1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác quản lí xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu tại cục hải quan TP HCM trong thời kì hội nhập

87 497 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

MỤC LỤC CHƢƠNG 1.KHÁI NIỆM VỀ XUẤT XỨ HÀNG HOÁ VÀ VAI TRÕ CỦA XUẤT XỨ HÀNG HOÁ 2 1. Khái niệm về xuất sứ hàng hoá và vai trò của xuất xứ hàng hoá 2 1.1 Cơ sở pháp lý thực hiện và xác nhận xuất xứ hàng hoá 2 1.2 Khái niệm xuất xứ hàng hoá. 2 1.3 Phân loại giấy chứng nhận xuất xứ. 3 1.4 Phân loại quy tắc xuất xứ hàng hoá phổ biến 4 1.5 Vai trò của của xuất xứ hàng hoá đối với hàng hoá nhập khẩu 7 1.6 Vai trò của xuất xứ hàng hoá đối với hàng hoá xuất khẩu đƣợc hƣởng ƣu đãi. . 10 1.7 Các mẫu giấy chứng nhận phổ biến ở Việt Nam. 10 CHƢƠNG 2. CƠ QUAN HẢI QUAN VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ XUẤT XỨ HÀNG HOÁ TẠI CỤC HẢI QUAN TP. HCM 13 2.1. Giới thiệu tổng quan về Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh. 13 2.2. Thực trạng việc xác định và kiểm tra quản lý xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu. 25 2.3. Khác biệt về quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định FTA cần lƣu ý: 43 2.4. Tình hình đạt đƣợc trong thời gian qua 46 2.5. Tình hình doanh nghiệp bị từ chối C/O ƣu đãi đặc biệt 48 2.6. Một số vụ việc sai phạm trong kiểm tra xuất xứ hàng hoá 50 2.7. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện Hiệp định về quy tắc xuất xứ khi Việt Nam gia nhập WTO. 52 2.8. Sự chuyển đổi cơ bản đƣợc xác định theo 3 tiêu chí: chuyển đổi mã số HS, tiêu chí tỷ lệ phần trăm, tiêu chí công đoạn sản xuất hoặc gia công chế biến. 60 CHƢƠNG 3. KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CÔNG TÁC KIỂM TRA HIỆU QUẢ VIỆC XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 62 3. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân khi tiến hành xác định, kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thƣơng mại. 62 3.1. Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hóa trong công tác hải quan. 62 Hợp tác Hải quan - Hải quan 67 3.3. Các điều kiện để thực hiện giải pháp. 78 KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 2 CHƢƠNG 1. KHÁI NIỆM VỀ XUẤT XỨ HÀNG HOÁ VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT XỨ HÀNG HOÁ 1. Khái niệm về xuất sứ hàng hoá và vai trò của xuất xứ hàng hoá 1.1 Cơ sở pháp lý thực hiện và xác nhận xuất xứ hàng hoá. - Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ Quy - Nghị định số 19/NĐ-CP ngày 20/2/2006 của Chính phủ - Thông tƣ 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính - Căn cứ vào Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thƣơng mại về xuất xứ hàng hóa. - Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa. - Thông tƣ số 45/2007/TT-BTC ngày 07/5/2007 của Bộ Tài Chính hƣớng dẫn thuế ƣu đãi đặc biệt. - Quyết định số 41/2007/QĐ-BTC ngày 31/05/2007 của Bộ Tài Chính. - Quyết định 1450/QĐ-TCHĐ ngày 24 tháng 07 năm 2009 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. - Các Thông tƣ của Bộ Công Thƣơng ban hành về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo từng Hiệp định mà Việt Nam tham gia. - Các Thông tƣ của Bộ Tài Chính ban hành về biểu thuế ƣu đãi đặc biệt theo từng Hiệp định mà Việt Nam tham gia. 1.2 Khái niệm xuất xứ hàng hoá. Xuất xứ hàng hóa là một khái niệm tƣơng đối, dùng để chỉ quốc gia, vùng lãnh thổ, nguồn gốc nơi hàng hoá đƣợc tạo ra. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa thƣơng mại, phân công lao động theo lợi thế so sánh, hàng hóa không phải lúc nào cũng đƣợc tạo ra hoàn toàn tại một nƣớc hay vùng, lãnh thổ mà thực 3 tế, cùng với sự phát triển của phân công lao động và giao lƣu buôn bán quốc tế, một hàng hóa đƣợc sản xuất ra có thể có sự đóng góp của nhiều quốc gia, vùng, lãnh thổ khác nhau. Việc xác định và thừa nhận quốc gia, vùng lãnh thổ nào là xuất xứ của hàng hoá trên thực tế khá phức tạp và không phải lúc nào cũng thống nhất.  Khái niệm: xuất xứ hàng hoá là nƣớc hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trƣờng hợp có nhiều nƣớc hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.  Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (viết tắt của Certificate of Origin): là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hay đại diện có thẩm quyền tại nƣớc xuất khẩu cấp để chứng nhận xuất xứ của sản phẩm nƣớc đó theo các quy tắc về xuất xứ hàng hóa. 1.3. Phân loại giấy chứng nhận xuất xứ. - C/O cấp trực tiếp: C/O cấp trực tiếp bởi nƣớc xuất xứ, trong đó nƣớc xuất xứ cũng có thể là nƣớc xuất khẩu. - C/O giáp lƣng (back to back C/O): C/O cấp gián tiếp bởi nƣớc xuất khẩu không phải là nƣớc xuất xứ. Nƣớc xuất khẩu trong trƣờng hợp này gọi là nƣớc lai xứ. Về nguyên tắc, các nƣớc chỉ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa có xuất xứ của quốc gia mình. Tuy nhiên thực tiễn thƣơng mại cho thấy hàng hóa không chỉ đƣợc xuất khẩu trực tiếp tới nƣớc nhập khẩu cuối cùng (nơi tiêu thụ hàng hóa) mà có thể đƣợc xuất khẩu qua các nƣớc trung gian. Việc xuất hiện các nƣớc trung gian có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể theo mạng lƣới phân phối của nhà sản xuất, hoặc do hàng hóa đƣợc mua đi bán lại qua các nƣớc trung gian,… Để tạo thuận lợi cho các họat động này, một số nƣớc có qui định hàng nhập khẩu vào nƣớc mình khi xuất khẩu có thể đƣợc cấp C/O giáp lƣng trên cơ sở C/O gốc của nƣớc xuất xứ. Theo qui chế cấp C/O ƣu đãi hiện hành của Việt nam: 4 có một số C/O ƣu đãi đặc biệt đƣợc cấp dƣới dạng C/O giáp lƣng. Khi gặp các C/O giáp lƣng cấp theo qui tắc xuất xứ ƣu đãi này, cần kiểm tra chặt chẽ về các điều kiện qui định về vận chuyển trực tiếp. 1.4. Phân loại quy tắc xuất xứ hàng hoá phổ biến Quy tắc xuất xứ ƣu đãi: là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có thỏa thuận ƣu đãi về thuế quan và ƣu đãi về phi thuế quan. Quy tắc xuất xứ không ƣu đãi: là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa không thực hiện theo quy tắc xuất xứ ƣu đãi và trong các trƣờng hợp áp dụng các biện pháp thƣơng mại về đói xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lƣợng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thƣơng mại. Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý: Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý là những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là những sản phẩm đƣợc gia công hay chế biến không có sự tham gia của nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ đƣợc gọi là hàng hoá có xuất xứ thuần tuý. Đó là những sản phẩm sau: a. Các mặt hàng khoáng sản đƣợc khai thác từ lòng đất, từ trong vùng sông nƣớc của nƣớc đó hoặc trong lòng biển hoặc đại dƣơng. b. Các mặt hàng có nguồn gốc thực vật đƣợc trồng trọt trong nƣớc đó. c. Các loại động vật đƣợc sinh ra và chăn nuôi tại nƣớc đó. d. Các mặt hàng đƣợc chế biến từ những động vật sống trong nƣớc đó. e. Các sản phẩm thu đƣợc từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt và chài lƣới đƣợc chế biến từ nƣớc đó. f. Các sản phẩm thu đƣợc từ việc đánh bắt trên biển và các sản phẩm khác khai thác từ biển có đƣợc trên các con tầu của nƣớc đó. 5 h. Các sản phẩm khai thác từ lòng đất hoặc dƣới lòng biển bên ngoài phạm vi lãnh hải của một nƣớc, đã quy định rằng nƣớc đó có quyền duy nhất khai thác trên vùng đất hoặc nằm sâu dƣới lòng vùng đất đó. i. Phế liệu và chất thải là kết quả của các hoạt động chế biến hoặc gia công và các mặt hàng không còn đƣợc sử dụng đƣợc thu lƣợm trong nƣớc này chỉ có thể dùng tái chế làm vật liệu ban đầu. j. Các hàng hoá đƣợc sản xuất trong nƣớc đó, chỉ từ các sản phẩm đƣợc nêu từ mục (a) đến mục (i) trên. Ví dụ: Sản phẩm cà phê Trung Nguyên đƣợc coi là xuất xứ thuần tuý Việt Nam vì cây cà phê là một cây công nghiệp đƣợc trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên Việt Nam và sản phẩm cà phê Trung Nguyên đƣợc thu hoạch và chế biến từ những cây cà phê đó. Hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy là hàng hoá trong quá trình sản xuất hoặc gia công hay chế biến có thành phần nguyên vật liệu hoặc lao động của hai hay nhiều nƣớc tham gia vào hoạt động tạo ra sản phẩm này. - Hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý đƣợc công nhận có xuất xứ của nƣớc thực hiện gia công hoặc chế biến cuối cùng nếu các sản phẩm làm ra tại nƣớc đó không thuộc các thao tác đơn giản sau: a. Các công việc bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển và lƣu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lƣu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hƣ hỏng và các công việc tƣơng tự). b. Các công việc đơn giản nhƣ lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng phần. c. i. Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; 6 ii. Việc đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác. d. Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn mác hay các dấu hiệu phân biệt tƣơng tự. e. Việc trộn đơn giản các sản phẩm, kể cả các thành phần khác nhau, nếu một hay nhiều thành phần cấu thành của hỗn hợp không đáp ứng điều kiện đã quy định để có thể đƣợc coi nhƣ có xuất xứ tại nơi thực hiện việc này. f. Việc lắp ráp đơn giản các bộ phận của các sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh; g. Kết hợp của hai hay nhiều công việc đã liệt kê từ a đến f; h. Giết mổ động vật. Ví dụ: Máy bay Boeing, tàu thuỷ.v.v thì xác định xuất xứ không đơn giản vì nó đƣợc lắp ráp từ nhiều phụ tùng, linh kiện do các nƣớc khác nhau sản xuất ra. - Hiệp định FTA giữa Öc và Singapore quy định về nguyên vật liệu nội địa và gia công chế biến phải đạt ít nhất 50% giá xuất xƣởng. Ngoài ra, công đoạn gia công chế biến cuối cùng phải đƣợc thực hiện tại nƣớc xuất khẩu. Quy định này phù hợp với đặc thù của Singapore, nguyên vật liệu đƣợc nhập khẩu, đƣa vào gia công một phần sau đó tiếp tục đƣợc xuất khẩu sang các nƣớc láng giềng để gia công chế biến thêm, sau đó tái xuất khẩu trở lại Singapore để thực hiện công đoạn gia công lắp ráp thành phẩm cuối cùng. Xuất phát từ khái niệm trên, có 2 tiêu chí cơ bản để quyết định xuất xứ hàng hoá nhƣ sau: - Tiêu chí xuất xứ hàng hoá thuần tuý đƣợc áp dụng khi hàng hoá hoàn toàn đƣợc khai thác, nuôi trồng, chế biến tại một nƣớc mà không có sự tham gia của hàng hoá nhập khẩu từ nƣớc khác. 7 - Tiêu chí chuyển đổi cơ bản đƣợc áp dụng khi hàng hoá đƣợc tạo ra do nhiều nƣớc khác nhau cùng tham gia vào quá trình sản xuất. Hàng hoá có xuất xứ cộng gộp Các quy định về cộng gộp xuất xứ cho phép sử dụng các nguyên liệu nhập khẩu có xuất xứ từ một nƣớc đƣợc đƣợc phê chuẩn để sản xuất tại một nƣớc cũng đƣợc hƣởng ƣu đãi và không phải đáp ứng các yêu cầu về chuyển đổi mã số HS hoặc yêu cầu về gia công chế biến. Đối với cộng gộp xuất xứ trong Asean, các nƣớc thành viên đƣợc coi nhƣ một nƣớc đƣợc hƣởng vì mục đích áp dụng tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp. Hàng hoá đƣợc coi là có xuất xứ Asean khi các yêu cầu về sản xuất hay chế biến đã đƣợc đáp ứng tại tất cả các nƣớc Asean liên quan trong quá trình sản xuất ra hàng hoá đó. Xuất xứ của hàng hoá đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi thuế quan theo các quy tắc cộng gộp là các nƣớc mà sản xuất và xuất khẩu hàng hoá đó sang nƣớc có thoả thuận cho hƣởng ƣu đãi thuế quan. 1.5 Vai trò của của xuất xứ hàng hoá đối với hàng hoá nhập khẩu 1.5.1 Xuất xứ hàng hoá là một yếu tố đƣợc sử dụng kết hợp với mã số thuế để xác định mức thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hoá nhập khẩu vào nội địa. Hiện nay, chúng ta đang áp dụng biểu thuế với thuế suất ƣu đãi đối với hàng hoá của các nƣớc và vùng lãnh thổ đã có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc và ƣu đãi đặc biệt trong quan hệ thƣơng mại với Việt Nam. Các ƣu đãi thuế quan đƣợc áp dụng với từng loại xuất xứ hàng hóa cụ thể: - C/O mẫu D hƣởng ƣu đãi - Hiệp định CEPT - C/O mẫu E hƣởng ƣu đãi - Hiệp định thƣơng mại ASEAN – Trung Quốc - C/O mẫu AK hƣởng ƣu đãi - Hiệp định thƣơng mại ASEAN – Hàn Quốc - C/O mẫu S hƣởng ƣu đãi - Thoả thuận Việt Nam – Campuchia, Lào – Việt Nam 8 Các nƣớc khác chƣa ký thoả thuận về đối xử tối huệ quốc và ƣu đãi đặc biệt trong quan hệ thƣơng mại với Việt Nam thì hàng hoá của họ nhập khẩu vào Việt Nam đƣợc áp dụng theo Biểu thuế suất thông thƣờng. Theo nguyên lý chung là thuế suất thông thƣờng = 150% thuế suất ƣu đãi. 1.5.2 Xuất xứ hàng hoá đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động ngoại thƣơng: Nói chung, đối với các nƣớc tham gia đầy đủ vào việc cạnh tranh thƣơng mại toàn cầu, việc áp dụng các biện pháp ƣu đãi thƣơng mại đối với các nƣớc trên cơ sở có đi có lại đóng một vai trò rất quan trọng. Đứng trƣớc tình hình hàng hoá sản xuất tại các nƣớc đang phát triển có giá thành rẻ do nhân công rẻ, sức cạnh tranh lớn, để bảo vệ thị trƣờng trong nƣớc, các nƣớc đang phát triển bên cạnh các biện pháp khác, đã áp dụng hạn ngạch nhập khẩu để kiểm soát lƣợng hàng hoá nhập khẩu từ các nƣớc đang phát triển. Hiện nay, trên thế giới có 3 trung tâm kinh tế lớn đang sử dụng việc cấp hạn ngạch nhập khẩu nhƣ một biện pháp ƣu đãi ngoại thƣơng đối với các nƣớc đang phát triển (thực chất đây là biện pháp kiểm soát hoạt động ngoại thƣơng, bảo vệ thị trƣờng nội địa) là Mỹ, Cộng đồng kinh tế Châu Âu và Nhật Bản. Hàng hoá từ các nƣớc đang phát triển nhập vào các trung tâm này, nếu nằm trong hạn ngạch đƣợc phép thì có thuế suất thuế nhập khẩu rất thấp, ngƣợc lại thì phải chịu thuế rất cao, đến mức không còn khả năng cạnh tranh đối với hàng hoá cùng loại nhập khẩu từ các nƣớc khác. 1.5.3 Vai trò của xuất xứ hàng hoá trong việc thực hiện thống kê ngoại thƣơng: Có thể nói xuất xứ hàng hoá là một thông tin quan trọng và cần thiết để thực hiện thống kê ngoại thƣơng thông qua hoạt động quản lý của Hải quan. 9 Luật Hải quan quy định Hải quan Việt Nam có 5 nhiệm vụ cơ bản thì trong đó nhiệm vụ thứ 4 là nhiệm vụ “ thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”. Thống kê hải quan chủ yếu dựa trên các thông số của tờ khai hải quan, trong đó xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu cũng là một thông số quan trọng. Số liệu thống kê đƣợc lập theo tiêu chí xuất xứ sẽ cho biết hàng hoá nhập khẩu từ các nguồn nào là chủ yếu và do đó sẽ giúp cho Chính phủ có các biện pháp và chính sách trong việc cân bằng cán cân thƣơng mại đối với từng nƣớc, từng khu vực trên thế giới. 1.5.4 Vai trò của xuất xứ hàng hoá trong việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ lợi ích ngƣời tiêu dùng và bảo vệ môi trƣờng: Xuất xứ hàng hoá nhập khẩu trong trƣờng hợp này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ lợi ích ngƣời tiêu dùng và bảo vệ môi trƣờng. Ví dụ có thể nêu rất nhiều, chẳng hạn: - Trƣờng hợp nhập khẩu đối với thịt bò từ nƣớc Anh sau khi có dịch bệnh thịt bò điên. - Trƣờng hợp nhập khẩu đối với thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn từ Đài Loan, Hồng Kông sau khi có dịch bệnh lở mồm, long móng. - Trƣờng hợp nhập khẩu đối với gia cầm từ nƣớc Trung Quốc và một số nƣớc sau khi có dịch bệnh cúm H5N1 Trƣờng hợp nhập khẩu đối với các sản phẩm thực phẩm nêu trên từ các nƣớc có các tiêu chuẩn vệ sinh, dịch tễ không phù hợp với các tiêu chuẩn của Việt Nam thì việc xác định xuất xứ hàng hoá là một yếu tố quan trọng cần đƣợc kiểm tra kỹ lƣỡng trƣớc khi cho phép nhập khẩu vào tiêu thụ trong thị trƣờng nội địa 10 1.6 Vai trò của xuất xứ hàng hoá đối với hàng hoá xuất khẩu đƣợc hƣởng ƣu đãi. Đây là một vấn đề cũng đƣợc các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhiều vì điều kiện hiện nay ở Việt Nam khi các hoạt động gia công hàng hoá cho nƣớc ngoài đang phát triển mạnh mẽ nhằm tận dụng đƣợc sức lao động trong nƣớc kết hợp với công nghệ và nguyên vật liệu của nƣớc ngoài. - Trong quan hệ với các nƣớc ASEAN, theo chƣơng trình ƣu đãi thuế quan hiệu lực chung CEPT (Common Effective Preferential Tariff) với quy định là các nƣớc thành viên sẽ giảm dần thuế suất trong quan hệ buôn bán thƣơng mại với nhau nhằm mục đích cuối cùng là thành lập Khu vực tự do thƣơng mại ASEAN – AFTA (Asean Free Trade Area). Tuy nhiên việc miễn giảm thuế chỉ áp dụng đối với các sản phẩm có xuất xứ từ các nƣớc ASEAN. Cũng theo quy định tại Hiệp định CEPT thì những hàng hoá đƣợc sản xuất tại các nƣớc thành viên ASEAN mà có tối thiểu 40% thành phần chi tiết có xuất xứ từ các nƣớc thành viên ASEAN thì mới đƣợc coi là hàng hoá có xuất xứ ASEAN và mới đƣợc hƣởng mức thuế ƣu đãi trong nội khối Hiệp hội các nƣớc ASEAN. Chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong trƣờng hợp này có vai trò rất quan trọng, vì nó là căn cứ để bảo vệ lợi ích không chỉ của từng quốc gia mà còn bảo vệ lợi ích của cả Tổ chức kinh tế này. 1.7 Các mẫu giấy chứng nhận phổ biến ở Việt Nam. Hiện nay, tại Việt Nam có một số mẫu C/O phổ biến sau: [...]... số công việc khác do Cục trƣởng phân công  Ông Nguyễn Hữu Nghiệp – Phó cục trƣởng: Giúp Cục trƣởng trực tiếp chỉ đạo lĩnh vực công tác: + Công tác Giám sát quản lý về Hải quan; + Giúp Cục trƣởng trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các đơn vị: Phòng Giám sát quản lý về Hải quan; Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tƣ; Chi cục Hải quan quản lý hàng Gia công; Chi cục Hải quan Khu chế xuất Linh Trung; Chi cục. .. vực công tác sau: + Công tác Quản lý rủi ro; + Công tác Thủ tục Hải quan điện tử; + Công tác Công nghệ thông tin; + Công tác Lãnh đạo Website của Cục; + Công tác Cải cách hiện đại hóa Hải quan + Giúp Cục trƣởng trực tiếp chỉ đạo hoạt động các đơn vị: Phòng Quản lý rủi ro; Văn phòng Đảng ủy; Trung tâm Dữ liệu và Công nghệ thông tin; Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; Chi cục Hải quan. .. phân công 24  Ông Lê Đình Lợi – Phó cục trƣởng: Giúp Cục trƣởng trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau: + Công tác tổng hợp và hợp tác quốc tế; + Công tác hành chính văn thƣ, lƣu trữ; + Công tác tuyên truyền; + Công tác thông tin, liên lạc; + Công tác thuế xuất nhập khẩu + Giúp Cục trƣởng trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các đơn vị: Văn phòng Cục; Phòng Thuế xuất nhập khẩu; Chi cục Hải quan cửa khẩu. .. hoặc sản xuất không thể nhập khẩu trong một chuyến hàng, nếu ngƣời nhập khẩu có yêu cầu, xuất xứ của hàng hóa trong từng chuyến hàng đƣợc coi là có cùng xuất xứ với hàng hoá đó Các yếu tố gián tiếp không đƣợc xét đến khi xác định xuất xứ hàng hoá: Xuất xứ của công cụ, máy móc, thiết bị, nhà xƣởng, năng lƣợng đƣợc sử dụng để sản xuất hàng hóa hoặc nguyên liệu đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất nhƣng... các công việc khác do Cục trƣởng phân công  Ông Nguyễn Trọng Hùng – Phó cục trƣởng: Giúp Cục trƣởng trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau: + Công tác kiểm tra sau thông quan; + Giúp Cục trƣởng trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các đơn vị: Chi cục kiểm tra sau thông quan; Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 2; Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 3; Chi cục Hải quan cửa khẩu. .. là "Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phƣơng tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trƣơng, biện pháp quản lý nhà nƣớc về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập. .. Nhật Bản 1.7.7 Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu VJ - Là loại C/O ƣu đãi của Nhật Bản cấp khi xuất khẩu sang Việt Nam và ngƣợc lại - Là loại C/O hƣởng các ƣu đãi theo để hƣởng các ƣu đãi theo Hiệp định song phƣơng đối tác kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản 13 CHƢƠNG 2 CƠ QUAN HẢI QUAN VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ XUẤT XỨ HÀNG HOÁ TẠI CỤC HẢI QUAN TP HCM 2.1 Giới thiệu tổng quan về Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1... an toàn xã hội, phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc" Ngày 04/9/2002, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg, trong đó Tổng Cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính cho đến nay 15 Hiện nay, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh là một trong 33 đơn vị Hải quan địa phƣơng trực thuộc Tổng cục Hải quan Trong những năm qua, dù ở bất cứ giai đoạn nào, Cục Hải quan TP Hồ Chí... nhanh chóng, đầy đủ, chính xác về thủ tục hải quan đối với hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; về thông quan điện tử; về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; về trị giá hải quan; các chế độ, quy định quản lý nhà nƣớc về hải quan; những thông tin về quá trình xây dựng, phát triển, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và các hoạt động của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh; trang tin... Chi cục Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận và thực hiện một số công việc khác do Cục trƣởng phân công  Ông Phạm Quốc Hùng – Phó cục trƣởng: Giúp cục trƣởng trực tiếp chỉ đạo lĩnh vực công tác sau: + Công tác tài vụ, công tác quản trị; + Công tác chống buôn lậu và xử lý vi phạm; + Công tác kiểm soát phòng, chống ma túy + Giúp Cục trƣởng trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các đơn vị: Phòng Tài vụ - Quản trị; . NIỆM VỀ XUẤT XỨ HÀNG HOÁ VÀ VAI TRÕ CỦA XUẤT XỨ HÀNG HOÁ 2 1. Khái niệm về xuất sứ hàng hoá và vai trò của xuất xứ hàng hoá 2 1.1 Cơ sở pháp lý thực hiện và xác nhận xuất xứ hàng hoá 2 1.2. của của xuất xứ hàng hoá đối với hàng hoá nhập khẩu 1.5.1 Xuất xứ hàng hoá là một yếu tố đƣợc sử dụng kết hợp với mã số thuế để xác định mức thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hoá nhập khẩu. của xuất xứ hàng hoá đối với hàng hoá xuất khẩu đƣợc hƣởng ƣu đãi. . 10 1.7 Các mẫu giấy chứng nhận phổ biến ở Việt Nam. 10 CHƢƠNG 2. CƠ QUAN HẢI QUAN VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ XUẤT XỨ HÀNG HOÁ TẠI CỤC

Ngày đăng: 27/07/2014, 01:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w