Tổng 34 32 1 1
Nguồn: chi cục thuế Hiệp Hoà.
Trong 32 đơn vị đang hoạt động và 2 đơn vị đã nghỉ kinh doanh thì số lượng doanh nghiệp phát sinh tăng trong năm là do được cấp mã số mới và từ nơi khác chuyển về. Trong năm 2005, Cục thuế Bắc Giang đã cấp 2 đối tượng mà được chuyển về thuộc quản lý của Chi cục thuế Hiệp Hoà có 1 đối tượng là doanh nghiệp và 1 đối tượng là công ty TNHH; đồng thời cũng đã đóng cửa 1 đơn vị. So với năm 2004 thì số lượng doanh nghiệp được cục thuế Bắc Giang cấp mã số thuế trong năm 2005 là ít hơn.
Chi cục thuế Hiệp Hoà, mà trực tiếp là đội quản lý doanh nghiệp, chỉ với 3 cán bộ và 1 đội trưởng phụ trách chung thì việc quản lý 34 doanh nghiệp, hoạt động rộng khắp trên 25 xã và 1 thị trấn đã gặp rất nhiều khó khăn.Tuy nhiên, với sự hướng dẫn, chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo Chi cục thuế Hiệp Hoà thì đội quản lý doanh nghiệp cũng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong công tác quản lý ĐTNT. Nhìn chung, công tác quản lý ĐTNT đối với các doanh nghiệp NQD của chi cục thuế Hiệp Hoà là tương đối tốt. Trong năm 2005, công tác quản lý doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến, đội quản lý doanh nghiệp chỉ đạo từng cán bộ quản lý theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của từng đối tượng để nắm được quy mô sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp, rồi đề ra các biện pháp quản lý phù hợp. Năm 2005, chi cục đã đưa thêm vào diện quản lý 228 đối tượng, tính chung cho cả khu vực kinh tế NQD. Đó chính là tinh thần trách nhiệm của các cán bộ Chi cục thuế nói chung, mà đặc biệt là cán bộ của đội quản lý doanh nghiệp đã bám sát, theo dõi được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn, không để sót, chậm quản lý đối với các doanh nghiệp mới thành lập; các doanh nghiệp mới phát sinh đều được hướng dẫn, đôn đốc kê khai, nộp thuế kịp thời; đối với những đối tượng có đơn nghỉ kinh doanh cũng được tăng cường kiểm tra quản lý.
Bên cạnh những thành tựu kể trên cũng phải kể đến những tồn tại trong công tác quản lý ĐTNT như: Vẫn còn có những doanh nghiệp nghỉ kinh doanh mà
không thông báo cho cơ quan thuế; hoặc đã có đơn xin nghỉ nhưng trên thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, gây thất thu thuế cho NSNN. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng chủ yếu là do ý thức, trách nhiệm của ĐTNT. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đều đi lên từ những hộ kinh doanh cá thể cho nên hoạt động vẫn mang tính tự phát, nhận thức về công tác thuế còn nhiều hạn chế, đặc biệt là nghiệp vụ kế toán, các đối tượng đều không ý thức được việc báo cáo cho cơ quan thuế quản lý về tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình; mặt khác, cán bộ thuế quản lý ít với số lượng doanh nghiệp hoạt động phức tạp và không có ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
2.2.2. Quản lý căn cứ tính thuế:
Quản lý căn cứ tính thuế luôn là vấn đề phức tạp, nan giải, vì đứng trên lợi ích của doanh nghiệp thì căn cứ tính thuế sẽ quyết định số thuế phải nộp là nhiều hay ít, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của bản thân doanh nghiệp. Còn ở góc độ quản lý, căn cứ tính thuế là căn cứ quan trọng để đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời thuế vào NSNN.
Công tác quản lý căn cứ tính thuế được thể hiện ở các nhiệm vụ sau:
2.2.2.1. Quản lý công tác kế toán doanh nghiệp và tình hình sử dụng hoá đơn, chứng từ: đơn, chứng từ: