Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học, chẩn đoán hình ảnh của hạch cổ di căn trong ung thư vòm mũi họng

52 1.1K 6
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học, chẩn đoán hình ảnh của hạch cổ di căn trong ung thư vòm mũi họng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư vòm là một trong 7 loại ung thư hay gặp nhất ở nước ta và đứng hàng đầu trong các bệnh lý u ác tính của vùng đầu cổ.Về mô bệnh học hầu hết thuộc loại ung thư biểu mụ nờn tờn danh pháp quốc tế gọi chung là Nasopharyngeal carcinoma viết tắt NPC. Bệnh có đặc điểm phân bố theo địa lý và dân tộc. Hiện nay trên thế giới hình thành 3 khu vực địa lý có tỷ lệ mắc ung thư khác nhau rõ rệt: khu vực có tỷ lệ mắc cao gồm miền nam Trung Quốc và các nước Đông Nam châu Á, khu vực có tỷ lệ mắc trung bình là các nước Bắc Phi và khu vực có tỷ lệ mắc thấp gồm châu Âu, châu Mỹ [6],[24], [25] nhiều giả thiết giải thích điều này có liên quan yếu tố gen, môi trường, tập quán ăn uống, tuy nhiên cũng chưa giả thiết nào giải thích thỏa đáng yếu tố gây bệnh . Gần đây việc phát hiện ra mối liên quan giữa NPC với nhiễm virus Esptein-Barr đã thu hút nhiều nhà khoa học nghiên cứu nhằm giải thích vai trò của virus trong cơ chế sinh bệnh của NPC. Sự phát hiện này có ý nghĩa rất nhiều trong chẩn đoán sớm trong cộng đồng và theo dõi, tiên lượng bệnh. Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ mắc cao. Hàng năm Bệnh viện K điều trị trung bình từ 250-300 trường hợp [10].Theo thống kê ung thư Hà Nội, UTVH là loại ung thư hay gặp nhất trong ung thư vùng TMH và đứng hàng thứ 5 trong 10 loại ung thư phổ biến ở Việt Nam [1] Về mô bệnh học đa số UTVMH là ung thư biểu mô (UTBM), trong đó UTBM không biệt hóa chiếm phần lớn (Việt Nam 86%, Hồng Kụng 90%, trong khi ở Pháp chỉ có 45%) [6].Đây cũng là đặc điểm của UTMVH ở khu vực Đông Nam Á. Typ mô bệnh học này cũng rất nhạy cảm với hóa trị và xạ trị.Tuy nhiờn đõy cũng là loại ung thư xâm nhập hạch và di căn hạch vùng cổsớm nên được coi là tiờn lượng xấu [10] 1 Cũng giống như chẩn đoán nhiều loại ung thư khác, chẩn đoán UTVMH hiện nay vẫn dựa vào: Chẩn đoán lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và chẩn đoán mô bệnh học, trong đó chẩn đoán mô bệnh học được coi là có tiếng nói quyết định và chẩn đoán miễn dịch đánh giá tiên lượng và điều trị bệnh. Bên cạnh việc phát hiện, chẩn đoán tổn thương UTVMH tại vị trớ nguyờn phỏt thỡ cỏc biểu hiện lâm sàng của bệnh tại hạch cổ, thường ở vị trí sau dưới cơ nhị thân (hạch Kuttner) là đặc biệt quan trọng. Sự xuất hiện hạch cổ to trong UTV được coi là một trong dấu hiệu rất quan trọng trong chẩn đoán và tiên lượng ung thư vùng đầu cổ nói chung và UTVMH nú riờng, nhiều khi nó là dấu hiệu đầu tiên khiến người bệnh đến gặp các thầy thuốc Tai mũi họng. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp bệnh nhân có u ác tính khi đó cú hạch cổ to, điều đó có nghĩa là bệnh không còn ở giai đoạn sớm do các hạch đã bị di căn. Bởi vậy, vị trí, kích thước, số lượng hạch và thời điểm xuất hiện hạch có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tiên lượng bệnh. Càng nhiều nhóm hạch di căn thì tiên lượng bệnh càng xấu. Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về UTVMHở nhiều khía cạnh khác nhau như về dịch tễ học, các đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân của bệnh, các phương pháp chẩn đoán sớm và các phương pháp điều trị …song cũn ớt đề tài nghiên cứu về đặc điểm của hạch cổ di căn của UTVMH Từ những thực tế nêu trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học, chẩn đoán hình ảnh của hạch cổ di căn trong ung thư vòm mũi họng” nhằm hai mục tiêu: 1.Mô tả đặc điểm lâm sàng và siêu âm của hạch cổ di căn trong ung thư vòm 2.Đối chiếu lâm sàng hạch cổ với mô bệnh học thường qui và húa mụ miễn dịch trong ung thư vòm 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. VÀI NẫT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU UNNG THƯ VềM MŨI HỌNG Ung thư vòm mũi họng (UTVMH) đó cú từ hơn 300 năm trước công nguyên, nhờ những nghiên cứu khảo cổ cho thấy tổn thương ăn mòn xương đáy sọ những tổn thương này có liên quan đến khối u vựng đỏy sọ ở các xác ướp của người Ai Cập [39],[41],[33],[16].Từ đó đến nay UTVMH luôn là đề tài hấp dẫn với các nhà ung thư và các nhà Tai Mũi Họng Ở phương Đông trong các tài liệu cổ của Trung Quốc đã nhắc đến một bệnh có tên gọi “LoLi” hạch cổ to, do một thầy thuốc có tên là Sui phát hiện, bệnh hay gặp nhiều ở miền nam Trung Quốc, đặc biệt ở Quảng Đông, sau nay gọi là khối u Quảng Đông. Năm 1923, Oscart Thomson đã lý giải bệnh hạch cổ ác tính bị chết nhiều trước đó là liên quan UTVMH [13],[12], [41],[33],[16]. Cuối thế kỷ XIX, Lotszbeck (1893), Bugeron (1869) Veillon (1875) đã nghiên cứu nhiều vấn đề UTVMH trong đó hạch cổ là một trong những triệu chứng quan trọng được đặc biệt chú ý đến. Năm 1901, Chevalier Jackson đã mô tả 7 trường hợp ung thư nguyờn phỏt ở vòm họng [32]. Năm 1904, Laval đã thu thập được 27 bệnh án UTVMH và mô tả các triệu chứng về mũi, tai, hạch cổ, đồng thời đưa ra phân loại lâm sàng dựa trên mô bệnh học [12]. Năm 1911, Willfored Trotter đã phát hiện hội chứng liệt dây thần kinh trong UTVMH với các biểu hiện: Nghe kém, đau dây V, liệt màn hầu [32],[22]. Năm 1933 Baclesse, 1949 Ducuing đã đề cập tới vấn đề chẩn đoán hạch cổ trong UTVMH. Ngày càng nhiều những công trình nghiên cứu một cách toàn diện về ung thư vòm mà trong đó nói nhiều đến vấn đề hạch cổ di căn như của Lenderman [27], của R. Maduro và J.Bouche [43],[25]. 3 Bản đồ phân bố dịch tễ của ung thư vòm họng trên thế giới chuẩn theo tuổi/ 100.000 dân (theo Globocan 2002). Về mô bệnh học, phân loại đầu tiên về UTVMH là của Michaux, đến năm 1921, Regaud và Schmincke đã mô tả thêm một typ u trung gian: U lympho biểu mô, ngoài 2 typ mà người ta đã biết là u dạng lympho và u dạng biểu mô. Năm 1961, Lenderman phát hiện loại sarcome ở vòm họng. Phần lớn những phân loại này ngày nay không còn được sử dụng nữa. Riêng Tổ chức y tế thế giới cũng đó cú 3 lần phân loại chính thức về các UTVMH [16],[17]. Phân loại lần thứ 1 vào năm 1978, UTVMH được xếp chung trong phân loại của các u đường hô hấp trên [17]. Phân loại lần thứ 2 vào năm 1991 và phân loại lần thứ 3 vào năm 2005 [30],[38]. Ở lần phân loại cập nhật (2005), UTVMH được xếp vào các u vùng đầu cổ [38]. Về điều trị : Cuối thế kỷ 19 Bosworth gợi ý điều trị giảm đau cho các khối u vòm. Ngay từ 1901, Chevalier Jackson đã phân ra hai loại điều trị triệu chứng và điều trị tiệt căn trong UTVMH. Người cắt bỏ u vòm họng qua đường khẩu cái màn hầu đàu tiên có lẽ là St. Claire Thomson, thực hiện vào 4 năm 1911, phương pháp điều trị ấy ngày nay hầu như đã bị lãng quên. Năm 1938, Dawbann, sau đó là Percy đã tiến hành thắt động mạch cảnh ngoài cú cỏc nhỏnh nuôi dưỡng khối u nhằm mục đích làm khối u bị hoại tử và teo nhỏ lại. Digby ở Hồng Kụng phẫu thuật qua đường màn hầu để đốt điện lấy bỏ khối u và lấy bỏ hạch cổ cùng với động mạch cảnh ngoài [20]. Sau khi có máy chiếu tia X (1920), máy Cobalt (1951) và máy gia tốc (1953), các phương pháp điều trị UTVMH đã có rất nhiều tiến bộ. Ngày nay, với ứng dụng của chuẩn liều thông qua chụp cắt lớp vi tính để tính liều chiếu chính xác hơn – 3D và cỏc phỏc đồ điều trị phối hợp với các hóa chất (concurrent), miễn dịch trị liệu và nạo vét hạch cổ cũng đã được áp dụng. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về UTVMH cũng đó cú từ khỏ lõu. Sau hòa bình lập lại năm 1955, giáo sư Trần Hữu Tước đã có nhiều cụng trỡnh công bố trong và ngoài nước [13] [12]Những công trình này đều đề cập đến vấn đề hạch cổ và nêu lên hạch cổ là một trong triệu chứng rất quan trọng, chỉ tính riêng hạch góc hàm và hạch máng cảnh trong ung thư vũm đó chiếm tới 55%. Theo tài liệu thụng kờ của bác sĩ Phạm Thỳy Liờn và Lương Tấn Trường (Bệnh Viện K) đó nờu hạch cổ chiếm 77% trong số bệnh nhân bị ung thư vòm mũi họng. Ngoài ra còn có công trình nghiên cứu của bác sĩ Trương Cam Cống,bác sỹ Bùi Nghĩa, bác sỹ Nguyễn Quốc Ánh [2] đã nêu lên tầm quan trọng và có đóng góp nhiều ý kiến cho việc nghiên cứu bệnh UTVMH. 1.2. MÔ HỌC CỦA HẠCH Hệ thống lympho được phát sinh từ lá thai giữa, các tế bào bạch cầu có nguồn gốc chung là tế bào trung mô chưa biệt hóa hay còn gọi là tế bào võng. Các huyết bào (bạch cầu đơn nhân lớn, lympho bào, bạch cầu đa nhõn) cú ở khắp nơi trong cơ thể. Nhưng một số nơi chúng tập trung lại tạo thành những hạch lympho, mỗi hạch lympho được bọc trong một vỏ bọc của tổ chức liên kết và chúng nối với nhau thành từng chuỗi nằm vắt ngang trên 5 đường đi của mạch lympho. Những hạch lympho dễ nhận biết nhất nằm vùng cổ, nách và bẹn. Hệ thống lympho có cấu trúc và chức năng phức tạp, các tế bào của hệ thống này thường phân bố đặc hiệu theo mô (như ở hạch lympho) nhưng trên thực tế nó phân bố ở hầu hết cỏc mụ, tạng trong cơ thể trừ một số cơ quan đặc biệt như hệ thần kinh trung ương và dạ dày. 1.2.1. Cấu trúc hạch lympho Hạch lympho có 4 vùng cấu trúc: a, Vùng vỏ hạch Quan sát hạch ở mặt cắt qua độ phóng đại nhỏ thấy hạch có 2 vùng: vùng ngoại vi sẫm màu- đỏ là vùng vỏ hạch (phần trung tâm nhạt màu gần rốn hạch gọi là vùng tuỷ). Vùng vỏ là nơi lympho bào có mật độ cao; gồm những trung tâm sinh sản (nang bạch huyết) và mô bạch huyết phân tán. Vùng này cú vựng phụ thuộc Bursa hay còn gọi là vùng B (gồm các nang lympho với tâm mầm sáng và viền đậm quanh nang), là nơi phát triển của dòng tế bào B. Trong tâm mầm cú cỏc tõm bào (centrocyte), nguyờn tõm bào (centroblaste), tế bào lưới có tua (nhánh) (dendritic reticulum cell) và đại thực bào. Tâm bào (còn gọi là các tế bào nhỏ nhân có khía) là các tế bào có kích thước trung bình đến to, bào tương ớt, nhõn có rãnh, góc cạnh, chất nhiễm sắc đậm, hạt nhân không rõ. Nguyờn tõm bào có kích thước lớn, nhõn trũn, sỏng cú cỏc hạt nhân dớnh sỏt màng nhân. Tế bào chia nhánh (khó quan sát trờn cỏc tiêu bản hạch nhuộm HE) có nhiều nhánh bào tương mảnh tới tiếp xúc với cỏc nhỏnh của tế bào bên cạnh, hình thành một nền dạng lưới của mô hạch. Cỏc nhỏnh này có chức năng bắt giữ các kháng nguyên. Đại thực bào có bào tương dồi dào, sáng, chứa chất thực bào và do vậy trong những nang quá sản, thực bào nhiều tạo nên hình ảnh “bầu trời sao”. Chức năng của nang, đặc biệt là tâm mầm là sự khuyếch đại quần thể tế bào B phụ thuộc kháng nguyên và sinh sản các tế bào nhớ dòng B và các tế bào tiền thân của tương bào tổng hợp kháng thể. Các tương bào xuất hiện trước tiên ở cỏc dõy tuỷ. b, Vùng cận vỏ 6 Vùng cận vỏ không xác định rõ ranh giới và là vùng phụ thuộc tuyến ức nờn cũn gọi là vùng T (gồm mô quanh nang, mô giữa các nang và mô dưới vỏ). Vùng cận vỏ chứa các lympho bào T nhỏ nguyên thuỷ với nhân có viền răng cưa và chất nhiễm sắc đậm đặc, các tế bào chia nhánh và đặc biệt là cú cỏc tiểu tĩnh mạch sau mao mạch cú cỏc tế bào nội mô cao. Các tế bào nội mô này có hình trụ hoặc hình vuông với nhân lớn, sáng, hạt nhân rừ. Cỏc tế bào lưới có tua là tế bào trình diện kháng nguyên cho tế bào T, nó rất quan trọng trong đáp ứng miễn dịch đầu tiên. Tế bào này có nhân lớn, kỳ quái, cuộn khúc với các khe sâu, chất nhiễm sắc mịn, không rõ hạt nhân ; bào tương nhạt màu, khó nhận, có nhiều nhánh dài đan xen nhau. Trong số lympho bào nhỏ có một số nguyên bào miễn dịch B, có lẽ chúng di cư từ tâm mầm đến dây tuỷ. Tại đây cũng có một số nguyên bào miễn dịch T, những tế bào một nhân dạng tương bào (tế bào T dạng tương bào), đôi khi cũng thấy các đại thực bào nhưng khác với nang lympho là không có phân bào. c, Tuỷ hạch Vùng tuỷ hạch nằm phớa sõu vựng cận vỏ và được phân chia thành cỏc dõy bởi các xoang tuỷ. Dây tuỷ là nơi cư trú của các tương bào trưởng thành là những tế bào chế tiết kháng thể của hạch lympho. Tương bào hình thành ở tuỷ hạch hoặc sinh ra từ tế bào nhớ hay tế bào tâm nang. d, Các xoang Các xoang mang dịch lympho từ mạch đến vào xoang dưới vỏ, xoang cận vỏ, xoang tuỷ và ra khỏi hạch theo mạch rốn hạch. Các xoang cú mụ bào làm nhiệm vụ thực bào. 1.2.2. Sự biệt hoá của các tế bào lympho a, Biệt hoá tế bào B 7 Các tiền tế bào B ( Bursa fabricius ở loài chim hay Bursa equivalente ở động vật có xương sống), ở người và động vật có vú là tuỷ xương và mô lympho ở thành ruột. Bursa là cơ quan lympho biểu mô, những lympho bào chưa có khả năng miễn dịch nhưng có tiềm năng miễn dịch từ tuỷ xương di cư tới vùng này) biệt hoá thành lympho bào B1 rồi biệt hoá thành nguyờn tõm bào và nguyên bào miễn dịch. Nguyờn tõm bào biệt hoá thành tâm bào rồi thành lympho bào B2. Nguyên bào miễn dịch biệt hóa thành tế bào trung gian lympho bào dạng tương bào và sau đó biệt hoá thành tương bào. Lympho bào B2 và tương bào là các tế bào trưởng thành và lưu thông trong máu ngoại vi. Lympho bào B sau khi bị kích thích bởi kháng nguyên sẽ chuyển dạng thành nguyên bào miễn dịch B rồi thành các tế bào dạng tương bào và tương bào chế tiết Immunoglobulin (Ig). Mô lympho đường hô hấp và tiờu hoỏ chế tiết IgA, IgE; cỏc mụ lympho khác chế tiết IgG và IgM. Đơn vị căn bản của Ig gọi là đơn phân (monomer) bao gồm 4 chuỗi peptid (hai chuỗi nặng - chuỗi H và hai chuỗi nhẹ – chuỗi L). Có 5 chuỗi nặng là alpha, gamma, delta, mega và epsilon; hai chuỗi nhẹ là lambda và kappa. Mỗi phân tử Ig có 2 chuỗi nhẹ giống nhau (hoặc lambda hoặc kappa) và một chuỗi nặng Alpha (IgA), gamma (IgG), delta (IgD), muy (IgM) và epsilon (IgE). Các tế bào B ác tính chỉ sản xuất ra các Ig với một chuỗi nặng và chỉ một loại chuỗi nhẹ hoặc lambda hoặc kappa, trong khi các tế bào phản ứng sản xuất ra Ig với chuỗi nhẹ kapp, một số khác với chuỗi nhẹ lambda. Đây là một đặc tính để phân biệt u lympho ác tính với quá sản hạch. b, Biệt hoá tế bào T Từ tế bào gốc ở tuỷ xương, các tiền tế bào T được đưa tới tuyến ức, trước hết chúng nhân lên ở tuyến ức ở vùng vỏ và thực hiện giai đoạn biệt hoá 8 đầu tiên thành các lympho bào T1 sau đó thành nguyên bào miễn dịch T và cuối cùng thành lympho bào T2 là các tế bào T trưởng thành lưu thông trong máu ngoại vi. Lympho bào T có nhiều loại: - Tế bào T độc tế bào (T8), mang kháng thể CD8. Chúng làm tiêu huỷ tế bào sau khi kết dính với màng của chúng có mang kháng nguyên đã kích thích ban đầu. - Lympho bào T tác động (Te- effector) chế tiết nhiều loại lymphokin, tác động theo nhiều cách: độc tế bào bằng độc tố lympho bào (lymphocytokin), kiểm soát phản ứng miễn dịch, tuyển mộ bạch cầu đa nhân, tuyển mộ và hoạt hoỏ cỏc đại thực bào, làm nhân lên các đại thực bào và các tế bào thực bào khỏc, gõy phản ứng tiết dịch bằng cách tăng tính thấm. - Lympho T điều hoà: gồm 2 loại + T hỗ trợ (Th= helper/inducer T cell- T4 mang kháng thể CD4) giỳp cỏc lympho độc tế bào tăng sản, hoạt hoá lympho bào B, giỳp chỳng tăng sản và chuyển dạng tương bào. + T kiềm chế (Ts= suppessor) gây giảm sinh sản và hoạt động của T hỗ trợ, giảm sinh sản lympho bào B. - Lympho bào T nhớ (Tm= memory) có vai trò đáp ứng miễn dịch thứ phát khi tiếp xúc trở lại với một kháng nguyên. 1.3. Giải phẫu phân vùng, phân nhóm hạch cổ và liên quan UTVH 1.3.1. Giải phẫu phân vùng, phân nhóm hạch cổ 9 Hình 1.1. Phân vùng hạch cổ [17] Vùng cổ có khoảng 200-600 hạch bạch huyết chiêm 30% tổng số hạch trong cơ thể. Theo Rouviốre hạch vùng cổ gồm các chuỗi: Hạch dưới hàm, hạch dưới cằm, hạch cổ trước, và nhóm hạch cổ bên • Nhóm hạch dưới hàm: Tiếp nhận bạch mạch của mụi, thỏp mũi, niêm mạc phần trước hốc mũi.chõn răng, vồm khẩu cỏi.vựng sàn miệng,phần di đọng của lưỡi. Tất cả đờuc đỏ về dãy cảnh trong. • Nhóm hạch dưới cằm: Tiếp nhận bạch mạch của cằm ,môi dưới ,phần giữa cung răng dưới, tất cả đổ về hạch dưới hàm và cảnh trong. • Nhóm hạch cổ trước: Tiếp nhận các bạch mạch của phần mền ở cổ và hạch bên tạng( hạch trước thanh quản, trước và bên khí quản, trước tuyến giáp ) nhóm này đổ vàp ống ngực của trung thất. • Nhóm cổ bên: Đây là nhóm hạch rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị UTVH, gồm 3 nhúm chớnh: 10 [...]... chuỗi hạch cảnh trong, song đặc điểm bạch huyết vùng cổ không có van nên di căn hạch của ung thư vòm có thể xuất hiện ở các chuỗi hạch khác ở cổ, trong đó chủ yếu là cỏc nhúm sau [40][26] + Dãy cảnh trong: Nhúm trên gồm các hạch cao ở dưới cơ nhị thõn, nhúm này thư ng hay di căn trong UTVMH (hạch Kuttner) + Dãy gai + Nhóm dưới hàm + Hạch sau họng bên + Chuỗi cổ ngang 1 .Hạch dưới cơ nhị thân 2 .Hạch hàm... 1.5.5 Chẩn đoỏn mô bệnh học Trong các phương pháp chẩn đoán ung thư nói chung, chẩn đoán UTVMH nói riêng, chẩn đoán mô bệnh học (MBH) được coi là chuẩn vàng Thông thư ng, chẩn đoán MBH được đưa ra trờn cỏc mảnh sinh thiết khi tiến hành nội soi Chính vì vậy, chẩn đoán mô bệnh học luôn được các nhà ung thư học quan tâm bởi nó không chỉ mang ý nghĩa chẩn đoán quyết định mà cũn giỳp đánh giá tiên lượng bệnh, ... ung thư này Để cập nhật với kiến thức của y học trên thế giới, trong nghiên cứu này chúng tôi đã áp dụng bảng phân loại mô bệnh học cập nhật 2005 của TCYTTG hiện đã được áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu [38] Phân loại mô bệnh học ung thư vòm mũi họng của TCYTTG năm 2005 (chỉ nêu phần u ác tính) A, U biểu mô ác tính - Ung thư biểu mụ vũm mũi họng + Ung thư biểu mụ khụng sừng hóa + Ung thư biểu mô. .. chép đầy đủ vị trí, kích thư c hạch - Có bệnh phẩm hạch và khối u làm sinh thiết mô bệnh học và húa mụ miễn dịch 2.2 Phương pháp nghiên cứu 31 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu mô tả từng ca thông qua hồ sơ bệnh án, thu thập số liệu qua mẫu bệnh án nghiên cứu -Tổng kết các số liệu từ hồ sơ bệnh án nghiên cứu 2.2.2 Các thông số nghiên cứu - Đặc điểm lâm sàng - Hình thái UTVMH trên nội... với các trường hợp ung thư biểu mô tuyến Nhận định kết quả trên kính hiển vi quang học với độ phóng đại từ 40-400 lần, định typ UTVMH theo tiêu chuẩn phân loại của TCYTTG năm 2005 như sau: A, U biểu mô ác tính - Ung thư biểu mụ vũm mũi họng + Ung thư biểu mụ khụng sừng hóa + Ung thư biểu mô vảy sừng hóa + Ung thư biểu mô tế bào đáy - Ung thư biểu mô tuyến nhú mũi họng - Ung thư biểu mô typ tuyến nước... rộng của UTVMH - Các tổn thư ng trên CT Scan - Số lượng, vị trí, đặc điểm của hạch di căn qua siêu âm - Phân loại MBH theo tiêu chuẩn phân loại của TCYTTG năm 2005 - Xác định di căn hạch bằng kỹ thuật nhuộm húa mụ miễn dịch theo phương pháp ABC - Đối chiếu tổn thư ng lâm sàng với MBH - Tỷ lệ UTVMH di căn hạch, nhóm hạch có tỷ lệ di căn cao - Xác định mối liên quan giữa tình trạng di căn hạch với typ mô. .. Nhìn chung, ung thư vòm mũi họng biểu hiện trên lâm sàng bằng 4 hội chứng sau: + Hội chứng hạch cổ + Hội chứng mũi + Hội chứng tai + Hội chứng thần kinh 1.5.1.1.Hội chứng hạch cổ Hội chứng hạch cổ có tỷ lệ cao nhất ở Việt Nam, lên tới 70% trong số bệnh nhân bị UTVMH .Hạch sưng thư ng một bên cổ thư ng là triệu chứng đầu tiên, đôi khi xuất hiện trước cả triệu chứng vòm Hạch thư ng cứng, khụng viờm chung... PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Dự kiến gồm 30 bệnh nhân Tất cả các bệnh nhân đều được chẩn đoán xác định bằng MBH là UTVH, có hồ sơ bệnh án lưu trữ điều trị tại Bệnh viện K và Bệnh viện TMH trung ương, khoa Ung Bướu Bệnh viện Bạch Mai Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2009 đến 9/2010 Địa điểm nghiên cứu: - Khoa B1 bệnh viện TMH TƯ - Bệnh viện K - Trung Tâm Y Học Hạt Nhân và khoa Ung Bướu... 2 .Hạch hàm dưới 3 .Hạch tuyến dưới hàm 4 .Hạch cảnh dưới 5 .Hạch cổ ngang 6 .Hạch cảnh giữa 7 .Hạch gai 8 .Hạch dưới cơ thang Hình 1.2 Sơ đồ nhóm hạch đầu và cổ[ 42] 1.4 Liên quan giữa vựng vũm mũi họng và hạch cổ Vựng vòm mũi họng nằm ở vị trí rất sâu và kín đáo, ở phía sau hốc mũi, ở trên mặt sau màn hầu, ở phía dưới nền sọ Biểu mô niêm mạc phủ vựng vũm cũng rất đặc biệt, vùng này có ba loại biểu mô khác nhau... các hạch lân cận [11] Dòng bạch huyết vùng cổ có đặc điểm chạy chậm, và không có van vì vậy khi một hạch bị xâm lấn bạch mạch dễ dàng chảy ngược dòng và tạo khả năng di căn Do đó, nhóm hạch dưới hàm và nhóm hạch gai thư ng là những nhóm bị tổn thư ng sau nhóm hạch cảnh trong (hạch Kuttner) và cứ như thế 16 các tế bào ung thư sẽ lan tràn sang cỏc nhúm hạch cổ ngang, hạch thư ng đòn Mặc dù cỏc nhúm hạch . nghiên cứu về đặc điểm của hạch cổ di căn của UTVMH Từ những thực tế nêu trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học, chẩn đoán hình ảnh của hạch cổ di căn trong ung. thư vòm mũi họng nhằm hai mục tiêu: 1 .Mô tả đặc điểm lâm sàng và siêu âm của hạch cổ di căn trong ung thư vòm 2.Đối chiếu lâm sàng hạch cổ với mô bệnh học thư ng qui và húa mụ miễn dịch trong. [10] 1 Cũng giống như chẩn đoán nhiều loại ung thư khác, chẩn đoán UTVMH hiện nay vẫn dựa vào: Chẩn đoán lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và chẩn đoán mô bệnh học, trong đó chẩn đoán mô bệnh học được coi

Ngày đăng: 27/07/2014, 07:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan