HỆ THỐNG 12 ĐẠO TRÌNH ECG ppsx

28 337 0
HỆ THỐNG 12 ĐẠO TRÌNH ECG ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỆ THỐNG 12 ĐẠO TRÌNH ECG 15.1.Các đạo trình Chi Các điều kiện: Nguồn: Nguồn lưỡng cực hai chiều tại một điểm cố định. Bộ dẫn: Vô hạn, bộ dẫn khối thuần nhất hoặc thuần nhất dạng cầu với lưỡng cực đặt tại tâm. Augustus Désiré Waller đã đo điện tim đồ trên cơ thể người vào năm 1887 bằng cách sử dụng mao dẫn kế của Lippman. Ông đã chọn 5 vị trí điện cực như sau: 4 điện cực ở đầu các chi và 1 điện cực tại miệng (Waller,1889). Bằng cách này, có thể thu được trở kháng tiếp xúc đủ nhỏ và do đó tín hiệu điện tâm đồ thu được là lớn nhất. Hơn thế nữa, vị trí điện cực đựơc xác định một cách rõ ràng và các điện cực được gắn tại các chi. Năm điểm đo tạo ra tất cả 10 đạo trình khác nhau (xem hình 15.1A). Từ 10 đạo trình này ông đã chọn ra được 5 đạo trình và gọi là đạo trình tim. Hai trong số đó được xác định như là đạo trình Einthoven I và III được mô tả sau đây. Willem Einthoven cũng đã sử dụng mao dẫn kế trong những lần đo điện tâm đồ đầu tiên. Những đóng góp chủ yếu trong kĩ thuật đo điện tâm đồ của ông là sự phát triển và ứng dụng đồng hồ đo dòng điện galvanic . Tính chính xác của nó đã vượt xa so với việc sử dụng mao dẫn kế trước đó. Đồng hồ đo dòng điện Galvanic được phát minh bởi chính Clément Ader (Ader,1897). Năm 1908, Willem Einthoven đã công bố bản mô tả đầu tiên rất quan trọng về hệ thống đo ECG lâm sàng (Einthoven,1908). Những lí do thực tế kể trên đúng hơn về một phương diện sinh học được xác định trong hệ thống đạo trình Einthoven. Đó là một ứng dụng trong 10 đạo trình của Waller. Hệ thống đạo trình Einthoven được miêu tả trong hình 15.1B. Hình 15.1A.Hệ thống 10 đạo trình ECG của Waller. Hình 15.1B.Các đạo trình chi của Einthoven và tam giác Einthoven. Tam giác Einthoven là 1 sự mô tả gần đúng các vector đạo trình được kết hợp với các đạo trình chi. Đạo trình I được thể hiện là CI như trên hình v.v… Các đạo trình chi của Einthoven (đạo trình chuẩn) được định nghĩa như sau: Đạo trình I: VI = ΦL - ΦR Đạo trình II: VII = ΦF - ΦR (15-1) Đạo trình III: VIII = ΦF - ΦL Trong đó: VI là điện áp của đạo trình I VII là điện áp của đạo trình II VIII là điện áp của đạo trình III. ΦL là điện thế tại tay trái. ΦR là điện thế tại tay phải. ΦF là điện thế tại chân trái ( Tay trái, tay phải, và chân trái cũng được biểu diễn với các kí hiệu tương ứng là LA,RA và LL ). Theo định luật Kirchhoff thì các điện áp của các đạo trình tuân theo mối quan hệ sau: VI + VIII = VII (15-2) Do đó chỉ có 2 trong số 3 đạo trình là độc lập với nhau. Các vetor đạo trình kết hợp với hệ thống đạo trình Einthoven được tìm ra dựa trên giả thuyết rằng tim được đặt tại một khối dẫn thuần nhất vô hạn.( hoặc ở tâm của một khối cầu thuần nhất được biểu diễn như là thân trên cơ thể). Có thể thấy rằng nếu vị trí của tay phải , tay trái và chân trái là các đỉnh của một tam giác đều thì tim được đặt trùng với trọng tâm (giữa) của nó và khi đó các vector đạo trình cũng tạo thành một tam giác đều. Một mô hình đơn giản tạo nên từ giả thiết rằng các nguồn của tim được đặc trưng bởi một lưỡng cực phân bố tại tâm của một hình cầu đặc trưng cho phần thân trên cơ thể, do đó nó cũng đặt tại trọng tâm của tam giác đều. Với những giả thiết này, các điện áp đo được từ 3 đạo trình chi là tỉ lệ các hình chiếu của các vector điện tim trên cạnh của tam giác đều vector đạo trình, được mô tả như trong hình 15.1B. Những khái niệm này là bản tóm tắt của những thảo luận trong phần 11.4.3, ở đó cho rằng các cạnh của tam giác đều thực chất là được tạo nên từ các vector đạo trình tương ứng. Điện áp của các đạo trình chi tính được từ phương trình 11.19, giống như dưới đây. (Einthoven, Fahr, and de Waart, 1913, 1950). ( Hãy chú ý rằng những phương trình khi viết sử dụng hệ tọa độ như trong phần phụ lục). (11-19) Nếu thay phương trình 11.19 vào phương trình 15.2 ,ta có thể chứng minh lại được định luật Kirchhoff. Có nghĩa là phương trình 15.2 được thỏa mãn, từ đó chúng ta thu được: (15-3) 15.2. Tín hiệu điện tim 15.2.1.Tín hiệu điện tim tạo ra trước quá trình hoạt động Trước khi nói về nguồn gốc của tín hiệu điện tâm đồ một cách chi tiết . Chúng ta sẽ xem xét một ví dụ đơn giản giải thích loại tín hiệu nào được truyền trước quá trình hoạt động ở trong một khối dẫn. Hình 15.2 biểu diễn một bộ dẫn khối và cặp điện cực đặt tại bề mặt đối diện của nó. Hình này được chia thành 4 trường hợp. Trong đó, cả quá trình khử cực và tái cực được biểu diễn trước khi truyền tới cả điện cực dương và âm. Trong các trường hợp khác nhau thì các tín hiệu thu được có tính phân cực như sau: Trường hợp A: Trước khi sự khử cực lan truyền tới điện cực dương, nó tạo ra một tín hiệu mang cực tính dương.(xem chi tiết trong hình ở dưới). Trường hợp B: Khi quá trình hoạt động lan truyền qua khỏi điện cực dương thì tín hiệu mang cực tính âm tương ứng. Trường hợp C: Dễ dàng hiểu rằng, trước khi sự tái cực lan truyền tới điện cực dương, tín hiệu mang cực tính âm. Mặc dù vẫn biết rằng quá trình tái cực không thực sự được lan truyền. Ở biên giới giữa vùng hoạt động và vùng tái cực có thể được xác định như một hàm của thời gian. Quá trình lan truyền trong hướng này sẽ được mô tả sau đây. Trường hợp D: Khi hướng lan truyền trước quá trình tái cực đi ra khỏi điện cực dương thì lại tạo ra tín hiệu mang cực tính dương. Cực tính dương của tín hiệu trong trường hợp A có thể được xác định theo cách sau : Đầu tiên chúng ta chú ý rằng điện áp truyền màng tế bào của sóng truyền đi mang cực tính âm do vùng dẫn tại đó đang trong trạng thái nghỉ. (Điều kiện này được mô tả như trong hình 15.2 thể hiện bằng dấu -). Sau khi có mặt sóng tới thì điện áp truyền màng tế bào sẽ nằm trong trạng thái ổn định, do đó nó mang cực tính dương (được biểu thị bằng dấu + trong hình 15.2). Nếu ứng dụng phương trình (8.25) để tính toán với nguồn của lớp kép được kết hợp với sự điều chỉnh này, như đã nói đến trong mục 8.2.4 , và nếu điện áp truyền màng tế bào ở dưới mức nghỉ hay điều kiện cân bằng được chấp nhận là không đổi thì một nguồn của lớp kép chỉ xuất hiện tại mặt sóng. Vậy vấn đề quan trọng ở đây chính là sự định hướng của lớp kép, được xác định bởi đạo hàm khoảng không gian điện tích âm Vm , là toàn bộ về phía bên trái.( tương ứng với hướng của sự lan truyền sóng). Vì các lưỡng cực hướng về điện cực dương nên tín hiệu mang cực tính dương. [...]... của hệ thống 12 đạo trình Trong quá trình theo dõi điện tâm đồ, như trong quá trình ghi của Holter, các điện cực cũng được đặt tại bề mặt cả ngực thay cho đặt tại các chi 15.7 Nội dung thông tin của hệ thống 12 đạo trình Hệ thống điện tâm đồ chẩn đoán thường được sử dụng là hệ thống 12 đạo trình bao gồm các đạo trình sau: Các đạo trình đơn cực chi I, II, III Các đạo trình gia tốc aVR, aVL, aVF Sáu đạo. .. 15.8 Hình 15.8 Các đạo trình trước tim 15.6 Sự biến đổi của hệ thống 12 đạo trình Hệ thống 12 đạo trình được mô tả ở đây được sử dụng chủ yếu trong các quá trình chẩn đoán Có một vài điểm thay đổi với hệ thống 12 đạo trình cho các ứng dụng khác nhau Khi thực hiện đo điện tim đồ thì các tín hiệu thường bị méo dạng do các hoạt động cơ, hoạt động thở và các ảnh hưởng do điện cực trong quá trình hô hấp và... mặt trước của tim Do đó hệ thống 12 đạo trình điện tâm đồ thực sự có 8 đạo trình độc lập và 4 đạo trình dư thừa Các vector đạo trình đối với mỗi đạo trình đều dựa trên khối dẫn được lí tưởng hóa (có hình cầu) như được chỉ ra trên hình 15.9 Giả sử các hình này được dùng để cung cấp cho điện tim đồ chẩn đoán Hình 15.9 Các hình chiếu của vector đạo trình của hệ thống 12 đao trình trong các mặt phẳng... phần của mặt đằng trước, trong khi một đạo trình thượng vị có thể được chọn cho các thành phần cả trước và sau Việc tổng hợp có thể mô tả một cách đầy đủ các vector điện tim Mở rộng ra thì nguồn tim có thể được mô tả như một lưỡng cực, hệ thống 12 đạo trình điện tim đồ có thể được coi là có 3 đạo trình độc lập và 9 đạo trình dư thừa Tuy nhiên, trên thực tế các đạo trình vùng thượng vị cũng phát hiện ra... đạo trình ở trên có thể được thay thế bởi một bộ các đạo trình mới được gọi là các đạo trình gia tốc của sự gia tốc tín hiệu.(xem hình 15.7) Ví dụ, công thức tính cho đạo trình gia tốc aVF là: (15-7) So sánh công thức 15.7 với công thức 15.6 thì ta thấy tín hiệu gia tốc tăng lên khoảng 60% so với tín hiệu thu được bằng cách sử dụng điểm nối chung Wilson Đây là một điểm rất quan trọng trong ba đạo trình. .. quan trọng trong ba đạo trình gia tốc, aVR,aVL và aVF là hoàn toàn thừa so với các đạo trình tương ứng I,II và III.( Những điều này cũng cho cả ba đạo trình chi đơn cực VL,VF và VR) Hình 15.7.(A) Mạch của các đạo trình gia tốc Goldberger (B) Vị trí của vector đạo trình gia tốc Goldberger trong không gian ảnh 15.5 Các đạo trình trước tim Các điều kiện đầu: Nguồn : Lưỡng cực phân bố xác định Bộ dẫn: Bộ... mặt phẳng trực giao Lí do chính của quá trình ghi nhận tất cả 12 đạo trình là nó nâng cao khả năng nhận biết mẫu Việc tổng hợp các đạo trình này mang đến cho các bác sĩ cơ hội so sánh các hình chiếu của các vector tổng trên cùng một mặt phẳng trực giao và ở các góc khác nhau Điều này được thực hiện xa hơn khi cực tính của đạo trình aVR có thể bị thay đổi, đạo trình –aVR có trong rất nhiều các bộ ghi... trong hệ thống 12 đạo trình được sử dụng thực tế trong điện tâm đồ Vị trí chính xác đối với điện cực tay phải trong sự thay đổi của Mason-Likar là một điểm tại phía dưới xương đòn cách 2cm dưới bờ xương đòn Điện cực tay trái được định vị giống như bên trái Điện cực chân trái được đặt tại cạnh sống của xương chậu bên phải Điện cực chân phải được đặt tại hố của xương chậu bên phải Hệ thống các đạo trình. .. định gần đúng hoạt động điện của tim thông qua lưỡng cực phân bố cố định đơn lẻ thì 9 đạo trình là trở thành dư thừa trong hệ thống 12 đạo trình Nếu chúng ta quan tâm đến các thông số phân bố của các nguồn thuộc tim và ảnh hưởng của bề mặt ngực và tính không thuần nhất ở bên trong thì có thể coi chỉ có 4 (hoặc 6) đạo trình các chi là dư thừa ... đạo trình trước tim V1, V2, V3, V4, V5, V6 Trong số 12 đạo trình trên, thì sáu đạo trình đầu tiên thu được từ cùng các điểm đo Do dó, bất kì 2 trong số 6 điện cực sẽ có các thông tin tương tự nhau Trên 90% hoạt động điện của tim có thể được giải thích cùng với mô hình nguồn (Geselowitz, 1964) Để tính toán lưỡng cực này, đủ để đo 3 thành phần độc lập của nó Theo nguyên tắc thì hai trong số ba đạo trình . dụng trong 10 đạo trình của Waller. Hệ thống đạo trình Einthoven được miêu tả trong hình 15.1B. Hình 15.1A .Hệ thống 10 đạo trình ECG của Waller. Hình 15.1B.Các đạo trình chi của Einthoven. vector đạo trình được kết hợp với các đạo trình chi. Đạo trình I được thể hiện là CI như trên hình v.v… Các đạo trình chi của Einthoven (đạo trình chuẩn) được định nghĩa như sau: Đạo trình. điện áp của các đạo trình tuân theo mối quan hệ sau: VI + VIII = VII (15-2) Do đó chỉ có 2 trong số 3 đạo trình là độc lập với nhau. Các vetor đạo trình kết hợp với hệ thống đạo trình Einthoven

Ngày đăng: 27/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan