1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát hiện trạng và định giá tác động môi trường cho dự án xây dựng chợ Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai

103 705 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 576,97 KB

Nội dung

Bảng kiểm tra cho phép xác định định tính tác động đến môi trường do các hoạt động trong quá trình xây dựng và hoạt động đến các hệ sinh thái, yếu tố thủy văn và kinh tế xã hội trong vùn

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết của đề tài 2

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3 Nội dung nghiên cứu 3

1.4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4

1.4.1 Phương pháp luận 4

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu 4

1.4.2.1 Lập bảng kiểm tra 4

1.4.2.2 Khảo sát thực địa 4

1.4.2.3 Phỏng đoán 5

1.4.2.4 Đánh giá nhanh 5

1.4.2.5 Ma trận 5

1.5 Giới hạn đề tài 6

CHƯƠNG 2 : MÔ TẢ SƠ LƯỢC DỰ ÁN XÂY DỰNG CHỢ VĨNH CỬU

TỈNH ĐỒNG NAI 2.1 Giới thiệu tên dự án và chủ đầu tư 7

2.1.1 Tên dự án 7

2.1.2 Chủ đầu tư 7

2.2 Vị trí của dự án 7

2.2.1 Vị trí của dự án 7

Trang 2

2.3.1 Mục tiêu của dự án 8

2.3.2 Ý nghĩa kinh tế – xã hội của dự án 8

2.3.2.1 Ý nghĩa kinh tế 8

2.3.2.2 Ý nghĩa xã hội 8

2.4 Mô tả sơ lược dự án 9

2.4.1 Tính chất, chức năng và qui mô của dự án 9

2.4.2 Qui hoạch tổng mặt bằng 9

2.4.2.1 Phân khu chức năng 9

2.4.2.2Chức năng các khối chính trong khu vực thiết kế 10

2.4.2.3 Công trình kiến trúc 10

2.4.3 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật 12

2.4.3.1 Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng 12

2.4.3.2 Hệ thống giao thông 12

2.4.3.3 Hệ thống cấp điện 13

2.4.3.4 Qui hoạch cấp nước 14

2.4.3.5 Thoát nước thải 15

2.4.3.6 Một số vấn đề về môi trường, rác thải 16

2.4.4 Tổng kinh phí đầu tư xây dựng 17

2.4.5 Tiến độ thực hiện dự án 17

CHƯƠNG 3 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN , KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG VÙNG DỰ ÁN 3.1 Vị trí và giới hạn khu vực dự án 18

3.2 Điều kiện tự nhiên khu vực dự án 18

Trang 3

3.2.2 Đặc điểm khí hậu 19

3.2.3 Đặc điểm địa chất và thủy văn 19

3.2.3.1 Địa chất 19

3.2.3.2 Thủy văn 20

3.2.4 Chất lượng không khí vùng dự án 20

3.2.5 Chất lượng nước vùng dự án 21

3.3 Điều kiện kinh tế – xã hội khu vực dự án 23

3.4 Nhận xét chung về điều kiện khu vực dự án 24

3.4.1 Thuận lợi 24

3.4.2 Khó khăn 25

CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 4.1 Cơ sở dữ liệu và các qui định sử dụng trong ĐTM 26

4.1.1 Văn bản pháp lý 26

4.1.2 Tài liệu kỹ thuật 27

4.1.3 Các tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam được áp dụng .28

4.2 Các nguồn gây tác động đến môi trường 28

4.2.1 Nguồn gây tác động sinh ra chất thải 28

4.2.1.1 Trong giai đoạn xây dựng dự án 28

a Nguồn tác động đến môi trường không khí 29

b Nguồn tác động đến môi trường nước 29

c Nguồn tác động đến môi trường đất 30

4.2.1.2 Trong giai đoạn hoạt động dự án 30

Trang 4

b Nguồn tác động đến môi trường nước 31

c Nguồn tác động đến môi trường đất 31

4.2.2 Nguồn gây tác động không sinh ra chất thải 32

4.2.3 Dự báo những sự cố và và rủi ro do dự án gây ra 33

4.2.3.1 Trong giai đoạn xây dựng 33

a Tai nạn lao động 33

b Sự cố cháy nổ 33

4.2.3.2 Trong giai đoạn hoạt động 34

4.3 Các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 34

4.3.1 Tác động do tiếng ồn 34

4.3.2 Tác động do bụi 36

4.3.3 Tác động do khí thải từ các phương tiện vận chuyển 37

4.3.4 Tác động do nước thải tại công trường xây dựng 38

4.3.5 Tác động do nước mưa chảy tràn 39

4.3.6 Tác động do chất thải rắn trong giai đoạn xây dựng 39

4.3.6.1 Chất thải rắn xây dựng 39

4.3.6.2 Chất thải rắn sinh hoạt 39

4.3.7 Các sự cố trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 39

4.4 Các tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án 40

4.4.1 Tác động do nước thải 40

4.4.1.1 Nước thải sinh hoạt 40

4.4.1.2 Nước thải từ hoạt động mua bán và rửa chợ 43

4.4.2 Tác động do nước mưa chảy tràn 44

4.4.3 Tác động do chất thải rắn 44

Trang 5

4.4.3.2 Chất thải do hoạt động của tiểu thương và khách hàng 45

4.4.4 Tác động do điều kiện vi khí hậu 45

4.4.5 Tác động do tiếng ồn và mùi hôi 45

4.4.5.1 Tiếng ồn 45

4.4.5.2 Mùi hôi 45

4.4.6 Các sự cố trong giai đoạn hoạt động 46

4.5 Các tác động đến môi trường Kinh tế – Xã hội 46

4.5.1 Tác động do việc giải tỏa, di dời dân 46

4.5.2 Tác động đối với cơ sở vật chất kỹ thuật khu vực dự án 46

4.5.3 Tác động đến cảnh quan môi trường 47

4.5.4 Tác động liên quan đến chất lượng cuộc sống con người 47

4.6 Đánh giá các tác động của dự án đến môi trường vùng dự án 47

CHƯƠNG 5 : CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM DO HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 5.1 Kiểm soát ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng dự án 52

5.1.1 Các biện pháp tổ chức thi công xây dựng 52

5.1.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường 52

5.1.3 Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn 53

5.1.4 Kiểm soát ô nhiễm bụi 53

5.1.5 Kiểm soát ô nhiễm nước thải 53

5.1.6 Kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn 54

5.1.6.1 Thu gom rác xây dựng 54

5.1.6.2 Thu gom rác sinh hoạt 54

Trang 6

5.2 Kiểm soát ô nhiễm trong giai đoạn hoạt động 55

5.2.1 Kiểm soát ô nhiễm do nước thải 55

5.2.1.1 Phương án thoát nước 55

5.2.1.2 Xử lý nước thải sinh hoạt 55

5.2.1.3 Xử lý nước thải từ hoạt động kinh doanh 56

5.2.2 Kiểm soát ô nhiễm do chất thải rắn 59

5.2.3 Kiểm soát điều kiện vi khí hậu trong khu vực 60

5.2.4 Các biện pháp giảm thiểu các sự cố 61

5.3 Chương trình giám sát môi trường 51

5.3.1 Giám sát chất lượng không khí giai đoạn xây dựng 62

5.3.2 Giám sát chất lượng nước giai đoạn xây dựng 62

5.4 Dự trù kinh phí bảo vệ môi trường 63

5.5 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm 63

CHƯƠNG 6 : ĐỀ XUẤT VÀ TÍNH TOÁN SƠ BỘ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU CHỢ VĨNH CỬU 6.1 Lựa chọn sơ đồ công nghệ xử lý 69

6.1.1 Dây chuyền công nghệ 69

6.1.2 Thuyết minh 69

6.2 Tính toán các công trình đơn vị 71

6.2.1 Các thông số tính toán 71

6.2.2 Nồng độ ô nhiễm của hỗn hợp nước thải vào hệ thống xử lý 71

6.2.3 Công suất và lưu lượng 72

Trang 7

6.2.4.1 Bể tự hoại 3 ngăn 73

6.2.4.2 Bể thu gom 75

6.2.4.3 Bể bơm 76

6.2.4.4 Song chắn rác 77

6.2.4.5Bể lắng 1 79

6.2.4.6 Bể aeroten kết hợp bể lắng 2 86

6.2.4.7 Bể chứa bùn 94

6.2.4.8 Dự toán giá thành 97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

Chương 1

MỞ ĐẦU

1 1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Xã Vĩnh Tân thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai nằm trên tuyến đường

ĐT 767 đi Thủy điện trị An, xã Vĩnh Tân có dân số tập trung khá đông đặc biệt là khu vực trung tâm xã, với vị trí là cửa ngõ vào thị trấn Vĩnh An cũng như Thủy điện Trị An, xã Vĩnh Tân có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại dịch vụ

Tuy nhiên, hiện xã chỉ có một chợ cũ tại khu vực trung tâm nhưng cũng đang xuống cấp, quy mô nhỏ, không đáp ứng nhu cầu mua sắm cho người dân trong xã cũng như các hoạt động thương mại dịch vụ khác Theo chiến lược phát triển chợ của huyện Vĩnh Cửu, Chợ Vĩnh Tân (cũ) sẽ được di dời sang vị trí mới,

vị trí chợ cũ sẽ xây dựng công trình văn hóa của xã Vĩnh Tân

Vì vậy, việc đầu tư xây dựng một khu chợ mới trên địa bàn xã nhằm phục vụ nhu cầu mua bán của người dân trong xã cũng như đẩy mạnh các dịch vụ thương mại với khu vực bên ngoài là hết sức cần thiết Hơn nữa, việc xây dựng một khu chợ mới đẹp, khang trang, rộng rãi sẽ góp phần tạo bộ mặt cho xã, đồng thời cũng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân trong khu vực

1 2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Hoạt động của dự án ngoài tính tích cực là đáp ứng các nhu cầu mua bán của người dân trong địa bàn xã, thúc đẩy giao lưu kinh tế, phát triển thương mại dịch vụ khu vực, song song đó còn có những ảnh hưởng gây hại tới môi trường Các tác động này cần được đánh giá, dự báo và đề xuất biện pháp dự phòng, khắc phục Dự án đánh giá tác động môi trường (ĐTM) này tập trung vào các mục tiêu chính sau đây:

Trang 9

- Xem xét quy mô và chức năng hoạt động của Chợ Vĩnh Cửu.

- Xác định các tác động môi trường chủ yếu gây ra do hoạt động của chợ này

- Đánh giá và dự báo các tác động chính của chợ gây ảnh hưởng đến môi trường

- Đề xuất các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực, quan trắc và quản lý về mặt môi trường

Dự án này tập trung vào phân tích, xác định các tác động cơ bản nhất của dự án, định lượng (trong trường hợp có thể) các tác động và đề xuất biện pháp phòng chống ô nhiễm, sự cố môi trường (tác động chủ yếu nhất) đối với dự án Kết quả của nghiên cứu ĐTM này sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan chức năng về quản lý môi trường trong việc thẩm định và giám sát hoạt động của dự án, đồng thời sẽ cung cấp các thông tin thích hợp cho cơ quan chủ quản trong quá trình đầu tư cũng như điều hành hoạt động của dự án

1 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở mục đích của đề tài, xác định cần phải thực hiện các nội dung nghiên cứu sau để có thể đánh giá được các tác động môi trường của dự án

• Xác định hiện trạng môi trường vùng dự án và vùng có khả năng chịu tác động của dự án

- Thu thập, biên hội số liệu hiện có về hiện trạng môi trường vùng dự án,chủ yếu về: Khí tượng, địa hình, thổ nhưỡng

- Khảo sát thực địa, phân tích chất lượng môi trường không khí và nước

• Đánh giá và dự báo các tác động do quá trình xây dựng và hoạt động sau này của dự án đến môi trường

• Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động và quản lý dự án

Trang 10

• Tính toán hệ thống xử lý nước thải cho Chợ Vĩnh Cửu.

1 4 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 4 1 Phương pháp luận

Khi một dự án được đưa vào thực hiện thì vấn đề môi trường mà nó gây ra là điều không thể tránh khỏi Và để có được các biện pháp dự phòng, khắc phục hiệu quả đối với các vấn để môi trường xảy ra thì đòi hỏi ta phải biết trước hay dự đoán được các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án Xuất phát từ những mục đích đó mà bản báo cáo Đánh giá tác động môi trường ra đời, nó không những chỉ ra được những tác động đến môi trường của dự án mà còn chủ động đề ra các biện pháp khắc phục, giảm thiểu những tác động tiêu cực cho môi trường Dựa vào ĐTM mà chủ án có những hoạt động phù hợp, trang bị hay xây dựng cacù công trình hỗ trợ hiệu quả nhằm giảm những tác động đến môi trường và nâng cao giá trị Kinh tế – Xã hội – Môi trường của dự án

1 4 2 Phương pháp nghiên cứu

Việc đánh giá tác động môi trường cho dự án xây dựng Chợ Vĩnh Cửu dựa trên các phương pháp sau đây

1 4 2 1 Lập bảng kiểm tra

Bảng kiểm tra được áp dụng để định hướng nghiên cứu trong Chương Bốn bao gồm danh sách các yếu tố có thể tác động đến môi trường và các ảnh hưởng hệ quả trong các giai đoạn của dự án

Bảng kiểm tra cho phép xác định định tính tác động đến môi trường do các hoạt động trong quá trình xây dựng và hoạt động đến các hệ sinh thái, yếu tố thủy văn và kinh tế xã hội trong vùng dự án

Trang 11

1 4 2 2 Khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa bao gồm quan sát cảnh quan sinh thái, điều tra đo đạc hiện trạng chất lượng môi trường thông qua các chỉ tiêu chất lượng

- Thu mẫu, phân tích chất lượng không khí theo các phương pháp tiêu chuẩn nêu trong tài liệu của Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường và tham khảo tài liệu của Hệ thống Quan trắc môi trường toàn cầu (GEMS/Air)

- Thu mẫu và phân tích chất lượng nước mặt, nước ngầm thực hiện theo qui trình tiêu chuẩn của (GEMS/Water)

1 4 2 3 Phỏng đoán

Nhờ vào lý luận và kinh nghiệm tham khảo từ các chuyên gia để phỏng đoán các tác động có thể có, trên cơ sở đó xem xét tác động của dự án đến chất lượng môi trường và hệ sinh thái trong vùng dự án Việc phỏng đoán dựa vào các

cơ sở sau:

- Xem xét đặc điểm tự nhiên, KT - XH vùng dự án

- Xem xét đặc điểm xây dựng và hoạt động của nhà máy

Từ đó dự đoán mức độ các tác động chủ yếu của dự án đến chất lượng môi trường và các hệ sinh thái trong vùng

1 4 2 4 Đánh giá nhanh

Phương pháp đánh giá nhanh do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phổ biến và đề nghị năm 1993, được sử dụng trong trường hợp:

- Đánh giá tải lượng ô nhiễm (khí thải, nước thải) do hoạt động của dự án

- Đánh giá phương pháp kiểm soát và khống chế ô nhiễm

Phương pháp này dựa vào tải lượng và thành phần chất ô nhiễm từ đó xác định mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm lên môi trường

Trang 12

1 4 2 5 Ma trận

Phương pháp ma trận là sự đối chiếu từng hoạt động của dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nhân quả

Phương pháp này được áp dụng để :

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng những tác động của dự án đến môi trường

- Đánh giá tính khả thi của từng giải pháp trong vấn đề kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm

Phương pháp còn giúp ta định lượng các tác động của dự án đối với môi trường ở mức độ nào và giải pháp đưa ra có hiệu quả hay không

1 5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Đề tài được tiến hành trên khu đất được qui hoạch của huyện Vĩnh Cửu để xây dựng Chợ Vị trí của Chợ Vĩnh Cửu nằm trên địa bàn ấp 2, xã vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai Nó nằm trong dự án khu dân cư hai bên đường ĐT767, cửa ngõ vào thị trấn Vĩnh An cũng như thủy điện Trị An

Với tổng diện tích mặt bằng là 8314m2, Chợ Vĩnh Cửu góp phần không nhỏ trong việc tạo điều kiện kinh doanh mua bán cho người dân cũng như bộ mặt của xã hội Đồng thời đề tài cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm gây ra cho môi trường trong giai đoạn xây dựng và hoạt động của dự án

Trang 13

- Phía Đông giáp: Kênh mương và ruộng lúa.

- Phía Tây giáp: Đường ĐT 767 đi thị trấn Vĩnh An

- Phía Nam giáp: Khu dân cư hiện hữu

- Phía Bắc giáp: Khu dân cư hiện hữu

Tổng diện tích khu đất xây dựng dự án là 8.314 m2 Sơ đồ vị trí khu đất xây dựng dự án trình bày trong phần phụ lục

2 2 2 Thuận lợi của vị trí dự án

- Khu vực dự kiến xây dựng Chợ Vĩnh Cửu là khu đất trống, nằm dọc theo đường ĐT 767, theo quy hoạch của huyện Vĩnh Cửu, khu vực Chợ Vĩnh Cửu nằm

Trang 14

trong dự án khu dân cư hai bên đường ĐT 767, là khu dân cư cửa ngõ vào thị trấn Vĩnh An cũng như thủy điện Trị An

- Khu vực xây dựng dự án có vị trí thuận lợi về giao thông, về giao lưu kinh tế với các xã trong huyện và vùng phụ cận Và khu Chợ Vĩnh Cửu cũng đã có sự chấp thuận về chủ trương và địa điểm của UBND tỉnh Đồng Nai

2 3 MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

2 3 1 Mục tiêu của dự án

Việc đầu tư xây dựng Chợ Vĩnh Cửu trên địa bàn xã Vĩnh Tân với mục tiêu nhằm phục vụ nhu cầu mua bán của người dân trong xã cũng như đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ thương mại với khu vực lân cận Ngoài ra, việc xây dựng một khu chợ mới đẹp, khang trang, rộng rãi sẽ góp phần tạo bộ mặt cho xã, đồng thời cũng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân trong khu vực

2 3 2 Ý nghĩa kinh tế xã hội của dự án

2 3 2 1 Ý nghĩa kinh tế

- Dự án sẽ thu hút nhiều tiểu thương vào buôn bán trong chợ, qua đó góp phần đáng kể cho ngân sách thu thuế của xã

- Khu chợ với đầy đủ cơ sở hạ tầng sau khi xây xong sẽ là một tài sản lớn của xã nói chung

- Dự án đi vào hoạt động sẽ đáp ứng các nhu cầu mua bán, kinh doanh của người dân, góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế, thúùc đầy các ngành thương mại dịch vụ khác phát triển

2 3 2 2 Ý nghĩa xã hội

Trang 15

- Khu chợ sau khi được hình thành ngoài việc đáp ứng nhu cầu mua bán của người sân sẽ còn tạo được một công trình kiến trúc khang trang cho xã, ổn định tình hình mua bán, kinh doanh, góp phần bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như an ninh trật tự cho người dân trong khu vực.

- Khu vực chợ với đầy đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải, hệ thống thu gom rác sẽ đảm bảo vệ sinh môi trường cho khu vực

2 4 MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN

2 4 1 Tính chất, chức năng và quy mô của dự án

- Tính chất: Là Trung tâm Thương Mại – Dịch Vụ – Chợ của xã Vĩnh Tân và của khu vực

- Chức năng và nhiệm vụ chính: (i) Đáp ứng các nhu cầu mua bán của người dân trong địa bàn xã; (ii) Thúc đẩy giao lưu kinh tế, phát triển thương mại dịch vụ khu vực; (iii) Góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân trong khu vực

- Quy mô: Diện tích toàn khu Chợ: 8.314 m2

2 4 2 Quy hoạch tổng mặt bằng dự án

2 4 2 1 Phân khu chức năng

Trên cơ sở diện tích, vị trí và hình dáng khu đất, phương án tổng mặt bằng như sau:

- Công trình chính là nhà lồng chợ

- Khoảng sân rộng phía trước là chỗ đậu xe cho khách

- Tổ chức các tuyến đường bao chung quanh các dãy nhà lồng phục vụ đi lại mua bán và phục vụ cứu hỏa khi xảy ra hỏa hoạn

Trang 16

- Tổ chức các dãy nhà Kiosk xung quanh khu nhà lồng chợ.

- Tổ chức các khoảng sân rộng bên trong làm chỗ đậu xe

2 4 2 2 Chức năng các khối chính trong khu vực thiết kế

- Khối A nhà chợ lồng chính: Kinh doanh các mặt hàng sạch

- Khối B nhà lồng chợ bán hàng thực phẩm tươi sống

- Khối C các dãy Kiosk bán hàng

- Khối D nhà quản lý chợ

- Khối E khu vệ sinh, hồ nước

2 4 2 3 Công trình kiến trúc

Các khu chức năng trong từng khu nhà lồng chợ được phân theo các mặt hàng kinh doanh: khu vực khô ráo riêng, khu vực sử dụng nhiều nước riêng, mặt bằng bố trí cụ thể như sau :

a/ Khối nhà lồng A : diện tích 1050 m²

- Là công trình chính, được bố trí như công trình đón khi tiếp cận từ đường

ĐT 767 vào

- Diện tích 1050 m² có vách ngăn xung quanh, có hệ thống cửa ra vào

- Bố trí 20 quầy kinh doanh các mặt hàng ăn uống, trái cây và 120 sạp kinh doanh giày dép, quần áo, vải, kim khí điện máy, chén bát, soong nồi, chiếu nón…

- Diện tích:

+ 20 quầy x 6m² /quầy = 120 m²+ 120 sạp x 4m²/sạp = 480 m²+ Hành lang = 450 m²

Trang 17

b/ Khối nhà lồng B : diện tích 1140 m2

- Bố trí phía sau nhà lồng A

- Gồm các quầy bán hàng: có 160 quầy (4m²/quầy) kinh doanh các mặt hàng: thực phẩm thịt cá, rau quả, nông sản

- Diện tích:

+ 160 quầy x 4m²/quầy = 640 m²

c/ Khối nhà C: diện tích 2303 m2

- Là các Kiosk, được bố trí xung quanh khối nhà lồng A, B

- Có 49 kiosk kinh doanh các mặt hàng: giầy dép, quần áo, vải, kim khí điện máy, chén bát, soong nồi, vàng bạc đá quí, bánh kẹo, thuốc lá, nhang, giấy

d/ Khối nhà D: diện tích 55m2 Là nhà quản lý Chợ, được bố trí nằm giữa dãy kiosk phía bên phải khối nhà lồng

e/ Khối nhà E: diện tích 80 m2

- Là Khu nhà vệ sinh, hồ nước cứu hỏa, trạm điện

- Được bố trí ở cuối dãy kiosk phía bên trái nhà lồng chợ

f/ Cây xanh: diện tích 86 m²

- Tạo khoảng không gian cảnh quan cho khu chợ

- Bố trí ở phía trước chợ, gần bãi xe bạn hàng và gần khu vực chợ ngoài trời

Trang 18

g/ Kinh phí xây dựng:

- Nhà lồng chợ A: 1.050 m2 x 1.0 tr.đ/m2 = 1050,0 triệu đồng

- Nhà lồng chợ B: 1.140 m2 x 0,9 tr.đ/m2 = 1026 triệu đồng

- Kiosk + khối D: 2358 m2 x 0,8 tr.đ/m2 = 1.886,4 triệu đồng

- Nhà xe bạn hàng: 200 m² x 0.2tr/m² = 40 triệu đồng

- Cây xanh: 186 m2 x 0,05 tr.đ/m2 = 9,3 triệu đồng

- Nhà vệ sinh: 50 m2 x 1,2 tr.đ/m2 = 60 triệu đồng

2 4 3 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

2 4 3 1 Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng

- San nền: Khu vực xây dựng chợ có cốt nền thấp, là ao, ruộng, do vậy cần phải tiến hành cải tạo san lấp nền đắp đất dày bình quân 2,0 m theo độ dốc hướng về suối (đoạn qua khu vực xây dựng)

+ Diện tích cải tạo đất : 8314 m²

+ Diện tích xây nền đắp đất : 8314 m²

+ Cao độ đất đắp : 2,0 m

+ Độ dốc san nền : 0.1 %

+ Khối lượng đất đắp dự kiến: 8314 m³ x2,0m x1.15 = 19.122m³

+ Kinh phí xây dựng: 19.122 m3 x 10.000 đ = 191,22 triệu đồng

- Thoát nước mưa: Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế bằng mương xây nắp đan B400 – B600, thoát riêng, chảy ra suối Kinh phí xây dựng: 365 triệu đồng (B400: 500mx650.000đ/m= 325 triệu đồng; B600: 50 mx 800.000đ/m = 40 triệu đồng)

Trang 19

2 4 3 2 Hệ thống giao thông

- Bố trí các khu vực đậu xe, giữ xe, đường nội bộ đi lại, khu vực trồng cây xanh Bãi xe: ( 02 bãi xe)

+ Bãi xe khách hàng nằm ở phía trước chợ, diện tích 500 m2

+ Bãi xe bạn hàng nằm ở phía sau cùng, diện tích 200 m2

- Đường nội bộ chợ rộng 5m nằm dọc theo các khối nhà lồng chợ, dài 225m

- Kết cấu mặt đường bê tông xi măng đổ tại chỗ gồm các lớp:

+ Lớp móng phải được đầm chặt đạt độ chặt K=0,98 đến 1,0; tiếp dưới 30cm phải được đầm chặt đạt K=0,95 Lớp móng làm bằng đá dăm, xỉ và cát dày tối thiểu 20 cm

+ Lớp tạo phẳng: bằng cát vàng dày 3-5 cm Được cấu tạo để đảm bảo độ phẳng của lớp móng, bảo đảm tấm dịch chuyển khi nhiệt độ thay đổi

+ Lớp mặt: Bêtông làm lớp mặt phải có cường độ chịu uốn giới hạn không nhỏ 40daN/cm2, mác bê tông 300 bề dày tối thiểu là 18 cm Độ dốc mặt cắt ngang đường là 2% và bảo đảm không bị ngập nước

- Dự toán kinh phí xây dựng: Tổng diện tích đất làm đường và bãi đậu xe (bê tông xi măng): 2776 m2 Kinh phí xây dựng: 2776m2 x 0,16 triệu = 444,16 triệu đồng

2 4 3 3 Hệ thống cấp điện

Đường Điện cung cấp cho Chợ được lấy từ nguồn điện chung của xã, phụ cấp tải cấp điện chủ yếu phục vụ chiếu sáng, các thiết bị điện công suất nhỏ

- Dây không 22KV khu vực lân cận kéo đến cấp điện cho Trạm biến áp hạ áp 22/04KV – 1x150KVA của chợ

Trang 20

- Đường dây không 0,4KV được kéo đến cấp điện cho tủ điện chính (đặt tại phòng quản lý chợ) Từ đây, kéo các đường dây cấp điện cho các tủ điện nhánh và dẫn đến các hộp điện từng kiốt.

- Mạch đèn chiếu sáng trước chợ và khuôn viên phía sau chợ dùng đèn cao áp 150-250W, chiều cao cột 6-8m

- Mạch đèn chiếu sáng lối đi giữa các khối chợ sử dụng đèn huỳnh quang (ánh sáng nóng) 2x40w có bảo vệ chống bụi

- Đường dây dẫn điện đến từng kiốt, sạp … được đặt trên máng cáp, trunking, trong ống nhựa PVC

- Các kiốt được thiết kế 2 ổ cắm (2x350w), 2 bộ đèn huỳnh quang (2x40W) Mỗi kiốt có 1 hộp điện (CB, đồng hồ điện) Các sạp chợ được thiết kế

1 ổ cắm, 1 bộ đèn huỳnh quang (2x18W), đồng hồ đo đếm cho các sạp được tập trung về 1 tủ đồng hồ do ban quản lý chợ quản lý

- Hệ thống thu sét: Thiết kế theo tiêu chuẩn 20TCN4684 chống sét cho các công trình dân dụng, sử dụng cầu thu sét SCHIRTEC bán kính bảo vệ R=80

m của Úc (tiêu chuẩn NFC 17-102)

- Dự kiến kinh phí xây dựng: 373,5 triệu đồng

Trang 21

2 4 3 4 Quy hoạch cấp nước

- Nhu cầu dùng nước: Tổng nhu cầu dùng nước cho toàn bộ cả khu chợ là 120m3/ngày bao gồm: Nước dùng cho sinh hoạt Q= 60m³ (Nước cấp cho tiểu thương trong chợ: tiêu chuẩn 50-lít/người ngày đêm, Nước cấp cho khối khách với tiêu chuẩn từ 5-7 lít/người ngày đêm, Nước rửa sàn, đường 1,5lít/m²); và nước chữa cháy cho 1 đám cháy trong 3 giờ là 60 m³

- Nguồn nước: Nước cung cấp cho khu chơ được lấy từ nguồn nước cấp cho khu vực thông qua tuyến ống cấp nước trên tuyến đường ĐT 767 đi qua khu vực xây dựng và nguồn nước lấy từ giếng khoan tại chỗ

- Công trình đầu mối: (i) Xây dựng một trạm bơm tăng áp dùng cho nước sinh hoạt có Q= 60m3/ngày bao gồm bể chứa w=60m3, gian máy bơm gồm 2 máy bơm công suất Q=10m³/h vị trí tại khu E, tại vị trí này xây dựng 1 đài nước w=10m3, H=6m; (ii) Xây dựng một bể nước phục vụ cho chữa cháy có w=60m3 vị trí tại khu E

- Mạng lưới cấp nước:

+ Từ tuyến ống cấp nước dọc đường ĐT 767 bố trí 1 tuyến ống Þ100 cấp cho toàn bộ khu chợ và cấp vào 2 bể chứa sinh hoạt và chữa cháy Nước được cấp trực tiếp cho các đối tượng tiêu thụ, bể chứa và máy bơm dự phòng khi nguồn bên ngoài có sự cố về lưu lượng và áp lực

+ Hệ thống cấp nước chữa cháy được sử dụng chung với hệ thống cấp nước sinh hoạt

+ Trên mạng lưới cấp nước bố trí các hộpï cứu hỏa có ống vải gai Þ50 tại từng cụm công trình

+ Ống cấp nước dùng ống thép mạ kẽm và được chôn sâu 1.0m

Trang 22

+ Tổng chiều dài mạng lưới cấp nước là : 550 m, trong đó ống Þ100 = 350

m Þ80 = 200m

- Dự toán kinh phí xây dựng:

+ Þ 100: 350m x 0,4 tr.đ/m = 140 triệu đồng

+ Þ 80: 200m x 0,25 tr.đ/m = 50 triệu đồng

+ Bể nước W= 120 m3 x 1,25 tr.đ/m3 = 150 triệu đồng

+ Đài nước : 10 m3 x 2 tr.đ/m3 = 20 triệu đồng

+ Máy bơm SH-CC = 150 triệu đồng

+ Trụ cứu hỏa 2 trụ = 20 triệu đồng

Cộng: = 530 triệu đồng

2 4 3 5 Thoát nước thải

- Lưu lượng nước thải: Tổng lưu lượng nước thải là 50 m³/ngày, chiếm 80% lượng nước cấp cho sinh hoạt, dịch vụ

- Giải pháp thoát nước thải: Xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng, nước thải được xử lý sơ bộ trước khi thải ra nguồn tiếp nhận

- Xử lý nước thải: Xây dựng trạm xử lý nước thải cục bộ cho toàn khu với công suất trạm xử lý Q= 50 m³/ngày Nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn 6772 –

2000, sau khi đã xử lý được đưa vào mạng lưới thoát nước mưa

- Mạng lưới thoát nước:

+ Xây dựng các tuyến cống thu gom nước thải tại các công trình bằng các tuyến cống có đường kính D200 – D300 và các hệ thống mương thu nắp đan xung quanh khu lồng chợ, độ dốc cống tối thiểu 0,005 với độ sâu chôn cống điểm đầu là 1.0m so với cốt san nền hoàn thiện, nước thải sinh hoạt được thu gom tập trung về trạm xử lý cục bộ

Trang 23

+ Cống thoát nước thải sử dụng cống bê tông cốt thép, trên các tuyến cống bố trí các hố ga kết hợp làm giếng thăm, hố ga được xây dựng bằng bê tông đá 1x2 mác 200; tổng chiều dài mạng lưới thoát nước thải là 553m, trong đó với cống D200= 50m, cống D300 = 300m, mương nắp đan = 100m.

Khái toán kinh phí:

+ Bể xử lý : 50 m3/ngày x 3 tr.đ/m3 = 150 triệu đồng

+ D200: 50m x 0,4 tr.đ/m = 20 triệu đồng

+ D300: 300m x 0,6 tr.đ/m = 180 triệu đồng

+ Mương B300= 100m x 0,2 tr.đ/m = 20 triệu đồng

Cộng: = 410 triệu đồng

2 4 3 6 Một số vấn đề về môi trường, rác thải

- Rác thải: khu vực là khu chợ do vậy lượng rác rất lớn, vì vậy cần có 1 hệ thống thùng chứa được bố trí phù hợp

- Rác thải trong khu chợ sẽ được thu gom hàng ngày và được vận chuyển đến bãi rác chung của xã, trong khu vực cần có 1 tổ công tác 2 - 3 người làm nhiệm vụ thu gom rác thải, tập trung về 1 điểm sau đó được xe chuyên dụng của công ty công trình đô thị của xã đảm nhận

- Kinh phí mua thùng rác: 30 triệu đồng

2 4 4 Tổng hợp kinh phí đầu tư xây dựng

- Công trình kiến trúc : 4.071.70 triệu đồng

- Hệ thống hạ tầng, kỹ thuật : 2.343.88 triệu đồng

Trang 24

2 4 5 Tiến độ thực hiện dự án

Dự kiến công trình thực hiện trong 01 năm:

- Quí 3 năm 2006 lập báo cáo nghiên cứu khả thi

- Quí 4 năm 2006 phê duyệt dự án, hoàn thành các thủ tục xây dựng cơ bản, thiết kế kỹ thuật, dự toán, đấu thầu thi công, khởi công xây dựng

- Quí 1 năm 2006 hoàn thành công trình

- Quí 2 năm 2007 đưa công trình vào sử dụng

Trang 25

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

VÀ MÔI TRƯỜNG VÙNG DỰ ÁN

3 1 VỊ TRÍ VÀ GIỚI HẠN KHU ĐẤT DỰ ÁN

Khu đất xây dựng dự án nằm trên địa bàn ấp 2, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh cửu, tỉnh Đồng Nai

- Phía Đông giáp: Kênh mương + ruộng lúa

- Phía Tây giáp: Đường ĐT 767 đi thị trấn Vĩnh An

- Phía Nam giáp: Khu dân cư hiện hữu

- Phía Bắc giáp: Khu dân cư hiện hữu

Tổng diện tích khu đất xây dựng dự án là 8.314 m2 Sơ đồ vị trí khu đất xây dựng dự án trình bày trong phần phụ lục

3 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN

3 2 1 Địa hình và thổ nhưỡng

Huyện Vĩnh Cửu nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp huyện Đồng Phú và Bù Đăng tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp TP.Biên Hòa và huyện Thống Nhất, phía Đông giáp huyện Định Quán và Thống Nhất, phía Tây giáp huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương

Khu vực xây dựng dự án ở ấp 2, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu Hiện tại, đây là khu đất trống, chỉ có ít đất thổ cư Đất đai thuộc loại đất xám, bạc màu, thiếu nguồn nước ngọt, sản xuất nông nghiệp năng suất không cao do vậy sẽ thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ở sang đất chuyên dùng để xây dựng Chợ

Trang 26

Khu vực xây dựng Chợ Vĩnh Cửu có địa hình tương đối bằng phẳng, tuy nhiên do cao độ mặt đất nền thấp, khi xây dựng cần san nền đắp đất để nâng cao nền công trình, kết hợp biện pháp tháo khô phù hợp.

3 2 2 Đặc điểm khí hậu khu vực dự án

Khu vực dự án thuộc vùng khí hậu ven sông Đồng Nai (cực Nam), có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng

Số liệu quan trắc tại các trạm khí tượng thủy văn trong khu vực cho thấy:

- Nhiệt độ trung bình năm trong khu vực là: 26,7 0C

- Lượng mưa trung bình năm là: 1120 mm

- Độ ẩm trung bình là: 81%

Với đặc điểm khí hậu vùng dự án như nêu trên, khi xây dựng công trình cần có giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động xấu gây ra do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu và trong tổng thể khu công trình cần trồng cây xanh có bóng mát, tán lớn và che chắn nắng hướng Tây

3 2 3 Đặc điểm địa chất thủy văn trong khu vực

3 2 3 1 Địa chất

Trang 27

Trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án, ta đã khảo sát địa chất công trình- địa chất thủy văn trong khu vực dự án, kết quả khảo sát cho thấy khi khoan xuống mặt đất tự nhiên 12m, địa tầng xây dựng công trình gồm các lớp đất đá sau:

- Lớp 1: bùn pha sét, màu xám đen, dẻo chảy

- Lớp 2: sét pha màu xám đen, dẻo mềm

- Lớp 3: sét màu xám đen, xám tro, dẻo cứng

- Lớp 4: sét pha, màu xám vàng, phớt nâu, dẻo cứng

- Lớp 5: cát hạt nhỏ màu vàng nhạt, chặt vừa

3 2 3 2 Thủy văn

Khu vực dự án có một con suối nhỏ chảy ngang qua, đây là suối nửa mùa, chỉ có nước vào mùa mưa Trong vùng dự án, nguồn nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt là nước ngầm

3 2 4 Chất lượng không khí vùng dự án

Để đánh giá chất lượng không khí vùng dự án, ta đã tổ chức thu mẫu chất lượng không khí với các chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm như: bụi tổng cộng, dioxit lưu huỳnh (SO2), dioxit nitơ (NO2), carbon oxit (CO) thời gian lấy mẫu là trung bình 01 giờ, và đo tiếng ồn trong khu vực dự án

Phương pháp lấy mẫu và phân tích dựa trên các tài liệu chính quy quy định về các phương pháp giám sát của Cục Môi Trường - Bộ KHCN&MT hướng dẫn năm 1996, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA)

Trang 28

So sánh các giá trị đã được ghi nhận của từng thông số giám sát với tiêu chuẩn chất lượng không khí của Việt Nam TCVN 5937-1995, qui định cho từng thông số có thể đánh giá chính xác chất lượng không khí trong vùng nghiên cứu.

Kết quả đo chất lượng môi trường không khí vùng dự án được trình bày trong Bảng 3.1

Bảng 1 - Kết quả đo chất lượng không khí tại khu vực dự án

Thông số Đơn vị Kết quả phân tích

Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu cho thấy, tất cả các thông số đo đạc về

các yếu tố độ ồn, nồng độ các chất ô nhiễm: SO2, NO2, CO và hàm lượng bụi đều nằm trong giới hạn cho phép theo Tiêu chuẩn Việt Nam quy định về chất lượng môi trường không khí xung quanh TCVN 5937-1995

3 2 5 Chất lượng nước vùng dự án

Trang 29

Để đánh giá chất lượng nước ngầm ở vùng dự án, ta đã lấy mẫu nước ngầm tại nhà dân trong khu vực dự án (ấp 2- xã Vĩnh Tân) Chất lượng nước ngầm được phân tích cho kết quả nêu trong Bảng 3.2.

Bảng 2 - Chất lượng nước ngầm vùng dự án

- Vị trí thu mẫu: giếng khoan của nhà dân trong vùng dự án

- Thời điểm thu mẫu: 10h00 ngày 27/07/2006

- TCVN 5502-2003: Tiêu chuẩn nước sinh hoạt

- “-“: Tiêu chuẩn không quy định

Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu cho thấy, tất cả các thông số đo đạc đều

nằm trong khoảng giới hạn cho phép theo Tiêu chuẩn Việt Nam quy định về chất lượng nước dùng cho sinh hoạt (TCVN 5502-2003) Chỉ riêng có chỉ tiêu Tổng Coliforms là vượt TCCP gấp 136 lần (kết quả phân tích là 300 MPN/100 ml so với TCCP là < 2,2 MPN/100 ml) Do đó cần có phương pháp xử lý nguồn nước ngầm trước khi đưa vào sử dụng

Trang 30

3 3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN

Huyện Vĩnh Cửu có tổng diện tích tự nhiên là 1091,99 km2, chiếm 18,52% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Đồng Nai Dân số năm 2005 là 106.942 người, mật độ dân số khoảng 97,93 người/km2

Huyện Vĩnh Cửu có 10 đơn vị hành chính gồm: thị trấn Vĩnh An và các xã Trị An, Thiện Tân, Bình Hòa, Tân Bình, Tân An, Bình Lợi, Thạnh Phú, Vĩnh Tân, Phú Lý Các cơ quan chuyên môn gồm có: Phòng Nội Vụ - Lao động - Thương Binh - Xã hội; Phòng Tài - Kế hoạch; Phòng Giáo dục; Phòng Văn hoá - Thông tin - Thể thao; Phòng Y tế; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Phòng Tư pháp; Phòng Kinh tế; Phòng Hạ tầng kinh tế; Thanh tra huyện; Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Phòng Tôn giáo, Dân tộc; Văn phòng HĐND và UBND

Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2005 dịch chuyển theo hướng công nghiệp – xây dựng; nông lâm nghiệp và dịch vụ:

- Công nghiệp - xây dựng chiếm 78,84 %

- Nông lâm nghiệp chiếm 12,3 %

- Dịch vụ chiếm 8,86 %

* Những lợi thế của huyện:

- Huyện Vĩnh Cửu có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao 65.921 ha có trữ lượng gỗ lớn

- Có Hồ Trị An với diện tích 28.500 ha (trong địa phận huyện Vĩnh Cửu là 16.500 ha) là nguồn nước phong phú phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

Trang 31

- Có tiềm năng khoáng sản phong phú về chủng loại gồm kim loại quý, nguyên liệu vật liệu xây dựng: cát, đá, keramzit cho sản xuất bê tông nhẹ, puzlan và laterit nguyên liệu phụ gia cho xi măng.

- Có các cảnh quan nổi tiếng như: Hồ Trị An, khu di tích lịch sử chiến khu

Đ, các khu vườn ăn trái ven sông Đồng Nai thuận lợi cho du lịch sinh thái - tham quan nghiên cứu

- Đã quy hoạch Khu công nghiệp Thạnh Phú, đã có 4 doanh nghiệp đang hoạt động Đang quy hoạch cụm sản xuất ngành nghề tại xã Tân Bình

3 4 NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN VÙNG DỰ ÁN

3 4 1 Thuận lợi

- Xã Vĩnh Tân nằm trên tuyến đường ĐT 767 đi Thủy Điện trị An, có dân số tập trung khá đông đặc biệt là khu vực trung tâm xã, với vị trí là cửa ngõ vào thị trấn Vĩnh An cũng như là thủy điện Trị An, xã có nhiều thuận lợi để phát triển trong mại dịch vụ

- Thuận lợi về giao thông vì nằm trên tuyến đường ĐT 767, gần giáp với tuyến đường Quốc lộ

- Việc đầu tư xây dựng một khu chợ mới trên địa bàn xã ngoài việc phục vụ nhu cầu mua bán của người dân trong xã sẽ giúp đẩy mạnh các dịch vụ thương mại với khu vực bên ngoài

- Thuận lợi trong việc chuyển mục đích sử dụng đất do khu đất xây dựng dự án là đất hoang, bạc màu, hiệu quả sử dụng kém

- Chất lượng môi trường trong khu vực tốt

- Các ngành công nghiệp đang trên đà phát triển

Trang 32

3 4 2 Khó khăn

- Cơ sở hạ tầng của khu vực còn thiếu

- Khu vực dự án là khu đất ở và làm ao nuôi cá, cốt nền khu vực thấp hơn

so với khu vực xung quanh nên khi xây dựng công trình cần phải thực hiện cải tạo san lắp nền và san nền tiêu thủy

- Nguồn nước mặt ít chủ yếu sử dụng nước ngầm

Trang 33

Chương 4

ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

DO HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

4 1 CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ CÁC QUI ĐỊNH SỬ DỤNG TRONG ĐTM

4 1 1 Văn bản pháp lý

• Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi ngày 29 tháng 11 năm 2005

• Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường

• Luật Bảo vệ Môi trường do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/12/1994 đã được công bố theo lệnh số 29-L/CTN ngày 10.1.1994 của Chủ tịch Nước

• Nghị định 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường, trong đó có hướng dẫn về ĐTM

• Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư

• Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường được ban hành theo Quyết định số 229-QĐ/TĐC ngày 25.3.1995 của Bộ trưởng Bộ KH-CN và

Trang 34

• Căn cứ tờ trình của UBND xã Vĩnh Tân về việc xây dựng chợ theo nghị định 02/2003-NĐ-CP số 05/TT.UBX.

• Căn cứ tờ trình của UBND xã Vĩnh Tân về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất số 81/TT-UBND ngày 14/10/2005

• Căn cứ tờ trình của UBND huyện Vĩnh Cửu về việc giới thiệu địa điểm cho bà Nguyễn Thị Sáng lập dự án đầu tư xây dựng chợ mới tại ấp 2 xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu số 2035/TTr-UBND

• Căn cứ qui hoạch phát triển Chợ tại quyết định số 2204/QĐ-UBT ngày 20/06/2005 của Chủ Tịch UBND tỉnh Đồng Nai

• Căn cứ quyết định phê duyệt phương án tổng thể bồi thường dự án đầu tư Chợ của Chủ Tịch UBND huyện Vĩnh Cửu số 156/QĐ-UBND

• Căn cứ quyết định chấp thuận chủ trương và giới thiệu địa điểm đầu tư Chợ của UBND tỉnh Đồng Nai số 4603/QĐ.UBND ngày 07/12/2005

• Căn cứ vào bản đồ địa chính xác định địa điểm lập dự án đầu tư xây dựng Chợ số 98/TC/BĐĐC/05

4 1 2 Tài liệu kỹ thuật

• Thuyết minh Dự án xây dựng Chợ Mới – ấp 2, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

• Sách và tài liệu chuyên môn về kỹ thuật ĐTM và các ứng dụng do Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB), Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) và Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) ban hành

• Hướng dẫn về quan trắc môi trường của Hệ thống Quan trắc Môi trường Toàn cầu (GEMS), 1987

Trang 35

• Sách về đánh giá ô nhiễm không khí, nước và đất của A.P-Economopoulos,

do WHO xuất bản, 1993

• Tài liệu, sách, luận văn về lĩnh vực xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn của một số tác giả trong và ngoài nước

4 1 3 Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam được áp dụng

• Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937 – 1995)

• Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (TCVN 5942 – 1995)

• Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm (TCVN 5944 – 1995)

• Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp (TCVN 5945 –1995)

• Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt (TCVN 6772 – 2000)

• Tiêu chuẩn tiếng ồn (TCVN 5949 – 1995)

• Tiêu chuẩn nước sinh hoạt (TCVN 5502 – 2003)

4 2 CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

4 2 1 Nguồn gây tác động sinh ra chất thải

4 2 1 1 Trong giai đoạn xây dựng dự án

Các nguồn ônhiễm và các tác động môi trường chính trong giai đoạn này bao gồm :

- Ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn trong quá trình san lấp mặt bằng, thi công, vận chuyển nguyên vật liệu …

- Ô nhiễm khí thải, tiếng ồn của các phương tiện giao thông trong khu vực dự án

- Ô nhiễm do rác và nước thải sinh hoạt trong quá trình sinh hoạt của công nhân

- Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn trong khu vực dự án

Trang 36

- Ô nhiễm chất thải rắn xây dựng chủ yếu là xà bần, sắt thép vụn, gỗ cốt pha…

- Các tai nạn lao động và cháy nổ trong giai đoạn thi công xây dựng

a Nguồn tác động đến môi trường không khí

Các tác động đến môi trường không khí trong quá trình xây dựng dự án được trình bày trong bảng 3

Bảng 3 – Nguồn tác động đến môi trường không khí

1 San lấp mặt bằng - Bụi, khí thải , tiếng ồn, độ rung từ

các thiết bị xây dựng

- Thay đổi khí hậu vùng dự án

2 Vận chuyển đất đá, vật liệu

xây dựng…

- Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển

3 Xây dựng cơ sở hạ tầng - Nhiệt cao, tiếng ồn, độ rung từ các

máy móc, thiết bị

b Nguồn tác động đến môi trường nước

Trong giai đoạn thi công, tại công trường xây dựng có khoảng 20 công

nhân và hoạt động sinh hoạt, lao động của họ đã gây ra một số tác động đến môi trường nước khu vực Các tác động được trình bày trong bảng 4

Bảng 4 – Nguồn tác động đến môi trường nước

1 San lấp mặt bằng - Bụi, đất cát theo mưa chảy vào

nguồn nước mặt

2 Xây dựng cơ sở hạ tầng - Bụi, đất cát theo mưa chảy vào

nguồn nước mặt

Trang 37

3 Sinh hoạt của công nhân - Nước thải sinh hoạt.

c Nguồn tác động đến môi trường đất

Môi trường đất cũng chịu tác động bởi các hoạt động của dự án Các tác động được trình bày trong bảng 5

Bảng 5 - Nguồn tác động đến môi trường đất

1 San lấp mặt bằng - Phá hủy thảm thực vật

- Mất lớp đất mặt

2 Vận chuyển đất đá, vật liệu xây dựng… - Vật liệu rơi vãi

3 Xây dựng cơ sở hạ tầng - Phá hủy thảm thực vật

- Mất lớp đất mặt

4 Sinh hoạt của công nhân - Rác thải sinh hoạt

4 2 1 2 Trong giai đoạn hoạt động dự án

Trong giai đoạn này cũng gây ra một số tác động tiêu cực và các nguồn

ô nhiễm như:

- Ô nhiễm tiếng ồn do tiếng nói của người mua bán, phương tiện chuyên chở hàng hoá, đi lại…

- Ô nhiễm mùi hôi do sự phân hủy các thực phẩm thừa

- Ô nhiễm nước thải do hoạt động rửa chợ , sinh hoạt của tiểu thương và khách hàng

- Ô nhiễm chất thải rắn xây dựng từ quá trình xây dựng còn sót lại

- Ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt do hoạt động buôn bán

- Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn trên bề mặt chợ

- Các sự cố như : cháy nổ, chập điện…

Trang 38

a Nguồn tác động đến môi trường không khí

Khi dự án đi vào hoạt động sẽ tập một số lượng lớn người đến buôn bán, điều này đã gây ra một số tác động sau:

Bảng 6 - Nguồn tác động đến môi trường không khí

1 Sự vận chuyển của phương tiện giao thông - Tiếng ồn

2 Tiếng nói người mua bán - Tiếng ồn

b Nguồn tác động đến môi trường nước

Nước thải phát sinh ở giai đoạn này bao gồm nước thải từ khu vực nhà vệ sinh , từ hạt động rửa chợ và nước mưa chảy tràn trên mặt bằng chợ

Bảng 7 - Nguồn tác động đến môi trường nước

STT Nguồn tác dộng Khía cạnh tác động

1 Nhà vệ sinh - Nước thải sinh hoạt

2 Hoạt động rửa chợ - Nước thải kinh doanh

3 Nước mưa chảy tràn - Dầu mỡ, cát bụi theo nước mưa

trôi đi

c Nguồn tác động đến môi trường đất

Tác đến môi trường đất ở giai đoạn này chủ yếu do chất thải rắn xây dựng dư thừa, chất thải sinh hoạt của tiểu thương, khách hàng và chất thải từ hoạt động mua bán

Bảng 8 - Nguồn tác động đến môi trường đất

STT Nguồn tác dộng Khía cạnh tác động

1 Vật liệu xây dựng dư - Chất thải xây dựng

Trang 39

2 Hoạt động sinh hoạt, mua bán - Chất thải sinh hoạt.

4 2 2 Nguồn gây tác động không sinh ra chất thải

Ngoài các nguồn phát sinh chất thải trên, các tác động gián tiếp, không sinh ra chất thải cũng gây ra ảnh hưởng đáng hể đến môi trường Các nguồn tác động được trình bày trong bảng 9

Bảng 9 – Nguồn tác động gián tiếp không sinh ra chất thải

♦ Giai đoạn xây dựng dự án

1 San lấp mặt bằng - Phá hủy thảm thực vật

- Thay đổi khí hậu

- Gây ngập úng

2 Vận chuyển đất đá, vật liệu xây dựng… - Tai nạn giao thông

3 Tập trung công nhân - Aûnh hưởng kinh tế – xã hội

khu vực

- Tăng dân số

4 Tai nạn lao động - Nguy hiểm cho công nhân

xây dựng

♦ Giai đoạn hoạt động dự án

1 Tập trung lượng lớn người mua bán - Tăng dân số

- Nhiệt độ tăng cao

2 Vận chuyển hàng hoá - Tai nạn giao thông

3 Sự cố cháy nổ - Thiệt hại về người và tài

sản

4 2 3 Dự báo những sự cố và rủi ro do dự án gây ra

Trong giai đoạn xây dựng cũng như hoạt động của dự án, các sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào Vì thế cần dự báo và có biện pháp ngăn ngừa nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản

Trang 40

4 2 3 1 Trong giai đoạn xây dựng

a Tai nạn lao động

Sự cố tai nạn lao động có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong giai đạn thi

công xây dựng mà chủ yếu do các nguyên nhân sau:

- Môi trường làm việc bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân và cường độ lao động cao làm công nhân mệt mỏi, choáng váng dễ

bị tai nạn lao động

- Công việc lắp ráp, thi công và vận chuyển nguyên vật liệu với mật độ xe, tiếng ồn, độ rung cao có thể xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông

- Thiếu ý thức về an toàn lao động

b Sự cố cháy nổ

Sự cố cháy chủ yếu xảy ra chủ yếu do các nguyên nhân như :

- Bất cẩn trong lúc dùng lửa

- Sự cố về điện (chập điện…)

- Vi phạm về an toàn PCCC

- Do hành động phá hoại

4 2 3 2 Trong giai đoạn hoạt động

Sự cố cháy nổ : Trong giai đoạn này sự cố quan trọng nhất là cháy nổ

do tích trữ nhiều hàng hoá, chập điện cũng như những bất cẩn trong lúc nấu ăn…Sự cố này gây ra ô nhiễm không khí do cháy các vật liệu độc như : cao su nylon, vải… và gây thiệt hại lớn vể người và của tác động to lớn đến cuộc sống của người dân

Ngày đăng: 15/06/2014, 19:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 - Kết quả đo chất lượng không khí tại khu vực dự án - Khảo sát hiện trạng và định giá tác động môi trường cho dự án xây dựng chợ Vĩnh Cửu  tỉnh Đồng Nai
Bảng 1 Kết quả đo chất lượng không khí tại khu vực dự án (Trang 28)
Bảng 2 - Chất lượng nước ngầm vùng dự án - Khảo sát hiện trạng và định giá tác động môi trường cho dự án xây dựng chợ Vĩnh Cửu  tỉnh Đồng Nai
Bảng 2 Chất lượng nước ngầm vùng dự án (Trang 29)
Bảng 3 – Nguồn tác động đến môi trường không khí - Khảo sát hiện trạng và định giá tác động môi trường cho dự án xây dựng chợ Vĩnh Cửu  tỉnh Đồng Nai
Bảng 3 – Nguồn tác động đến môi trường không khí (Trang 36)
Bảng 5 - Nguồn tác động đến môi trường đất - Khảo sát hiện trạng và định giá tác động môi trường cho dự án xây dựng chợ Vĩnh Cửu  tỉnh Đồng Nai
Bảng 5 Nguồn tác động đến môi trường đất (Trang 37)
Bảng 7 - Nguồn tác động đến môi trường nước - Khảo sát hiện trạng và định giá tác động môi trường cho dự án xây dựng chợ Vĩnh Cửu  tỉnh Đồng Nai
Bảng 7 Nguồn tác động đến môi trường nước (Trang 38)
Bảng 9 – Nguồn tác động gián tiếp không sinh ra chất thải - Khảo sát hiện trạng và định giá tác động môi trường cho dự án xây dựng chợ Vĩnh Cửu  tỉnh Đồng Nai
Bảng 9 – Nguồn tác động gián tiếp không sinh ra chất thải (Trang 39)
Bảng 10 – Mức ồn của các phương tiện thi công - Khảo sát hiện trạng và định giá tác động môi trường cho dự án xây dựng chợ Vĩnh Cửu  tỉnh Đồng Nai
Bảng 10 – Mức ồn của các phương tiện thi công (Trang 41)
Bảng 11 – Mức ồn của các loại xe cơ giới - Khảo sát hiện trạng và định giá tác động môi trường cho dự án xây dựng chợ Vĩnh Cửu  tỉnh Đồng Nai
Bảng 11 – Mức ồn của các loại xe cơ giới (Trang 42)
Bảng 12 – Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải sinh ra  từ hoạt động giao thông - Khảo sát hiện trạng và định giá tác động môi trường cho dự án xây dựng chợ Vĩnh Cửu  tỉnh Đồng Nai
Bảng 12 – Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải sinh ra từ hoạt động giao thông (Trang 44)
Bảng 13 – Khối lượng các chất ô nhiễm đưa vào môi trường/người - Khảo sát hiện trạng và định giá tác động môi trường cho dự án xây dựng chợ Vĩnh Cửu  tỉnh Đồng Nai
Bảng 13 – Khối lượng các chất ô nhiễm đưa vào môi trường/người (Trang 47)
Bảng 17 – Tính chất chung của nước thải tại các chợ - Khảo sát hiện trạng và định giá tác động môi trường cho dự án xây dựng chợ Vĩnh Cửu  tỉnh Đồng Nai
Bảng 17 – Tính chất chung của nước thải tại các chợ (Trang 50)
Hình 1 - Hệ thống bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọcThan hoạt tính (dày 40cm) - Khảo sát hiện trạng và định giá tác động môi trường cho dự án xây dựng chợ Vĩnh Cửu  tỉnh Đồng Nai
Hình 1 Hệ thống bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọcThan hoạt tính (dày 40cm) (Trang 65)
Hình 2 - Hệ thống xử lý nước thải của dự án - Khảo sát hiện trạng và định giá tác động môi trường cho dự án xây dựng chợ Vĩnh Cửu  tỉnh Đồng Nai
Hình 2 Hệ thống xử lý nước thải của dự án (Trang 67)
Hình 3 – Mô hình song chắn rác - Khảo sát hiện trạng và định giá tác động môi trường cho dự án xây dựng chợ Vĩnh Cửu  tỉnh Đồng Nai
Hình 3 – Mô hình song chắn rác (Trang 81)
Hỡnh 5 – Moõ hỡnh beồ aeroten - Khảo sát hiện trạng và định giá tác động môi trường cho dự án xây dựng chợ Vĩnh Cửu  tỉnh Đồng Nai
nh 5 – Moõ hỡnh beồ aeroten (Trang 96)
Bảng 20 – Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản - Khảo sát hiện trạng và định giá tác động môi trường cho dự án xây dựng chợ Vĩnh Cửu  tỉnh Đồng Nai
Bảng 20 – Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (Trang 99)
Bảng 21 – Chi phí trang thiết bị - Khảo sát hiện trạng và định giá tác động môi trường cho dự án xây dựng chợ Vĩnh Cửu  tỉnh Đồng Nai
Bảng 21 – Chi phí trang thiết bị (Trang 100)
Bảng 22 – Lượng điện tiêu thụ trong 1 ngày - Khảo sát hiện trạng và định giá tác động môi trường cho dự án xây dựng chợ Vĩnh Cửu  tỉnh Đồng Nai
Bảng 22 – Lượng điện tiêu thụ trong 1 ngày (Trang 101)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w