Với phần phương pháp luận Bộ Não được đúc kết từ những cuốn sách củanhững tác giả nổi tiếng về học thuật như Colin Rose và Malcolm J.Nicholl với cuốn “Kỹ năng học tập
Trang 1NHÀ VĂN HÓA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐÀO TẠO DOANH CHỦ
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM FINANCE:
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CSII
7 Nguyễn Thị Kim Khuyên Nhóm trưởng K46B-A6 0978623720
Email: kimkhuyen249@gmail.com
Trang 3Trong chúng ta, không ai không muốn thành công cả, đặc biệt là sinh viên,những con người đang ở độ tuổi sung sức nhất, hoài bão nhất, khát vọng nhất Thếnhưng chúng ta phải bắt đầu từ đâu? Câu trả lời ấy chính là hãy tìm cho mình mộtphương pháp đúng đắn Là sinh viên, muốn chinh phục được đỉnh cao của tri thứccũng như thành công không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống sau này, việcxác định cho mình một phương pháp phù hợp và có hiệu quả là hết sức cần thiết.Henry Adams cũng đã đưa có một nhận định tưởng như đơn giản nhưng lại hết sức
sâu sắc về việc học “ Ai biết cách học là đã biết đủ rồi.”
Cuộc thi “Phương pháp học Đại Học hiệu quả” được tổ chức bởi Nhà Văn
Hóa Sinh Viên phối hợp với Trường Doanh Chủ, đã tạo điều kiện cho nhóm chúngtôi, những sinh viên đến từ trường Đại Học Ngoại Thương, có cơ hội tìm hiểu vànghiên cứu về phương pháp học tập của riêng mình
Bài viết của chúng tôi bao gồm 4 chương:
1 Chương I : Phương pháp luận Bộ Não
2 ChươngII : Thực trạng học Đại Học truyền thống
3 ChươngIII : Ứng dụng sáng tạo phương pháp luận vào thực tiễn
4 Chương IV : Những đề xuất để áp dụng phương pháp trên qui mô lớn
Với phần phương pháp luận Bộ Não được đúc kết từ những cuốn sách củanhững tác giả nổi tiếng về học thuật như Colin Rose và Malcolm J.Nicholl với cuốn
“Kỹ năng học tập siêu tốc thế kỷ XXI”; Bobbi DePorter - Mike Hernacki với cuốn
“Phương pháp ghi nhận siêu tốc”; Tony Buzan với cuốn “Use your head”…; cùngnhững câu chuyện, những trải nghiệm gần gũi, thực tế, chúng tôi hi vọng rằngnhững phương pháp học mà chúng tôi nêu ra trong bài viết này, sẽ phần nào giúpcho các bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn tân sinh viên có được phương pháp họctập phù hợp và đúng đắn, từ đó học tập tốt hơn và thấy tự tin hơn trên con đườngđạt đến thành công
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn Nhà Văn Hóa Sinh Viên cùng Trường ĐạoTạo Doanh Chủ đã có tâm huyết tổ chức cuộc thi bổ ích này cho chúng tôi Đâykhông chỉ là một sân chơi bổ ích, một môi trường lí tưởng để học tập và hoàn thiệnphương pháp học của bản thân mà còn là một chương trình lớn nhằm nâng caohiệu quả học Đại Học của sinh viên hiện nay Mong rằng trong thời gian tới, NhàVăn Hóa Sinh Viên và Trường Đào Tạo Doanh Chủ sẽ tiếp tục phát triển cuộc thitrên qui mô lớn hơn nhằm phát huy hơn nữa mặt tích cực của nó đối với sinh viênViệt Nam
Trang 4CHƯƠNG I : PHƯƠNG PHÁP LUẬN BỘ NÃO 5
1 Bộ não: 5
1.1 Cấu tạo: 5
1.2 Vận hành 6
1.3 Sóng não 7
1.4 Trí thông minh: 8
2 Xác định mục tiêu học tập cho bộ não: 9
2.1 Khái niệm: 9
2.2 Phương pháp xác định mục tiêu: 10
3 Phương pháp vận hành bộ não để học tập: 11
3.1 Tư duy tích cực 11
3.2 Tạo môi trường thuận lợi cho bộ não hoạt động 11
3.3 Vận hành bộ não trong quá trình đọc 13
3.4 Thu nhận thông tin từ bộ não 15
3.5 Vận hành bộ não trong quá trình nhớ 15
3.6 Vận hành bộ não trong quá trình ghi chép 18
3.7 Vận hành bộ não trong quá trình thực hành những gì đã học 19
3.8 Vận hành bộ não trong quá trình vận động: 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỌC ĐẠI HỌC TRUYỀN THỐNG 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỌC ĐẠI HỌC TRUYỀN THỐNG 22
1 Những tồn tại trong phương pháp học truyền thống của nhóm: 22
1.1 Về mặt học tập: 22
1.2 Về mặt tham gia các hoạt động ngoại khóa: 23
1.3 Về mặt rèn luyện thể lực: 23
2 Đánh giá những giải pháp đã áp dụng trong phương pháp học tập của nhóm: 24
3 Thực trạng phương pháp học Đại học hiện nay: 26
3.1 Phiếu khảo sát: 26
3.2 Đánh giá: 27
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG SÁNG TẠO PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀO THỰC TIỄN .29
1 Ứng dụng trong hoạt động chung của nhóm: 29
2 Ứng dụng trong hoạt động tạo môi trường học tập cho bộ não: 32
3 Ứng dụng trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc: 33
4 Ứng dụng trong quá trình rèn luyện kĩ năng viết: 35
5 Ứng dụng trong quá trình rèn luyện kĩ năng ghi nhớ 36
6 Ứng dụng trong quá trình rèn luyện kĩ năng thực hành: 36
7 Ứng dụng trong quá trình nghe giảng và ôn tập: 39
7.1 Nghe giảng: 39
7.2 Ôn tập: 40
CHƯƠNG IV: NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỂ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÊN QUI MÔ LỚN 42
1 Tính khả thi: 42
2 Đề xuất phương án áp dụng qui mô lớn: 43
2.1 Điều khó nhất đối với công việc này, đó là làm thế nào để mọi người biết được rằng có một phương pháp học hiệu quả như thế 43
2.2 Những khó khăn trong việc thực hiện dự án và cách khắc phục: 45
Trang 6CHƯƠNG I : PHƯƠNG PHÁP LUẬN BỘ NÃO
Khoa học hiện nay dù đã tiến những bước rất xa so với lịch sử của nhân loạinhưng vẫn chưa thế tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho ba vấn đề, và có thể nói đó lànhững vấn đề phức tạp nhất của khoa học hiện nay Ba vấn đề đó là cái rất lớn (vũtrụ), cái rất nhỏ (thế giới vi mô) và cái rất phức tạp (bộ não và tâm trí) Thật đángngạc nhiên là con người khám phá tự nhiên nhờ bộ não và tâm trí, nhưng lại chưahiểu chúng được bao nhiêu Và câu hỏi bộ não sinh ra tâm trí như thế nào có lẽ làmột thách thức còn rất lâu dài đối với khoa học
Bộ não con người có độ phức tạp không tưởng Có thể nói, bộ não là cấu trúcvật chất phức tạp nhất tự nhiên Với khối lượng chỉ 1.4 kg, não chứa hàng trăm tỉ tếbào thần kinh hay nơ ron, kết nối với nhau qua các khớp thần kinh Ngoài ra là hệ tếbào đệm, với số lượng lớn hơn khoảng 10 lần! Những con số trên có thể làm takinh ngạc, nhưng nói chung, số lượng tế bào thần kinh (tế bào não) không phải làđiều quan trọng Điều quan trọng là những kết nối giữa chúng Độ phức tạp trongkhả năng kết nối nơ ron của bộ não là nỗi kinh hoàng có thể của cả những máy tính
lượng tử siêu việt tương lai (Đỗ Kiên Cường – Bài viết “Bí ẩn bộ não và tâm trí”
Tạp chí Tia Sáng ( http://www.tiasang.com.vn), 18/09/2008).
Đồng thời với khoảng một triệu kết nối mới tạo thành trong một giây, với hìnhthái và trọng số kết nối luôn thay đổi, nên trên thực tế mỗi bộ não là một cấu trúcđộng duy nhất, theo nghĩa không thể có hai bộ não giống nhau Chính nhờ các kếtnối luôn thay đổi đó mà kí ức được ghi nhớ, hành vi được học tập hay nhân cáchđược hình thành bằng cách tăng cường các kiểu kết nối này hay dập tắt các kiểu kếtnối khác
Nhận thức được “không gian bên trong và cách thức làm việc của bộ não là yếu tố cơ bản để có thể hiểu được quá trình học tập, hiểu được tại sao việc học tập suốt đời từ khi còn nằm nôi cho đến khi nằm xuống mộ lại quan trọng đến vậy, và việc học đó cải thiện đáng kể cho cuộc sống mọi người như thế nào Vậy bộ não có cấu tạo như thế nào và nó vận hành như thế nào?
1 Bộ não:
1.1 Cấu tạo:
Bộ não của con người có một cấu tạo đặc biệt Theo Paul Maclean, mỗi ngườiđều có 3 bộ não trong 1 Mỗi bộ não đều có những chức năng và tác dụng riêng biệtcho việc học Đó là: Não bò sát, não thú và não người
1.1.1 Não bò sát hay gốc bộ não được cấu tạo để hành động và phản ứngtự động không có dự định Phần này của bộ não tạo nên sự tự vệ từ các tấncông và thương tổn sinh lý Khi bị não bò sát điều khiển, bản năng sinh tồn
Trang 7vượt khỏi logic và suy luận và những phản ứng liên quan đến bản năng sinhtồn làm hạn chế việc học hỏi.
1.1.2 Não động vật có vú ( hay hệ thống cổ áo) ảnh hưởng đến khía cạnhcảm xúc trong cuộc sống Bằng chứng của các cuộc nghiên cứu cho thấycảm xúc được sinh ra từ hệ thống rìa limbic nằm ở trung tâm bộ não chúng
ta Hệ thống này là bảng điều khiển trung ương, là cơ quan nhập thông tin từthị giác, thính giác và trong một số trường hợp từ vị giác và khứu giác Sau
đó, hệ thống này sẽ phân phát thông tin tới bộ phận tư duy của bộ não, đó là
vỏ não Phần não này có chức năng thể hiện tình cảm và nhận thức, trí nhớ
và khả năng học tập Ngoài kiểm soát cảm xúc thì phần não này còn có kiểmsoát cả tình trạng sức khỏe và trí nhớ Khi một điều gì đó gây ra cảm xúcmạnh, nó thường được ghi nhớ rất lâu Điều đó cũng có nghĩa là việc thưởngthức, sắm vai, cộng tác hay các trò chơi đều là những yếu tố rất quan trọngtrong quá trình học tập vì chúng liên quan đến những cảm xúc tích cực Khibộ não ở trong trạng thái được khơi gợi cảm xúc tích cực, các nhà nghiêncứu nhận ra rằng “những chất hóa học dễ chịu” giống như thuốc phiện đượcgọi là endorphin được giải phóng Do đó, hiện tượng này làm tăng việc truyềntải noron thần kinh gọi là acetylcholine Việc này có ý nghĩa quan trọng vì cácđơn vị truyền tải thần kinh là “chất bôi trơn cho phép tạo ra các kết nối giữacác tế bào não Nói một cách đơn giản, khi bộ não thoải mái nó sẽ hoạt độnghiệu quả hơn Do đó người ta có cơ sở khoa học trong việc sử dụng nghệthuật, màu sắc, cảm xúc, trò chơi trong học tập vì chúng có liên quan đếnnhững cảm xúc tích cực
1.1.3 Vỏ não mới (hay bộ não tư duy): Đây là vị trí của trí tuệ, bộ phận nãogiúp ta trở thành con người và khiến con người trở thành loài động vật độcnhất vô nhị Vỏ não kiểm soát hành động nhìn, nghe, sáng tạo, suy nghĩ,nói…trên thực tế là tất cả những hành động của một trí tuệ cao cấp hơn Có
vỏ não mới người ta mới có thể đưa ra những quyết định, tổ chức thế giới vàlưu lại những kinh nghiệm trong trí nhớ của mình Vỏ não mới được chiathành những phần chuyên biệt (các thùy não) cho các chức năng nghe, nói,nhìn và cảm giác Điều đó có nghĩa là chúng ta lưu giữ lại những kí ức ởnhững nơi khác nhau tùy thuộc vào giác quan Nếu chúng ta muốn tạo ra một
ký ức mạnh mẽ, chúng ta nên lưu giữ thông tin bằng cách sử dụng tất cả cácgiác quan Điều này rất có ý nghĩa khi bạn muốn lưu giữ kiến thức trong quátrình học của mình: hãy sử dụng tất cả các giác quan để tạo ra những ghinhớ mạnh mẽ
1.2 Vận hành
Một điểm đặc biệt nữa của bộ não con người mà chúng ta cần dựa vào để tìm raphương pháp học tập phù hợp cho mình là việc phân chia chức năng của 2 bán cầuđại não Bán cầu não phải và bán cầu não trái với chế độ tư duy riêng, đảm bảo kỹnăng nhất định, và chúng được kết nối với nhau bằng một mạng lưới phức tạp baogồm 300 triệu nơron đưa đi đưa lại thông tin giữa hai bán cầu não
Quá trình tư duy của não trái mang tính logic, liên tục, có định hướng và lý trí.Phần não này được tổ chức khá chặt chẽ và có khả năng giải thích được những vấn
đề mang tính tượng trưng và trừu tượng Nó cũng phải đảm nhiệm các nhiệm vụ
Trang 8như: diễn đạt bằng lời nói, viết, đọc, liên kết thính giác, xếp đặt các chi tiết và sựkiện ngữ âm và biểu tượng hóa
Chế độ tư duy của não phải mang tính ngẫu nhiên, không theo trật tự, mang tínhtrực giác và thuộc về chính thể luận Các chế độ này rất phù hợp với các phươngthức nhận biết không thuộc lời nói như: cảm giác và tình cảm, các nhận thức căn cứvào xúc giác, nhận thức về không gian, hình thù và mô hình, nhận thức về âm nhạc,nghệ thuật, nhạy cảm màu, sáng tạo và hình dung
Mặc dù mỗi bán cầu não chỉ chuyên dành cho một số hoạt động nhất định nhưngchúng liên quan đến hầu hết các quá trình suy nghĩ Ví dụ khi chúng ta nhìn một quảbóng màu đỏ lăn dọc theo một cái bàn, bộ não của chúng ta sẽ xử lý màu sắc, hìnhdạng, chuyển động và vị trí của quả bóng tại bốn khu vực khác nhau trong để có thểđưa ra một đánh giá hoàn chỉnh về những gì chúng ta nhìn thấy Một ví dụ khác, khibạn nghe một bài hát, não trái sẽ chú ý đến lời bài hát, còn não phải sẽ xử lý giaiđiệu của bài hát, ngoài ra hệt thống cổ áo/cảm xúc của não cũng tham gia vào quátrình này Cả hai bán cầu não đều quan trọng như nhau Để cân bằng hai bán cầunão, cần phải có các hoạt động như âm nhạc và thẩm mỹ, đồng thời bạn phải tự tíchcực điều chỉnh Những điều đó giúp ta có những cảm xúc tích cực, điều khiển chobộ não của bạn làm việc hiệu quả hơn Xúc cảm tích cực sẽ đem lại khả năng chobộ não, đem đến cho bạn những thành công, giúp bạn có lòng tự trọng cao, rồi từ đólại có được những cảm xúc tích cực – một chu kỳ đầy sinh lực giúp bạn vươn caohơn Nghiên cứu cũng cho thấy rằng khi phần não “yếu hơn” được kích thích vàkhuyến khích hoạt động cùng phần não mạnh hơn, kết quả cuối cùng sẽ là sự tiến
bộ đáng kể của toàn bộ năng lực (Colin Rose và Malcolm J.Nicholl
Kỹ năng học tập siêu tốc thế kỷ XXI, NXB Tri thức, trang 52)
1.3 Sóng não
Một yếu tố khác giúp ta tìm được phương pháp để não làm việc tối ưu đó là
nghiên cứu về 4 loại sóng não
Bộ não chúng ta truyền thông tin ở các tần số khác nhau giống như đài phátthanh và đài truyền hình tuyền đi tín hiệu khi các suy nghĩ tới, não sẽ tạo ra nhữngxung điện rất nhỏ Có 4 loại sóng não bao gồm:
1.3.1 Sóng não betha : từ 14hz cho tới 38 Hz Ở sóng não này, chúng tathường ở trong trạng thái tâm trí tỉnh thức, suy nghĩ tập trung, chủ động Ởmức sóng betha cao, chúng ta thường dễ dẫn đến bị stress, mệt mỏi, giậngiữ Ở mức sóng betha thấp hơn, thì chúng ta ở trạng thái thư thái hơn, và nólàm cho chúng ta học hỏi điều mới
1.3.2 Sóng não alpha là sóng não có mức sóng thấp hơn, từ 8hz đến 14 Hz.Đây là loại sóng não chúng ta có ở trong trạng thái tỉnh táo, thư giãn, trạngthái mà chúng ta có thể hình dung hoá (vizualization, -nhưng thực chất làsensualization- hình dung mà có trải nghiệm với các giác quan) Trạng tháicủa sóng não này cũng thấy khi ta xem một bộ phim, một cuốn sách hay, mộtgameshow TV mà hấp thụ đựơc hoàn toàn Bởi vì ta đang ở trạng thái ý thức,học hỏi hiệu quả: nhớ và thu nhận đựơc nhiều thông tin, hiểu nhanh mà vẫnthư giãn
Trang 91.3.3 Sóng não theta có tần số thấp hơn Thường xuất hiện khi chúng ta ngủ
lơ mơ, nửa tỉnh, nửa thức Tần số của nó là từ 4 -8 hz Ở sóng não theta này,nếu có các hình ảnh xuất hiện trong tâm trí, nó có thể có nhiều màu sắc,nhưng chúng ta không hiểu đựơc ý nghĩa của nó, vì chúng ta đang ở trongtrạng thái vô thức Nhưng nếu có kết hợp với sóng não alpha, sóng não củatrạng thái ý thức, thì chúng ta sẽ thấy hiệu quả hơn rất nhiều Sóng não thetanày cũng rất có tác dụng cho việc giảm stress
1.3.4 Sóng não delta là sóng não có tần số thấp nhất Từ 1hz tới 3hz Sóngnão delta thường xuất hiện ở trạng thái ngủ sâu, không mơ gì Thực chất, nócũng còn có thể xuất hiện khi chúng ta ở trạng thái cực kì tỉnh táo- thấu hiểu,thiền cực sâu, tất nhiên, khi ở trạng thái này, thì chúng ta cũng hoàn toàn thưgiãn, vui sướng Trạng thái này, não còn tiết ra những hormone tăng trưởng,
đó là tại sao, nó còn giúp ích cho việc hàn gắn và trẻ hoá Sóng não delta khikết hợp với nhiều loại sóng não khác còn có nhiều lợi ích đa dạng Nó còn cóthể coi như là một ‘’trực giác’’, hay một cảm nhận, một sự thấu hiểu (insight)nào đó về người khác, về môi trường bên ngoài
(Bobbi DePorter- Mike Hernacki, Phương pháp ghi nhận siêu tốc, trang 21-23)
Vậy loại sóng não nào tốt nhất cho việc học tập? Nhiều nhà nghiên cứu đãkết luận rằng, bạn có thể lưu giữ thông tin hiệu quả nhất trong trí nhớ dài hạn củamình khi bạn đang trong trạng thái thoải mái nhưng vẫn tỉnh táo Trong trạng tháitinh thần có sóng alpha, bạn cảm thấy thoải mái hơn, trí óc của bạn rộng mở hơn và
dễ tiếp thu hơn Câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao để có sóng não alpha?
Hãy nhắm mắt lại và nghĩ về một nơi và thời điểm mà bạn cảm thấy thư thái,bình yên Đó có thể là một địa điểm du lịch ưa thích hay một căn phòng đặc biệttrong căn nhà của bạn Hãy mường tượng bạn đang ở nơi này và cảm thấy hoàntoàn thư thái Làm như vậy trong vài phút để lưu điều này vào trong tâm trí Não bạnnhận những tín hiệu từ cơ thể và từ vị trí mà bạn đang ở đó Để tăng cường sự tậptrung, hãy cố gắng đưa bản thân vào trạng thái sinh lý có sự tập trung Ngồi họcđúng tư thế và có một không gian tốt cho việc học cũng sẽ khiến bạn tập trung hơn
Dựa trên những nghiên cứu trên về bộ não con người và chức năng vận hànhcủa nó thì việc học tập phải theo phương pháp giúp kích hoạt phần não cảm xúc,điều hòa hoạt động não trái và não phải; tận dụng toàn bộ nguồn lực của trí óc;trong điều kiện thời gian và không gian thoải mái Có như thế, việc học mới đạtđược mức độ cao nhất của nó
1.4 Trí thông minh:
Nhà giáo dục học, giáo sư Howard Gardner thuộc trường Harvard cho rằng, tríthông minh không phải chỉ đơn thuần được xác định qua chỉ số IQ mà là “ khả nănggiải quyết vấn đề hay mẫu mã của một sản phẩm được đánh giá trong một hay mộtsố môi trường văn hóa nào đó” Ông nói “đã là con người thì ai cũng có một vốn kĩnăng để giải quyết các vấn đề khác nhau” Tức là tùy theo hoàn cảnh mà trí thôngminh có thể rất đa dạng Nếu như bị bỏ rơi cùng với một thổ dân trong rừng rậm màkhông có thức ăn hay nước uống gì thì người thổ dân đó sẽ là người thông minh vìanh ấy biết làm thế nào để sinh tồn Còn ngược lại, người thổ dân nếu sống ở thànhthị thì sẽ không được cho là thông minh vì không biết gì
Trang 10Trong cuốn sách của mình “Cơ cấu trí tuệ”, Gardner đã đưa ra lý luận về 8 loại tríthông minh Đó là:
1.4.1 Trí thông minh về ngôn ngữ : là khả năng đọc, viết và giao tiếp bằngchữ (nhà báo, nhà thơ, nhà diễn thuyết, nhà soạn kịch )
1.4.2 Trí thông minh logic và toán học : là khả năng lý luận và tính toán, suynghĩ mọi việc bằng phương pháp logic và có hệ thống (kĩ sư, nhà khoa học,nhà kinh tế…)
1.4.3 Trí thông minh về thị giác và không gian : là khả năng suy nghĩ trongnhững bức tranh và hình dung được về kết quả trong tương lai, khả năngtưởng tượng mọi thứ bằng con mắt của trí óc (kiến trúc sư, nghệ sĩ, nhiếpảnh…)
1.4.4 Trí thông minh về âm nhạc : là khả năng tạo ra hoặc soạn các bảnnhạc, khả năng hát hay, hiểu rõ về âm nhạc, khả năng giữ nhịp điệu (nhàsoạn nhạc, ca sĩ…)
1.4.5 Trí thông minh của cơ thể: là khả năng giải quyết vấn đề, tạo ra sảnphẩm, thể hiện cảm xúc nào đó (khiêu vũ, đóng phim…)
1.4.6 Trí thông minh giao tiếp (xã hội): là khả năng làm việc hiệu quả vớinhững người khác, thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu để nhận ra động lực
và mục tiêu của họ (giáo viên, nhà chính trị, nhà trị liệu, người bán hànggiỏi…)
1.4.7 Trí thông minh nội tâm : là khả năng tự phân tích, phản ánh, đánh giámột người nào đó, là khả năng lên kế hoạch, đặt ra mục tiêu, tự nhận biết vềbản thân (nhà triết học, tư vấn…)
1.4.8 Trí thông minh của nhà tự nhiên học: là khả năng nhận ra quần thựcvật và động vật, phân tích kết quả trong tự nhiên (nông dân, nhà thực vật học,nhà sinh học, nhà môi trường…)
Qua lí luận trên thì ta nhận ra được rằng “trí thông minh” chỉ là tập hợp những kĩnăng và khả năng của mình Mỗi người thường sở hữu những loại trí thông minh
nêu trên ở nhiều cấp độ khác nhau Ta có thể hoàn toàn cải thiện và phát triển trí
thông minh của mình qua việc sử dụng tối đa những khả năng của mình Người ta có thể sử dụng trí thông minh mạnh nhất của mình để giúp cho việc học tập được thoải mái và dễ dàng hơn
2 Xác định mục tiêu học tập cho bộ não:
2.1 Khái niệm:
Mục tiêu là kết quả cuối cùng mà chúng ta mong muốn trong một khoảng
thời gian xác định Không có mục tiêu rõ ràng bộ não sẽ dễ bị chệch hướng vàkhông hoàn thành nhiều công việc trong cuộc sống
Trang 112.2 Phương pháp xác định mục tiêu:
Mục tiêu là tổng hợp của 4 nhân tố: đam mê, tài năng, nhu cầu và lương tâm Biết được điểm mạnh và điều cần thiết cho mình, giữ vững được đam mê và
gắn nó với trách nhiệm, bạn sẽ có được định hướng rõ ràng từ đó chọn cho mìnhcon đường đi đúng đắn
2.2.1 Đặt ra mục tiêu rõ ràng
Bạn sẽ không đạt được mục tiêu mà bạn không nhìn thấy Học tập giống nhưviệc bạn tự lập một hành trình cho mình Bạn cần phải biết điểm đến cuối cùng củamình là gì và cách nào để bạn có thể đến đó Bạn thực sự muốn điều gì trong cuộcsống? Để đạt được điều đó bạn phải:
- Có một viễn cảnh rõ ràng về những gì bạn muốn đạt được
- Có một niềm tin chắc chắn rằng bạn sẽ đạt được viễn cảnh đó
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng đặc điểm chung của những ngườithành công là họ sở hữu một khả năng tương đối khá để có thể thực hiện một nhiệmvụ trong trí óc mình bằng cách sử dụng trí tưởng tượng hay sự mường tượng Trítưởng tượng có thể bao gồm tất cả các giác quan Nó có nghĩa là bạn nhìn thấynhững hình ảnh, nghe thấy những âm thanh, trải qua những cảm giác và thậm chíngửi thấy hay nếm thấy trong trí óc mình Kích thích các giác quan sẽ trở thành côngcụ học tập rất mạnh mẽ và hiệu quả Vì sự tưởng tượng có tác dụng vì trí óc khôngthể phân biệt giữa thực tế và sự kiện chỉ trong tưởng tượng Đó chính là bởi nhữnglối mòn thần kinh điện hóa học trong bộ não của bạn đã được kích hoạt
2.2.2 Có ý chí mạnh mẽ để vươn tới thành công:
Sức mạnh của ý chí=một tầm nhìn rõ ràng+sự tin tưởng vào khả năng của bạn
Yếu tố chủ chốt là tất cả những người thành công nhất đều có một điểmchung là họ không có tài năng bẩm sinh nhưng họ lại có những động lực và lòngquyết tâm phi thường có được từ tầm nhìn về những gì họ sẽ trở thành
2.2.3 Ghi nhớ mục tiêu
Nếu đó là mục tiêu quan trọng, hãy viết nó ra giấy và dán ở nơi bạn thườngxuyên nhìn thấy và đặt nó kèm với một kế hoạch hành động Hãy lập danh sáchnhững việc cần thực hiện, sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên Bản danh sách củabạn cần đảm bảo hai điều Nó tập trung tư tưởng của bạn vào những điều bạn cầnlàm nhằm hiện thực hóa các kế hoạch và nhằm đạt được mục tiêu của bạn Ngoài
ra, nó mang lại cảm giác hài lòng khi bạn đánh đánh dấu những công việc đã hoànthành Cảm giác về sự tiến bộ là một phần quan trọng của động lực
2.2.4 Lập kế hoạch sử dụng thời gian:
Thời gian là vô giá, những người có nhiều tiền nhất trên thế giới cũng khôngthể mua được thời gian Họ cũng như chúng ta, có 1440 phút trong một ngày Trừ
Trang 12những người bị cầm tù, chúng ta được tự do sử dụng thời gian đó Trong khi chúng
ta không thể tạo ra (hay mua) được thời gian thì bạn có thể lãng phí nó hay mất nó.Vì vậy hãy lập kế hoạch quản lý thời gian của bạn Giải pháp là
- Xác định mục tiêu
- Thiết lập một kế hoạch hành động để đạt được chúng
- Lập một danh sách “những việc cần thực hiện”, sắp xếp chúng theo thứ tự
ưu tiên
- Đặt ra thời hạn hoàn thành công việc
- Yêu cầu bản thân thực hiện đúng
- Vượt qua sự trì trệ của bạn
Ngoài ra, bạn hãy sử dụng “thời gian chết” một cách hiệu quả Thời gian chết làkhoảng thời gian vô ích như khi chờ xe bus, chờ tàu hay chờ trong phòng khám củanha sĩ Những khoảng thời gian này tưởng nhỏ nhưng nếu gộp chúng lại với nhauthì rất là lớn và bạn có thể làm nhiều việc mà không để nó bị lãng phí
3 Phương pháp vận hành bộ não để học tập:
3.1 Tư duy tích cực
Việc trước tiên bạn phải làm là tạo một trạng thái tinh thần đúng đắn Trênthực tế, tất cả những người được cho là thành công trong cuộc sống như các nhàkhoa học, doanh nhân, chính trị gia và các nhà giáo dục đều có một viễn cảnh trongrõ ràng về kết quả lao động cuối cùng của họ Họ tạo ra quyết tâm để đạt được mụctiêu và vô cùng lạc quan về những nỗ lực của mình Họ biết họ sẽ đi đến đâu Điềunày có ý nghĩa như thế nào đối với việc học?
Trước hết, bạn phải tự hỏi bản thân mình xem bạn có thực sự muốn học không Bạn đã sẵn sàng đón nhận những kinh nghiệm, tiếp thu những kiến thức
mới hay chưa? Bạn có muốn trở thành người thành công nhất không? Bạn có muốnmình tích cực xử lý những vấn đề phát sinh xung quanh mình không? Tất nhiên aicũng có những nghi ngờ, bất ổn khi lao vào những lĩnh vực chưa được khám phá.Nhưng bạn có thể vượt qua khuynh hướng đó nếu bạn muốn Nếu bạn giữ một tháiđộ tiêu cực, nếu bạn không thích tiếp thu những gì bạn được dạy dỗ thì bạn gầnnhư đã nắm chắc sự thất bại trong tay mình Khi bạn đã có một thái độ tích cực đốivới học tập, khi bạn đã có động lực, khi bạn biết tại sao bạn muốn học và những lợiích mà bạn sẽ được hưởng khi đạt được mục tiêu của mình thì bạn hãy tạo môitrường cho việc học tập có hiệu quả
3.2 Tạo môi trường thuận lợi cho bộ não hoạt động
Một môi trường học tập thoải mái, tạo được sự ham thích tất yếu sẽ làm choviệc học đạt có thể đạt hiệu quả tốt nhất Việc tạo dựng môi trường học tập phù hợp
là rất quan trọng sẽ trở thành môt công cụ giá trị trong xây dựng và duy trì thái độhọc tập tích cực, nó cũng giống như việc chuẩn bị trang phục cho các diễn viên vậy,
Trang 13trang phục đẹp, diễn tả đúng tính cách, hoàn cảnh nhân vật thì người diễn viên mới
có thể diễn được hay nhất Trong khi học bộ não là nơi làm việc nhiều nhất nên việccần thiết là tạo điều kiện tốt nhất cho bộ não hoạt động hiệu quả Hay nói cách khác
là cần tạo sự cân bằng giữa bán cầu não trái và bán cầu não phải Điều này đượcthực hiện bằng cách đặt việc học trong một môi trường hiệu quả được kết hợp bởicác yếu tố như không gian, ánh sáng, thẩm mĩ, âm nhạc…
3.2.1 Không gian:
Việc đầu tiên cần tạo dựng trong môi trường học tập đó là không gian dành choviệc học tập Tốt hơn hết là tạo được một nơi học tập riêng cho chính bạn ở ngay tạigia đình Một không gian học được thiết kế phù hợp sở thích riêng sẽ tạo được sựhứng thú, thuận tiện và thoải mái đối với người học Việc cần thiết phải có mộtkhông gian học tập riêng còn thể hiện ở việc nó sẽ tạo nên ý thức học tập Như vậysẽ cho hiệu quả học tập cao hơn Một phương pháp học tích cực cũng đang đượckhuyến khích là học tập năng động, tức là không gian học không chỉ bó gọn tronggóc học tập ở nhà mà thâm nhập, tìm hiểu, tiếp xúc với môi trường xung quanh Đôikhi bạn có thể tìm thấy những điều rất thú vị mà không thể nào tìm được ở góc họctập quen thuộc của mình Đó chính là những cơ hội lớn thách thức khả năng tìm tòi,sáng tạo của bạn
3.2.2 Ánh sáng:
Về yếu tố ánh sáng, ánh sáng phù hợp sẽ giúp tăng sự tập trung và hiệu quảhọc tập Ánh sáng quá mạnh hay quá yếu đếu có ảnh hưởng không tốt Bố trí ánhsáng có thể phụ thuộc vào sở thích của mỗi người: dàn trải đều hoặc tập trung, mộthoặc nhiều màu Tuy nhiên không được quá cầu kì gây mất tập trung, phải đảm bảophục vụ tốt cho việc học.Hãy cố gắng tạo cho chính bạn một không gian học đẹp,thú vị, nhiều màu sắc Nó sẽ tạo sự thích thú học tập, kích thích tư duy và sáng tạođáng kể
3.2.3 Âm nhạc:
Âm nhạc là chiếc cầu nối giữa tâm hồn và cảm xúc, một yếu tố không thểkhông nhắc đến Có thể nói âm nhạc chính là công cụ hỗ trợ kì diệu cho học tập.Người ta đã chứng minh được rằng âm nhạc có khả năng kết nối các mạch nơron,kích thích hoạt động não Nó còn là một trong những nhân tố liên kết hiệu quả hoạtđộng của hai bán cầu não, giai điệu của nó là sự hấp dẫn kích thích bán cầu nãotrái, còn kết cấu âm thanh là sự lôi cuốn đối với bán cầu não phải Rất nhiều nghiêncứu đã khẳng định tầm ảnh hưởng lớn của âm nhạc trong quá trình phát triển trí tuệ.Trẻ em được tiếp cận sớm với âm nhạc thì ý thức, trí nhớ và óc sáng tạo sẽ linhhoạt hơn hẳn Plato cũng đã miêu tả âm nhạc là “ một công cụ thần kì hơn bất kểmột công cụ nào khác cho nền giáo dục” và âm nhạc chính là môn học đầu tiên màtrẻ nên học
Nhưng không phải bất kì loại nhạc nào cũng có các tác dụng hữu ích cho việchọc Cần phải lựa chọn các loại nhạc với giai điệu và phối âm nhẹ nhàng Loại nhạckhông thích hợp sẽ gây phản tác dụng, làm mất sự tập trung và thư giãn Bác sĩGeorgi Lozanov, cha đẻ của phương pháp học siêu tốc đã thấy rằng nhạc Baroque
là loại nhạc thích hợp nhất cho việc học Nhạc Baroque đều, trang nghiêm với nhịp
Trang 1460 phách một phút, tương đương với biên độ sóng não khi ở trạng thái thư giãn –biên độ sóng Anpha Khi bộ não đạt được trạng thái thư giãn thì sẽ trở nên rất linhhoạt, khả năng tiếp thu, phân tích, ghi nhớ và xử lí thông tin trở nên tốt nhất, đâychính là điều kiện lí tưởng nhất cho việc học.(Bobbi DePorter&Mike Hernacki,Phương pháp học tập siêu tốc, NXB Alpha, trang 82)
Vì vậy có thể nói âm nhạc là một phần không thể thiếu trong môi trường họctập hiệu quả
3.2.4 Các dấu hiệu tích cực:
Các dấu hiệu tích cực hay nói cách khác là chính là những tác nhân tích cực,kích thích, cỗ vũ bạn đạt được thái độ học tập tích cực Đầu tiên, các văn bằng, giảithưởng, các thành tựu, những vật kỉ niệm đánh dấu bước tiến nào đó có ý nghĩa vớibạn … đều là những điều có tác dụng cổ vũ rất lớn Nó sẽ gợi nhắc rằng bạn làngười có năng lực, bạn có thể làm mọi việc Thứ hai, chính là những tấm gương màbạn ngưỡng mộ Có thể treo những hình ảnh những nhân vật nổi tiếng, nhà bác họchay cũng có thể chỉ là những người làm bạn khâm phục ở một lĩnh vực nào đó Điềunày sẽ tạo cho bạn động lực, mục tiêu phấn đấu cao hơn từ đó sẽ tạo một thái độtích cực.Thứ ba, tạo những khẩu hiệu tích cực đặt ra những mục tiêu, đích phấn đấucho mình, treo hay dán chúng ở những nơi dễ thấy nhất trong không gian học tậpcủa bạn Tác dụng của việc này không thể xem thường, bạn sẽ thấy tự tin hơn vàđược khích lệ khi gặp phải những tình huống khó khăn
Tóm lại, không chỉ trong việc học mà trong cuộc sống và mọi công việc, tạo dựng và kiểm soát môi trường kết hợp với phương pháp phù hợp là việc làm cần thiết và có tác dụng to lớn.
3.3 Vận hành bộ não trong quá trình đọc.
Ở phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một phương pháp đọc thật hiệu
quả được rút ra từ việc nghiên cứu những phương pháp của các nhà đọc học nổitiếng trên thế giới và đã được áp dụng rất thành công ở nhiều cá nhân Nhờ đó bạn
có thể tiếp thu lượng thông tin khổng lồ mà không mất nhiều thời gian
Phương pháp đọc:
a. Đọc theo nhóm từ:
Các bạn có biết rằng tốc độ đọc của một người bình thường là từ 200 đến
300 từ một phút (tmp), trong khi đó tốc độ xử lí của não người trung bình là 600-800tmp Vì vậy, khi đọc từng chữ một, não của bạn sẽ tốn công hơn để cố gắng hiểu ranghĩa của chỉ riêng từ đó nhưng thật ra phải đọc hết cả cụm mới hiểu được Vì vậy,tại sao bạn không tìm cách đọc nhanh lên để tiết kiệm thời gian và năng lượng chonão bộ Thực tế đã chứng minh rất nhiều trường hợp những người có thể đọc vớitốc độ nhanh hơn bình thường rất nhiều trong khi họ vẫn hiểu được đại ý của bàiđọc Qua sự tìm hiểu, những người này cho biết không phải tự nhiên họ có thể đọcđược như thế, mà chính là vì xuất phát từ nhu cầu muốn nắm bắt được nhiều thôngtin trong một thời gian ngắn và sự nỗ lực tập luyện không ngừng mới làm nên thànhcông của họ Đọc nhanh ở đây tức là bạn phải đọc câu văn bản theo nhóm từ, đọc
Trang 15từng nhóm 3 từ, 4 từ, 5 từ,… nhiều nhất chừng nào có thể, khi đọc mắt bạn nênthường tập trung vào khoảng trắng giữa hai dòng để lướt qua các cụm từ mà bạnđọc, tức là như kiểu “nhìn mà không nhìn” Bạn không tin não bộ có thể xử lí kịpnhững gì bạn tiếp thu với tốc độ như thế, nhưng hãy nghĩ đến việc bạn đang lái xetrên 1 đoạn đường nguy hiểm toàn cây cối, có nhiều chi tiết mà bạn phải quan sátthật nhanh để xử lí, nhưng bạn vẫn có thể làm được Vậy vấn đề ở đây chỉ là sựkiên trì luyện tập để có được khả năng đọc nhanh mà thôi.
b. Tầm nhìn ngoại biên:
Vấn đề tiếp theo được phân tích ở đây là tầm nhìn ngoại biên của mắt khiđọc Ngoại biên ở đây chính là phần không gian mà mắt có thể nhìn thấy rõ nhất khikhông di chuyển mắt Hãy dựng đứng 2 ngón tay cái và để chúng sát vào nhau, sau
đó đưa chúng thẳng về hướng trước mắt, cách mắt khoảng 50cm, di chuyển ngóntrái từ từ sang ngang đồng thời giữ nguyên ngón phải, đến lúc nào mắt không thểnhìn thấy hình dạng tương đối rõ ràng của ngón tay nữa thì dừng lại, làm tương tựvới bên phải Phần không gian mà 2 ngón tay đã quét qua gọi là tầm nhìn ngoại biêncủa mắt Việc luyện tập tăng ngoại biên của mắt rất quan trọng đối với cách đọc củabạn Cách luyện tập tầm nhìn ngoại biên của mắt: hướng sự chú của bạn vào nhữngkhoảng trắng giữa các dòng của trang giấy Khi bạn đọc từng dòng một, thường bạnnhìn vào những phần trắng ấy hơn bản thân những chữ cái Hãy để tầm nhìn ngoạibiên của bạn nhìn dòng chữ ở trên phần trắng, bạn có thể mở rộng tầm nhìn ngoạibiên để có thể đọc được nhiều chữ hơn cùng một lúc Nó cũng tạo điều kiện thuậnlợi hơn cho đôi mắt, giúp mắt ít mỏi hơn
c Công cụ dẫn đường:
Một công cụ hữu hiệu giúp bạn đọc nhanh hơn, đó là dụng cụ dẫn đườngcho mắt khi đọc bạn có thể dùng một cây bút chì hoặc một vật gì đó thon nhỏ đểkhỏi cản trợ tầm nhìn của mắt Bởi vì mắt bạn thường tự nhiên theo dõi sự chuyểnđộng nên khi dùng vật dẫn đường, mắt bạn sẽ buộc phải lướt xuống theo từng dòngmột cách chính xác và kịp thời Và hãy chú ý rằng hãy lướt vật chỉ đường của bạnnhanh hơn 1 chút so với phần bạn có thể đọc
d Các lưu ý đặc biệt trong quá trình đọc của bạn :
1 Tạo cho bạn một không gian thật thích hợp cho việc đọc Hãy tìm 1 chỗ yêntĩnh để đọc, thêm vào đó là 1 chút nhạc baroc sẽ khiến cho bạn tập trung dễ dànghơn
2 Ngồi thẳng ngay trên mép ghế của bạn, hai chân thẳng xuống sàn và dựngsách ngay trước mắt bạn, cách mắt khoảng 40-50cm
3 Hãy nhắm mắt lại, thở sâu và hình dung về một nơi nào đó mà bạn cảm thấy
dễ chịu nhất, hãy tưởng tượng về nó trong vài phút Sau đó mở mắt ra, bạn sẽ cảmthấy tinh thần mình thật sảng khoái và đã sẵn sàng cho việc đọc sách
4 Xem trước tài liệu khi đọc, cũng giống như việc mình lướt qua các mặt hàngtrong siêu thị trước khi quyết định chọn mua cái nào Điều này sẽ tiết kiệm thời giancủa bạn rất nhiều khi bạn chính thức đọc tài liệu đó
Trang 165 Tạo ra hứng thú khi đọc sách, dù cho đó là quyển sách viết về những thứ bạnkhông hề thích nhưng hãy nghĩ đến những khía cạnh lợi ích nó đem lại khi ta cóđược kiến thức trong đó.
6 Cố gắng nắm bắt những ý chính và lưu giữ chúng trong đầu, không nên để ýquá lâu đến những câu chữ không quan trọng
7 Sơ đồ ghi nhớ sẽ giúp bạn lưu giữ thông tin đã đọc rất hiệu quả Hãy viết nó
ra giấy ngay sau khi đọc
Trên đây là cách đọc nhanh mà chúng tôi cho là có thể áp dụng cho phần lớn sinh viên chúng ta hiện tại Áp dụng những phương pháp đọc nêu trên, các bạn sẽ mau chóng đạt được kết quả khả quan, việc đọc một quyển sách dày cả nghìn trang bây giờ không phải là vấn đề lớn đối với bạn nữa Khi
đó các bạn sẽ cảm thấy thích đọc sách nhiều hơn, từ đó tạo ra cho mình động
cơ học tập tốt hơn và chắc chắn bạn sẽ gặt hái được thành công.
3.4 Thu nhận thông tin từ bộ não.
Bạn cần thu thập những thông tin cho việc học của bạn mà vẫn đảm bảo rằngbạn nhận được thông tin theo phương pháp thoải mái nhất- phương pháp giúp bạntiếp thu và ghi nhớ các kiến thức mới nhanh nhất Các bước sau là một phươngpháp để bạn tiếp thu tốt những gì bạn học
- Nắm bắt ý khái quát
- Tìm ra ý nghĩa chính
- Phác thảo kiến thức của bạn
- Chia phần kiến thức bạn muốn học ra nhiều phần nhỏ
- Luôn đặt ra các câu hỏi
- Học theo phương pháp VAK
+ Visual: học nhờ quan sát
+ Auditory: học nhờ lắng nghe
+ Kinesthetic: Học thông qua các hoạt động thể chất và tham gia trước tiếp
3.5 Vận hành bộ não trong quá trình nhớ.
3.5.1 Khả năng nhớ vào từng giai đoạn:
Bạn thường thắc mắc rằng chúng ta nhớ được bao nhiêu phần trăm những gìmình đã học nhưng có bao giờ bạn tự hỏi chúng ta quên nhanh như thế nào chưa?Nghiên cứu cho thấy 70% những gì bạn học hôm nay sẽ bị quên lãng trong vòng 24tiếng nếu bạn thực sự không cố gắng nhớ Mỗi người có đặc điểm khác nhau, trí
Trang 17thông minh của từng người cũng khác nhau vì vậy vì vậy khả năng ghi nhớ của mọingười cũng khác nhau Một vài người có khả năng nhớ rất rõ tên, khuôn mặt, haynhững con số nhưng không thể nhớ cùng lúc cả ba điều trên Song hầu như tất cảcác loại trí nhớ đều có thể cải thiện bằng phương pháp rèn luyện hợp lý Trongnhững điều kiện bình thường và khả năng hiểu gần như ổn định, chúng ta cókhuynh hướng nhớ: nhiều hơn vào lúc đầu và cuối buổi học; nhiều hơn nếu có sựlặp lại bằng giác quan, âm vần…và cũng nhiều hơn nếu có nội dung khác thườnghoặc độc đáo (hiệu ứng Von Restorff) và ít hơn với các nội dung ở giữa buổi học.3.5.2 Quan hệ giữa hiểu và nhớ trong quá trình ghi nhớ:
Hãy thử một bài tập nhỏ sau của Tony Buzan từ cuốn Use your head: một bảngtừ tiếng Anh được cho và yêu cầu là đọc nhanh mỗi từ trong bảng một lần theo thứtự rồi ghi lại càng nhiều càng tốt những từ nhớ được: WENT, THE, BOOK, WORK,AND, GOOD, AND, START, OF, THE, LATE, WHITE, AND, PAPER, LEONARDO
DA VINCI, LIGHT, OF, SKILL, THE OWN, STAIR, NOTE, AND, RODE, WILL, TIME,HOME Kết quả là đa số mọi người nhớ được 2-8 từ đầu bảng, phần lớn từ xuấthiện hơn một lần (THE, AND, OF), 1-2 từ trong 5 từ cuối, từ/cụm từ đặc biệt so vớinhững từ khác (LEONARDO DA VINCI) và một vài từ ở giữa bảng
Qua bài tập trên, Tony Buzan đã chứng minh rằng trí nhớ và hiểu không làm
việc giống nhau theo thời gian, có nghĩa là có thể tất cả từ đều được hiểu nhưng chỉ
có một số từ được nhớ mà thôi Ông giải thích nguyên nhân là do trí nhớ có khuynhhướng giảm dần theo thời gian Và ông đưa ra cách giải quyết là cần xác định được
khoảng thời gian mà nhớ và hiểu làm việc hài hòa với nhau (thường là 20-50 phút),
điều đó có nghĩa nếu phải mất nhiều thời gian hơn để tham khảo một bài giảng, mộtcuốn sách hay tư liệu nào đó thì nên có những quãng nghỉ ngắn để hạn chế sự giảmsút của trí nhớ trong suốt quá trình tham khảo
3.5.3 Giữ khả năng nhớ bằng ôn tập:
Và quan trọng không kém chính là việc giữ khả năng nhớ cao sau khi học Cáchthức duy nhất đạt được điều đó là ôn tập Phải hình thành một phương pháp ôn tậpthật bài bản, bền bỉ sao cho có thể áp dụng bất cứ khi nào khả năng nhớ sắp giảm
Kỹ năng ôn lại và đánh giá không chỉ kiểm tra lại những gì bạn học mà đặc biệt làkiểm tra phương pháp bạn học như thế nào Có một sự thật đơn giản là bạn khôngthể cải thiện một quá trình mà bạn không hiểu rõ về nó Và cũng có một sự thật khácđã chứng minh là bạn hoàn toàn có thể tăng tốc việc học tập của mình lên gấp 3, 4lần chỉ bằng một phương pháp đơn giản là tự mình đánh giá việc học tập của mình,
rồi cải thiện nó Theo nghiên cứu của Colin Rose và Malcolm J Nicholl trình bày
trong cuốn sách “Kỹ năng học tập siêu tốc thế kỷ XXI” – trang 262, thì việc tự
phân tích bản thân không mất nhiều thời gian nhưng phần thưởng mà nó đem lạilớn hơn gấp nhiều lần những gì bạn bỏ ra
a Phương pháp:
Trước tiên, lập sơ đồ theo dõi quá trình học tập của bạn bằng cách liên tụctrả lời 3 câu hỏi đơn giản sau:
Trang 181 Tôi đã làm tốt những gì ?
2 Lẽ ra, tôi có thể làm gì tốt hơn ?
3 Lần sau, tôi có thể làm tốt hơn như thế nào
Bản chất của 3 câu hỏi trên thực ra là: ưu điểm trong quá trình vừa làm là gì,cải thiện những khuyết điểm còn lại như thế nào và nếu được làm lại từ đầu mình sẽtránh những cái gì trước tiên
Thứ hai, ôn tập lại những gì đã học Theo Tony Buzan, bạn nên ôn lại tài liệuhọc của mình một cách thường xuyên dù chỉ là sơ qua Lần ôn tập thứ nhất nêndiễn ra sau giờ học khoảng 10 phút và thời gian ôn tập là 5 phút; sau 1 ngày là lần
ôn tập thứ hai kéo dài 2-4 phút Khả năng nhớ sau lần ôn tập thứ hai có thể duy trìtrong một tuần, sau đó là lần thứ ba dài 2 phút, và một tháng sau là lần thứ tư Chuỗi
ôn lại đã được chứng minh rằng nó giúp cải thiện khả năng nhớ lại kiến thức đã họclên đến 400%
Bạn hãy ôn tập bằng cách hình thành một trí nhớ đa cảm giác
- Ghi chép hoặc lập ra sơ đồ học tập (mindmap) khi bạn đang nghe bài giảng.Bạn lắng nghe (sử dụng thính giác), ghi chép hoặc vẽ (sử dụng giác quantâm động) và nhìn thấy kết quả nghiên cứu của mình (sử dụng giác quan thịgiác)
- Hãy nhớ lấy những bước trong quy trình Bạn quan sát hoạt động của ai đó(thị giác), đọc to các bước (thính giác), sau đó đọc lướt qua và chủ động làmthử (giác quan tâm động) trước khi cố gắng làm thật
- Hãy sử dụng hình ảnh Trí nhớ thị giác là trí nhớ mạnh nhất – đặc biệt khi nếubạn có thể tạo ra hình ảnh trong tâm tưởng khác lạ so với cuộc sống đờithường và có liên quan đến điều bạn cần nhớ
b Tác dụng:
Việc ôn tập đúng phương pháp sẽ giúp tích tụ lâu dài hơn vốn kiến thức hiện
có của mình, ngoài ra nó sẽ còn tác động đến tất cả các mặt của việc học, tư duy vànhớ Và nhờ vào khả năng tiếp thu, xử lí những kiến thức trong tầm tay, xem đó làmón khai vị giúp “tiêu hóa” tốt khối lượng kiến thức mới khi bắt đầu một tình huốnghọc tập mới Ngược lại, việc vận dụng không đúng phương pháp sẽ làm giảm điđáng kể các kết nối tự động giữa các thông tin mới và cũ, dẫn đến hậu quả là khônghiểu nội dung bài học đầy đủ, hiệu năng nhớ nội dung đó cũng sẽ kém đi Quy trìnhtiêu cực này cứ tiếp diễn và cuối cùng sẽ xuất hiện tình trạng “chán” học vì cứ học làquên, cứ tiếp cận nội dung mới là thấy nặng nề
Bởi trí nhớ là một quy trình dựa trên sự liên kết, liên tưởng nên càng ít thôngtin có trong “kho nhớ” thì càng ít có khả năng những thông tin mới được ghi nhận,kết nối Quy trình này cũng giống như quy trình lăn của một hòn tuyết, càng lăn hòntuyết càng lớn nhanh rồi lại tiếp tục lăn theo quán tính của nó Việc áp dụng phương
Trang 19pháp giúp tăng khả năng nhớ sẽ nâng cao sự tự tin và chất lượng công việc và cuộcsống của bạn.
3.6 Vận hành bộ não trong quá trình ghi chép.
Ghi chép là một kĩ năng mà mỗi sinh viên cần phải học nghiêm túc Mục đíchchính của kĩ năng ghi chép siêu tốc là giúp ghi nhớ và nắm vững thông tin có giá trị,tổng quát hóa và sắp xếp các ý tưởng Đồng thời khuyến khích sáng tạo và vượtqua những “khối ỳ” trong tâm lý Một hệ thống ghi chép dễ dàng và hiệu quả baogồm:
3.6.1 Bản đồ tư duy – mô phỏng các hoạt động của não
Bản đồ tư duy là một phương pháp ghi chép hiệu quả được phát triển bởiTony Buzan vào đầu thập niên 70 Phương pháp này mô phỏng cách thức mà bộnão người hoạt động bằng cách sử dụng hình ảnh, biểu tượng, màu sắc (kíchthích não phải) ; trong khi bán cầu não trái liên kết ngôn ngữ, logic Bản đồ tư duy sẽgiúp bạn có một định hướng rõ ràng, đồng thời chia nhỏ toàn bộ quá trình và tínhtoán từng bước hoạt động cụ thể
Bắt đầu từ giữa trang giấy với hình ảnh hoặc chủ đề, sau đó vẽ những nhánhđậm phát sinh từ chủ đề chính và sau đó ghi những ý nhỏ hơn hoặc từ khóa quantrọng Cuối cùng là gắn thêm những nhánh mới vào chủ đề nhỏ nếu bạn nảy sinhnhững ý tưởng trong lĩnh vực này Bạn cũng nên sử dụng nhiều màu sắc để kíchthích não phải, tốt nhất là dung các màu khác cho mỗi nhánh chính và dùng màutrùng nhau cho những nhánh mở rộng Tô đậm những chữ gần trung tâm và nhạtdần với những chữ ở xa
Cải biến tư duy (một dạng bản đồ thị giác) là một bước phát triển cao hơncủa bản đồ tư duy và mang tính cá nhân sâu sắc hơn, được phát triển bởi NancyMargulies Bà đã phát triển phương pháp độc nhất này giúp ghi lại thông tin với khảnăng đánh mạnh hơn vào thị giác, dựa vào từ ngữ liên kết những đoạn trích dẫn vàhình ảnh sống động
3.6.2 Kĩ thuật TM – ghi lại thông tin với những suy nghĩ, cảm nhận và ấn tượng
TM là viết tắt của Taking (nắm bắt) và Making (xử lí) được phát triển bởi MarkReardon – nhà nghiên cứu nổi tiếng về học tập siêu tốc Note taking (ghi chép) vàviết lại những thông tin bạn muốn ghi nhớ Note making (xử lí ghi chép) là ghi lạinhững suy nghĩ và ấn tượng của bạn về thông tin thu nhận được Bằng cách ghi lại
Trang 20những gì nghe được và những suy nghĩ ấn tượng của mình về nó, bạn sẽ tập trung
cả phần tư duy tiềm thức và có ý thức, vì vậy bạn sẽ dễ dàng nắm bắt thông tin
Để thực hiện kĩ năng TM, trên mặt tờ giấy vẽ một đường dọc chia tờ giấy làm
2 phần, phần lớn hơn (chiếm ¾ tờ) sẽ nằm phía bên trái đường dọc đó Bây giờ,dùng phần bên trái dành cho việc ghi chép những gì bạn nghe được Phần bên phải
là nơi ta thể hiện suy nghĩ và ấn tượng của mình về thông tin – đó là thao tác xử líthông tin Với kĩ thuật này, bạn cần ghi lại những cảm xúc, cảm nhận về thông tin,dùng những biểu tượng và hình ảnh cho phần ghi chép của mình Hãy đi theo bấtcứ ý tưởng nào đã được ghi lại trên trang giấy Đôi khi sự mở rộng một cách vô thứcsẽ là điểm khởi đầu cho những điều vĩ đại
Phương pháp này được áp dụng có hiệu quả nhất cho các buổi thuyết trình ,hội họp hay khi chúng ta đọc sách và muốn giữ những ý tưởng mà sách đã đề cập
3.7 Vận hành bộ não trong quá trình thực hành những gì đã học.
3.7.1 Thực hành :
Thực hành chính là yếu tố quyết định khả năng biến đổi của bạn từ người mới họcthành chuyên gia trong lĩnh vực bạn nghiên cứu Những chuyên gia thường làm việctrông thật đơn giản và dễ dàng Họ không hẳn là có trí thông minh siêu việt hay nhữngkhả năng trời phú Tất cả là nhờ vào việc họ rèn luyện và thực hành liên tục không biếtmệt mỏi những kĩ năng đó cho đến khi nó trở thành bản năng thứ hai của họ Vì vậy, nếu
có thể, hãy vận dụng những gì bạn học được một cách độc lập và thoát ly môi trường họchành của bạn, sử dụng những gì bạn học theo những cách khác nhau đồng thời pháttriển và cải thiện nó chứng tỏ rằng bạn thật sự nắm vững những kiến thức đó
Thuyết trình, làm bài cho các kì thi hay những thể hiện kiến thức của mình khigiao tiếp với những người xung quanh….là những trường hợp điển hình để bạnvận dụng những gì bạn đã học Viết tiểu luận hay báo cáo là một kỹ năng khá quantrọng để bạn hoàn thiện các kỹ năng tổng hợp của mình Nó thể hiện những gì bạnđã học và nắm bắt được Một bài tiểu luận thật lôi cuốn và hấp dẫn sẽ cho thấy bạnhọc tập hiệu quả và có phương pháp như thế nào
3.7.2 Tương tác với những người xung quanh :
Bạn sẽ học hiệu quả hơn khi học có tương tác với những người xung quanh
a Học cùng gia đình:
Hãy thu hút gia đình bạn cùng học với bạn, chẳng hạn nghe bạn giải thích những gì bạnđã học Như vậy bạn sẽ nhớ lâu hơn và sẽ có động lực hơn nếu gia đình bạn hiểu ra vàthích thú với vấn đề đó
b Học cùng bạn thân:
Hãy tìm cho mình một đối tác trong học tập- một ai đó luôn cố gắng hiểu và sử dụngnhững gì bạn đang nghiên cứu Theo cách này bạn có thể thu được ý kiến phản hồi một
Trang 21cách chính xác và hiệu quả về những gì bạn học được, cách bạn trình bày nó cũng nhưrất nhiều khía cạnh khác về môn học.
c Học theo vòng tròn:
Một nhóm người cùng nghiên cứu một chủ đề tụ họp lại để cùng nhau chia sẻ kinhnghiệm, thắc mắc Khi học cùng một nhóm bạn, bạn không chỉ có thể tự kiểm tra lẫnnhau mà còn so sánh được phương pháp học của từng người trong nhóm, rút raphương pháp học hiệu quả nhất đối với mình Học tập theo nhóm (Teamwork) còn
là sự hòa hợp 2 kỹ năng: kỹ năng tổ chức quản lý và kỹ năng tương tác cá nhân
d Học từ người thầy:
Một người thầy hay một ai đó thật sự chuyên sâu về vấn đề mà bạn đang tìm hiểu Một ai
đó có thể động viên hoặc khuyến khích cũng như là nguồn cung cấp thông tin cho bạn,đưa ra những ý kiến phản hồi, lời phê bình cũng như đóng góp ý tưởng cho bạn Nhữngkinh nghiệm mà thầy bạn có sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian bạn cần để nắm vững vấn đề
đó
3.8 Vận hành bộ não trong quá trình vận động:
Một vài người thường không học được khi họ bị ép buộc phải ngồi im mộtchỗ Họ cần vận động cơ thể để có thể học tốt hơn Điều này không có gì ngạcnhiên, chúng ta đều biết rằng chỉ khoảng 20% những gì chúng ta giao tiếp được thểhiện dưới dạng lời nói, 80% còn lại là dựa vào cử chỉ phi ngôn ngữ bao gồm giọngnói và ngôn ngữ cơ thể Vận động rèn luyện thể lực ngoài tác dụng làm cho cơ thểkhỏe hơn mà còn giúp học tập tốt hơn Tại sao như vậy? Vô số các cuộc nghiên cứucho thấy rằng các thanh thiếu niên tập thể dục đều đặn thì mạnh khỏe hơn, cân đốihơn, giàu nghị lực hơn và có trí óc linh hoạt hơn Đi bộ đường dài, chạy một vài lầntrong tuần, trượt patin và tìm ra những môn chơi khác để làm cơ thể năng động,ngoài ra chúng còn dạy cho cơ thể bạn những cử động mới mà nhờ đó cải tiến khảnăng suy nghĩ sáng suốt hơn
Phương pháp hữu hiệu nhất chính là nghỉ ngơi, thư giãn và tạo cho mình mộtkhoảng thời gian ngắn mỗi ngày để vận động như đi bộ, tập thể dục, trò chuyệncùng bạn bè… Luôn giữ một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng giữa học tập vànghỉ ngơi là bí quyết vàng giúp bạn tránh mỏi mệt Hãy cố gắng suy nghĩ thật tíchcực, không tự gây căng thẳng cho mình Đồng thời, có thể chia nhỏ công việc, đểtránh dồn quá nhiều việc vào cùng một lúc hoặc đề nghị sự giúp đỡ từ bạn bè,người thân… nếu cần thiết để đạt hiệu quả cao hơn trong khi học
Trên đây là một số phương pháp học tập hiệu quả mà nhóm tác giả đã tổng hợp từ các nghiên cứu của những chuyên gia nổi tiếng thế giới về não
bộ và các phương pháp học nhằm tác động vào não bộ Những phương pháp này đã được áp dụng rất hiệu quả ở nhiều trường học và cá nhân trên thế giới Nhóm tác giả cũng nhận thấy rằng đây là cơ sở lý luận chung nhất cho phương pháp học của từng thành viên trong nhóm cũng như toàn bộ nhóm Các phương pháp học cụ thể hơn của nhóm sẽ được đề cập kĩ hơn ở phần sau-thực trạng và giải pháp.
Trang 22ỨNG DỤNG MINDMAP CHO PHẦN PHƯƠNG PHÁP LUẬN BỘ NÃO
Trang 23CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỌC ĐẠI HỌC TRUYỀN THỐNG.
1 Những tồn tại trong phương pháp học truyền thống của nhóm:
Trong thời gian học phổ thông, tất cả các thành viên trong nhóm đều quen vớicách ghi chép truyền thống thụ động – thầy đọc trò chép vốn ăn sâu vào lối giáo dụcnước ta Thậm chí trong nhiều trường hợp, người học không ý thức được những gìmình đã ghi Họ biến thành một chiếc máy đánh chữ thụ động và nảy sinh tâm líchán những giờ học
Bước vào giảng đường Đại học, hầu hết sinh viên đều chưa được giáo dục vềcách thức học tập mới Thế nên, vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn khi cách họctruyền thống vẫn được áp dụng ở Đại học Khi giảng viên nói sinh viên chép, việcchọn những thông tin nào cần thi để ghi chép là việc của mỗi sinh viên Và theo nhưcách này, khi không có một phương pháp ghi chép phù hợp thì sinh viên sẽ rất mệtmỏi mỗi khi không biết phải bắt đầu từ đâu, chép cái gì và học như thế nào
Như đã phân tích ở trên, học tập, làm việc và nghiên cứu là một quá trình kếthợp nhiều kỹ năng cùng phương pháp một cách khoa học và hợp lý Bên cạnh đó,duy trì một thái độ nghiêm túc cũng là một yếu tố quan trọng đóng vai trò động lựcgiúp thực hiện thành công những mục tiêu và yêu cầu đặt ra Thế nhưng, để có thể
có được một kết quả khả quan trong vận dụng phương pháp luận mà chúng tôi đãnêu trên, việc tìm ra những điểm tích cực và những điều còn tồn tại trong cách họccủa sinh viên nói chung và cụ thể nghiên cứu ở đây là nhóm chúng tôi nói riêng làmột bước không thể bỏ qua Cụ thể:
Khả năng tiếp thu nhanh chóng và ghi nhớ được lâu của Trinh Bạncũng luôn tự tạo cho mình một cách học sáng tạo để có thể trau dồi kỹ năng vốn có
và xây dựng thêm nhiều kỹ năng khác cho riêng mình Có trí nhớ kém hơn Trinhnhưng Khuyên, nhóm trưởng của nhóm, đã khắc phục điểm yếu này của mình vớinhững mẩu giấy ghi chú lại những công việc cần làm
Ngoài ra, một điểm đặc biệt có thể nhận thấy ở tất cả thành viên trong nhóm, đóchính là sự tự tin, mạnh dạn và chủ động, được thể hiện rõ nhất trong các buổithuyết trình diễn ra trong lớp và khoa
Bên cạnh những điểm đáng ghi nhận, các thành viên nhóm vẫn còn những tồntại trong phương pháp học tập của mình
Khả năng ghi chép không hiệu quả, không đạt được cân bằng đượccuộc sống và học tập đã khiến cho kết quả của Tâm không như ý muốn
Trang 24 Huy và Giang thì dễ dàng bị phân tán, mất tập trung bởi những tácđộng bên ngoài
Sự phân bổ thời gian không hợp lý cũng được nhận thấy ở cách họctập và làm việc của nhiều bạn trong nhóm Điều này thể hiện ở chỗ các bạn khôngtiến hành ôn tập một cách đều đặn, có kế hoạch mà đợi đến gần thời điểm thi cửmới bắt đầu vội vã học
Hậu quả là không đạt được hiệu quả như mong đợi, tiến trình học tập và làm việc vìthế mà cũng chậm chạp, mất thời gian hơn
1.2 Về mặt tham gia các hoạt động ngoại khóa:
Mảng làm việc này của nhóm đã có rất nhiều tích cực Có thể dẫn một số minhchứng sau đây:
Khuyên là cựu Bí Thư Đoàn Khóa, hiện là ủy viên ban chấp hành Đoàntrường, thường xuyên trực tiếp tham gia và phát động các phong trào trong và ngoàitrường
Hường và Khánh là những chiến sĩ mùa hè xanh
Trinh là thành viên năng động và tích cực của câu lạc bộ Kĩ năng doanhnhân
Tâm tham gia tổ chức các hoạt động tập thể cho khoa, lớp
Giang và Huy cũng góp phần cho nhiều hoạt động của khoa và của diễn đàntrường
Đó là chưa kể đến nhiều cuộc thi khác mà các cá nhân hay cả nhóm đều thamgia như: “Nhà Kinh Tế Tương Lai” do trường tổ chức, “Đi Tìm CEO Tương Lai” củaĐại Học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh, “Rung chuông vàng” do đài truyền hìnhViệt Nam tổ chức, cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học của đoàn trường tổ chức,tàu SSEAYP, “Phương pháp học đại học hiệu quả” của Nhà Văn Hóa Sinh Viên…
Thế nhưng, bản thân các cá nhân và tập thể nhóm vẫn tồn tại những khuyết điểm như:
Chưa thật sự đầu tư nhiều vào hoạt động mình tham gia, có chăng cũng làmang tính chất phong trào
Khi tham gia và tiến hành công việc, chưa có thói quen lên kế hoạch cụ thể,rõ ràng, dẫn đến lãng phí thời gian và công sức của cả nhóm
Còn yếu kém trong khâu tự quản và phân bổ công việc, nhiệm vụ trong suốtquá trình làm việc
Một nhân tố khác cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả tham gia các hoạt độngngoại khóa của nhóm, đó chính là tinh thần và thái độ chưa thật sự nhiệt tình, kiêntrì của một số thành viên
1.3 Về mặt rèn luyện thể lực:
Một số thành viên ngay từ năm nhất đã thực hiện thời gian biểu luyện tập thể dụcthể thao cho riêng mình Thể chất cường tráng giúp tinh thần sảng khoái, minh mẫn,tạo công suất cao trong học tập và làm việc Một số hình thức các thành viên trongnhóm đã thực hiện được như:
Chạy thể dục buổi sáng xung quanh nơi ở hay công viên
Tham gia đội bóng của khoa, các hoạt động rèn luyện thể chất của trường( cuộc thi sinh viên 3 tốt)