Ứng dụng trong quá trình rèn luyện kĩ năng thực hành:

Một phần của tài liệu phương pháp bộ não và ứng dụng thành công vào việc học đại học hiệu quả - nhóm finance ftu (Trang 36 - 39)

“Học với hành phải đi đôi. học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.”

Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học không chỉ trong quá khứ mà còn đúng với hiện tại và cả trong tương lai. Những kiến thức mà chúng ta thu nhận từ trường lớp là chưa đủ mà phải ứng dụng nó trong thực tiễn để có được những kĩ năng toàn diện.

Các bạn biết không? Khi mới bước vào đại học thì hai từ thuyết trình nghe lạ lẫm đối với chúng tôi. Bởi vì học ở phổ thông, chúng tôi chưa thật sự làm một bài thuyết trình cũng như hiểu rõ thuyết trình là gì. Chúng tôi hầu như chỉ đưa ra những bài nói đơn thuần về một vấn đề an toàn giao thông hay những chủ đề gần gũi với cuộc sống. Khi lên đại học, thầy cô thường yêu cầu chúng tôi làm những bài thuyết trình hay tiểu luận. Ban đầu khi chưa có kĩ năng, những bài thuyết trình của chúng tôi dở tệ, đa phần chúng tôi học thuộc những gì mình đã viết ở nhà, cũng có khi là

cầm giấy và đọc lại những gì có trong đó. Dần dần chúng tôi hiểu ra rằng, làm bài thuyết trình là một phương pháp học rất hiệu quả, không chỉ giúp chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về các nội dung trong môn học mà còn phát triển thêm các kỹ năng làm việc nhóm, tìm kiếm thông tin, kỹ năng thuyết trình,…

Thông thường, làm thuyết trình tốn khá nhiều thời gian. Cái khó của thuyết trình đó là làm thế nào để “vừa lòng tất cả”. Khi thuyết trình,chúng tôi còn phải đối mặt với một vấn đề nữa là làm việc nhóm. Mỗi cá nhân một ý tưởng, một suy nghĩ, một tính cách, thật khó để kết nối mọi người lại và phối hợp hoàn hảo giữa các thành viên trong nhóm. Lần đầu tiên chúng tôi làm thuyết trình, chúng tôi đã không đọc sách tìm hiểu xem làm sao để thuyết trình tốt. Chúng tôi làm rất tự nhiên với suy nghĩ ban đầu chưa quen thì ai cũng như chúng tôi mà thôi. Khi được nhận đề tài, mọi người bắt đầu bảo nhau tìm các tài liệu về đề tài đó; rồi bắt đầu lọc vấn đề ra, rồi cùng làm bài powerpoint. Nói chung, quan điểm vẫn là làm việc theo nhóm, cái gì cũng cần có sự đồng thuận của cả nhóm. Một vấn đề nhỏ cũng chờ cả nhóm quyết mới thực hiện, khi cùng trao đổi dễ dẫn đến các cuộc tranh luận; điều này làm mọi người hiểu sâu hơn vấn đề nhưng nói chung là mất rất nhiều thời gian. Một bài thuyết trình có thể mất từ 2-3 tuần để làm và nhóm phải triệu tập họp rất nhiều lần. Việc tìm tài liệu cho bài thuyết trình hay tiểu luận không hề đơn giản, là sinh viên nên nguồn tài liệu chủ yếu của nhóm là từ Internet, tài liệu trong thư viện. Nhưng trường mới được hoàn thiện cách đây không lâu nên tài liệu trong thư viện trường không đa dạng nên nguồn tài liệu chính vẫn là Internet. Nguồn tài liệu trên Internet phải nói là khổng lồ, vì vậy biết cách để tìm kiếm thông tin nhanh và chính xác cũng là một kĩ năng quan trọng cần thiết với các thành viên trong nhóm. Sau đây là các bước cơ bản mà nhóm ứng dụng cho việc tìm kiếm thông tin của mình:

1. Dùng thành thạo công cụ tìm kiếm.

Nếu bạn thường dùng hai hay ba site tìm kiếm nào đó, hãy tập dùng thành thạo các quy tắc tìm kiếm nâng cao của chúng, bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn.

2. Xác định thông tin cần tìm

Khi muốn tìm thông tin về một sản phẩm nào đó, hãy cung cấp câu hỏi giúp cho site tìm kiếm biết thông tin mà bạn muốn tìm. Chẳng hạn hãy nhập "digital camera reviews" (điểm qua các loại máy ảnh số) thay vì chỉ có "digital cameras".

3. Đặt câu hỏi trong dấu nháy kép

Đặt nhóm từ truy vấn trong dấu nháy kép (" ") thường cho kết quả tuyệt vời.

4. Dùng câu hành động

Thường thì bạn có thể định vị nhanh chóng thông tin cần tìm bằng cách đưa vào câu truy vấn dạng tác vụ. Hãy thử dùng câu truy vấn có dạng như "sell digital cameras" (bán máy ảnh số)

5. Sử dụng liên từ logic

Bạn có thể dùng các liên từ logic như AND, OR...trong câu truy vấn. Để biết thêm các thủ thuật với một số liên từ logic bạn có thể tham khảo tại địa chỉ http://find.pcworld.com/27321.

Nếu bạn muốn có các liên kết liên quan đến một thời điểm cụ thể, hãy đưa thêm ngày hoặc năm vào trong cặp dấu nháy kép. Ví dụ: "Olympics and 2002".

7. Dùng nhóm từ liên quan

Nếu bạn tìm kiếm tài liệu chuyên biệt, hãy lưu ý tới các nhóm từ đặc biệt được dùng trong lĩnh vực đó. Chẳng hạn để tìm kiếm học bổng du học, bạn có thể tìm kết hợp "Scholarship" với "Fullbright".

8. Suy nghĩ kỹ trước khi click chuột

Để tránh lãng phí thời gian với những site không phù hợp, hãy duyệt qua phần giới thiệu của các liên kết trong danh sách kết quả tìm kiếm, xem xét theo ngữ cảnh câu truy vấn của bạn, địa chỉ URL, đặc trưng của công ty sở hữa site, và ngày tháng (nếu có thể)

9. Hỏi chuyên gia

Bạn có thể tiết kiệm được thời gian bằng cách nhờ chuyên gia. Ví dụ như có vấn đề liên quan đến rượu? Hãy đến thẳng web site chuyên về lĩnh vực này là Wine Spectator ( http://www.winespectator.com/ ) thay vì tìm kiếm trên Google hay Yahoo.

10. Biết dừng đúng lúc

Biết khi nào nên kết thúc việc tìm kiếm trên web là rất quan trọng. Tuỳ thuộc vào câu hỏi của bạn, đôi khi việc nhấc điện thoại (để hỏi) lại nhanh hơn nhiều.

Quay lại vấn đề làm việc nhóm, trong nhóm luôn có những thành viên nổi trội hơn: những người luôn sôi nổi đưa ra ý kiến, dẫn dắt suy nghĩ của các thành viên khác, cũng có một số thành viên vẫn còn khá hờ hững với bài thuyết trình: đi họp trễ, vắng mặt, không tìm tài liệu, không phát biểu ý kiến, khá dè dặt do chưa làm quen với phong cách làm việc nhóm …Chúng tôi chọn cho mình một trưởng nhóm năng động, biết kết nối mọi người, dẫn dắt ý tưởng cho các thành viên còn lại, nhìn ra được điểm mạnh yếu của từng cá nhân…nên nhóm hoạt động cũng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cái tôi của mỗi thành viên trong nhóm rất lớn nên thường chúng tôi phải thảo luận (có cả tranh luận) rất nhiều để đưa ra một ý kiến, mặc dù ý kiến này rất nhỏ. Tranh luận thì nhiều nhưng quan hệ giữa các thành viên rất tốt, nhóm có 3 nam, 4 nữ nên cũng rất hòa thuận. Ngoài việc học các thành viên còn cùng nhau tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng như phong trào của trường lớp. Lần đầu tiên thuyết trình trước đám đông, lần đầu tiên đứng, trình bày trước giảng viên và các bạn trong lớp…không ai là không hồi hợp, lo sợ liệu mình có đủ sự giữ bình tĩnh khi trình bày vấn đề hay run cầm cập; liệu mình có nói sai không, mình có phá hoại công sức của cả nhóm không? …

Sau vài lần thuyết trình không hiệu quả, chúng tôi thường lắng nghe và ghi chép những nhận xét của giáo viên đối với bài thuyết trình của mình, từ đó nhận ra những điểm mà mình đã làm tốt để phát huy, những điểm chưa đạt để sữa chữa. Chúng tôi cũng đã chú ý đến kĩ năng thuyết trình hơn và tìm hiểu cách để làm một bài thuyết trình hay. Và bây giờ, khi đang là sinh viên năm 2, việc thuyết trình trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn nhiều so với chúng tôi. Các bài thuyết trình của nhóm cũng thường được bạn bè trong lớp và thầy cô đánh giá cao. Sau đây là một số gợi ý để làm một bài thuyết trình hiệu quả mà nhóm chúng tôi đưa ra.

Trước hết, chúng tôi họp mặt các thành viên lại. Đảm bảo rằng mọi thành viên trong nhóm đều hiểu được yêu cầu của đề tài. Bài thuyết trình của mình nói về vấn đề gì? Từ đó cùng thảo luận lập ra một dàn bài cụ thể. Trong đó chúng tôi chia

bài thuyết trình của mình ra làm mấy phần, mỗi phần có những mục nhỏ nào…rồi hãy chia các phần đó cho từng người phụ trách. Thống nhất một thời gian cụ thể là hạn chót để mọi người nộp phần bài của mình. Đảm bảo rằng các thành viên của nhóm phải nộp bài đúng hạn, nếu có ai đó bị trễ hạn nộp mà không đưa ra được lý do chính đáng thì nên phê bình hoặc nhắc nhở trước nhóm. Như thế các thành viên sẽ không tái phạm lỗi trên nữa.

Trưởng nhóm tổng hợp bài xong, hãy lập ra một bài Word hoàn chỉnh, mọi người hãy họp nhau một lần nữa và xem xét, thống nhất đồng ý với các phần mà mọi người đã làm chưa? Phần nào sai, chưa hoàn chỉnh thì cả nhóm cùng thảo luận hoặc chia ra tìm tài liệu tiếp tục hoàn chỉnh nó.

Powerpoint rất quan trọng đối với một bài thuyết trình. Một hay hai bạn có khả năng làm powerpoint và hiểu rõ những gì nhóm đã làm được phân công làm nhiệm vụ này. Người làm powerpoint phải có cái nhìn tổng thể của cả bài thuyết trình, biết rằng phần nào sẽ chú trọng, phần nào sẽ chỉ cần nói qua để thể hiện ý tưởng lên từng slide thuyết trình. Kỹ năng làm powerpoint cũng rất cần thiết; một bài thuyết trình hay cần phải bố cục tốt, hình ảnh minh họa sinh động, hấp dẫn. Đa số các thành viên trong nhóm đều có kĩ năng này nên phần việc làm powerpoint tương đối dễ dàng với nhóm. Những kĩ năng thuyết trình được nhóm tìm hiểu từ sách vở và internet và áp dụng khá tốt. Các thành viên đều biết sắp xếp các ý tưởng vào các phần mở bài, thân bài, kết luận một cách logic, trình bày chúng một cách thoải mái, tự nhiên và bằng khả năng riêng của mỗi người làm bài thuyết trình trở nên sôi nổi hơn. Khi thuyết trình nhóm thường đưa ra những chi tiết lý thú, câu hỏi giao lưu khán giả độc đáo,… điều đó cho thấy rằng nhóm cũng đã có tác phong chuyên nghiệp và hiệu quả hơn trong kĩ năng thuyết trình.

Một phần của tài liệu phương pháp bộ não và ứng dụng thành công vào việc học đại học hiệu quả - nhóm finance ftu (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w