Ứng dụng trong quá trình nghe giảng và ôn tập:

Một phần của tài liệu phương pháp bộ não và ứng dụng thành công vào việc học đại học hiệu quả - nhóm finance ftu (Trang 39 - 42)

Thi cử vốn là một bước quan trọng trong quá trình học tập chính quy bởi nó đánh giá mức độ kiến thức bạn học được hay mức độ hiệu quả trong phương pháp học của bạn. Cách thức duy nhất để hoàn thành tốt việc thi cử là ôn tập. Nhưng vượt hơn cả vai trò quan trọng đó, ôn tập giúp bạn hoàn thiện khả năng nhớ và nâng cao kết quả học tập lên gấp nhiều lần.

Sau khi nhận thức được ý cốt lõi của Phương pháp bộ não, Khuyên hiểu rằng bộ não cần được lên kế hoạch ôn tập ngay từ những giờ giảng bài trên lớp chứ không để đến lúc “nước đến chân mới nhảy”.

7.1. Nghe giảng:

Nghe giảng là khâu mở đầu trong quá trình học tập và ngoài nội dung bài học, thầy cô giáo còn hướng dẫn chúng ta phương pháp và định hướng cho chúng ta nghiên cứu tùy vào từng môn.

Do vậy, để đạt được kết quả tốt nhất trong các kỳ thi, Khuyên đã chia quá trình nghe giảng hiệu quả thành 3 giai đoạn: chuẩn bị trước khi nghe giảng, ghi chú trong khi nghe giảng và ôn tập sau khi nghe giảng.

- Đọc trước bài học của môn học giúp bộ não tăng gấp đôi hiệu quả ghi nhớ. Nhưng do bận nhiều việc nên Khuyên quyết định sẽ đi học sớm 30 phút, dành thời gian này xem lướt qua tất cả các bài sẽ học trong buổi hôm đó. Phần nào cần chú ý sẽ highlight vào cho dễ theo dõi trong lúc cô giảng bài.

- Thêm nữa, việc chuẩn bị tài liệu cho việc nghe giảng với Khuyên là rất quan trọng. Nếu nghe giảng mà không có tài liệu khác nào ra chiến trường mà không có súng. Làm sao chiến đấu thành công được. Ngoài ra, không những bạn phải chuẩn bị tài liệu trước khi nghe giảng mà còn phải chuẩn bị tài liệu sau khi nghe giảng nữa. Ví dụ như môn Quan hệ kinh tế quốc tế, cô giáo luôn cho thêm câu hỏi về nhà và yêu cầu lớp giải đáp vào ngày hôm sau. Vì vậy, muốn hiểu bài trong ngày kế tiếp, Khuyên luôn tích cực giải đáp hết tất cả các câu hỏi về nhà bằng sách, vở và internet.

b. Nghe giảng.

Yếu tố đánh giá buổi nghe giảng tốt chính là nghiêm túc, tập trung tất cả cho nghe giảng. Đây là điều quá sơ đẳng và đơn giản nhưng không phải ai cũng ý thức được tầm quan trọng của nó và làm được. Với Khuyên, bạn cho rằng để tập trung tốt nhất phải giữ cho cơ thể ở trạng thái tốt nhất cả về trí lực lẫn thể lực. Vì vậy, bạn phải ngủ đầy đủ, nghỉ ngơi và tập thể dục hợp lý. Một điều nữa trong nghe giảng là phải đặt câu hỏi cho những thắc mắc, nếu mình giải quyết được thì tốt, còn không thì phải hỏi thầy giáo, bạn bè.

c. Ghi chép trong nghe giảng

Thực sự thì ghi chép trong nghe giảng cũng còn tùy thuộc vào từng môn học. Nếu đó là môn khoa học tự nhiên thì ta phải ghi chính xác các khái niệm, định nghĩa để không hiểu lệch ý. Nếu đó là môn khoa học xã hội thì ta có thể ghi lại bài giảng dưới dạng lời của mình cùng những ví dụ cụ thể được đưa ra minh họa.

Ở Đại học, cách ghi ý được cho là hiệu quả nhất bởi lẽ bộ não có thời gian nghe giảng được nhiều hơn. Khuyên cũng chọn phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy cho hầu hết các môn học ở trường.

7.2. Ôn tập:

Trong học kỳ I năm thứ nhất vừa rồi, khi phải thi môn Tài Chính Tiền Tệ - môn học chiếm 6 trình, cao nhất trong tất cả các môn từ trước đến giờ, Khuyên tâm sự:

“Tôi đã rất lo lắng ngay từ khi bắt đầu học môn này. Vì tôi học ngành Tài Chính – Ngân hàng nên những kiến thức môn này rất quan trọng, số trình lại cao, nếu học lơ là, điểm thi thấp thì toàn bộ kết quả năm nhất sẽ bị kéo xuống ngay. Xuất phát từ tầm quan trọng của môn này, tôi tìm sách báo, tra cứu internet đọc được khá nhiều thông tin hay và bổ ích, đặc biệt là có tính thực tiễn rất cao. Vào thời điểm đang học Tài chính – tiền tệ, nền kinh tế nước nhà có những chuyển biến rất phức tạp, từ lạm phát, được nhà nước kiềm chế, rồi rơi vào giảm phát, nhà nước lại kích cầu…Nếu không học, tôi sẽ chẳng thể hiểu những diễn biến phức tạp đó. Nhưng chính nhờ thực tiễn thúc đẩy, tôi gắn lý thuyết vào những trường hợp cụ thể và thấy những vấn đề rất hay. Từ đó, tôi dần tích lũy kiến thức qua từng bài giảng, từng sự

kiện thời sự, từng bài báo, tạp chí…cho đến gần ngày thi tôi vẫn cảm thấy rất lạc quan. Để đảm bảo cho kết quả tốt của kỳ thi, tôi đã thực hiện kế hoạch ôn tập nghiêm ngặt như sau và kết quả là tôi được 9,0 tổng kết môn – một niềm vui sướng rất lớn đã đến với tôi.

1. Trước khi đi thi:

- Chú ý đến những lưu ý về kỳ thi:

Từ thầy cô , bạn bè, các anh chị khóa trên, các tài liệu thi cử những năm trước, các bài kiểm tra… Nếu phần nào quá khó hoặc không hiểu phải lập tức nhờ thầy cô giải đáp.

- Hệ thống kiến thức trước khi thi: lập mindmap với 5 nhánh

+ Chọn ra 5 ý chính quan trọng nhất + Tổng kết theo cách bạn hiểu

+ Cố gắng thật thoải mái2. Đi thi: Cố gắng không chủ quan.

- Hôm trước khi đi thi: Viết ra giấy những gì bạn phải đem theo khi đi thi và dán nó

ở nơi rửa mặt của bạn. Như vậy, lúc đi thi bạn không bỏ sót các dụng cụ và hãy đến sớm để phòng khi bạn lỡ quên một vật gì đó thì còn có khả năng xoay sở để tìm cái khác thay thế.

- Đến sớm hôm có giờ thi.

-Thoải mái nhưng phải cảnh giác.Nếu thấy mình đang lo lắng, tôi sẽ hít thật sâu,

thở thật mạnh và không nhắc về bài kiểm tra với mọi người nữa.

- Làm bài thi

Đọc kĩ hướng dẫn của đề bài

Tóm tắt đề: Nhận biết những phần quan trọng, vạch ra thật ngắn gọn những

ý chính

Trả lời các câu hỏi theo cách khoa học nhất

Trước tiên là những câu hỏi dễ vừa tiết kiệm thời gian, vừa lấy được điểm

cao. Sau đó là đến những câu hỏi khó

- Với dạng bài kiểm tra mang tính chất khách quan, trước tiên, loại trừ những đáp án chắc chắn là sai, không phù hợp, hoặc là hai đáp án rất giống nhau và cả hai đều không thể đúng được.

- Với dạng câu hỏi mang tính chủ quan, vạch ra những ý chính, và sắp xếp những ý đó theo một trình tự phù hợp nhất

Xem lại : theo tôi đây là khâu quan trọng không kém trong lúc làm bài thi của

các bạn. Bài thi nào tôi cũng dành 3 đến 4 lần để xem lại, cho đến khi hết giờ thì thôi.

Trên đây là những ứng dụng cụ thể mà nhóm chúng tôi đã tích cực thực hiện trong thời gian qua và sẽ còn tiếp tục sáng tạo trong thời gian tới. Trước đây,

nhóm chúng tôi thường gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra giải pháp đúng hướng để bắt đầu học tập một lĩnh vực mới hoặc phải giải quyết một nhiệm vụ tại trường. Tuy nhiên khi áp dụng Phương pháp Bộ Não chúng tôi không chỉ tiếp nhận mà còn có khả năng ghi nhớ hầu như mọi lĩnh vực kiến thức mới cả trong và ngoài giảng đường Đại Học. Điều đó thật tuyệt vời, bạn có muốn việc học tập của bạn cũng trở nên hứng thú như vậy không. Hãy chủ động hành động và thay đổi nhé.

CHƯƠNG IV: NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỂ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÊN QUI MÔ LỚN

Ở chương này, chúng tôi xin trình bày về tính khả thi của phương pháp học đã nêu ra, đồng thời sẽ đưa ra những đề xuất để có thể áp dụng phương pháp này một cách rộng rãi, với hy vọng sinh viên sẽ tiến bộ lên rõ rệt sau khi tiếp nhận nó.

Một phần của tài liệu phương pháp bộ não và ứng dụng thành công vào việc học đại học hiệu quả - nhóm finance ftu (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w