Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

130 1.1K 9
Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Ngọc Hương Mỹ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO TIẾN TRÌNH NHẬN THỨC KHOA HỌC PHẦN QUANH HÌNH HỌC VẬT 11-NÂNG CAO NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học môn Vật Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 THƯ VIỆN LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn và góp ý chân thành từ quý thầy cô trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô đồng nghiệp, bạn bè và cả người thân. Trước hết, em xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là quý thầy cô trong khoa Vật lý, đã dìu dắt, chỉ dạy cho em rất nhiều kiế n thức, kỹ năng quý báu. Điều đó không chỉ giúp em hoàn thành chương trình Cử nhân và chương trình Cao học, những kiến thức đó còn làm giàu thêm hành trang để em vững vàng trên bục giảng. Em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Mạnh Hùng. Trong quá trình thực hiện luận văn, em đã được thầy hướng dẫn tận tình, chỉ bảo nhiều điều bổ ích, giúp em nhận ra nhiều vấn đề để hoàn thiện hơn luận văn của mình. Tôi xin cảm ơn các thầy cô ở Phòng Khoa học Công nghệ - Sau đại học của trường đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin cảm ơn quý thầy cô ở trường THPT Marie Curie, quận 03, thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho tôi trong quá trình giảng dạy, hỗ trợ tôi trong việc khảo sát, thực nghiệm để đánh giá hiệu quả, chứng minh tính đúng đắn, khả thi của luận văn. Cảm ơn các em học sinh đã cho tôi niềm vui trên bục giảng, tham gia nhiệt tình trong quá trình thực nghiệm sư phạm để hoàn thành luận văn. MỞ ĐẦU 1. DO CHỌN ĐỀ TÀI Bước vào thiên niên kỷ thứ ba, khoa học và kỹ thuật đã trở thành yếu tố cốt tử của sự phát triển, hầu hết các thành tựu của khoa học và công nghệ đều được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Sự nghiệp giáo dục phải góp phần giải quyết việc bồi dưỡng trí tuệ khoa học, năng lực sáng tạo cho thế h ệ trẻ. Cụ thể, trong tình hình nước ta, những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đòi hỏi ngành Giáo dục & Đào tạo phải có những đổi mới căn bản, mạnh mẽ, vươn tới ngang tầm với sự phát triển chung của thế giới và khu vực. Đã từ nửa thế kỉ qua, khoa học giáo dục trên thế giới đã có những nghiên cứ u nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông theo hướng đảm bảo được sự phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng tư duy khoa học, năng lực giải quyết vấn đề để thích ứng với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của nền kinh tế trí thức. Phương pháp dạy học tốt nhấ t là không những trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng, tài sản tích lũy của loài người, mà quan trọng hơn là phải bồi dưỡng cho học sinh khả năng tự giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra, khả năng sáng tạo và tìm tòi kiến thức mới, làm phong phú thêm cho nền tri thức nhân loại. Tiến trình nhận thức cùng với các phương pháp nghiên cứu trong các khoa học tự nhiên nói chung và trong khoa học vật nói riêng được hình thành cùng vớ i quá trình nghiên cứu dài lâu của các nhà vật lý. Nó giúp cho hoạt động nghiên cứu trong khoa học hiệu quả hơn. Sử dụng thành thạo các phương pháp nhận thức trong các khoa học để học tập, nghiên cứu vật từ những cấp học phổ thông là cách thức, con đường ngắn, hiệu quả để phát triển tư duy khoa học cho học sinh. “Dạy khoa học nào thì cách tốt nhất là sử dụng chính các phương pháp nhận thức của khoa học đó” là luận điểm được nhiều nhà nghiên cứu luận dạy học thừa nhận. Học tậphoạt động nhận thức đặc biệt, không những hướng tới sự lĩnh hội tri thức khoa học mà còn hướng tới nhiều mục tiêu giáo dục nhân cách khác, nhất là phát triển tư duy của người học. Vì thế, các phương pháp nhận thức, phương pháp hành động tư duy khoa học vừa là phương ti ện để chiếm lĩnh tri thức khoa họchoạt động nghiên cứu, vừa là mục tiêu mà việc dạy học các khoa học hướng tới. Qua tìm hiểu thực tế, phương pháp dạy học các bộ môn khoa học tự nhiên hiện nay vẫn chưa thực hiện được mục tiêu như vậy. Phương pháp dạy học hiện nay còn mang nặng tính chất độc thoại, áp đặt, tái hiện, tiến trình dạy học vẫn ch ưa theo đúng con đường mà các nhà khoa học trải qua. Rất nhiều định luật, quy tắc … vật được trình bày trong các SGK vật phổ thông theo một trật tự nội dung khá thống nhất và cũng được giáo viên giảng dạy theo đúng trật tự: Thí nghiệm  Định luật  Vận dụng. Tuy nhiên, các nhà vật và cả nhiều nhà nghiên cứu luận dạy học đều cho rằng đây là cách tiếp cận nội dung học không đả m bảo tính khoa học, nó rất xa vời với cách giải quyết vấn đề trong khoa học, nó không phải là tiến trình hoạt động nhận thức khoa học đúng, nó không dẫn ai đến đích nếu tự mình giải quyết vấn đề bằng con đường đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dạy học như trên. Đó là thời lượng giảng dạy trên lớp hạn hẹp, trình độ của học sinh không đồng đều, điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ. Ngoài ra còn một nguyên nhân khác, đó là mức độ vững vàng về khoa học luận vật trình độ tư duy khoa học của người giáo viên vật còn hạn chế. Cách dạy và học như trên chưa khích lệ, chưa tạo điều kiện cho học sinh tham gia hoạt động tìm tòi, sáng tạo để giải quyết vấn đề trong quá trình chiếm lĩnh tri thức; do đó không thể phát triển kỹ năng tư duy khoa học, nă ng lực sáng tạo của học sinh. Xuất phát từ các vấn đề trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO TIẾN TRÌNH NHẬN THỨC KHOA HỌC PHẦN QUANG HÌNH HỌC VẬT 11 - NÂNG CAO NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy vật ở trường phổ thông. 2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1 Mục đích Vận dụng cơ sở luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh theo tiến trình nhận thức khoa học để xây dựng quy trình dạy học nhằm bồi dưỡng tư duy khoa học, phát triển năng lực sáng tạo giải quyết vấn đề của học sinh. Vận dụng quy trình trên để thiết kế tiến trình dạy học m ột số bài trong phần Quang hình họcVật 11 2.2 Đối tượng nghiên cứu Hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học vật ở trường phổ thông 2.3 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu và tổ chức hoạt động học tập vật phần Quang hình học SGK Vật 11 nâng cao theo tiến trình nhận thức khoa học cho học sinh khối 11 trường THPT Marie Curie - TPHCM 2.4 Giả thuyết khoa học Nếu tổ chức hoạt động học tập thích hợp theo tiến trình nhận thức khoa học thì học sinh có thể tự lực hoạt động tìm tòi sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực sáng tạo của học sinh. 2.5 Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu và đánh giá thực trạng dạy và học vậy nói chung, phần Quang hình học nói riêng để phát hiện những khó khăn, những vấn đề bất cập trong qua trình dạy học vật sáng tạo ở trường THPT Nghiên cứu cơ sở luận dạy học về triết học, tâm học, giáo dục học thiết kế tiến trình dạy học nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh Tìm hiể u tiến trình nhận thức và các phương pháp nhận thức trong khoa học nói chung và trong vật học nói riêng, kết hợp với những cơ sở luận dạy học sáng tạo để xây dựng quy trình dạy học nhằm bồi dưỡng tư duy khoa học, phát triển năng lực sáng tạo giải quyết vấn đề của học sinh. Vận dụng quy trình trên để thiết kế tiến trình dạy học một số bài trong ph ần Quang hình học Tiến hành thực nghiệm sư phạm các tiến trình dạy học đã được soạn thảo để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của từng tiến trình đối với việc nâng cao năng lực sáng tạo, tự lực giải quyết vấn đề trong quá trình học tậpthực tiễn cuộc sống, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học vật ở trường ph ổ thông. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nghiên cứu luận Nghiên cứu chương trình, nội dung SGK, các tài liệu có liên quan để xác định kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà học sinh cần phải nắm vững. Nghiên cứu cơ sở luận của dạy học sáng tạo, tiến trình nhận thức và các phương pháp nhận thức trong khoa học vật Đọc và tìm hiểu từ sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục – đ ào tạo để nắm vững mục tiêu chung trong giáo dục, mục tiêu giáo dục của môn vật ở trường phổ thông hiện nay 3.2 Phương pháp điều tra, khảo sát Quan sát, điều tra khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh trong việc dạy và học vật nói chung, phần Quang hình học vật 11 nói riêng để đánh giá thực tiễn giảng dạy vật ở trường phổ thông, đặc biệt là phần Quang hình học. 3.3 Thực nghiệm sư phạm Tiến hành giảng dạy các tiến trình dạy học đã soạn thảo ở trường phổ thông Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý, đánh giá kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng nhằm khẳng định tính khả thi của đề tài. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌCTHỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4.1 Ý nghĩa khoa học Góp phần làm sáng tỏ cơ sở luận dạy học của việc phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học vật ở trường THPT. 4.2 Thực tiễn của đề tài Giáo viên có thể sử dụng quy trình dạy học theo tiến trình nhận thức khoa học và các tiến trình dạy học cụ thể một số bài học trong phần Quang hình học vào thực tiễn giảng dạy để tích cực hóa hoạt động tìm tòi sáng tạo, giải quyết vấn đề của học sinh. Chương 1: CƠ SỞ LUẬN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH 1.1. Bản chất của hoạt động dạy và học 1.1.1. Hoạt động dạy [32] Hoạt động dạy là hoạt động của người lớn tổ chức và điều khiển hoạt động của trẻ nhằm giúp chúng lĩnh h ội nền văn hóa xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách của chúng. Thực tiễn giáo dục và đào tạo chứng tỏ rằng, dạy học là con đường thuận lợi nhất giúp cho người học trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể chiếm lĩnh một khối lượng tri thức, kỹ năng có chất lượng và hiệu quả nhất. Bởi lẽ, dạy họchoạt động được ti ến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp sư phạm của giáo viên với đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm nhận thức của người học. Hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng được học sinh nắm vững trên cơ sở tiến hành hàng loạt những thao tác trí tuệ (phân tích, tổng hợp, so sánh…), đặc biệt là thao tác tư duy khoa họ c, độc lập sáng tạo trong nhận thức. Như vậy, giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy. Chức năng của giáo viên trong hoạt động này không phải là sáng tạo ra tri thức mới, cũng không phải tái tạo tri thức cũ, mà nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức quá trình tái tạo ở trẻ. Dù rằng không có chức năng sáng tạo ra tri thức mới, cũng không có nhiệm vụ tái tạo tri thức cũ cho b ản thân, nhưng giáo viên phải sử dụng tri thức đó như là những phương tiện để tổ chức và điều khiển người học “sản xuất” những tri thức ấy lần hai. Để thực hiện tốt mục đích trên, giáo viên cần phải nghiên cứu hoạt động học, căn cứ vào hoạt động học của mỗi đối tượng cụ thể mà định ra những ho ạt động dạy thích hợp tạo điều kiện thuận lợi để học sinh thực hiện tốt các hành động học tập. Hoạt động dạy thích hợp phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Đảm bảo cho học sinh có điều kiện tâm thuận lợi để tự lực hoạt động - Tạo mâu thuẫn nhận thức, gợi đúng động cơ h ứng thú tìm tòi cái mới - Tạo ra môi trường sư phạm thuận lợi - Tạo điều kiện để học sinh có thể tự lực giải quyết thành công nhiệm vụ được giao - Lựa chọn một logic nội dung bài học thích hợp - Định hướng hoạt động học tập thích hợp, kịp thời để học sinh có thể tự lực giải quyết vấn đề, qua đó nâng cao năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh. - Cho học sinh làm quen và vận dụng tốt các phương pháp nhận thức khoa học phổ biến. Dạy học vật cũng nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục ở trường phổ thông. Có thể vạch ra những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục vật ở trường phổ thông: - Giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức cơ bản theo hướng cố gắng bắt kịp sự phát triển không ngừng của hệ thống kiến thức khoa học vật lý. - Góp phần hình thành ở người học năng lực nhận thức và năng lực sáng tạo thông qua việc dạy hệ thống kiến thức vật lý, bồi dưỡng cho họ ý chí vươn lên, nă ng lực tự học, năng lực tự nghiên cứu… - Cùng với việc dạy kiến thức là giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng ý chí, thế giới quan khoa học và những phẩm chất quang trọng của nhân cách. - Giáo dục kỹ thuật tổng hợp theo hướng tiếp cận với khoa học công nghệ. Với tính đặc thù và tầm quan trọng của mình, vật học có ảnh hưởng rấ t lớn tới sự phát triển khả năng trí tuệ, các phương pháp nhận thức khoa học nói chung và vật nói riêng, đồng thời bồi dưỡng và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Việc phát triển năng lực nhận thức và sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học góp phần quan trọng để đào tạo con người lao động mới đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển xã hộ i. 1.1.2. Hoạt động học [17],[32] Theo thuyết hoạt động của Vưgốtxki, bằng hoạt động và thông qua hoạt động, mỗi người tự tạo dựng và phát triển nhân cách của mình. Vận dụng vào dạy học, việc học tập của học sinh có bản chất hoạt động: bằng hoạt động, thông qua hoạt động của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển nă ng lực trí tuệ cũng như quan điểm đạo đức, thái độ. Tâm học luận dạy học hiện đại khẳng định: “Con đường có hiệu quả nhất để làm cho học sinh nắm vững kiến thức và phát triển năng lực sáng tạo là phải đưa học sinh vào chủ thể hoạt động nhận thức. Nắm vững kiến thức, thật sự lĩnh hội chúng, cái đó h ọc sinh phải tự làm lấy bằng trí tuệ của bản thân”. Hoạt động học là một loại hoạt động đặc thù của con người. Đối tượng của hoạt động học là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần chiếm lĩnh. Nội dung của hoạt động này không hề thay đổi sau khi bị chiếm lĩnh, nhưng chính nhờ có sự chiếm lĩnh này mà các chức năng tâm củ a chủ thể mới được thay đổi và phát triển. Kết quả của việc học tập phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của học sinh trong quá trình học tập. Như vậy, nhiệm vụ chính của giáo viên là tổ chức, hướng dẫn hoạt động học của học sinh để thông qua hoạt động đó, học sinh lĩnh hội được nền văn hóa xã hội, tạo ra s ự phát triển những phẩm chất tâm lý, hình thành nhân cách của họ. Muốn tổ chức, hướng dẫn tốt hoạt động học tập vật của học sinh mà thực chất là hoạt động nhận thức vật lý, giáo viên cần nắm được những quy luật chung của quá trình nhận thức khoa học, logic hình thành các kiến thức vật lý, những hành động thường gặp trong quá trình nhận thức vật lý, những phương pháp nh ận thức vật phổ biến để hoạch định những hành động thao tác cần thiết của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh một kiến thức hay một kỹ năng xác định và cuối cùng là: cần nắm được những biện pháp để động viên khuyến khích học sinh tích cực, tự lực thực hiện các hành động đó, đánh giá kết quả hành động. 1.2. Cơ sở tâm và giáo dục học về năng lực sáng tạo 1.2.1. Sáng tạo 1.2.1.1. Khái niệm [9],[25] Theo từ đi ển tiếng việt thì sáng tạo được hiểu là: “tìm ra cái gì mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có”. Sáng tạo (Creativity) là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi. - Tính mới là sự khác biệt của đối tượng cho trước so với đối tượng cùng loại ra đời trước đó về mặt thời gian (đối tượng tiền thân). - Tính ích l ợi chỉ thể hiện ra khi đối tượng cho trước hoạt động (hay làm việc) theo đúng chức năng và trong phạm vi áp dụng của nó. Theo tâm lí học, sáng tạo là một loại hoạt động mà kết quả của nó là một sản phẩm tinh thần hay vật chất có tính cách tân, có ý nghĩa xã hội và có giá trị. Theo từ điển triết học, “sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật ch ất, tinh thần mới về chất. … Có thể nói, sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần”. E.P. Torrance (Mĩ) cho rằng “sáng tạo là quá trình xác định các giả thuyết nghiên cứu chúng và tìm ra kết quả”. Có thể hiểu rằng mọi quá trình giải quyết vấn đề đều là hoạt động sáng tạo. Khái niệm sáng tạo theo quan niệm của nhà tâm lí họa Mĩ Wilson” “sáng tạo là quá trình mà kết quả tạo ra nh ững kết hợp mới cần thiết từ các ý tưởng dạng năng lượng, các đơn vị thông tin, các khách thể hay tập hợp của hai ba yếu tố trên”. Tương tự với quan điểm trên, GS. Chu Quang Thiêm, trường Đại học Bắc Kinh cho rằng “sáng tạo là căn cứ vào những ý tưởng đã có sẵn làm tài liệu rồi cắt xén, gạt bỏ, chọn lọc tổng hợp để tạo thành một hình tượ ng mới”. J.H.Lavsa (Tiệp Khắc cũ) cho rằng sáng tạo là sự lựa chọn và sử dụng những phương tiện mới, cách giải quyết mới. Ở Việt Nam, nhóm tác giả Trần Hiệp –Đỗ Long trong quyển “Sổ tay Tâm học” có viết, sáng tạo là hoạt động tạo lập, phát hiện những giá trị vật chất và tinh thần. Sáng tạo đòi hỏi cá nhân phải phát huy năng lực, phải có động cơ, tri th ức, kỹ năng và với điều kiện như vậy mới tạo nên sản phẩm mới, độc đáo và sâu sắc”. Tác giả Nguyễn Huy Tú cho rằng sáng tạo thể hiện khi con người đứng trước hoàn cảnh có vấn đề. Quá trình sáng tạo là tổ hợp các phẩm chất và năng lực mà nhờ đó trên cơ sở kinh nghiệm của mình và bằng tư duy độc lập tạo ra được ý tưởng mới, độc đáo, hợp lí trên bình diện cá nhân và xã hội. Ở đó, người sáng tạo gạt bỏ được những cái cũ và tìm được các giải pháp mới, độc đáo và thích hợp cho vấn đề đặt ra. Như vậy, mỗi tác giả đều có những quan niệm khác nhau về khái niệm sáng tạo. Nhưng các quan niệm này đều có một điểm chung đó là sáng t ạo là quá trình tạo ra hay hướng tới cái mới. Nói khác đi, sáng tạo là quá trình bằng tư duy độc lập, con người đã phối hợp, biến đổi và xây dựng nên những cái mới trên bình diện cá nhân hay xã hội từ những kinh nghiệm sẵn có của mình. Cùng đứng trước một vấn đề, người sáng tạo là người biết lựa chọn các điều kiện, giả thuyết, kết hợp các giả thuyết lại vớ i nhau, lựa chọn phương pháp hay cao hơn là đề xuất được một cách thức độc đáo để giải quyết vấn đề. 1.2.1.2. Bản chất của sáng tạo [9] Từ các khái niệm về sáng tạo trên, có thể rút ra 3 quan niệm khác nhau về bản chất của quá trình sáng tạo. Thứ nhất, bản chất của sáng tạo là ý tưởng hay nói cách khác, ý tưởng là ngọn nguồn của quá trình sáng tạo. Khởi đầu của sáng t ạo ở bất kỳ cấp độ nào đều phải từ ý tưởng. Ý tưởng nảy sinh trong suy nghĩ, tâm trí của con người và sẽ được đào sâu nghiên cứu, kết thức là một một sản phẩm nhất định. Như vậy, ý tưởng và sản phẩm là sự khởi đầu và kết thúc của quá trình sáng tạo. Thứ hai, bản chất của sáng tạo được nhìn nhận như là ”đặt vấn đề”, c ụ thể hơn đó là sự nêu lên vấn đề mới. Cũng với quan điểm này, Einstein đã đưa ra luận điểm khá độc đáo. Theo ông, việc thiết lập vấn đề quan trọng hơn quá trình giải quyết vấn đề vì giải quyết vấn đề chỉ là công việc của kĩ năng toán học hay kinh nghiệm. Nêu lên được vấn đề mới, những khả năng mới, nhìn nh ận những vấn đề dưới một góc độ mới đòi hỏi phải có trí tưởng tượng và nó đánh dấu bước tiến bộ thực sự của khoa học. Thứ ba, Vưgốtxki phân tích bản chất của sáng tạo là hoạt động cao nhất của con người. “Bộ não không những là một cơ quan gần gũi lại và tái hiện kinh nghiệm cũ của chúng ta, nó còn là cơ quan phối hợp, ch ỉnh lí một cách sáng tạo và xây dựng nên những tình thế mới và hành vi mới bằng những kinh nghiệm cũ đã hình thành trước đó”. Hoạt động sáng tạo dựa trên chất lượng của năng lực tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, xúc cảm, động cơ và ý chí. Sáng tạo bao gồm thuộc tính: tính mới mẻ, tính có lợi và tính độc lập. Tính mới mẻ này có thể là mới đối với cá nhân hay xã hội. sáng tạo ở trẻ em, ở người lớn hay bất kỳ đối tượng nào cũng có ý nghĩa. 1.2.2. Năng lực sáng tạo 1.2.2.1. Khái niệm [9],[22] Năng lực là một cấu trúc tâm của nhân cách phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi đặc trưng của từng hoạt động, làm cho hoạt động đạt kết quả cao trong những điều kiện nhất định. Năng lực [...]... thức vật nói riêng Con đường chung nhất để tìm tòi và xây dựng một kiến thức mới được gọi là tiến trình nhận thức khoa học Như vậy, rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong quá trình dạy học vật là tổ chức hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình xây dựng kiến thức mới theo tiến trình nhận thức khoa học vật 1.3 Tiến trình nhận thức khoa học vật Vật học là một khoa học mô hình. .. giúp học sinh có thể đồng thời chiếm lĩnh kiến thức mới và phát triển tư duy khoa học, năng lực sáng tạo một cách hiệu quả nhất 1.4 Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh 1.4.1 Tổ chức hoạt động học tập vật [25],[35] Cũng như các hoạt động khác, hoạt động học tập cũng có cấu trúc gồm 3 thành phần sau:  Các độnghọc tập nhận thức: ... 1.4.4 Tiến trình dạy học một kiến thức vật theo tiến trình nhận thức khoa học Trên cơ sở tiến trình nhận thức khoa học vật kết hợp với yêu cầu tổ chức hoạt động học tập sáng tạo bằng cách tổ chức các tình huống học tập thích hợp, có thể đề xuất tiến trình dạy học một kiến thức cụ thể như sau: - Trước hết, giáo viên tạo ra một tình huống vật mở đầu chứa đựng một vấn đề mà thực tiễn hoặc thuyết... trình chiếm lĩnh tri thức 1.3.3.4 So sánh hoạt động học tập của học sinh với tiến trình nhận thức khoa học [13] Như đã nói ở trên, học tập cũng là một hoạt động nhận thức khoa học, mà học sinh là chủ thể của hoạt động này Nhưng trong thực tế giảng dạy hiện nay, giữa học sinh và các nhà khoa học vật – chủ thể của hoạt động nhận thức khoa vật vẫn còn rất nhiều sự khác biệt Theo tác giả Lê Thị Thanh... kiến thức được xây dựng để giải quyết những vấn đề thực tiễn, cụ thể (giải thích, tiên đoán hiện tượng, giải những bài tập vật … ) Như vậy, việc tổ chức các hoạt động học tập vật cho học sinh là tổ chức các hành động tương ứng với các hành động thành tố trong tiến trình nhận thức khoa học 1.4.2 Định hướng hoạt động học tập vật cho học sinh 1.4.2.1 Sự cần thiết phải có sự định hướng hoạt động học. .. Hoạt động nhận thức khoa Đặc điểm - Hoạt động nhận thức học tập mang tính tập thể học mang tính cá thể cao cao - Hoạt động nhận thức khoa - Hoạt động nhận thức học tập chỉ được phép học không bị hạn chế thời diễn ra trong một thời gian rất ngắn với việc hình gian thành một đơn vị kiến thức nào đó - Các nhà nghiên cứu đôi - Học sinh phải tiếp nhận kiến thức có tầm vóc khi chỉ hướng tới mục đích là khoa. .. 1.3.3 Tiến trình nhận thức khoa học vật [14],[15] Khoa học vật có hai lĩnh vực nghiên cứu cơ bản khá riêng biệt với các chủ thể và cách thức hoạt động nghiên cứu khác nhau: lĩnh vực thực nghiệm với chủ thể là các nhà vật thực nghiệm và lĩnh vực thuyết với chủ thể là các nhà vật thuyết tương ứng với hai tiến trình hoạt động nhận thức đặc trưng Điểm lại sự phát triển, vật học trải... Sơ đồ tiến trình hoạt động nhận thức trong vật hiện đại 1.3.3.2 Tiến trình hoạt động nhận thức trong vật hiện đại Tiến trình hoạt động nhận thức trong vật hiện đại diễn ra theo các bước cơ bản sau: - Xuất phát từ nhu cầu cố gắng giải quyết một hay nhiều vấn đề nhận thức được rút ra từ những nghiên cứu thực tiễn trước đó (thường là các sự kiện thực nghiệm mà để giải thích nó hoặc chưa có thuyết... Vật học là một khoa họchình hóa, xây dựng các kiến thức mới là việc sáng tạo ra các mô hình thuyết Phương pháp sáng tạo của các nhà vật được gọi là chu trình sáng tạo khoa học Như vậy, tiến trình nhận thức khoa học vật được tổ chức theo chu trình sáng tạo khoa học 1.3.1 Chu trình sáng tạo khoa học [25],[26] Chu trình sáng tạo khoa học có thể được mô tả một cách chung như sau: từ những... thì tiến trình hoạt động nhận thức cũng khác nhau 1.3.3.1 Tiến trình hoạt động nhận thức trong vật cổ điển Kiến thức, kinh nghiệm đã có Đối tượng, hiện tượng nghiên cứu Vấn đề nhận thức Các giả thuyết Thí nghiệm tưởng tượng Thí nghiệm kiểm chứng So sánh, đối chiéu Kiểm chứng Giải thích Giải thích, tiên đoán Vận dụng Kiến thức mới Sơ đồ tiến trình hoạt động nhận thức trong vật cổ điển Trong vật . và tổ chức hoạt động học tập vật lý phần Quang hình học SGK Vật lý 11 nâng cao theo tiến trình nhận thức khoa học cho học sinh khối 11 trường THPT Marie. của việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh theo tiến trình nhận thức khoa học để xây dựng quy trình dạy học nhằm bồi dưỡng tư duy khoa học, phát

Ngày đăng: 15/03/2013, 16:45

Hình ảnh liên quan

- (1) khái quát hóa những sự kiện để đi đến xây dựng mô hình trừu tượng của hiện tượng (đề xuất giải thuyết) - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

1.

khái quát hóa những sự kiện để đi đến xây dựng mô hình trừu tượng của hiện tượng (đề xuất giải thuyết) Xem tại trang 17 của tài liệu.
- (2) từ mô hình giả thuyết suy ra các hệ quả logic. - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

2.

từ mô hình giả thuyết suy ra các hệ quả logic Xem tại trang 17 của tài liệu.
- Mô hình giả thuyết của đối tượng, hiện tượng nghiên cứu  - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

h.

ình giả thuyết của đối tượng, hiện tượng nghiên cứu Xem tại trang 22 của tài liệu.
hoặc phải xem lại việc xây dựng và vận hành mô hình xuất phát để có sự điều chỉnh, sửa đổi cần thiết đối với mô hình hoặc thực nghiệm - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

ho.

ặc phải xem lại việc xây dựng và vận hành mô hình xuất phát để có sự điều chỉnh, sửa đổi cần thiết đối với mô hình hoặc thực nghiệm Xem tại trang 24 của tài liệu.
đoạn rút ra hệ quả logic từ mô hình giả thuyết thì tư duy logic diễn ra từ từ theo chuỗi suy luận tương tự, đóng vai trò quan trọng - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

o.

ạn rút ra hệ quả logic từ mô hình giả thuyết thì tư duy logic diễn ra từ từ theo chuỗi suy luận tương tự, đóng vai trò quan trọng Xem tại trang 25 của tài liệu.
1.3.3.4. So sánh hoạt động học tập của học sinh với tiến trình nhận thức khoa học [13] - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

1.3.3.4..

So sánh hoạt động học tập của học sinh với tiến trình nhận thức khoa học [13] Xem tại trang 25 của tài liệu.
 Các nhiệm vụ học tập. Nhiệm vụ học tập làm ục đích mà học sinh đề ra cho mình dưới hình thức “bài toán có vấn đề” - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

c.

nhiệm vụ học tập. Nhiệm vụ học tập làm ục đích mà học sinh đề ra cho mình dưới hình thức “bài toán có vấn đề” Xem tại trang 26 của tài liệu.
2.1.2.2 Những lư uý khi giảng dạy phần quang hình học - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

2.1.2.2.

Những lư uý khi giảng dạy phần quang hình học Xem tại trang 44 của tài liệu.
- Tia sáng làm ột khái niệm trừu tượng, thuần túy hình học để có thể xây dựng những định luật quang hình học dựa trên quan hệ toán học  - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

ia.

sáng làm ột khái niệm trừu tượng, thuần túy hình học để có thể xây dựng những định luật quang hình học dựa trên quan hệ toán học Xem tại trang 45 của tài liệu.
Hình 1: S là vật thật,qua thấu kính cho ảnh thật S’ - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

Hình 1.

S là vật thật,qua thấu kính cho ảnh thật S’ Xem tại trang 46 của tài liệu.
- Tình hình trang thiết bị hiện có ở trường THPT và một số đồ dùng dạy học tự làm - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

nh.

hình trang thiết bị hiện có ở trường THPT và một số đồ dùng dạy học tự làm Xem tại trang 49 của tài liệu.
- Cung cấp 3 bảng số liệu ứng với 3c ặp môi trường khác nhau. - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

ung.

cấp 3 bảng số liệu ứng với 3c ặp môi trường khác nhau Xem tại trang 52 của tài liệu.
HS: vẽ hình, nhận xét vị trí của ảnh - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

v.

ẽ hình, nhận xét vị trí của ảnh Xem tại trang 56 của tài liệu.
Lựa chọn dụng cụ và lắp đặt kính thiên văn để quan sát những vật ở xa: lá cây, bảng hiệu trên tường.. - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

a.

chọn dụng cụ và lắp đặt kính thiên văn để quan sát những vật ở xa: lá cây, bảng hiệu trên tường Xem tại trang 88 của tài liệu.
Từ các bảng số liệu giáo viên cung cấp, hầu hết các em đều không thể đưa ra được mối liên hệ - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

c.

ác bảng số liệu giáo viên cung cấp, hầu hết các em đều không thể đưa ra được mối liên hệ Xem tại trang 95 của tài liệu.
3 bảng số liệu về góc tới và góc khúc xạ ứng với 3c ặp môi trường khác nhau i và r liên hệ với nhau qua hàm lượng giác và khi góc nhỏ thì sini  i  - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

3.

bảng số liệu về góc tới và góc khúc xạ ứng với 3c ặp môi trường khác nhau i và r liên hệ với nhau qua hàm lượng giác và khi góc nhỏ thì sini  i Xem tại trang 97 của tài liệu.
Trong phần quang hình học, giáo viên cho học sinh làm 2 bài kiểm tra đánh giá - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

rong.

phần quang hình học, giáo viên cho học sinh làm 2 bài kiểm tra đánh giá Xem tại trang 105 của tài liệu.
Bảng 3.2 Phân tích bài kiểm tra - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

Bảng 3.2.

Phân tích bài kiểm tra Xem tại trang 107 của tài liệu.
Hình 3.1 - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

Hình 3.1.

Xem tại trang 108 của tài liệu.
Hình 3.2 - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

Hình 3.2.

Xem tại trang 109 của tài liệu.
Bảng 3.6 Bảng phân phối tần suất tích lũy - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

Bảng 3.6.

Bảng phân phối tần suất tích lũy Xem tại trang 111 của tài liệu.
Hình 3.6 - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

Hình 3.6.

Xem tại trang 111 của tài liệu.
Hình 3.8 - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

Hình 3.8.

Xem tại trang 112 của tài liệu.
Bảng 3.7 Bảng so sánh điểm trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn và sai số tiêu chuẩn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng  - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

Bảng 3.7.

Bảng so sánh điểm trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn và sai số tiêu chuẩn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Xem tại trang 113 của tài liệu.
Bảng 3.7 Bảng so sánh % số HS có điểm <5; ≥5 và ≥8 - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

Bảng 3.7.

Bảng so sánh % số HS có điểm <5; ≥5 và ≥8 Xem tại trang 113 của tài liệu.
Bảng phân phối câu hỏi - Tổ chức hoạt động học tập theo tiến trình nhận thức khoa học phần quang hình học vật lý 11

Bảng ph.

ân phối câu hỏi Xem tại trang 121 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan