K = 1): BOD5 = 50 mg/l, SS = 100 mg/l, Coliforms 5.000 MPN/100 ml.

Bảng 3.43. Các công trình của hệ thống xử lý nƣớc thải STT Các công trình chính Số lƣợng Kích thƣớc 1 Hố thu 01 D×R×C = 1,2 m × 1,0 m × 1,2 m 2 Bể điều hòa 01 D×R×C = 3,0 m × 3,0 m × 4,0 m 3 Bể aerotank 01 D×R×C = 5,0 m × 3,0 m × 4,0 m 4 Bể lắng 01 D×R×C = 3,0 m × 3,0 m × 4,5 m 5 Bể trung gian 01 D×R×C = 1,5 m × 1,5 m × 4,0 m 6 Bồn lọc áp lực 01 D×C = 1,3 m × 2,0 m 7 Bể khử trùng 01 D×R×C = 3,0 m × 1,0 m × 4,0 m 8 Bể nén bùn 01 D×R×C = 4,0 m × 3,0 m × 4,5 m 9 Nhà điều hành 01 D×R×C = 4,5 m × 4,5 m × 4,0 m - Thuyết minh hệ thống xử lý

Toàn bộ nước thải từ nhà vệ sinh (qua bể tự hoại) và nước thải từ việc tắm giặt, nấu ăn (qua bể tách dầu mỡ) của dự án sẽ theo cống dẫn về hố thu. Trong hố thu có đặt khay lọc rác để giữ lại các vật có kích thước lớn. Nước thải sau khi đi qua khay lọc rác, hàm lượng BOD5, SS giảm 4%. Tại hố thu, nước thải được bơm qua bể điều hòa.

Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Để giúp quá trình quá trình xáo trộn nước thải triệt để, tránh lắng cặn và khử mùi hôi, bể điều hòa được sục khí qua hệ thống phân phối khí dưới đáy bể. Nước thải tại đây được bơm tiếp qua bể xử lý hiếu khí aerotank để tiếp tục xử lý.

Tại bể aerotank, quá trình xử lý hiếu khí có sử dụng bùn hoạt tính, các vi khuẩn hiếu khí sống lơ lửng sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ có hại cho môi trường thành các chất vô cơ vô hại. Trong quá trình đó, một lượng lớn bùn hoạt tính (sinh khối vi sinh vật) sẽ sinh ra. Trong bể aerotank một lượng oxy thích

hợp sẽ được đưa vào qua hệ thống phân phối khí ở dưới đáy bể để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình sinh hóa của vi sinh vật.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá tác động môi trường cho dự án chung cư 89 trần phú, thành phố nha trang (Trang 89 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)