Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc xác định và kiểm tra

Một phần của tài liệu Công tác quản lí xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu tại cục hải quan TP HCM trong thời kì hội nhập (Trang 62 - 78)

3. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân khi tiến hành xác định, kiểm tra xuất xứ

3.1.Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc xác định và kiểm tra

kiểm tra xuất xứ hàng hóa trong công tác hải quan.

3.1.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng nguồn nhân lực.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay còn nhiều bất cập, đặc biệt là thiếu trang thiết bị hiện đại. Khi điều tra về hệ thống công nghệ thông tin của Ngành Hải quan phục vụ công tác kiểm tra xác minh xuất xứ: kết quả điều tra trong cán bộ hải quan và doanh nghiệp về hệ thống công nghệ thông tin hiện tại của ngành Hải quan, cho thấy còn rất nhiều bất cập cụ thể đƣợc mô tả trên biểu đồ đƣợc trình bày dƣới đây (hình 9, sử dụng kết quả điều tra của đề tài Đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đến các lĩnh vực hải quan).

Nhƣ vậy, việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ áp dụng công nghệ thông tin hỗ trợ hoạt động hải quan là hết sức cần thiết. Ngoài những quy định cho việc thực hiện các chuẩn mực của Công ƣớc Kyoto sửa đổi có liên quan đến việc áp dụng công nghệ thông tin, cần phải nâng cao năng lực thực hiện, xây dựng hệ thống mạng công nghệ thông tin đủ mạnh và toàn diện để tự động hoá quy trình nghiệp vụ hải quan, thực hiện hải quan điện tử và phục vụ tốt cho công tác kiểm tra, xác nhận e-C/O.

Xây dựng nguồn nhân lực là vấn đề cơ bản, có tính quyết định của ngành Hải quan sau khi hội nhập WTO và hiện đại hoá Hải quan đối. Theo số liệu điều tra và thực tế công tác kiểm tra xuất xứ của công chức hải quan hiện nay phần lớn mới chỉ dừng lại ở mức kiểm tra hình thức C/O (so sánh mẫu dấu và chữ ký). Vì vậy, Tổng cục nên thành lập nhóm về xuất xứ hàng hoá: gồm đại diện các đơn vị nghiệp vụ thuộc cơ quan Tổng cục và một số cục Hải quan địa phƣơng có lƣu lƣợng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn, thành phần có thể bổ sung đại diện Bộ Công thƣơng. Nhóm có nhiệm vụ giúp Lãnh đạo Tổng cục thƣờng xuyên theo dõi việc thực hiện các cam kết về xuất xứ theo Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO cụ thể:

- Duy trì, theo dõi quá trình thực hiện và hƣớng dẫn các đơn vị trong ngành thực hiện đúng các quy tắc về xuất xứ hàng hoá XNK (cụ thể là những luật, qui định dƣới luật, quyết định hành chính chung do các nƣớc Thành viên áp dụng để xác định nƣớc xuất xứ của hàng hóa). Phát hiện những vấn đề bất cập nảy sinh trong thực tiễn, những khó khăn, vƣớng mắc để đề xuất tháo gỡ kịp thời.

- Theo dõi, hƣớng dẫn các đơn vị trong ngành để khi ban hành quyết định hành chính để áp dụng chung cần phải định nghĩa rõ ràng các yêu cầu.

- Là đầu mối giúp Tổng cục tham gia xây dựng Qui tắc xuất xứ với các nội dung, tiêu chí không tạo ra các tác động hạn chế, bóp méo hay làm rối loạn thƣơng mại quốc tế; không đƣa ra yêu cầu chặt chẽ trái lệ thƣờng hoặc các điều kiện không liên quan đến sản xuất hoặc chế biến nhƣ là điều kiện tiên quyết để xác định nƣớc xuất xứ.

- Giúp Lãnh đạo Tổng cục Hải quan chuẩn bị các nội dung để tham vấn giải quyết các vấn đề về xuất xứ hàng hoá XNK khi có yêu cầu của một bên ký kết và liên quan đến khâu làm thủ tục hải quan.

- Thƣờng xuyên phối hợp với Trung tâm đào tạo và bồi dƣỡng công chức hải quan tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ về xuất xứ hàng hoá, công tác kiểm

tra, xác minh xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu cho cán bộ công chức hải quan kể cả việc gửi cán bộ đi đào tạo tại nƣớc ngoài về lĩnh vực này.

3.1.2. Hệ thống văn bản pháp luật và văn bản hƣớng dẫn.

Hiện nay, mỗi ngày có rất nhiều văn bản pháp luật mới đƣợc soạn thảo và áp dụng. Điều này vô tình tạo khó khăn cho công viên chức Hải quan trong việc cấp nhật các nội dung mới. Do vậy, việc xây dựng, hệ thống hóa văn bản pháp luật và văn bản hƣớng dẫn là rất cần thiết.

Số lƣợng văn bản quy định về xuất xứ hàng hóa có khá nhiều, các vấn đề liên quan đến C/O cũng tƣơng đối phức tạp, nhiều nƣớc còn chƣa thống nhất với nhau cách hiểu sai phạm về C/O, cán bộ ký tên trên C/O của các nƣớc thƣờng xuyên có sự thay đổi….Đây là những vấn đề khó khăn đối với các cán bộ Hải quan trực tiếp tiếp nhận các hồ sơ có C/O vì các tiêu chí kiểm tra tƣơng đối phức tạp, liên quan đến nhiều văn bản nhƣng phải đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu tạo mọi điều kiện thuận lợi, giải quyết nhanh, thông quan nhanh hàng hóa xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Để giúp các Chi cục và cán bộ trực tiếp kiểm tra, xử lý các bộ hồ sơ có C/O đƣợc thuận tiện và hiệu quả hơn, cần hệ thống toàn bộ văn bản liên quan đến chính sách ƣu đãi khi có C/O và các tiêu chí cần kiểm tra nhƣ: các văn bản về Biểu thuế Ƣu đãi đặc biệt, văn bản hƣớng dẫn các Hiệp định, văn bản quy định các tiêu chí cần kiểm tra, công văn giới thiệu mẫu dấu, chữ ký, văn bản về kích thƣớc, màu sắc C/O….Bên cạnh đó, việc xây dựng phần mềm quản lý C/O về chứ ký, con dấu, nợ C/O cũng rất cần thiết và cần đƣợc triển khai trong thời gian tới.

Rà soát văn bản nhằm phát hiện quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội để kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống hóa văn

bản nhằm công bố Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực và các danh mục văn bản, giúp công tác xây dựng, áp dụng, thi hành pháp luật đƣợc hiệu quả, thuận tiện, tăng cƣờng tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật.

3.1.3. Tăng cƣờng kiểm tra

Tăng cƣờng công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan phải dựa trên cơ sở cập nhật kịp thời các văn bản hƣớng dẫn và kiểm tra chặt chẽ các tiêu chí, thể thức C/O, sự đồng nhất với bộ chứng từ. Định kỳ, tại các chi cục tổ chức kiểm tra hồ sơ nhằm phát hiện kịp thời các trƣờng hợp khai sai tên hàng, mã số để gian lận. Để giảm thiểu các hiện tƣợng gian lận xuất xứ hàng hóa, trƣớc hết cần phải rà soát và sửa đổi các quy định chƣa phù hợp liên quan đến xuất xứ hàng hóa nhƣ sửa các quy định vận đơn chở suốt phát hành tại nƣớc xuất khẩu để phù hợp với thực tiễn hoạt động thƣơng mại… Thƣờng xuyên tra cứu các mặt hàng bị các thị trƣờng lớn nhƣ EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, ... áp thuế chống bán phá giá và áp với các nƣớc nào. Khi phát hiện ra những doanh nghiệp XNK tăng đột

biến các mặt hàng trùng với các mặt hàng bị áp chống bán phá giá,hoặc đang điều

tra... hải quan cần có cảnh báo cho các cơ quan liên quan nhƣ VCCI, Bộ Công Thƣơng và chỉ đạo Hải quan địa phƣơng tiến hành các biện pháp kiểm tra chặt chẽ.

3.1.4. Phối hợp cơ quan liên quan để kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Trong công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa chống gian lận thƣơng mại, sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để phát hiện sớm các trƣờng hợp gian lận xuất xứ là vô cùng quan trọng. Phối hợp giứa các cơ quan nhƣ: Tổng cục Hải quan, VCCI, Cục quản lý cạnh tranh, Vụ XNK (Bộ Công Thƣơng); Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài (Bộ KHĐT); Bộ Công an... nhằm xác định trọng tâm, trọng điểm các mặt hàng xuất khẩu có dấu hiệu kim ngạch lớn bất thƣờng ở từng thời điểm để yêu cầu kiểm tra xuất xứ.

Hợp tác Hải quan - Hải quan

Để làm tốt công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu, chúng ta cần mở rộng sự hợp tác Hải quan - Hải quan trong quan hệ đa phƣơng và song phƣơng. Việc hợp tác đó thể hiện trên các mặt:

Thống nhất chương trình hài hoà quy tắc xuất xứ

Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã thống nhất các quy tắc chung xác định xuất xứ cho các sản phẩm cụ thể (nhƣ đã trình bày trong chƣơng 1). Hiện nay, Uỷ ban quy tắc xuất xứ đã thống nhất đƣợc quy tắc xuất xứ hài hoà và hệ thống HS. WCO sử dụng Công ƣớc HS nhƣ là một công cụ tạo nên cơ sở cho hài hoà các quy tắc xuất xứ. Quy tắc xuất xứ hài hoà đƣợc xây dựng trên cơ sở từng sản phẩm và tất cả các sản phẩm theo HS. Trong khi xác định xuất xứ theo theo hệ thống hài hoà thì việc phân loại hàng hoá là hết sức cần thiết sử dụng để hỗ trợ xác định xuất xứ.

WCO đã thống nhất quy tắc chuyển đổi dòng thuế bao gồm chuyển đổi từ chƣơng này qua chƣơng khác (CC); Thay đổi từ nhóm này sang nhóm khác (CTH); Thay đổi sang nhóm chi tiết này từ bất kỳ nhóm chi tiết khác của nhóm này hoặc từ bất kỳ nhóm khác (CTHS); Thay đổi về phân nhóm này từ phân nhóm khác hoặc nhóm khác (CTSH); Thay đổi sang phân nhóm chi tiết này từ bất kỳ phân nhóm chi tiết khác của phân nhóm này hoặc từ bất kỳ phân nhóm hay nhóm khác (CTSHS).

WCO yêu cầu nếu xét về giá trị gia tăng thì việc sản xuất tạo ra giá trị gia tăng yêu cầu nhƣ là kết quả của quá trình sản xuất và chế biến, và nếu áp dụng đƣợc, việc kết hợp các bộ phận có xuất xứ tại quốc gia mà phần sản xuất chiếm ít nhất 45% giá xuất xƣởng của sản phẩm”. Để tính phần trăm giá trị gia tăng, chúng ta cần thống nhất khái niệm “giá xuất xƣởng” là giá trả cho sản phẩm để có đƣợc từ nhà sản xuất, ngƣời đảm nhiệm công việc sản xuất hoặc chế biến cuối cùng đƣợc tiến hành. Giá xuất xƣởng bao gồm giá của tất cả các nguyên liệu đƣợc sử

dụng trong quá trình sản xuất và tất cả các chi phí (chi phí nguyên vật liệu và các chi phí khác) do ngƣời sản xuất sử dụng. Thuế nội địa nếu có sẽ đƣợc trả lại khi hàng hoá đó xuất cảng hoặc việc giảm giá thƣơng mại không đƣợc tính đến. Khái niệm “giá trị có đƣợc là kết quả của việc sản xuất và chế biến” và “hợp nhất các bộ phận có xuất xứ tại quốc gia sản xuất” là sự tăng lên về giá trị do quá trình lắp đặt, cùng với bất kỳ hoạt động chuẩn bị, kết thúc hay kiểm tra nào, và từ việc hợp nhất bất kỳ các bộ phận nào có xuất xứ tại quốc gia mà các hoạt động đó diễn ra, bao gồm cả lợi nhuận và các chi phí chung tại quốc gia đó phát sinh từ các hoạt động này.

Từ nguyên tắc trên WCO đã thống nhất đƣợc một số quy tắc cho các sản phẩm cụ thể và một số quy tắc còn đang đƣợc tranh luận nhƣ đã đƣợc trình bày cụ thể trong Hiệp định quy tắc xuất xứ (Hiệp định quy tắc xuất xứ). Việt Nam là thành viên chính thức của WCO, của WTO thì việc tuân thủ các quy định về chƣơng trình hài hoà là điều tất yếu và là việc làm cần thiết để tạo thuận lợi cho thƣơng mại quốc tế. Cụ thể:

+ Trong các chƣơng sản phẩm nông nghiệp (từ chƣơng 1-24) Có 2 ý kiến trái ngƣợc nhau về xuất xứ các sản phẩm nông nghiệp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xuất xứ của hàng nông nghiệp nên đƣợc chuyển sang từ sản phẩm ban đầu và không thay đổi khi sản xuất;

- Chế biến các nguyên liệu thô nông nghiệp là một quá trình chuyển đổi lớn và xuất xứ nên là tại quốc gia mà quy trình chế biến này diễn ra. Vì vậy xu hƣớng chung là quy định cho từng sản phẩm và xác định xuất xứ từng chƣơng theo HS.

+ Đối với khoáng sản chƣa chế biến và các chất tồn tại tự nhiên, các quy tắc của Ngôn ngữ Ottawa đã đƣợc chấp nhận. Sự thay đổi của phân nhóm và nhóm cũng đƣợc sử dụng trong chƣơng 25 và 26 nhằm phản ánh sự biến đổi cần thiết do những kỹ thuật.

+ Các vấn đề chi tiết của chƣơng 28-38 phải phụ thuộc vào chú giải chƣơng liên quan đến các quy trình cụ thể hơn là phụ thuộc vào Hệ thống hài hòa dù cần thiết nhƣng không đủ làm cơ sở cho các quy tắc xuất xứ. Chuyển đổi căn bản xảy ra trong phân nhóm là kết quả của các công thức hóa học mới, không thể diễn tả chuyển đổi căn bản bằng cách liên hệ với những thay đổi tối thiểu giữa các nhóm và (đặc biệt) phân nhóm cụ thể của Hệ thống hài hòa. Những sản phẩm có các định nghĩa hóa học riêng biệt cần có nhận diện đặc biệt để quy tắc xuất xứ có thể đƣợc gắn cụ thể với sản phẩm đó. Điều này đòi hỏi việc tạo ra nhiều nhóm và phân nhóm chia nhỏ có thể đƣa ra bản các quy tắc xuất xứ. Thậm chí những phân nhóm đƣợc chia nhỏ đã đƣợc tạo ra, sự cần thiết phải có những phân nhóm mới sẽ phát sinh nhanh chóng cùng với sự phát triển trong ngành công nghiệp này. Điều này không có nghĩa là các quy tắc chuyển đổi mã HS sẽ không áp dụng nữa; trong nhiều trƣờng hợp, chuyển đổi mã HS ở cấp độ phân nhóm (với một số ngoại trừ khi thích hợp) thể hiện sự chuyển đổi căn bản đối với những sản phẩm vẫn đƣợc áp dụng.

+ Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt thì Quy tắc “Ottawa” đƣợc áp dụng cho các hàng hoá chƣa đƣợc chế biến. Quy tắc thay đổi mã số HS đƣợc áp dụng trong các quá trình sản xuất sợi và vải. Trong một số trƣờng hợp việc sản xuất của hàng hoá này cũng có điều kiện ngoại trừ các nhóm đặc biệt. Các phân nhóm và các chi tiết cũng đƣợc sử dụng. Các chú giải chƣơng không liên quan đến quá trình xác định xuất xứ và là tiêu chí áp dụng ở đây là các quy tắc phần dƣ.

+ Các chƣơng còn lại sử dụng chú giải Chƣơng cụ thể hoá các điều kiện có thể xác định đƣợc xuất xứ và đƣợc dựa trên CTH, CTSH, CTHS, CTSHS và đôi khi dựa trên Quy tắc Ottawa.

Nhƣ vậy về cơ bản WCO đã thống nhất chƣơng trình hài hoà các quy tắc xuất xứ, mọi sự thay đổi phải đƣợc trình lên Uỷ ban quy tắc xuất xứ thông qua Uỷ ban Kỹ thuật về quy tắc xuất xứ.

Hài hoà các quy tắc ƣu đãi

Việc thống nhất các quy tắc ƣu đãi là điều hết sức cần thiết cho sự phát triển kinh tế, tạo thuận lợi cho các nƣớc đang phát triển. Nhận thức rõ vấn đề này Hải quan Việt Nam đã tích cực tham gia đàm phán chuẩn bị nội dung để Chính phủ ký kết và tham gia các Hiệp định về chƣơng trình ƣu đãi thuế quan. Cụ thể đã tham gia:

- Hiệp định về Chƣơng trình ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung để thành

lập Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (Hiệp định CEPT-AFTA);

- Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia

Đông Nam Á và nƣớc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ;

- Hiệp định Thƣơng mại hàng hoá giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc; và

- Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản.

Trong các hiệp định này các nƣớc ASEAN trong đó có Việt Nam đã thống nhất những quy tắc xuất xứ với các nƣớc trên về:

- Định nghĩa các sản phẩm có xuất xứ thuần tuý;

- Các sản phẩm có xuất xứ không thuần tuý đƣợc xác định xuất xứ bằng

Một phần của tài liệu Công tác quản lí xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu tại cục hải quan TP HCM trong thời kì hội nhập (Trang 62 - 78)