Ứng dụng trong quá trình rèn luyện kĩ năng viết:

Một phần của tài liệu phương pháp bộ não và ứng dụng thành công vào việc học đại học hiệu quả - nhóm finance ftu (Trang 35 - 36)

Trước đây các thành viên trong nhóm đều xem ghi chép là một nhiệm vụ khó khăn và có phần nhàm chán, nhưng sau khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tạo được sự hứng thú để ghi chép trở thành công việc ưa thích trong mỗi giờ học.

Trong các giờ học, thay vì phải ngồi một chỗ chỉ chép và chép, giờ đây tôi biết tích cực suy nghĩ và tìm những hướng đi mới. Liệu điều đó có làm chúng tôi mệt mỏi hơn không, thay vì chỉ việc ngồi đó và chép bài đi? -Thưa không hề! Khi mới bắt đầu áp dụng phương pháp này, chúng tôi cũng e ngại điều này- vì chúng tôi đã quá quen với cách học cũ và đơn giản vì nỗi lo sợ những cái mới. Tuy nhiên, những kết quả bước đầu đã thuyết phục chúng chúng tôi.

Trên lớp, chúng tôi bắt đầu tập áp dụng công cụ bản đồ tư duy. Từ chủ đề bài học ở giữa trang giấy, chúng tôi bắt đầu vẽ thêm những nhánh nhỏ theo bài giảng của giảng viên, thậm chí chúng tôi còn viết thêm những ý tưởng của mình. Đồng thời chúng tôi cũng thay quyển vở nhỏ của mình bởi một quyển vở khổ lớn hơn để dễ dàng trình bày. Với những bài giảng mà chúng tôi biết có nhiều chi tiết và dài hơn, chúng tôi sẽ vẽ bản đồ tư duy ở chính giữa vở, như vậy chúng tôi có thể dùng cả 2 mặt của đôi giấy, nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi, thường thì ta hiếm khi phải dùng cách này, đơn giản vì tự bản thân bản đồ tư duy cũng là một công cụ ghi chép rất ngắn gọn rồi. Sau 1 tuần áp dụng, kết quả đã làm chúng tôi phải bất ngờ. Chúng tôi ghi chép ít hơn hẳn các bạn khác: chúng tôi có thể gói gọn 2 tiết học môn Lịch sử Đảng chỉ trong 1 trang giấy, trong khi các bạn khác phải mất 6,7 trang. Nhưng điều quan trọng là chúng tôi hiểu và hình dung được toàn bộ bài giảng của cô ngay trên lớp, nghĩa là chúng tôi sẽ mất ít thời gian ở nhà hơn để ôn lại bài. Trong khi đối với các bạn chép nguyên những lời cô nói, chúng tôi không chắc họ hiểu cả những gì họ đã chép.

Đối với các buổi thuyết trình và hội thảo khoa học mà chúng tôi tham gia. Chúng tôi cũng tập áp dụng phương pháp ghi chép TM. Sau một vài lần thấy lúng túng, chúng tôi đã quen dần với phương pháp này. Kết quả thật rõ ràng, chúng tôi tập trung hơn, và cảm thấy hứng thú hơn với các buổi thuyết trình trên lớp, thay vì mệt mỏi và buồn ngủ như trước kia. Nhưng điều quan trọng là chúng tôi nắm bắt được luồng thông tin của người nói theo ý chúng tôi, vì vậy hiểu được cặn kẽ vấn đề hơn. Như trong buổi hội thảo gần đây mà trường chúng tôi tổ chức “Hội thảo về thị trường chứng khoán Việt Nam”, khi người thuyết trình đặt lại vấn đề mà ông ấy đã trình bày về thời gian mà VN-index tăng điểm nóng nhất, trong khi cả hội trường bàn tán xôn xao thì

chúng tôi biết ngay đó là vào cuối năm 2006, đầu 2007. Đơn giản vì khi đó chúng tôi đã viết bên cạnh là “ Nếu ông ấy đầu tư vào thời điểm này, biết đâu chỗ ông ấy bây giờ là ở ngoài đường thay vì tại đây”. Tất nhiên đây chỉ là lời nói đùa, nhưng điều đó giúp chúng tôi ghi nhớ thông tin một cách rất hữu ích.

Một phần của tài liệu phương pháp bộ não và ứng dụng thành công vào việc học đại học hiệu quả - nhóm finance ftu (Trang 35 - 36)