Tình hình kê khai nộp thuế GTGT:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh doc (Trang 49 - 51)

b) Công tác quản lý hoá đơn, chứng từ:

2.2.2.2. Tình hình kê khai nộp thuế GTGT:

Yêu cầu của việc kê khai nộp thuế là:

+ Các doanh nghiệp phải kê khai đúng và đầy đủ doanh thu, đúng thuế suất của từng mặt hàng và số thuế đầu vào phát sinh trong tháng.

+ Cơ quan thuế phải có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra để đảm bảo các doanh nghiệp kê khai đúng quy định.

Quản lý tờ khai thuế GTGT là quản lý về thời gian nộp thuế và chất lượng tờ khai.

* Thời gian nộp tờ khai: Nhìn chung các doanh nghiệp NQD thuộc quản lý của Chi cục thuế Hiệp Hoà đều nộp tờ khai đúng thời gian, đúng mẫu quy định của Luật thuế GTGT. Việc kê khai các dữ liệu trên các mẫu biểu cơ bản là đúng thuế suất, đúng nội dung, song vẫn còn một số doanh nghiệp khi kê khai doanh số bán lẻ chưa kê khai mẫu 06/GTGT, hay hoá đơn dịch vụ mua vào (hoá đơn thông thường), chưa kê khai mẫu 05/GTGT, một số doanh nghiệp mới đăng ký thuế chưa nắm rõ thời gian phải nộp tờ khai thuế, do vậy khi cán bộ quản lý đôn đốc mới nộp.

* Chất lượng tờ khai thuế GTGT: Các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Hiệp Hoà đã kê khai số thuế phải nộp theo hoá đơn đúng quy định nhưng chưa sát với tình hình thực tế kinh doanh, chủ yếu là các doanh nghiệp xăng dầu, sắt thép, dịch vụ ăn uống đã được cán bộ quản lý đôn đốc, nhắc nhở, nhưng việc kê khai doanh số bán cho người mua không ghi hoá đơn vẫn còn tồn tại, chưa chuyển biến nhiều.

Ví dụ: Trong quý 4 năm 2005, Công ty TNHH cơ khí Hà Thơ, có trụ sở kinh doanh tại khu 2 Thị Trấn Thắng- Hiệp Hoà - Bắc Giang, kinh doanh 01 tháng nhưng có doanh số lớn. Đội thuế đã kiểm tra chế độ kế toán và xác minh hoá đơn đầu vào, đã phát hiện đơn vị có dấu hiệu lập hóa đơn chồng chéo và có quan hệ mua bán hoá đơn với các doanh nghiệp đã bỏ trốn, đội thuế đã đề nghị tạm dừng bán hoá đơn cho công ty và xác minh lại toàn bộ hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào của công ty.

Các doanh nghiệp xây dựng chưa nộp báo cáo của các hợp đồng xây dựng để tiện theo dõi trong công tác quản lý, vì vậy trong lĩnh vực xây dựng chưa theo dõi, quản lý kịp thời, dẫn đến chất lượng kê khai của ngành xây dựng chưa sát với tình hình kinh doanh thực tế.

Các doanh nghiệp bán hàng hoá, dịch vụ, đại lý kê khai chưa đúng với tờ khai, dẫn đến số thuế phải nộp và số thuế được khấu trừ chưa đúng với thực tế.

Ví dụ: Doanh nghiệp bán đồ điện dân dụng Việt Đức chưa kê khai doanh số bán lẻ cho các đối tượng không lấy hoá đơn, do vậy việc kê khai doanh số bán ra thấp hơn so với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.

Công tác quản lý tờ khai thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD của chi cục thuế Hiệp Hoà tháng 12/2004 và tháng 12/2005 như sau: ( biểu 5).

Tờ khai thuế GTGT tháng 12/2004 và tháng 12/2005 Loại hình DN Số đơn vị phải nộp Số đã nộp Số phát sinh giảm (-) Số phát sinh phát sinh tăng (+) 2004 2005 2004 2005 2004 2005 2004 2005 Cty cổ phần 3 3 - 3 - 2 - 1 Cty TNHH 22 23 19 17 11 12 3 5 DN tư nhân 3 3 1 2 - 1 - 1 HTX 2 2 2 1 - - 2 - Xí nghiệp - 1 - 1 - 1 - - Tổng 30 32 22 24 11 16 5 7

Nguồn: chi cục thuế Hiệp Hoà.

Qua bảng số liệu trên có thể thấy: Số lượng doanh nghiệp nộp tờ khai thuế GTGT tháng 12/2005 cao hơn so với cùng kỳ năm 2004, đảm bảo thời gian nộp cũng tốt hơn, tuy nhiên về chất lượng lại không tốt, biểu hiện: Số tờ khai phát sinh âm (-) của năm 2005 tăng so với năm 2004 là rất đáng kể, trong khi đó số phát sinh dương (+) có tăng nhưng số tăng là không nhiều.

Nguyên nhân lớn nhất của vấn đề chất lượng tờ khai, nguyên nhân quan trọng nhất là trình độ thiếu hiểu biết, thiếu ý thức chấp hành luật thuế GTGT của 50

các ĐTNT; cố tình kê khai hoặc để ngoài những khoản thu nhập làm tăng doanh số kê khai với mục đích nhằm làm giảm số thuế GTGT đầu ra, tăng số thuế GTGT đầu vào; thêm vào đó là tình trạng nền kinh tế nước ta chưa đủ phát triển để khách hàng khi mua hàng hoá đều có ý thức lấy hoá đơn, chứng từ; phần nữa, như đã nêu ở trên, với số lượng cán bộ quản lý là rất ít so với số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, trình độ nghiệp vụ chưa thật sự cao, còn ngại đấu tranh với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng tờ khai thuế.

Việc chuyển sang quy trình tự tính thuế, tự khai và tự nộp đã đề cao được sự chủ động cũng như sự tự chịu trách nhiệm của ĐTNT trong việc kê khai, tính thuế. Tuy nhiên, về phía ĐTNT, phải nắm vững các quy định về thuế suất, cách xác định số thuế phải nộp, các hồ sơ, chứng từ cần thiết làm cơ sở để xác định nghĩa vụ thuế như các điều kiện miễn, giảm thuế, hoàn thuế...

Lợi ích của việc áp dụng quy trình mới đã thể hiện rõ: Khối lượng công việc của các cán bộ thuế có phần giảm bớt, ĐTNT tự giác hơn, chủ động hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình và điều quan trọng nhất là thiết lập được niềm tin giữa ĐTNT đối với cơ quan thuế trong quản lý thuế.

Đối tượng nộp thuế phải kê khai mọi chỉ tiêu, nội dung về thuế GTGT có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh phát sinh như: thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế GTGT được hoàn trả, thuế GTGT kỳ trước chuyển sang... Đây là những đòi hỏi khách quan, tuy nhiên là thách thức không nhỏ đối với người kê khai thuế và cán bộ thuế khi nhận tờ khai để kiểm tra.

Kết luận: Năm 2005 là năm thứ 2 Chi cục thuế Hiệp Hoà thực hiện quản lý thuế theo quy trình mới, bãi bỏ thông báo thuế, thay vào đó là cơ chế ĐTNT tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thời gian đầu thực hiện, cũng như ở các địa phương khác, ĐTNT còn rất lúng túng, song, nhờ sự nhắc nhở, đôn đốc và xử phạt nghiêm minh của cơ quan thuế nên thái độ và tính tự giác kê khai nộp thuế của đại bộ phận các doanh nghiệp đã có nhiều tiến bộ, số lượng tờ khai không mắc sai phạm ngày càng tăng cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh doc (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w