b) Công tác quản lý hoá đơn, chứng từ:
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.
* Những hạn chế cần khắc phục.
Mặc dù số thu trên địa bàn đạt tỷ lệ cao, song vẫn còn thất thu ở một số lĩnh vực thuế NQD. Nhìn chung, trình độ hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh thuế của đại bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên trong các cơ quan Nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa tạo được dư luận rộng rãi lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn khá nhiều trường hợp thờ ơ, khuyến khích, đồng tình.
Một số cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi về chính sách thuế còn hạn chế; thái độ và phong cách ứng xử còn một số trường hợp chưa thật tận tuỵ, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của ĐTNT;
chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện luật thuế.
Tình trạng trốn lậu thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra ở nhiều đơn vị kinh doanh, gây thất thu cho ngân sách. Một số doanh nghiệp cố ý tìm mọi thủ đoạn, dưới mọi hình thức gian lận các khoản tiền thuế phải nộp như: kê khai khống để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT từ ngân sách Nhà nước; một số khác các doanh nghiệp có đơn xin nghỉ kinh doanh, nhưng thực tế vẫn hoạt động, gây thất thoát tiền thuế của Nhà nước (đơn xin nghỉ kinh doanh trong trường hợp này thực chất chỉ là hình thức trốn lậu thuế).
Tình hình sử dụng biên lai thu phí ở một số đơn vị còn vi phạm nguyên tắc tài chính như: Viết biên lai còn lỗi nhiều, không ghi rõ họ tên, địa chỉ người nộp tiền dẫn đến việc khó xác minh khi cần thiết; xoá bỏ biên lai không có lý do chính đáng, không đúng quy định; chữa biên lai, chữa ngày tháng, chữa số tiền...
Chất lượng công tác thanh tra- kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế còn hạn chế, chưa phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận trong việc tính thuế, kê khai thuế, gian lận trong hoàn thuế, miễn giảm thuế. Chức năng và quyền hạn của thanh tra- kiểm tra thuế còn bị bó hẹp, chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế.
Công tác rà soát tờ khai thuế GTGT và đánh giá quyết toán thuế bước một còn hạn chế, do việc theo dõi tình hình thu nộp thuế chưa khoa học, nghiệp vụ kế toán còn nhiều hạn chế và chưa phát huy được tinh thần tự chủ, sáng tạo để nắm bắt tình hình kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp, chưa chủ động tham mưu đề xuất biện pháp quản lý để ngăn chặn các hiện tượng trốn lậu thuế.
Sự kết hợp giữa các tổ, đội thuế chưa thật sự đồng bộ, còn có hiện tượng việc ai nấy làm, chưa thường xuyên kết hợp với các đội thuế xã để kiểm tra, khảo sát 60
tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Sự phối hợp giữa các tổ, đội còn hạn chế, đặc biệt là tổ thanh tra- kiểm tra trong việc kiểm tra xử lý các đơn vị kinh doanh trốn thuế, vi phạm pháp luật thuế.
Nhiều khi cán bộ thuế còn ngại khó, ngại va chạm với các doanh nghiệp, làm việc một cách thụ động, chỉ quan tâm tới các đơn vị đã hoạt động từ trước còn những cơ sở mới phát sinh lại thờ ơ hoặc có làm nhưng chỉ qua loa.
Để xảy ra tình hình trên một phần là do cơ quan thuế, mà ở đây là Chi cục thuế Hiệp Hoà chưa chủ động; mặt khác là do các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân chưa nhận thức rõ, đầy đủ vai trò và trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ thu ngân sách.
* Những nguyên nhân chủ yếu:
Thuế thực chất là một phần thu nhập mà ĐTNT trích nộp vào NSNN, do đó khi Nhà nước đánh thuế tức là động chạm đến lợi ích của người nộp thuế, họ sẽ phản ứng bằng nhiều cách khác nhau với mục đích nộp thuế càng ít càng tốt, họ không thấy được lợi ích của việc nộp thuế, cho nên những tồn tại trong công tác quản lý thu thuế của cơ quan thuế luôn là yếu tố khách quan.
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại này là:
Thứ nhất: Là do ý thức của các doanh nghiệp chưa tốt, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ còn hạn chế. Hơn nữa, với nền kinh tế tiền mặt, các hoạt động mua bán, chi trả giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các doanh nghiệp với khách hàng chủ yếu là bằng tiền mặt; việc thanh toán thông qua ngân hàng vẫn đang là hình thức mang tính chất động viên, khuyến khích, chưa bắt buộc nên những hành vi mua, bán không có hoá đơn, chứng từ, bỏ ngoài sổ sách kế toán vẫn thường xuyên diễn ra.
Thứ hai: Phải kể đến là sự hạn chế về số lượng và trình độ nghiệp vụ của cán bộ thuế, cán bộ thuế một phần là do chuyển ngành, chưa được đào tạo chính
quy để thực hiện công tác thuế, một phần chỉ học qua các lớp tại chức, chưa được đào tạo lại. Sự thiếu kiên quyết khi xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm đã tạo ra tâm lý coi thường pháp luật của các ĐTNT.
Thứ ba: Là do mức thu nhập của cán bộ quản lý chưa cao, so với tốc độ tăng trưởng, với mức tăng của giá cả thì khả năng thu nhập đó rất khó khăn trong việc đảm bảo đời sống, đó chính là lý do làm cho một phần tinh thần nhiệt huyết của các cán bộ quản lý bị giảm sút, với tư tưởng thu được thuế nhiều hay ít, kể cả không hoàn thành thì vẫn mức thu nhập được hưởng là như nhau. Ngoài ra còn tạo ra sự ảnh hưởng của đồng tiền, làm cho một số cán bộ thuế có những hành vi trái pháp luật như: bao che, móc ngoặc với ĐTNT để thực hiện mục đích cá nhân, ĐTNT thì có cơ hội trốn được thuế còn cán bộ quản lý thì lại có thêm thu nhập.
Thứ tư: Là do chính sách thuế còn nhiều kẽ hở, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội lách luật. Hệ thống chính sách thuế còn nhiều mức thuế suất, chưa thực sự đảm bảo bình đẳng, công bằng về nghĩa vụ nộp thuế, dễ phát sinh tiêu cực làm phức tạp công tác quản lý thuế.
Thứ năm: Là những quy định xử phạt thực sự chưa đồng bộ, chưa phát huy được hiệu lực như: Trong quá trình quản lý, cán bộ quản lý thuế có thẩm quyền kiểm tra sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ nhưng lại không có thẩm quyền xử phạt; hay khi phát hiện những đối tượng có dấu hiệu gian lận, muốn thanh tra- kiểm tra lại phải đợi quyết định của cấp trên, như vậy công tác quản lý dẫ bị gián đoạn, đó là cơ hội cho đối tượng thực hiện hành vi gian lận.
Trên đây là một số những hạn chế và nguyên nhân chính đang tồn tại trong công tác quản lý thu thuế của chi cục thuế Hiệp Hoà, cần phải đưa ra những giải pháp cụ thể để sớm khắc phục được tình trạng trên nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn.
CHƯƠNG III