Nhằm đánh giá thực tế hơn về phương pháp học Đại học của phần lớn sinh viên hiện nay, Nhóm Finance đã tiến hành khảo sát trên 100 sinh viên tại trường ĐH Ngoại Thương như sau:
3.1. Phiếu khảo sát:
(Hãy chọn câu trả lời “gần đúng với bản thân nhất” và đánh dấu x vào trước câu trả lời mà bạn chọn)
Câu 1: Anhxtanh có chỉ số IQ là 150, vậy theo bạn chỉ số IQ hiện tại của bạn là bao nhiêu
a. <70 b. 70 đến <100 c.100 – 140 d. > 140 Câu 2: Để giúp tập trung, bạn có thường nghe nhạc trong lúc học chứ:
a. Hầu như không nghe nhạc
b. Nghe những thể loại như rock, ballat, pop,… nhạc trẻ c. Hay nghe nhạc thính phòng, barốc cổ điển
Câu 3: Bạn đang áp dụng cách đọc nào sau đây:
a. Đọc kĩ từng từ một, “chậm mà chắc”.
b. Đọc mỗi câu 2 lần để nhớ lâu
c. Đọc lướt từng nhóm từ, có thể dùng ngón tay để định hướng
d. Đọc kết hợp với làm 1 việc gì đó như nói chuyện, đọc sách, xem phim…
Câu 4: Cường độ tập thể dục hàng ngày của bạn là bao nhiêu:
a. Không tập b. 1 – 3 lần / tuần c. 3 – 5 lần/ tuần d.Hàng ngày Câu 5: Bạn đã từng sử dụng bản đồ tư duy trong việc ghi chép bài giảng chưa: a. Chưa bao giờ c. Thường xuyên
Câu 6: Khi viết ( tiểu luận, test, asignment…), bạn thường có những thói quen nào: a. Viết ngay không cần suy nghĩ, nghĩ gì viết đó
b. Lập dàn ý trước bằng cách viết các ý từ trên xuống dưới c. Dùng bản đồ tư duy để lập ý.
d. Phân vân không biết viết cái gì trước cái gì sau. Câu 7: Khi học nhóm, bạn cảm thấy mình:
a. Học tồi đi
b. Vẫn dẫm chân tại chỗ
c. Phát huy được hết khả năng của bản thân
Câu 8: Bạn có từng trăn trở cách giúp mình tiến bộ hơn không: a. Đã từng 1 vài lần b. Không quan tâm.
c. Đã từng nhiều lần d. Luôn luôn suy nghĩ nó trong đầu
Câu 9: Bạn có tin có phương pháp học để luôn mang đến thành công hay không:
a. Không b. Có
3.2. Đánh giá:
Hầu hết những sinh viên này đều thể hiện rằng họ đang có cách học không mấy hiệu quả nếu so sánh với chuẩn phương pháp học hiệu quả mà nhóm đưa ra. Thể hiện như sau:
Chỉ có cách đọc là các sinh viên có phương pháp hiệu quả với cách đọc lướt từng nhóm từ và sử dụng vật chỉ đường
Về chỉ số tự tin trong học tập, việc rèn luyện thể lực, tạo môi trường học tập tốt bằng cách sử dụng âm nhạc, dùng sơ đồ tư duy trong học tập, các sinh viên thể hiện những điều này rất kém.
Sau đây là những con số kết quả cho cuộc khảo sát: 1.Đối với chỉ số tự tin:
Có 41% cho rằng mình thông minh gần bằng Anhxtanh 48% cho rằng mình thua xa nhà bác học
Chỉ có 11% cho rằng mình không thua nhà bác học
Kết quả cho thấy, các sinh viên không tin vào năng lực của bản thân mình, họ nghĩ rằng khả năng mình có hạn. Điều này rất sai lầm vì nó tạo nên tư tưởng ỷ lại, phó mặc và dĩ nhiên làm uổng phí tiềm năng.
2. Đối với môi trường học tập:
Có 53% không nghe nhạc trong lúc học và cũng có 43% không bao giờ tập luyện thẻ dục. Các sinh viên chưa biết được tác dụng kì dịu của âm nhạc đối với bộ não và cũng không có sự quan tâm đúng mức đến sức khỏe.
Có 32% sử dụng âm nhạc trong khi học nhưng đáng buồn là thông qua dò hỏi, chúng tôi biết rằng họ dùng âm nhạc với mục đích để tránh “chán” trong giờ học của những môn “bị ép buộc học”, còn khi cần sự tập trung thì họ không dùng âm nhạc
48% đọc đúng kiểu nhưng lại có 34% có thói quen xấu khi đọc, đọc từng từ và đọc lặp lại.
4. Dùng mindmap:
Mặc dù đa số sinh viên đều biết về những lợi ích mà bản đồ tư duy mang lại, nhưng tỉ lệ sinh viên thường xuyên sử dụng chỉ đạt 10%, và cũng chỉ có 5% sinh viên dùng bản đồ tư duy để lập dàn ý khi viết bài. Thậm chí có tới 15% số sinh viên được khảo sát cho hay họ không biết bản đồ tư duy là gì.
Những điều này chứng tỏ lối học cũ vẫn có chỗ đứng rất vững chắc trong giảng đường hiện nay. Tuy nhiên, trong trường hợp khác, khi mà các sinh viên đã
áp dụng một phương pháp được cho là rất hiệu quả là học nhóm thì kết quả cũng không như chúng ta mong đợi.
Bằng chứng cụ thể là có tới 55 sinh viên trong số 100 sinh viên trả lời khảo sát thừa nhận rằng họ không tiến bộ khi học nhóm, may mắn là chỉ có 5 người kết luận là họ học còn tệ hơn.
Theo chương trình giáo dục đại học, tất cả các sinh viên sẽ quen dần với các cuộc hội thảo và những buổi thuyết trình, trải qua lần lượt các môn từ đại cương cho đến chuyên ngành. Lượng kiến thức khổng lồ được chuyển tải chỉ qua tương tác là chính nên sinh viên phải tự mình tìm kiếm xử lý thêm thông tin từ sách, báo, internet...Vì vậy, việc có một phương pháp học hiệu quả sẽ giúp hệ thống hóa được kiến thức và nâng cao hiệu quả học tập lên một tầm cao mới – sự chủ động toàn bộ.
Tóm lại, xuất phát từ hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, là một nước phương Đông với lễ nghĩa Nho giáo ăn sâu vào tiềm thức và đời sống xã hội thì quá trình dạy và học ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chính môi trường học tập như vậy mà phần lớn các sinh viên không phát huy được tiềm năng học tập của chính mình. Giảng đường chỉ là nơi mà các sinh viên đã và đang tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, thiếu tư duy và sáng tạo ra cái mới. Thời gian tiếp nhận kiến thức chủ yếu ở trên giảng đường không nhiều nên sinh viên có thể tự mày mò tìm hiểu hoặc thậm chí đi ngược lại những điều vẫn được cho là hiển nhiên đúng. Nhưng thực tế, số lượng sinh viên thực hiện như trên là rất ít và thậm chí ở nhiều trường là không có. Mà nguyên nhân chính là do họ chưa từng nghĩ rằng đó là một hoạt động đáng để sinh viên làm và nên làm từ rất lâu rồi.
Hơn thế nữa, bởi vì nội dung đào tạo mang nặng tính lý thuyết hàn lâm, thiếu tính ứng dụng thực tiễn nên đa phần sinh viên sau khi hoàn thành tốt nghiệp vẫn chưa thể có đủ khả năng tham gia vào thị trường lao động đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của một tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO.
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG SÁNG TẠO PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀO THỰC TIỄN.
Trên thực tế, xác định phương pháp học Đại học hiệu quả không được dạy phổ biến trong các trường đại học ở Việt Nam. Đó là một yếu điểm lớn của sinh viên hiện nay. Nhận thức được rằng phương pháp học có vai trò quyết định hàng đầu trong hoạt động học tập, nhóm FINANCE đã tích cực khắc phục yếu điểm đó bằng cách ứng dụng hết sức sáng tạo, linh động phuơng pháp luận Bộ Não vào thực tiễn. Do đó, các thành viên trong nhóm một mặt tự mình cải thiện phương pháp học của bản thân, mặt khác chủ động tham gia vào việc ứng dụng phương pháp trong cả nhóm nhằm phát huy tối đa sức mạnh của tập thể.