Biện pháp phòng ngừa và ứng phó đối với các rủi ro, sự cố

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá tác động môi trường cho dự án chung cư 89 trần phú, thành phố nha trang (Trang 99 - 102)

3.3.2.1. Phòng ngừa và ứng phó tai nạn lao động

Để phòng ngừa và ứng phó với tai nạn lao động trong quá trình xây dựng thì chủ thầu cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp an toàn lao động như sau:

a. Biện pháp an toàn lao động trong khi thi công móng, tầng hầm

- Khi đào các hố sâu phải có lan can chắn quanh miệng hố.

- Đường đi lại, lên, xuống hố phải có biện pháp chống trơn, trượt và có lan can. Nếu có khả năng vật rơi từ trên cao xuống thì phải làm mái che cho lối đi.

- Không dùng dây trần đưa điện xuống hố sâu. Các điểm đầu nối, cầu dao phải nằm trong hộp cách điện, có mái che và cố định nơi không vướng lối đi.

- Thường xuyên kiểm tra các hiện tượng sập, sụt và tình trạng làm việc của cây chống, thanh đỡ. Khi có khả năng mất an toàn phải xử lý hoặc gia cố ngay.

b. Biện pháp an toàn lao động khi thi công tầng cao

- Mặt bằng thi công luôn phải khô ráo và được dọn sạch sẽ, không vương vãi thanh gỗ, gạch, vữa ngăn lối đi, cản trở sự đi lại trên mặt bằng.

- Khu vực nguy hiểm cần có rào chắn, rào chắn sơn màu đúng quy định về an toàn. Có lưới chắn đỡ người ngã khi phải thi công trên những mặt công tác leo trèo. - Cần trục tháp cố định, vận thăng chở vật hoặc chở người cần có neo giữ vào công trình hoặc xuống đất đủ giữ cho máy móc vận hành an toàn. Khi có gió cấp IV trở lên thì không bơm bê tông lên tầng cao. Trong mọi trường hợp, máy bơm

bê tông chỉ vận hành khi đã đứng tại vị trí ổn định và mở hết thanh tỳ, kích nén xuống mặt đất.

- Vận thăng chở người tuân theo chỉ dẫn đặc biệt nhằm đảm bảo tuyệt đối cho người sử dụng. Hành lang đón người từ vận thăng vào các tầng có lan can đủ an toàn.

- Hệ thống giáo ngoài phải bọc kỹ bằng lưới có mắt nhỏ hơn 3 mm được buộc vào giáo với các điểm buộc không xa nhau quá 1,2 m về các phương, mỗi tầng nhà phải ghi rõ độ cao, số thứ tự tầng nhà. Hệ thống giáo ngoài phải cố định vào nhà bằng thanh gắn đủ chắc chắn. Khoảng cách giữa các điểm cố định giữa giáo và nhà không xa nhau quá 3 m theo phương đứng và 4 m theo phương ngang.

- Khi công nhân làm việc trên cao, dụng cụ như búa, kìm,… phải dùng dây buộc đề phòng bị rơi văng khi đang lao động.

- Từng nơi làm việc phải có panô nhắc nhở riêng về an toàn trong sản xuất. Có cán bộ chuyên trách an toàn và tổ công nhân vệ sinh lao động.

- An toàn chống cháy tuân theo: TCVN 3254:1989, An toàn cháy - Yêu cầu chung; TCVN 5760: 1903 Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng; TCVN 5738:1993 Hệ thống báo cháy - Yêu cầu kỹ thuật và TCVN 6160:1996 Phòng cháy chữa cháy - Nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế.

c. Biện pháp an toàn khi sử dụng cần trục tháp

- Những người làm việc với cần trục tháp phải có độ tuổi lao động, sức khỏe, trình độ chuyên môn phù hợp.

- Công nhân làm việc trên cần trục tháp phải có phương tiện bảo hộ như: áo quần vải dày, mũ cứng, găng tay vải bạt, áo mưa, găng vải ngắn cổ.

- Trước khi vận hành phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật hoàn hảo của các chi tiết và bộ phận quan trọng của cần trục tháp.

- Giữa người lái và người làm tín hiệu phải phối hợp nhịp nhàng thống nhất theo ngôn ngữ quy ước giữa hai bên.

- Cấm thiết bị nâng làm việc dưới đường dây điện cao thế. Khi di chuyển hay bắt buộc phải bố trí cần trục đứng làm việc dưới đường dây tải điện hạ thế phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ thiết bị nâng đến đường dây điện không nhỏ hơn 1 m.

- Trước khi bắt đầu làm việc phải báo cho những người không có trách nhiệm ra khỏi khu vực nâng, chuyển và hạ tải.

- Trong khi làm việc ngoài trời cửa bưồng phải đóng lại và có khóa (chốt). Cửa kính quan sát buồng phải được lau sạch thường xuyên.

- Làm việc ban đêm phải có đèn pha chiếu sáng đủ cho khu vực làm việc.

- Người điều khiển thiết bị di chuyển, hạ tải và người móc tải phải nắm vững các thao tác vận hành thiết bị.

- Khi tạm ngừng việc không cho phép treo tải lơ lửng. Kết thúc công việc phải rút móc tải lên cao khỏi không gian có người và các thiết bị khác hoạt động. Thu dọn nơi làm việc gọn gàng, làm vệ sinh, ghi sổ nhật ký ca rồi ký tên trước khi giao cho người của ca sau.

3.3.2.2. Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ

- Thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn quy phạm, quy định về PCCC trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình.

- Kho chứa, bình đựng cần đảm bảo thiết kế bộ phận an toàn, có thiết bị báo cháy. - Bố trí hệ thống PCCC tại các khu chức năng thuận tiện cho việc chữa cháy. - Các trục dẫn nước chữa cháy bố trí tại các khu vực phù hợp, thuận tiện cho việc lấy nước chữa cháy.

3.3.2.3. Phòng chống sét

- Lắp đặt hệ thống chống sét chung cho toàn dự án.

- Hệ thống chống sét bảo vệ công trình dùng giải pháp bảo vệ tập trung cho từng khu vực. Sử dụng các thiết bị mới, hiện đại đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.

- Tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam (TCXDVN 46:2007 Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống).

3.3.2.4. Biện pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố hệ thống xử lý nước thải

- Cần dự trữ các thiết bị dự phòng nhằm kịp thời thay thế các thiết bị hư hỏng để sự cố nhanh chóng khắc phục, không ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải.

- Thường xuyên bão dưỡng định kỳ hệ thống. Kiểm tra hệ thống hàng ngày, kịp thời phát hiện và khắc phục sự cố có thể xảy ra.

3.3.2.5. Các biện pháp tiết kiệm nhiên liệu, nước và sử dụng công nghệ thân thiện môi trường

Trong quá trình thiết kế, triển khai xây dựng, hoạt động của dự án sẽ áp dụng một số biện pháp tiết kiệm năng lượng, điện, nước một cách hiệu quả như:

- Công trình thiết kế tận dụng tối đa thông gió và ánh sáng tự nhiên. - Sử dụng các thiết bị tiêu hao ít điện, nước.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá tác động môi trường cho dự án chung cư 89 trần phú, thành phố nha trang (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)