1. Khái niệm về xuất sứ hàng hoá và vai trò của xuất xứ hàng hoá
2.8. Sự chuyển đổi cơ bản đƣợc xác định theo 3 tiêu chí: chuyển đổi mã số HS, tiêu
HS, tiêu chí tỷ lệ phần trăm, tiêu chí công đoạn sản xuất hoặc gia công chế biến.
2.8.1 Tiêu chí chuyển đổi mã số HS.
xảy ra khi hàng hoá thành phẩm đƣợc phân loại vào một nhóm hoặc phân nhóm hàng hoá khác với nguyên vật liệu không có xuất xứ đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hoá. Quy tắc này có ƣu điểm là đơn giản và có khả năng tiên đoán vì Danh mục HS đƣợc coi là một Danh mục đa năng và là một ngôn ngữ hải quan chung, phổ biến đối với cả doanh nghiệp và cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, để áp dụng tiêu chí này thì cần phải có kiến thức sâu đối với một số chƣơng trong Danh mục HS vì chúng không hoàn toàn phù hợp cho mục đích xác định xuất xứ. Do vậy, đối với mỗi sản phẩm cần có một số điều kiện nhất định phải đƣợc đáp ứng thay cho yêu cầu về chuyển đổi mã số HS.
Ví dụ:
- Chế phẩm từ thịt thuộc Chƣơng 16, phải sử dụng động vật thuộc Chƣơng 1 làm nguyên liệu ban đầu. Việc sử dụng thịt nhập khẩu để sản xuất chế phẩm từ thịt thì sản phẩm cuối cùng sẽ không đƣợc công nhận xuất xứ.
- Bánh kẹo có mã số HS 1905.90 đƣợc sản xuất từ bột mỳ nhập khẩu từ Pháp. Quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm thuộc nhóm 1905 là sự thay đổi từ bột mỳ thuộc chƣơng 11 sang chƣơng 19. Nhƣ vậy, bánh kẹo đã đáp ứng tiêu chuẩn đổi mã số HS để đƣợc hƣởng ƣu đãi.
* Hiệp định Thƣơng mại tự do Öc – Thái Lan quy định quy tắc xuất xứ CTC đối với hàng hoá thuộc nhóm 2007 đƣợc coi là có xuất xứ nếu đƣợc chuyển đổi từ bất cứ một nhóm hàng nào khác.
2.8.2 Tiêu chí tỷ lệ phần trăm.
quy định hàng hoá sẽ đƣợc coi là chuyển đổi cơ bản khi một tỷ lệ phần trăm tối đa trị giá nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ đƣợc sử dụng hoặc tỷ lệ phần trăm tối thiểu trị giá nguyên vật liệu nội địa sử dụng khi sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Tiêu chí này có ƣu điểm là phù hợp đối với một số hàng hoá không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số HS, đồng thời có thể áp dụng một tỷ lệ phần trăm phù hợp với năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp nội địa và không đòi hỏi trải qua các yêu cầu về công đoạn sản xuất, chế biến. Tuy nhiên, nhƣợc điểm là thiếu thống nhất và khó tiên đoán do việc thay đổi tỉ giá tiền tệ và phƣơng pháp tính toán. Việc tính toán các chi phí gây lãng phí thời gian và khó khăn trong công tác quản lý, nhà sản xuất cũng đòi hỏi phải duy trì các số liệu sổ sách ghi chép thông tin liên quan tới giá cả và hoạt động sản xuất.
2.8.3. Tiêu chí công đoạn sản xuất hoặc gia công chế biến.
Theo tiêu chí này thì nguyên vật liệu hay bộ phận nhập khẩu đƣợc coi là sản xuất hoặc gia công chế biến đầy đủ khi đã trải qua một quá trình sản xuất, hoặc gia công chế biến cụ thể nào đó để tạo nên thành phẩm cuối cùng đƣợc công nhận xuất xứ. Tiêu chí này rõ ràng, minh bạch, ít tốn kém nhất. Tuy nhiên không thể có một công đoạn chế biến cụ thể phù hợp với sự thay đổi nhanh về công nghệ sản xuất sản phẩm và sự đa dạng về mặt hàng. Do vậy, tiêu chí này thƣờng đƣợc sử dụng kết hợp với các phƣơng pháp khác để xác định xuất xứ, nhất là phƣơng pháp chuyển đổi mã số HS.
Hầu hết các trƣờng hợp, việc chuyển đổi cơ bản có thể đƣợc xác định bởi quy tắc đối với sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, có một số trƣờng hợp mà việc chuyển đổi từ nguyên vật liệu sang thành phẩm không thể chỉ căn cứ vào chuyển đổi mã số HS 6 chữ số. Theo Hiệp định Thƣơng mại tự do Öc - Mỹ, khoảng 12% dòng thuế áp dụng quy tắc CTC và hàm lƣợng khu vực (RVC).
3. KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CÔNG TÁC KIỂM TRA HIỆU QUẢ VIỆC XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH