Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình với đề tài: “Khảo sát và đánh giá tác động môi trường cho dự án Khu tái định cư hồ chứa nước Đồng Điền, thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, hu
Trang 1VIỆN CƠNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MƠI TRƯỜNG
VÕ THỊ KIM NHUNG
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ HỒ CHỨA NƯỚC ĐỒNG ĐIỀN, THÔN VINH HUỀ, XÃ VẠN PHÚ,
HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên Ngành: CƠNG NGHỆ KỸ THUẬT MƠI TRƯỜNG
GVHD: ThS TRẦN NGUYỄN VÂN NHI
Nha Trang, tháng 07 năm 2013
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Thời gian 15 tuần thực hiện đồ án tốt nghiệp đã trôi qua, em cũng đã hoàn thành đồ án, đó là kết quả xứng đáng với năng lực và sự cố gắng của mình Để có được kết quả như ngày hôm nay, trước hết, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học Nha Trang, đặc biệt là các thầy cô công tác tại bộ môn Công nghệ Môi trường, Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường đã tận tình giảng dạy chúng
em trong suốt 4 năm vừa qua
Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình với đề tài: “Khảo sát
và đánh giá tác động môi trường cho dự án Khu tái định cư hồ chứa nước Đồng Điền, thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa”, em đã
nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô Trần Nguyễn Vân Nhi bộ môn Công nghệ Môi Trường – Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường – Trường Đại học Nha Trang, sự chỉ bảo của công ty TNHH tư vấn đầu tư và tổ chức sự kiện Thiên Minh, cùng với sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban quản lý và các anh chị trong tập thể công ty, em mới có thể thực hiện và hoàn thành đồ án trong thời gian được giao Vì vậy, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô cùng các anh chị đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này
Em kính chúc quý thầy cô và các anh chị luôn mạnh khỏe và công tác tốt Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 28 tháng 06 năm 2013
Sinh viên thực hiện
VÕ THỊ KIM NHUNG
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 3 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của đánh giá tác động môi trường 3 1.1.2 Khái niệm cơ bản về đánh giá tác động môi trường 4
1.1.3 Mục tiêu và lợi ích của đánh giá tác động môi trường 5
1.1.4 Nội dung của đánh giá tác động môi trường 6
1.1.5 Đánh giá tác động môi trường và chu trình dự án 6
1.1.6 Tình hình thực hiện Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam 7
1.1.6.1 Những kết quả đạt được 8
1.1.6.2 Những tồn tại cần khắc phục 11
1.1.6.3 Quy định về việc thẩm định ĐTM ở Việt Nam 11
1.2 CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT LÀM CĂN CỨ CHO VIỆC THỰC HIỆN ĐTM VÀ LẬP BÁO CÁC ĐTM CỦA DỰ ÁN 12
1.2.1 Các văn bản pháp luật và kỹ thuật 12
1.2.2 Các văn bản liên quan đến dự án 14
1.2.3 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 14
1.3 MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN KHU TÁI ĐỊNH CƯ HỒ CHỨA NƯỚC ĐỒNG ĐIỀN 15
1.3.1 Giới thiệu chung 15
Trang 41.3.2 Chủ dự án 15
1.3.3 Vị trí địa lý của dự án 15
1.3.3.1 Tọa độ địa lý 15
1.3.3.2 Phạm vi ranh giới của dự án 15
1.3.4 Nội dung của dự án 16
1.3.4.1 Mục tiêu của dự án 16
1.3.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án 16
1.3.4.3 Tiến độ thực hiện dự án 23
1.3.4.4 Vốn đầu tư 23
1.3.4.5 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 24
1.4 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN THIÊN MINH 24
1.4.1 Thông tin chung 24
1.4.2 Lĩnh vực hoạt động 24
1.4.3 Hồ sơ năng lực 24
1.4.4 Các hợp đồng dự án đã và đang thực hiện 25
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 28
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 28
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.3.1 Phương pháp điều tra, khảo sát và lấy mẫu hiện trường hiện trường 28 2.3.2 Phương pháp thống kê 29
2.3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm 29
2.3.4 Phương pháp liệt kê 29
2.3.5 Phương pháp so sánh 29
2.3.6 Phương pháp đánh giá nhanh 29
2.3.7 Phương pháp tham vấn cộng đồng 29
Trang 52.3.8 Các phương pháp tính toán khác được áp dụng trong đề tài 29
Trang 6CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33
3.1 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 33
3.1.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường 33
3.1.1.1 Điều kiện về địa hình, địa chất 33
3.1.1.2 Điều kiện về khí tượng 33
3.1.1.3 Điều kiện thủy văn 34
3.1.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý 35
3.1.1.5 Hiện trạng tài nguyên sinh học 37
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực. 37
3.1.2.1 Kinh tế – xã hội 38
3.1.2.2 Hệ thống giao thông 38
3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 38
3.2.1 Đánh giá tác động môi trường cho dự án 38
3.2.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án 38
3.2.1.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 39
3.2.1.3 Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án 70
3.2.2 Tác động do các rủi ro sự cố 80
3.3 BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ, GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG NGỪA ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 83
3.3.1 Biện pháp khống chế giảm thiểu các tác động xấu 83
3.3.1.1 Trong giai đoạn thi công xây dựng 83
3.3.1.2 Khống chế và giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn hoạt động 86 3.3.2 Biện pháp phòng ngừa ứng phó đối với các rủi ro, sự cố môi trường 89
3.3.2.1 An toàn lao động 89
3.3.2.2 Phòng chống khả năng sụt lún và tắc nghẽn mương thủy lợi 90
Trang 73.3.2.3 Phòng chống cháy nổ và phòng chống sét 90
3.4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 91
3.4.1 Chương trình quản lý môi trường 91
3.4.2 Chương trình giám sát môi trường 95
3.4.2.1 Trong giai đoạn thi công xây dựng 95
3.4.2.2 Trong giai đoạn hoạt động 96
3.5 THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 96
3.5.1 Ý kiến của UBND xã Vạn Phú 96
3.5.2 Ý kiến phản hồi của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của UBND xã Vạn Phú. 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
KẾT LUẬN 98
KIẾN NGHỊ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng kê tọa độ ranh giới Dự án 15
Bảng 1.2 Khối lượng xây dựng hệ thống giao thông nội bộ 17
Bảng 1.3 Khối lượng xây dựng hệ thống thoát nước mưa 18
Bảng 1.4 Bảng khối lượng dỡ bỏ và nắn dòng đoạn mương thủy lợi
qua khu đất dự án 18
Bảng 1.5 Khối lượng xây dựng hệ thống cấp điện sinh hoạt và chiếu sáng công cộng trong phạm vi dự án 19
Bảng 1.6 Khối lượng xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt 19
Bảng 1.7 Tính toán nhu cầu sử dụng nước 20
Bảng 1.8 Khối lượng xây dựng trường mẫu giáo 21
Bảng 1.9 Khối lượng xây dựng trụ sở thôn 22
Bảng 1.10 Khối lượng xây dựng 2 sân cầu lông 23
Bảng 1.11 Tổng kinh phí đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật 23
Bảng 1.12 Các dự án đầu tư Công ty TNHH tư vấn đầu tư và tổ chức sự kiện Thiên Minh đã và đang thực hiện 25
Bảng 1.13 Các báo cáo ĐTM Công ty TNHH tư vấn đầu tư và tổ chức sự kiện Thiên Minh đã và đang thực hiện 26
Bảng 1.14 Các đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản Công ty TNHH tư vấn đầu tư và tổ chức sự kiện Thiên Minh đã và đang thực hiện 27
Bảng 2.1 Các hệ số a,c,d,f của công thức Martin 31
Bảng 2.2 Phân loại cấp độ bền vững khí quyển theo Pasquill, 1961 31
Bảng 3.1 Nhiệt độ và độ ẩm không khí 34
Bảng 3.2 Lượng mưa và số giờ nắng trong các năm 34
Bảng 3.3 Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực dự án [xem phụ lục] 35
Bảng 3.4 Kết quả phân tích nước ngầm 36
Bảng 3.5 Kết quả phân tích nước mặt 37
Trang 9Bảng 3.6 Các hoạt động và nguồn gây tác động trong liên quan đến chất thải trong
quá trình thi công xây dựng dự án 40
Bảng 3.7 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 41
Bảng 3.8 Nồng độ bụi phát sinh từ quá trình san lấp mặt bằng ở các khoảng cách khác nhau 43
Bảng 3.9 Nồng độ bụi do hoạt động của xe tải ở khoảng cách khác nhau 45
Bảng 3.10 Tải lượng khí thải phát sinh từ hoạt động của máy múc 47
Bảng 3.11 Nồng độ bụi do khí thải của máy múc ở những khoảng cách
khác nhau 47
Bảng 3.12 Tải lượng khí thải do hoạt động của xe tải 48
Bảng 3.13 Nồng độ các chất ô nhiễm do hoạt động của xe tải
ở những khoảng cách khác nhau 49
Bảng 3.14 Mức ồn phát sinh từ hoạt động của các thiết bị trên công trường 50
Bảng 3.15 Hệ số chảy tràn của nước mưa 52
Bảng 3.16 Nồng độ bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ nguyên – vật liệu xây dựng ở các khoảng cách khác nhau 54
Bảng 3.17 Nồng độ bụi do hoạt động xe tải vận chuyển nguyên – vật liệu
xây dựng 56
Bảng 3.18 Tải lượng chất ô nhiễm của xe tải trong quá trình vận chuyển nguyên – vật liệu 58
Bảng 3.19 Nồng độ ô nhiễm khí thải của xe tải theo khoảng cách khác nhau 58
Bảng 3.20 Mức ồn từ các thiết bị thi công 59
Bảng 3.21 Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt 61
Bảng 3.22 Nồng độc các chất ô nhiễm sinh ra trong nước thải sinh hoạt 61
Bảng 3.23 Các tác hại của tiếng ồn có mức ồn cao đối với sức khỏe con người 66
Bảng 3.24 Đánh giá tổng hợp tác động môi trường trong quá trình thi công xây dựng dự án 69
Bảng 3.25 Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động của dự án 70
Trang 10Bảng 3.26 Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong
giai đoạn hoạt động của Dự án 71
Bảng 3.27 Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông
trong một ngày 71
Bảng 3.28 Hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông của Tổ chức Y tế Thế giới 72
Bảng 3.29 Dự báo tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông 72
Bảng 3.30 Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt trong giai đoạn hoạt động dự án 73
Bảng 3.31 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 74
Bảng 3.32 Mức ồn của các loại xe cơ giới 76
Bảng 3.33 Tác động của các chất ô nhiễm không khí 76
Bảng 3.34 Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải 77
Bảng 3.35 Tóm tắt các tác động môi trường tổng hợp trong giai đoạn
hoạt động của dự án 79
Bảng 3.36 Độ tin cậy của các phương pháp đánh giá tác động môi trường 82
Bảng 3.37 Chương trình quản lý môi trường của dự án 93
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Vai trò ĐTM trong các giai đoạn của chuy trình dự án 7
Hình 1.2 Sơ đồ vị trí khu đất 16
Hình 3.1 Biểu đồ nồng độ bụi phát sinh từ quá trình đào đắp,san lấp mặt bằng 44
Hình 3.2 Biểu đồ nồng độ bụi do hoạt động của xe tải 46
Hình 3.3 Biểu đồ mức ồn phát sinh từ các hoạt động của các thiết bị
trên công trường 51
Hình 3.4 Biểu đồ nồng độ bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ nguyên – vật liệu 55
Hình 3.5 Biểu đồ nồng độ bụi do hoạt động của xe tải vận chuyển 57
Hình 3.6 Biểu đồ Mức độ ồn do các thiết bị thi công 60
Hình 3.7 Hệ thống hầm tự hoại và hầm rút 87
Trang 12CO : Cacbon mônô oxit
COD : Nhu cầu oxy hóa học
NTSH : Nước thải sinh hoạt
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
SS : Chất rắn lơ lửng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TNMT : Tài nguyên môi trường
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBNN : Ủy ban nhân dân
WHO : Tổ chức y tế thế giới
Trang 13MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập và phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về Kinh tế - Xã hội, tuy nhiên sự phát triển của các hoạt động kinh tế cũng gây ra nhiều tổn thất cho môi trường như:
ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường
Nhằm hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ môi trường Việt Nam đã được Quốc hội sửa đổi và thông qua ngày 29/11/2005 có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/07/2006, trong đó “Đánh giá tác động môi trường” được xem là công cụ
để quản lý và kiểm soát môi trường đối với các dự án đầu tư Chính vì thế hiện nay đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã trở thành khâu quan trọng trong công tác quản lý môi trường và là khâu tất yếu trong việc xét duyệt các Dự án đầu tư
Huyện Vạn Ninh nằm ở phía Bắc tỉnh Khánh Hòa, giáp ranh với tỉnh Phú Yên, tỉnh Đắk Lắk và huyện Ninh Hòa, phía Đông giáp biển Để thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển huyện Vạn Ninh và khu kinh tế Vân Phong, UBND tỉnh Khánh Hòa và huyện Vạn Ninh đã và đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như: đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước đi kèm các công trình thủy lợi lớn, trong đó có hồ chứa nước Đồng Điền đang được lập dự án đầu tư theo quyết định số 1573/QĐ-UBND ngày 31/8/2007 của UBND tỉnh Khánh Hòa Theo dự án đầu tư, hồ chứa nước Đồng Điền thuộc xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh là công trình thủy lợi đầu mối cấp II, với dung tích toàn
bộ khoảng 95 triệu mét khối, dự kiến diện tích chiếm đất khoảng 500 ha
Trong tình hình đó UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định số 2157/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 cho phép triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình Khu tái định cư Hồ chứa nước Đồng Điền, huyện Vạn Ninh nhằm
bố trí cho 300 hộ dân bị ảnh hưởng bởi công tác đền bù giải tỏa nhanh chóng ổn định cuộc sống mới, đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho công tác giải phóng mặt bằng xây dựng khu vực hồ chứa nước Đồng Điền và các dự án khác của huyện
Thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, theo nghị định số
Trang 1429/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, trong đó quy định dự án xây dựng khu dân cư với quy mô sử dụng cho 500 người hoặc 100 hộ trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, UBND huyện Vạn Ninh cần tiến hành xây dựng báo cáo ĐTM cho dự án Vì vậy, việc đánh giá tác động môi trường cho
dự án Khu tái định cư hồ chứa nước Đồng Điền là rất cần thiết nhằm dự đoán, phân tích các tác động về mặt môi trường, từ đó đưa ra các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa các tác động tiêu cực của dự án, góp phần nhanh chóng đưa dự án vào quá trình thực hiện
Trong khuôn khổ của chương trình Đánh giá tác động môi trường cho dự án Khu tái định cư hồ chứa nước Đồng Điền, thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa do UBND huyện Vạn Ninh thực hiện với sự tư vấn của Công
ty TNHH tư vấn đầu tư và tổ chức sự kiện Thiên Minh, em thực hiện đồ án tốt nghiệp với tên đề tài: “ Khảo sát và đánh giá tác động môi trường cho dự án xây dựng khu tái định cư hồ chứa nước Đồng Điền, thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa”
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu như sau:
- phân tích, dự báo, đánh giá có khoa học những tác động tích cực, tiêu cực của dự án có khả năng gây ra cho môi trường vị trí dự án thực hiện và môi trường xung quanh khu vực dự án có thể bị tác động, bao gồm các giai đoạn chuẩn bị , giai đoạn xây dựng và giai đoạn hoạt động của dự án
- Đưa ra các phương án tổng hợp, khả thi về mặt quản lý, công nghệ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động bất lợi từ hoạt động của dự án đến môi trường và cộng đồng Giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường khu vực thực hiện dự án
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tác động đến môi trường gây ra trong phạm vi dự án và khu vực xung quanh có thể chịu tác động từ dự án khi được triển khai
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của đánh giá tác động môi trường
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong các năm 1950-1960, bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội là các tác hại đến môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, gây ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và thậm chí làm cản trở sự phát triển của kinh tế - xã hội Nhằm hạn chế
xu hướng này, phong trào bảo vệ tự nhiên đã đòi hỏi chính quyền phải có biện pháp
xử lý về mặt môi trường đối với các dự án phát triển trước khi cho phép đầu tư
Chính vì vậy, ĐTM đã hình thành sơ khai ở Mỹ vào đầu thập niên 1960 Năm 1970, ở Mỹ ban hành luật và chính sách quốc gia về môi trường trong đó quy định tất cả các kiến nghị quan trọng ở cấp liên bang về luật pháp, các hoạt động kinh tế kỹ thuật lúc đưa ra xét duyệt đều phải kèm theo một báo cáo chi tiết về tác động môi trường của các hoạt động được kiến nghị Vào thời điểm này, các nhà đầu
tư phải viết báo các tường trình về mặt môi trường của dự án Báo cáo môi trường không nằm trong nghiên cứu khả thi (luận chứng kinh tế- xã hội) Tuy nhiên, việc xây dựng hai báo cáo gây lãng phí về tài chính vì trùng lặp nhau nhiều về nội dung Ngoài ra, báo cáo tường trình về môi trường sử dụng nhiều số liệu từ nghiên cứu khả thi nên thường hoàn thành sau khi có báo cáo khả thi, do đó việc điều chỉnh nội dung, công nghệ của dự án để giảm thiểu tác động môi trường thường gặp nhiều khó khăn
Từ năm 1975, việc nghiên cứu ĐTM được xem là một phần của nghiên cứu khả thi, trong đó báo cáo ĐTM là một chương nằm trong báo cáo nghiên cứu khả thi
Từ năm 1987, ĐTM không chỉ được thực hiện cho các dự án riêng lẻ mà còn cho các quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành theo xu hướng lồng ghép kinh tế và môi trường
Tại Châu Á, hầu hết các nước trong khu vực đã quan tâm đến môi trường
từ những thập kỷ 70 như là:
Trang 16- Philipin: Từ năm 1977 – 1978, Tổng thống Philipin đã ban hành các
Nghị định trong đó yêu cầu thực hiện ĐTM và hệ thống thông báo tác động môi trường cho các dự án phát triển
- Malaysia: Từ 1979, Chính phủ đã ban hành Luật bảo vệ môi trường và từ
năm 1981 vấn đề đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện với các
dự án năng lượng, thủy lợi, công nghiệp, giao thông, khai hoang
- Thái Lan: Nội dung và các bước thực hiện đánh giá tác động môi trường
cho các dự án phát triển được thiết lập từ năm 1978, đến năm 1981 thì công bố danh mục các dự án phát triển phải tiến hành ĐTM
- Trung Quốc: Luật bảo vệ môi trường được ban hành từ 1979, trong đó điều
6 và điều 7 đưa ra các cơ sở cho các yêu cầu đánh giá tác động môi trường
Ở Việt Nam, những vấn đề môi trường bức xúc bắt đầu vào những năm 1990
Vì vậy, khái niệm đánh giá tác động môi trường (ĐTM – EIA) không còn là khái niệm riêng trong đội ngũ khoa học nữa Khái niệm ĐTM đã chuyển vào đội ngũ các nhà quản lý khoa học – kĩ thuật rộng hơn đồng thời đã được đưa vào luật BVMT (1994)
Theo thời gian các phương pháp và kỹ thuật thực hiện ĐTM ngày càng hoàn thiện, đặc biệt khi có công nghệ tin học và kỹ thuật viễn thám, kỹ thuật hệ thống thông tin địa lý được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu môi trường
1.1.2 Khái niệm cơ bản về đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một khái niệm mới, được nhắc đến đầu tiên ở Mỹ vào năm 1969 do sự đòi hỏi của người dân đối với chính phủ trước tình trạng giảm sút chất lượng môi trường sống của con người, hậu quả của việc tăng nhanh các hoạt động phát triển khi nước Mỹ bước sang kỷ nguyên công nghiệp hóa
Khái niệm về Đánh giá tác động môi trường rất rộng Cho đến nay có nhiều định nghĩa về ĐTM được đưa ra:
- Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP): ĐTM là một
quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự
Trang 17án phát triển quan trọng ĐTM xem xét việc thực hiện dự án sẽ gây ra những vấn đề gì đối với đời sống của con người tại khu vực dự án, tới hiệu quả của chính sách dự án và của các hoạt động phát triển khác tại vùng đó Sau dự báo ĐTM phải xác định các biện pháp làm giảm đến mức tối thiểu
các hoạt động tiêu cực, làm cho dự án thích hợp hơn với môi trường của nó [17]
- Theo Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP): ĐTM
bao gồm ba phần: Xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, một
chính sách đến môi trường [17]
- Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và một số tổ chức quốc tế sử dụng thuật ngữ “đánh giá môi trường” (EA): đánh giá môi trường bao gồm các nội dung xem xét về môi trường đối với các dự án hoặc chương trình hoặc chính sách [17]
- Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam do Quốc Hội thông qua ngày
27 tháng 12 năm 1993 định nghĩa rằng: “ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng tới môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình
khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường”[17]
1.1.3 Mục tiêu và lợi ích của đánh giá tác động môi trường
Những mục tiêu mà ĐTM hướng tới bao gồm
- Xác định, mô tả tài nguyên và giá trị có khả năng bị tác động do dự án, hành động hoặc chương trình phát triển
- Xác định, dự báo cường độ, quy mô tác động có thể có (tác động tiềm tàng) của dự án, hành động hoặc chương trình phát triển tới môi trường (tự nhiên, kinh tế, xã hội)
- Xác định, dự báo cường độ, quy mô tác động có thể có (tác động tiềm tàng) của dự án
- Đề xuất, phân tích các phương án thay thế để giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án hoặc chính sách
- Đề xuất chương trình quan trắc và quản lý môi trường cho dự án hoặc chính sách
Trang 18 Những lợi ích của ĐTM bao gồm
- Hoàn thiện thiêt kế, lựa chọn vị trí dự án
- Cung cấp thông tin chuẩn xác cho việc ra quyết định
- Tăng cường trách nhiệm các bên liên quan trong quá trình phát triển
- Đưa dự án vào đúng bối cảnh môi trường và xã hội của nó
- Làm cho dự án hiệu quả hơn về mặt kinh tế xã hội
- Đóng góp tích cực cho quá trình phát triển bền vững
1.1.4 Nội dung của đánh giá tác động môi trường
Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những quy định về hình thức ĐTM khác nhau, nhưng nhìn chung nội dung ĐTM đều tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Mô tả tóm tắt về dự án
- Điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội (trong đó có thực hiện đo đạc, lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường để đánh giá hiện trạng môi trường và làm cơ sở cho việc so sánh diễn biến chất lượng môi trường sau này)
- Dự báo mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường trong khu vực
- Đề xuất các biện pháp khả thi để giảm thiểu các tác động tiêu cực
- Cam kết của chủ dự án về thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu
đã đưa ra
- Lập chương trình quản lý và giám sát môi trường
- Đưa ra các kết luận và kiến nghị phù hợp
1.1.5 Đánh giá tác động môi trường và chu trình dự án
Chu trình dự án được khái quát theo 6 bước chính
- Hình thành dự án
- Nghiên cứu tiền khả thi
- Nghiên cứu khả thi
- Thiết kế và công nghệ
- Thực hiện
- Giám sát và đánh giá
Trang 19 Vai trò của ĐTM trong các giai đoạn của chu trình dự án
ĐTM được thực hiện song song với công tác xây dựng dự án từ bước hình thành dự án đến dự án Ứng với mỗi giai đoạn tiến hành dự án khác nhau thì ĐTM đóng một vai trò khác nhau, việc xây dựng báo cáo ĐTM song song với việc xây dựng dự án sẽ phát huy tối đa vai trò và lợi ích của công tác ĐTM giúp tiết kiệm chi phí, thời gian hoàn chỉnh dự án
Hình 1.1 Vai trò ĐTM trong các giai đoạn của chuy trình dự án
1.1.6 Tình hình thực hiện Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đánh giá tác động môi trường lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1984 do chương trình Tài nguyên và Môi trường qua tài liệu “Giới thiệu các phương pháp đánh giá tác động môi trường” Năm 1993, Việt Nam ban hành Luật bảo
vệ môi trường đầu tiên, trong đó có quy định về đánh giá tác động môi trường cho các dự án Năm 2004, Việt Nam ban hành Nghị định 175/CP là nghị định hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường trong đó có hướng dẫn về thực hiện đánh giá tác động
Tiền khả thi
Khả thi
Thiết kế
và công nghệ Thực hiện
Giám sát và đánh giá
Hình thành
dự án
Đánh giá chi tiết tác động, xác định sự cần thiết giảm thiểu, phân tích chi phí, lợi ích
Thực hiện các biện pháp giảm thiểu
Trang 20bổ sung Điều 14 Nghị định số 175/CP, trong đó có hai điểm sửa đổi cơ bản Thứ nhất, phân cấp cho địa phương thẩm định và phê duyệt Báo cáo ĐTM của dự án đầu
tư có quy mô lớn hơn trước đây Thứ hai, chỉ quy định những dự án thuộc cấp trung ương thẩm định và phê duyệt về ĐTM, còn lại thuộc cấp địa phương
Năm 2005, Việt Nam ban hành luật bảo vệ môi trường 2005 và Nghị định 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực (08/2006) Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 21/2008/NĐ- CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-
CP Mới nhất, Chính phủ ban hành Nghị đinh 29/2011/NĐ-CP (ngày 18/04/2011) quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bao vệ môi trường Công tác ĐTM được quy định rõ danh mục các dự án phải thực hiện công tác lập báo cáo ĐTM đến công tác thẩm định báo cáo ĐTM
Cấp Bộ
Khi Quốc Hội thông qua Luật bảo vệ Môi trường năm 1993, theo tinh thần của Điều 17, cơ sở đang hoạt động là cơ sở tồn tại từ trước khi Luật ban hành cần thực hiện báo cáo ĐTM, bản kê khai hoạt động sản xuất và các nguồn thải Để hướng dẫn thực hiện, Bộ KHCNMT đã ban hành thông tư số 1420-MTg ngày 26/11/1991, theo đó việc thẩm định Báo cáo ĐTM của các cơ sở hoạt động trong phạm vi cả nước phải được hoàn thành trước ngày 15 tháng 5 năm 1995
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng được đẩy mạnh đặt yêu cầu các công tác ĐTM phải tạo ra sự thông thoáng tối đa cho môi trường đầu tư
Trang 21mặt khác phải đảm bảo việc bảo vệ môi trường, Bộ KHCNMT đã ban hành các văn bản pháp luật phù hợp, có tính sửa đổi, bổ sung, thay thế nhau như: Thông tư 175-MTg này 03/4/1995 của Bộ KHCNMT hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài; Thông tư 1100/TT-MTg ngày 20/8/1997 của Bộ KHCNMT hướng dẫn lập thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự
án đầu tư (thay thế cho thông tư 175-MTg); Thông tư 490/1997 Bộ KHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ KHCNMT hướng dẫn lập thẩm định Báo cáo ĐTM đối với các
dự án đầu tư (thay thế cho Thông tư số 1100/TT-MTg)
Đối với các Nghị định mới của Chính phủ về công tác ĐTM như: Nghị định 80/2006/NĐ-CP, Nghị định 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của công tác 80/2006/NĐ-CP, 29/2011/NĐ-CP, Bộ TNMT luôn ban hành kịp thời các thông tư Nghị định hướng dẫn mới Hiện nay, công tác ĐTM thực hiện theo nghị định 29/2011/NĐ-CP và thông tư hướng dẫn số 26/2011/TT-BTNMT (ngày 18/07/2011)
b) Xây dựng và phát triển lực lượng cán bộ về ĐTM
Cấp trung ương
Chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác ĐTM của Bộ KHCNMT trước đây là phòng thẩm định ĐTM và Công nghệ môi trường thuộc cục Môi trường, với số lượng cán bộ chỉ có 4 người khi mới thành lập năm 1994 và được phát triên đến 8 người vào cuối năm 2002 trước khi chi cục Môi trường được sáp nhập vào Bộ TNMT
Chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác ĐTM của Bộ TNMT hiện nay là Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường với số lượng cán bộ ban đầu là 4 người vào đầu năm 2003 và đến cuối năm 2004 đã có 14 người trong tổng số biên chế được giao là 15 người
Trang 22trách nhiệm chung về môi trường, trong đó có ĐTM Trên thực tế, đến nay nhiều tinh, thành phố đã có số lượng cán bộ về môi trường vượt con số đó như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,
Lực lượng cán bộ làm công tác ĐTM ở cấp Trung ương và địa phương tuy còn nhiều điểm yếu kém, nhưng đã có những bước trưởng thành đáng kể về chuyên môn và nghiệp vụ của công tác ĐTM, một mặt do được tham gia những khóa đào tạo, tập huấn, mặt khác do tự trưởng thành trong thực tế công tác Đến nay, ở Trung ương cũng như hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lực lượng cán bộ môi trưởng đã có thể tự đảm đương được việc tổ chức thẩm định các báo cáo ĐTM theo mức độ phân cấp
Các trường đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu
Với cơ chế thị trường, lực lượng cán bộ làm công tác ĐTM ở các trường đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu, đã phát triển nhanh chóng Đến nay, có nhiều trường, viện, trung tâm nghiện cứu thuộc các bộ, nghành và một số tổ chức tư nhân có đội ngũ cán bộ đủ trình độ để đảm nhận các dịch vụ tư vấn giúp các chủ đầu tư thực hiện việc lập báo cáo ĐTM cho dự án
c) Thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM
Cấp trung ương
Tổng số báo cáo ĐTM của các dự án và các cơ sở đang hoạt động đã được thẩm định và phê duyệt vào khoảng trên 800 báo cáo, trong đó giai đoạn 1994 –
1999 khoảng 45% và giai đoạn 2000 – 2004 khoảng 55% [23]
Các báo cáo ĐTM được thẩm định và phê duyệt ở cấp Trung ương thường là của các loại hình dự án về sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất, khai thác mỏ, cơ khí, xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và đô thị, dầu khí, chế biến thực phẩm, công trình giao thông, năng lượng có quy mô và tác động đến môi trường ở mức độ lớn
Cấp địa phương
Tổng số báo cáo ĐTM và bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được thẩm định và phê duyệt vào khoảng 26.000 bản các loại (không kể các bản kê khai của các cơ sở đang hoạt động theo quy định của Thông tư số 1420-MTg ngày
Trang 2326/11/1994 của Bộ KHCNMT), trong đó giai đoạn 1994 – 1999 khoảng 25% và giai đoạn 2000 – 2004 khoảng 75% [23]
1.1.6.2 Những tồn tại cần khắc phục
- Sự tuân thủ các quy định pháp luật về ĐTM chưa tốt
- Chất lượng báo cáo ĐTM chưa cao
- Năng lực thẩm định ĐTM còn nhiều hạn chế
- Hoạt động giám sát sau thẩm định còn yếu
- Sự tham gia của cộng đồng còn hạn chế
- Một số nội dung ĐTM chưa được tiến hành
1.1.6.3 Quy định về việc thẩm định ĐTM ở Việt Nam
Tổ chức có trách nhiệm thẩm định báo cáo ĐTM bao gồm:
- Bộ Tài nguyên và môi trường
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Ủy ban nhân dân tỉnh
Tùy thuộc vào quy mô, mức độ tác động của dự án mà các báo cáo ĐTM sẽ được tổ chức khác nhau thẩm định, trách nhiệm tổ chức thẩm định được quy định cụ thể trong điều 18, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
Quy định thẩm định báo cáo ĐTM
- Chủ dự án gửi hồ sơ đề nghị thẩm định đến báo cáo ĐTM đến cơ quan có thẩm quyền
- Cơ quan có thẩm quyền sẽ rà soát hồ sơ, trong trường hợp gửi hồ sơ không
đủ, không hợp lệ thì trong năm ngày cơ có thẩm quyền sẽ gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu chủ dự án hoàn thiện hồ sơ
- Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan có trách nhiệm thẩm định sẽ thành lập hội đồng thẩm định hoặc lựa chọn tổ chức dịch vụ thẩm định, thông báo cho chủ
dự án nộp phí thẩm định hoặc lựa chọn tổ chức dịch vụ thẩm định để tiến hành việc thẩm định báo cáo, thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định cho chủ dự án
Trang 24- Trường hợp báo cáo ĐTM không được thông qua thì chủ dự án phải lập lại báo cáo ĐTM và gửi cho cơ quan có thẩm quyền Trường hợp báo cáo thông qua với điều kiện phải bổ sung, chỉnh sửa thì chủ dự án sau khi chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến hội đồng thẩm định sẽ gửi cơ quan thẩm quyền xem xét Trường hợp báo cáo ĐTM được thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung thì
cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt
Thời hạn thẩm định báo cáo ĐTM được quy định như sau [12]
- Báo cáo ĐTM do Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định thì thời hạn thẩm định tối đa là 45 ngày, đối với dự án phức tạp về tác động môi trường là 60 ngày
- Báo cáo ĐTM không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ tài nguyên và Môi trường thì thời hạn thẩm định tối đa là 30 ngày, đối với các dự án phức tạp là
45 ngày
- Thời hạn phê duyệt báo cáo ĐTM tối đa là 15 ngày
1.2 CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT LÀM CĂN CỨ CHO VIỆC THỰC HIỆN ĐTM VÀ LẬP BÁO CÁC ĐTM CỦA DỰ ÁN
1.2.1 Các văn bản pháp luật và kỹ thuật
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về quy định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/1/2007 của Chính phủ về việc sửa
Trang 25đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo
vệ môi trường đối với chất thải rắn
- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của chính phủ về việc thoát nước đô thị và khu công nghiệp
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 về việc quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
Trang 26- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường
- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg, tháng 7/1999 của Bộ Xây dựng về việc ban hành chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đô thị và các khu công nghiệp đến năm 2020
1.2.2 Các văn bản liên quan đến dự án
- Quyết định số 2157/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 của UBND tỉnh Khánh Hòa
về việc cho phép tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng công trình Khu tái định
cư hồ chứa nước Đồng Điền, huyện Vạn Ninh
- Quyết định số 1881/QĐ-UBND ngày 11/11/2010 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ủy quyền làm đại diện chủ đầu tư lập dự án Khu tái định cư hồ chứa nước Đồng Điền, huyện Vạn Ninh cho Trung tâm phát triễn quỹ đất huyện Vạn Ninh
- Quyết định số 368/QĐ-UBND ngày 09/4/2011 của UBND huyện Vạn Ninh
về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỉ lệ 1/500) Điểm dân cư nông thôn, thôn Vinh Huề, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
1.2.3 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
- QCVN 08/2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 09/2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
- QCVN 14/2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- QCVN 05/2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
- QCVN 06/2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh
- QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- QCVN 26/2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
Trang 271.3 MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN KHU TÁI ĐỊNH CƯ HỒ CHỨA NƯỚC ĐỒNG ĐIỀN
1.3.1 Giới thiệu chung
Tên dự án: “Khu tái định cư hồ chứa nước Đồng Điền”
Địa điểm dự án: Thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
1.3.2 Chủ dự án
Đơn vị chủ dự án: UBND huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Địa chỉ liên hệ: 469 Đường Hùng Vương, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: 058.3.840847
1.3.3 Vị trí địa lý của dự án
1.3.3.1 Tọa độ địa lý
Tọa độ địa lý của dự án được xác định bởi các tọa độ trong Bảng 1.1
Bảng 1.1 Bảng kê tọa độ ranh giới Dự án [Hệ tọa độ VN2000]
1.3.3.2 Phạm vi ranh giới của dự án
Dự án khu tái định cư hồ chứa nước Đồng Điền tại thôn Vinh Huề, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh có diện tích 102.845,7 m2, nằm phía tây của trung tâm thị xã
Trang 28Vạn Giã, cách trung tâm thị trấn khoảng 5 km, cách UBND xã Vạn Phú 3 km Khu
đất lập đồ án quy hoạch theo yêu cầu được pháp giới như sau:
- Phía Bắc giáp với đường liên thôn hiện có
- Phía Nam giáp với ruộng đất đang sản xuất
- Phía Đông giáp với đất ruộng đang sản xuất
- Phía Tây giáp với ruộng đất đang sản xuất
Hình 1.2 Sơ đồ vị trí khu đất 1.3.4 Nội dung của dự án
1.3.4.1 Mục tiêu của dự án
Bố trí tái định cư cho khoảng 300 hộ dân thuộc các xã Vạn Bình, Vạn Phú và Vạn Lương trên địa bàn huyện Vạn Ninh phải giải tỏa trong phạm vi xây dựng khu lòng hồ, các công trình đầu mối, các công trình phụ trợ và hệ thống kênh mương của dự án hồ chứa nước Đồng Điền
1.3.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án
a) Xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật (gồm 07 hạng mục) [21]
Trang 29Khối lượng đất san nền (bao gồm cả phần khối lượng bóc vỏ và đắp bù lớp đất yếu dày 0,30m trên bề mặt khu đất dự án):
Hệ thống giao thông nội bộ
Khối lượng xây dựng giao thông nội bộ được thể hiện qua Bảng 1.2
Bảng 1.2 Khối lượng xây dựng hệ thống giao thông nội bộ
tính
Khối lượng
1 1 tuyến đường cấp phối đá dăm láng nhựa chỉ giới
24m: Đường số 1
m 266,00
2 1 tuyến đường cấp phối đá dăm láng nhựa chỉ giới
20,5m: Đường thôn Vinh Huề
m 339,34
3 3 tuyến đường cấp phối đá dăm láng nhựa chỉ giới
13m, trong đó:
Đường số 2: L = 266,00m Đường số 3: L = 353,80m Đường số 4: L = 926,00m
m 1.545,80
4 4 tuyến đường bê tông xi măng chỉ giới 10m,
trong đó:
Đường số 5A: L = 266,00m Đường số 5B: L = 266,00m Đường số 5C: L = 95,20m Đường số 5D: L = 133,00m
Trang 30Bảng 1.3 Khối lượng xây dựng hệ thống thoát nước mưa
Dỡ bỏ và nắn dòng đoạn mương thủy lợi đi qua khu đất dự án
Khối lượng việc dỡ bỏ và nắn dòng đoạn mương thủy lợi qua khu đất dự án
được thể hiện trong Bảng 1.4
Bảng 1.4 Bảng khối lượng dỡ bỏ và nắn dòng đoạn mương thủy lợi
qua khu đất dự án
1 Dỡ bỏ đoạn mương bê tông cốt
thép đi qua khu đất dự án để nắn
dòng phù hợp với hệ thống giao
thông của dự án
2 Nắn dòng đoạn mương thủy lợi
ngoài dự án phía thượng lưu
3 Nắn dòng đoạn mương thủy lợi
theo tim trục đường 24m trong
4 Nắn dòng đoạn mương thủy lợi
ngoài dự án phía hạ lưu
Hệ thống cấp điện sinh hoạt và chiếu sáng công cộng (chỉ tính trong phạm vi
dự án, chưa có phần đầu nối từ dự án đến nguồn cấp) [phụ lục 2]
Khối lượng xây dựng hệ thống cấp điện sinh hoạt và chiếu sáng công cộng
trong phạm vi dự án được thể hiện qua Bảng 1.5
Trang 31Bảng 1.5 Khối lượng xây dựng hệ thống cấp điện sinh hoạt và chiếu sáng công
cộng trong phạm vi dự án
1 Tuyến đường dây trung thế: dây dẫn bọc cách
điện 24KV, loại 3AWBCC 95mm2, cột bê
tông ly tâm 12m và cột sắt 10m
m 478,00
2 Tuyến đường dây hạ thế: dây dẫn bọc cách
điện 600V, loại ABC (4×150) mm2
và ABC (4×95) mm2, cột bê tông ly tâm 8,40m
m 2.407,00
3 Hệ thống chiếu sáng công cộng: dây dẫn bọc
cách điện 600V, loại ABC (4×35) mm2, cột bê
tông ly tâm 8,40m, sử dụng loại bóng đèn ánh
Bảng 1.6 Khối lượng xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt
1 Tuyến ống cấp chính HDPE D110 m 820,00
2 Tuyến ống cấp nhánh HDPE D63 m 2.455,00
Vì nguồn nước mặt và nước ngầm hiện hữu không thể đáp ứng nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho KDC, vì thế chủ dự án sẽ tiến hành đấu nối với tuyến đường ống
Trang 32cấp nước sạch DN300 do Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Vạn Ninh đang quản
lý và khai thác Nhu cầu sử dụng nước được tính toán trong Bảng 1.7
Bảng 1.7 Tính toán nhu cầu sử dụng nước
Lưu lượng nước cấp cho 1 căn hộ (4 người) trong giờ dùng nước lớn nhất:
Q = 4 người × 150 l/người × 1,40 ×1,80 = 1.512 l/ngày = 0,0175 l/s
b) Xây dựng các công trình công cộng (gồm 3 hạng mục) [21]
Trường mẫu giáo 6 nhóm lớp (150 học sinh)
khối lượng xây dựng trường mẫu giáo được thể hiện qua Bảng 1.8
Trang 33Bảng 1.8 Khối lượng xây dựng trường mẫu giáo
1
Trường mẫu giáo 1 tầng gồm khối lớp học (6
nhóm lớp × 25 = 150 học sinh), khối vui chơi
và khối phục vụ Móng bê tông cốt thép kết
hợp móng đá chẻ, khung dầm sàn bê tông cốt
thép toàn khối, mái lợp ngói đất 22 viên/m2
;
xà gồ, cầu phong, li tô bằng sát hộp; nền nhà
lát gạch granite nhân tạo 400×400; cửa đi và
cửa sổ gỗ kính, trần thạch cao khung kẽm;
tường xây gạch tuy nen dày 100 – 200mm;
nền khu vệ sinh lát gạch men nhám 200×200;
tường khu vệ sinh ốp gạch men 200×250 cao
1,50m; sơn nước toàn bộ công trình
m2 1.000,36
2
Đường nội bộ: Mặt đường bê tông đá 20×40
vữa xi măng M150 dày 100mm, bó vỉa xây đá
chẻ kết hợp với gạch thẻ vữa xi măng M75
Tường rào: Móng xây đá chẽ vữa xi măng
M75, trụ xây gạch đặc 300×300 vữa xi măng
M75 cao 2,10m, tường xây gạch tuy nen cao
m 284,00
Trang 340,60m vữa xi măng M75, khung rào sắt hộp
cao 1,40m
6 Hệ thống cấp điện trong nhà Trọn gói 1,00
7 Hệ thống cấp nước và thoát nước trong nhà Trọn gói 1,00
8
Hệt thống chống sét: Kim thu sét tia tiên đạo,
bán kính bảo vệ cấp I: Rp = 68m; chiều cao
thu sét: h = 5m
Trọn gói 1,00
9 Hệ thống phòng cháy, chữa cháy: Bình bọt
chữa cháy CO2 và bộ tiêu lệnh cứu hỏa bộ 3,00
10 Trang thiết bị trường mẫu giáo Trọn gói 1,00
Trụ sở thôn
Khối lượng xây dựng trụ sở thôn được thể hiện trong Bảng 1.9
Bảng 1.9 Khối lượng xây dựng trụ sở thôn
tính
Khối lượng
Loại A (giáp với mặt đường chỉ giới 13 m và 10m)
Loại B (giáp với sân cầu lông)
m
m
46,10 59,60
5 Hệ thống phòng cháy chữa cháy bộ 1,00
6 Hệ thống cấp điện trong nhà Trọn gói 1,00
7 Hệ thống cấp nước và thoát nước trong nhà Trọn gói 1,00
8 Trang, thiết bị trụ sở Trọn gói 1,00
Trang 35 Sân cầu lông (2 sân) [21]
Khối lượng xây dựng 2 sân cầu lông thể hiện trong Bảng 1.10
Bảng 1.10 Khối lượng xây dựng 2 sân cầu lông
tính
Khối lượng
Danh mục máy móc thiết bị
Thiết bị thi công nền, móng: Máy đầm nén nền
Thiết bị bê tông xi măng: Bơm bê tông xi măng các loại, Máy đầm bê tông
Phương tiện thi công: Máy đào, máy ủi, xe lu
1.3.4.3 Tiến độ thực hiện dự án
Từ tháng 05/2012 đến tháng 06/2012: Thông qua góp ý, bổ sung, chỉnh sửa
và hoàn thiện dự án đầu tư; Thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
Từ tháng 7/2012 đến tháng 12/2012: Thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và thủ tục lựa chọn nhà thầu
Từ tháng 03/2013 đến tháng 10/2013: Thi công các hạng mục của dự án Cuối tháng 11/2013: Nghiệm thu hoàn thành dự án đưa vào sử dụng
Trang 361.3.4.5 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Dự án có chủ đầu tư là UBND huyện Vạn Ninh thuê công ty TNHH Tư vấn
xây dựng Nhật Long (24b Cổ Loa Nha Trang) phụ trách quản lý xây dựng dự án
Sau khi dự án đi vào hoạt động thì chủ đầu tư là UBND huyện Vạn Ninh trực
1.4.1 Thông tin chung
Tên công ty: Công ty TNHH tư vấn đầu tư và tổ chức sự kiện Thiên Minh
Trụ sở chính: 37 Trần Bình Trọng – phường Phước Tiến – Nha Trang – Khánh Hòa
- Điện thoại : 058.6252572 Fax : 058.6252572
- Đại diện : Trần Xuân Phương Chức vụ : Giám đốc
1.4.2 Lĩnh vực hoạt động
Tư vấn đầu tư – Tổ chức sự kiện – Quảng cáo
- Quảng cáo
- Tổ chức sự kiện hội nghị, hội thảo
Tư vấn khảo sát về tài nguyên môi trường
Lập cam kết bảo vệ môi trường; lập đề án bảo vệ môi trường; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; lập chương trình giám sát; lập dự án khai thác( đất,
đá, cát,sỏi ), lập dự án lâm nghiệp
Tư vấn khảo sát thăm dò khoáng sản
Trang 37 Kỹ sư xây dựng, Kỹ sư điện kỹ thuật
Bảng 1.12 Các dự án đầu tư Công ty TNHH tư vấn đầu tư và tổ chức sự kiện
Thiên Minh đã và đang thực hiện
1
Lập dự án đầu tư và hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận
đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dự án xây
dựng Bệnh viên Tâm Trí Nha Trang
Công ty cổ phần Bệnh viện Tâm Trí Nha Trang
2
Lập dự án và hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư,
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu du lịch cao
cấp Hồ Na-Vân Phong
Công ty cổ phần M&C
3
Lập dự án đầu tư, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu
tư và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Khu du lịch
nghỉ dưỡng Vũng Đình
Công ty TNHH Vũng Đình
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Danh sách các dự án mà công ty đã tư vấn xây dựng báo cáo được trình bày
trong Bảng 1.13
Trang 38Bảng 1.13 Các báo cáo ĐTM Công ty TNHH tư vấn đầu tư và tổ chức sự kiện
Thiên Minh đã và đang thực hiện
1 Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường
cho dự án trung tâm thương mại Khánh Hòa Công ty cổ phần xe hàng
2 Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường
cho dự án khu du lịch Mana
Công ty TNHH Bờ Biển
Vàng
3
Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường
cho dự án Khai thác cát làm vật liệu xây
dựng
Công ty TNHH Trần Bình
4
Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường
cho dự án Khu du lịch sinh thái và trồng
rừng Suối Lùng
Công ty TNHH đầu tư Thương mại Du Lịch Ngọc
Thiên Long
5 Tư vấn giám sát môi trường tại khu chuyển
tải dầu vịnh Vân Phong
Công ty cổ Phần Hàng hải
MACS
6 Lập Cam kết bảo vệ môi trường dự án Nhà
máy xay xát lúa Công ty TNHH Ninh Tuấn
7 Lập cam kết bảo vệ môi trường và dự án cải
tạo phục hồi môi trường mỏ bùn khoáng
Công ty TNHH Sao Mai thế
kỷ 21
Trang 39 Lập hồ sơ khảo sát, thăm dò và xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản
Bảng 1.14 Các đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản Công ty TNHH tƣ vấn đầu
tƣ và tổ chức sự kiện Thiên Minh đã và đang thực hiện
1
Lập đề án khai thác và hồ sơ xin cấp giấy phép
khai thác Cát làm vật liệu xây dựng thông
Lập hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò và quyết
định phê duyệt trữ lƣợng mỏ bùn khoáng Ninh
Lộc
Công ty TNHH Sao Mai
thế kỷ 21
5
Lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tƣ và
giấy phép khai thác và thiết kế kỹ thuật của
Trang 40CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các tác động đến môi trường từ dự án xây dựng khu tái định cư hồ chứa nước Đồng Điền bao gồm: tác động trong giai đoạn chuẩn bị, xây dựng và hoạt động đến môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội Từ đó góp phần xây dựng các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa các rủi ro, sự cố
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau:
- Mô tả sơ lược dự án khu tái định cư hồ chứ nước Đồng Điền
- Điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu hiện trạng môi trường tại khu vực dự án
- Đánh giá, dự báo tác động đến môi trường do sự hình thành và hoạt động của khu tái định cư (tập trung vào tác động đến môi trường không khí)
- Đề xuất các biện pháp khả thi về mặt quản lý và kỹ thuật nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi đến môi trường tại khu vực dự án
- Đưa ra các chương trình quản lý, giám sát môi trường cho dự án
- Đưa ra kết luận và kiến nghị phù hợp
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp điều tra, khảo sát và lấy mẫu hiện trường hiện trường
Phương pháp điều tra, khảo sát và lấy mẫu hiện trường được sử dụng nhằm tổng hợp các điều tra về kinh tế - xã hội có liên quan đến dự án khu tái định cư, các nghành kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa,…khu vực xung quanh dự án có thể bị tác động từ khi dự án được triển khai
Áp dụng phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm, xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, độ ồn, nước ngầm tại khu vực dự án Công tác lấy mẫu, phân tích mẫu hợp đồng với Viện Hải