Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá tác động môi trường cho dự án chung cư 89 trần phú, thành phố nha trang (Trang 40 - 114)

2.2.1. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát hiện trƣờng

Tổng hợp các điều tra về kinh tế, xã hội có liên quan đến dự án như dân cư, ngành nghề kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa,… khu vực xung quanh dự án có thể bị tác động từ dự án khi được triển khai.

Điều tra, khảo sát các số liệu về hiện trạng môi trường trong khu vực dự án (kết quả khảo sát chất lượng không khí, nước ngầm khu vực dự án), từ đó có thể đưa ra kết luận về hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án.

Ở đây áp dụng phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm, xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, độ ồn, nước ngầm tại khu vực dự án. Công tác lấy mẫu, phân tích mẫu hợp đồng với Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang thực hiện.

2.2.2. Phƣơng pháp liệt kê

Là một trong các phương pháp sử dụng phổ biến trong ĐTM, liệt kê các tác động môi trường liên quan đến các hoạt động của từng giai đoạn thực hiện dự án. Thường được áp dụng dưới dạng bảng biểu, ứng với các hoạt động của dự án, người đánh giá sẽ liệt kê các tác động có thể gây ra từ hoạt động đó.

2.2.3. Phƣơng pháp thống kê

Thống kê và xử lý các số liệu thu thập, tổng hợp được về điều kiện khí hậu, thủy văn, kinh tế - xã hội khu vực dự án. Sử dụng các số liệu cần thiết vào trong tính toán, ước tính cường độ các tác động môi trường có liên quan do dự án có thể gây ra như là: tốc độ và hướng gió ảnh hưởng đến sự phát tán các chất ô nhiễm trong không khí, từ thống kê lượng mưa có thể ước tính lượng mưa chảy tràn trong khu vực dự án,…

2.2.4. Phƣơng pháp so sánh

Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án và mức độ tác động của các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình thực hiện dự án trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.

Kết quả có độ chính xác cao nếu số liệu đầu vào được kiểm chứng như các kết quả phân tích chất lượng môi trường nền (không khí, nước ngầm,…) hoặc độ chính xác tương đối khi số liệu so sánh từ kết quả các phép tính toán, ước lượng (đối với các tác động mang tính chất dự báo, các tác động này sẽ xảy ra khi dự án đi vào thực hiện).

2.2.5. Phƣơng pháp đánh giá nhanh

Dựa trên hệ số phát thải các chất ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra, số lượng công nhân, người dân sinh sống trong dự án để xác định tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải và lượng chất thải rắn phát sinh, từ đó dự báo mức độ các tác động môi trường.

2.2.6. Các phƣơng pháp tính toán khác đƣợc áp dụng trong đề tài

Trong đồ án tốt nghiệp áp dụng kết hợp các phương pháp trên. Ngoài ra, để mức độ dự báo được cụ thể hơn đồ án áp dụng các phương pháp trên với các phương pháp tính toán khác.

Tính toán mô hình phát tán chất ô nhiễm trong không khí

Có nhiều phương pháp, mô hình tính toán phát tán chất ô nhiễm trong không khí, đề tài sử dụng phương pháp Gauss một phương pháp được áp dụng phổ biến.

- Công thức tính toán nồng độ chất ô nhiễm không khí tại mặt đất theo trục hướng gió cho nguồn có độ cao hiệu quả phát tán H:

[14, tr. 6 – 13] Trong đó:

Cx : Nồng độ khí thải tại khoảng cách x từ nguồn thải (ứng với thời gian lấy mẫu 10 phút)

M : Tải lượng ô nhiễm u : Tốc độ gió

H : Chiều cao hiệu quả phát tán

: Hệ số khuếch tán theo phương ngang : Hệ số khuếch tán theo phương đứng

- Công thức tính toán nồng độ chất ô nhiễm không khí tại mặt đất theo trục hướng gió cho nguồn có độ cao hiệu quả phát tán tại mặt đất (H = 0):

[14, tr. 6 – 13]

- Để hiệu chỉnh nồng độ chất ô nhiễm tính toán theo phương pháp Gauss (nồng độ tương ứng với thời gian lấy mẫu trong 10 phút) cho nhiều thời gian khác nhau dùng công thức:

[14, tr.6 – 24]

Trong đó:

C1 : Nồng độ tính toán theo phương pháp Gauss C2 : Nồng độ tương ứng với thời gian t2

t1 : Thời gian lấy mẫu trong phương pháp Gauss, t1= 10 phút t2 : Thời gian trung bình lấy mẫu môi trường cần hiệu chỉnh q = 0,17 – 0,20

Các hệ số khuếch tán được tính toán theo Trần Ngọc Chấn.

Bảng 2.1. Công thức tính các hệ số khuếch tán theo khoảng cách x [9, tr. 85, tập 1]

Cấp bền vững khí quyển (m) (m) Vùng nông thôn A 0,22x(1+0,0001x)-0,5 0,20x B 0,16x(1+0,0001x)-0,5 0,12x C 0,11x(1+0,0001x)-0,5 0,08x(1+0,0002x)-0,5 D 0,08x(1+0,0001x)-0,5 0,06x(1+0,0015x)-0,5 E 0,06x(1+0,0001x)-0,5 0,03x(1+0,0003x)-1 F 0,04x(1+0,0001x)-0,5 0,016x(1+0,0003x)-1 Khu vực đô thị A – B 0,32x(1+0,0004x) -0,5 (2.1) 0,24x(1+0,0001x)0,5 (2.2) C 0,22x(1+0,0004x)-0,5 0,20x D 0,16x(1+0,0004x)-0,5 0,14x(1+0,0003x)-0,5 E – F 0,11x(1+0,0004x)-0,5 0,08x(1+0,0015x)-0,5 Phân loại cấp độ bền vững khí quyển theo Pasquill được trình bày trong bảng 2.2

Bảng 2.2. Phân loại cấp bền vững khí quyển theo Pasquill, 1961

[13, tr. 88], [9, tr. 87, tập 1]

Tốc độ gió (m/s)

Độ chiếu sáng ban ngày Độ che phủ mây ban đêm Mạnh (biên độ >600) Trung bình (biên độ 350 - 600) Yếu (biên độ 150 - 600) >50% <50% <2 A A - B B - - 2 – 3 A – B B C E F 3 – 5 B B – C C D E 5 – 6 C C – D D D D >6 C D D D D Ghi chú: Độ bền vững khí quyển gồm:

A – rất không bền vững B – không bền vững trung bình

C – không bền vững nhẹ D – trung hòa

E – bền vững yếu F – bền vững loại trung bình

- : Không xác định độ bền vững khí quyển

Xác định lượng bụi phát sinh do hoạt động xe tải khi vận chuyển

Áp dụng công thức của Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995:

[1, tr.13]

Trong đó:

E : Lượng phát thải bụi

k : Hệ số để kể đến kích thước hạt bụi

s : Hệ số kể đến loại mặt đường (tùy thuộc vào lượng đất trên đường) S : Tốc độ xe trung bình

W : Tải trọng của xe w : Số bánh xe

p : Số ngày mưa trong năm

Để tính toán độ ồn theo khoảng cách Sử dụng công thức Mackernize, 1985:

Trong đó:

M1 : Độ ồn tại vị trí 1 M2 : Độ ồn tại vị trí 2

R1 : Khoảng cách từ nguồn tới vị trí có mức ồn 1 R2 : Khoảng cách từ nguồn tới vị trí có mức ồn 2

Tính toán lượng nước mưa chảy tràn cực đại theo công thức

Q = 0,278.K.I.A [12] Trong đó:

Q : Lưu lượng nước mưa chảy tràn cực đại

K : Hệ số chảy tràn phụ thuộc vào đặc điểm bề mặt đất I : Cường độ mưa lớn nhất ngày

A : Diện tích khu vực

Tính toán chiều cao ống khói cho nguồn nóng

[9, tr.110, tập 1] Trong đó:

H : Chiều cao ống khói

A : Hệ số ổn định của khí quyển. M : Lượng phát thải chất độc hại

F : Hệ số không thứ nguyên tính đến vận tốc lắng chất ô nhiễm trong khí quyển m, n : Hệ số kể đến điều kiện thoát ra của khí thải ở miệng ống khói

N : Số nguồn thải

Ccf : Nồng độ chất ô nhiễm cho phép Cn : Nồng độ nền chất ô nhiễm

: Nhiệt độ chênh lệch tại miệng ống khói và môi trường L : Lưu lượng khí thải

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN VỰC DỰ ÁN

3.1.1. Điều kiện tự nhiên và môi trƣờng

3.1.1.1. Điều kiện địa chất của khu vực

Theo tài liệu khảo sát địa chất tại khu vực do Trung tâm thí nghiệm và kiểm định xây dựng miền Trung lập vào tháng 08/2010, kết quả 02 hố khoan thăm dò địa tầng được mô tả như sau:

Địa hình địa mạo: Địa hình tích tụ trước núi, tương đối bằng phẳng. Mặt

bằng xây dựng chật hẹp, địa hình được cấu tạo bởi các lớp đất đá và nguồn gốc bồi tích, sườn tàn tích.

Địa tầng:

- Lớp 1: Cát mịn chặt vừa, dày 4 – 5 m, đất có sức chịu tải trung bình, lún ít, là lớp dùng đặt móng nông, thuận lợi cho các móng chịu lực, hố móng nông dễ bị sạt lở, cọc nhồi không bị sốc khi khoan tạo lỗ.

- Lớp 2: Cát mịn – bụi, dày 4 – 6 m, đất có sức chịu tải trung bình, lún vừa, là lớp nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của móng nông, thuận lợi cho các loại móng chịu lực, cọc nhồi không bị sốc khi khoan tạo lỗ.

- Lớp 3: Cát vừa, dày 17 m, đất có sức chịu tải trung bình, lún vừa, thuận lợi cho các loại móng chịu lực, cọc nhồi không bị sốc khi khoan tạo lỗ.

- Lớp 4: Sét pha phong hóa, dẻo cứng – cứng, dày 5 – 10 m, đất có sức chịu tải tốt, độ lún nhỏ. Thuận lợi cho các loại móng chịu lực, cọc nhồi không bị sốc khi khoan tạo lỗ.

- Lớp 5: Đá riolit phong hóa mạnh, dày > 13 m, đá cứng, có sức chịu tải cao, thuận lợi cho các loại móng chịu lực, là lớp được chọn cho các mũi khoan cọc nhồi tưa vào (dùng cho nhà cao tầng).

Như vậy, địa chất khu vực thuận lợi cho công tác thi công móng, tuy nhiên do bề mặt ở đây chủ yếu là cát nên khi thi công móng, tầng hầm cần chú ý đến hiện tượng cát trượt gây sụt, lún các công trình liền kề.

3.1.1.2. Điều kiện về khí tượng

Dự án thuộc địa bàn thành phố Nha Trang nên mang những đặc điểm khí tượng sau:

Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình theo các tháng trong các năm

2005 – 2010 tại thành phố Nha Trang được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng/năm tại Nha Trang [20]

(Đơn vị: 0 C) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Cả năm 27,1 27,2 26,7 26,6 27,0 27,3 Tháng 1 23,4 24,2 24,6 24,0 23,5 24,8 Tháng 2 25,2 25,2 24,6 23,8 25,4 26,1 Tháng 3 25,2 26,1 26,2 24,9 27,0 26,6 Tháng 4 27,4 28,1 27,4 27,6 27,5 28,4 Tháng 5 28,9 29,4 27,9 27,8 27,3 30,0 Tháng 6 29,7 29,3 28,7 28,6 29,1 29,9 Tháng 7 29,1 29,0 28,6 28,4 28,9 28,9 Tháng 8 29,5 28,8 28,0 28,2 29,2 28,6 Tháng 9 28,1 27,9 27,9 28,1 28,2 28,3 Tháng 10 27,4 27,0 26,7 27,5 27,2 26,7 Tháng 11 26,6 26,4 24,9 25,8 26,2 25,0 Tháng 12 24,2 25,2 25,3 24,6 25,0 24,8

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy nhiệt độ không khí trung bình qua các năm tại thành phố Nha Trang chênh lệch không nhiều, biên độ thay đổi nhệt trung bình qua các tháng trong năm là không lớn.

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình tháng được đo đạc tại Trạm

khí tượng thủy văn Nha Trang năm 2005 – 2010 được trình bày trong bảng 3.2. Độ ẩm không khí trung bình tháng tương đối đồng đều, giao động không quá lớn, giao động từ 76% đến 84%.

Bảng 3.2. Độ ẩm không khí trung bình tháng/năm tại Nha Trang [20] (Đơn vị: %) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Cả năm 79 78 80 80 80 79 Tháng 1 77 77 78 81 78 79 Tháng 2 81 77 76 79 78 78 Tháng 3 80 80 80 81 79 78 Tháng 4 80 80 80 81 83 78 Tháng 5 76 76 81 80 85 76 Tháng 6 73 75 78 78 78 77 Tháng 7 76 76 78 76 76 80 Tháng 8 74 75 80 78 79 79 Tháng 9 78 79 81 81 81 81 Tháng 10 84 81 84 81 82 82 Tháng 11 80 80 83 85 81 85 Tháng 12 84 80 79 82 81 79

Lượng mưa: Theo Trạm đo khí tượng thủy văn thành phố Nha Trang,

lượng mưa các tháng trong các năm 2005 – 2010 được thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Phân bố lƣợng mƣa các tháng trong năm tại Nha Trang [20]

(Đơn vị: mm) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Cả năm 1.801,3 817,0 1.563,7 2.300,4 1.392,5 2.622,8 Tháng 1 5,9 8,9 23,0 137,7 35,4 98,9 Tháng 2 0,4 37,6 2,7 40,7 21,8 1,0 Tháng 3 38,4 167,8 39,5 34,7 50,3 25,9 Tháng 4 3,4 4,0 27,2 135,5 203,1 101,3 Tháng 5 0,2 23,5 157,1 95,3 214,2 53,1 Tháng 6 32,3 4,7 49,4 18,1 46,8 9,9 Tháng 7 41,9 7,0 16,5 31,4 35,3 59,9 Tháng 8 10,8 68,0 50,9 80,3 40,9 62,5 Tháng 9 258,1 157,7 168,0 308,0 207,8 127,5 Tháng 10 488,5 178,8 482,5 274,9 168,2 943,4 Tháng 11 355,0 61,3 543,3 733,5 326,2 942,0 Tháng 12 566,4 97,7 3,6 410,3 42,5 197,4

Số liệu thống kê từ năm 2005 đến 2010 ở thành phố Nha Trang cho thấy năm 2010 là năm có lượng mưa cao nhất (2.622,8 mm) trong các năm 2005 – 2010. Lượng mưa ngày cao nhất trong khoảng thời gian này là 338 mm.

Gió và hướng gió: Dự án nằm trong khu vực mang những nét đặc trưng của

khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương mát mẻ và ôn hòa. Khu vực này có hai hướng gió chính: Gió mùa Đông - Bắc (thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), tốc độ gió trung bình dao động trong khoảng từ 2,8 m/s - 4,0 m/s và gió Đông – Nam (thịnh hành vào tháng 4 đến tháng 10) với tốc độ gió trung bình 2,7 m/s.

Bão: Tỉnh Khánh Hòa là vùng ít bị chịu ảnh hưởng của bão. Tần số bão đổ

bộ vào Khánh Hòa là 0,82 cơn bão/năm, ít hơn rất nhiều so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển nước ta. Trong một vài năm gần đây, tình hình bão lụt, chế độ sóng, gió biển đôi lúc có đột biến theo chiều hướng bất lợi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

3.1.1.3. Điều kiện thủy văn

Nước ngầm: Theo tài liệu khảo sát địa chất tại khu vực do Trung tâm thí

nghiệm và kiểm định xây dựng miền Trung lập vào tháng 08/2010 cho biết mực nước ngầm tại khu vực dự án khoảng 1,9 m.

Nước mặt: Chủ yếu là khi có mưa, nước mặt dễ chảy xuống gây ảnh hưởng

đến công trình. Thoát nước mưa hiện nay là thoát tự do và thoát ra đường Trần Phú. Khi thi công cần tránh nước mưa chảy vào hố móng, khi hoàn thành cần xây dựng hệ thống mương thoát nước mặt.

3.1.1.4. Hiện trạng các thành phần môi trường vật lý

Chất lượng môi trường tại khu vực dự án được Công ty TNHH Công nghệ môi trường Nha Trang xanh phối hợp với Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường thuộc trường Đại học Nha Trang tiến hành khảo sát, lấy mẫu để phân tích và đánh giá.

Hiện trạng môi trường không khí

Vị trí lẫy mẫu (thể hiện trong bản vẽ Sơ đồ vị trí thu mẫu không khí và tiếng ồn phần phụ lục):

- Mẫu 2 (KK2): khu vực trung tâm dự án (12012’37,7’’ N; 109012’51,1’’ E). Kết quả phân tích chất lượng không khí được thể hiện trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lƣợng không khí tại khu vực dự án STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Mẫu 1 Mẫu 2 Tiêu chuẩn so sánh

1 Ồn dBA 55,5 – 64,2 54,4 – 65,2 70 [6] 2 Bụi mg/m3 0,27 0,26 0,3 [3] 3 SO2 mg/m3 0,069 0,068 0,35 [3] 4 NO2 mg/m3 0,010 0,011 0,2 [3] 5 CO mg/m3 3,2 3,5 30 [3] 6 HC mg/m3 0,021 0,019 5 [4]

Dựa vào bảng 3.4, chất lượng không khí tại 2 vị trí lấy mẫu có các thông số đo đều nằm trong giới hạn cho phép, chất lượng không khí tại khu vực dự án còn khá tốt.

Hiện trạng nước ngầm

Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm được trình bày trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc ngầm tại khu vực dự án

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả QCVN

09:2008/BTNMT

1 pH - 6,1 5,5 – 8,5

2 Độ cứng (tính theo CaCO3) mg/l 58 500

3 COD mg/l 1,5 4

4 Amoni (tính theo Nitơ) mg/l 0,0016 0,1

5 Nitrat (tính theo Nitơ) mg/l 5,4 15

6 Florua mg/l 0,15 1,0 7 Clorua mg/l 36 250 8 SO42- mg/l 71 400 9 As mg/l 0,0018 0,05 10 Fe mg/l 0,89 5 11 Mn mg/l 0,052 0,5 12 Pb mg/l 0,0083 0,01 13 Coliforms MNP/100 ml 5 3

So sánh kết quả phân tích các thông số chất lượng nước ngầm với QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm cho thấy các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép, riêng thông số vi sinh Coliforms

vượt qua tiêu chuẩn cho phép 1,67 lần. Nhìn chung chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án tương đối tốt.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá tác động môi trường cho dự án chung cư 89 trần phú, thành phố nha trang (Trang 40 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)