Du kí Việt Nam trên chặng đầu hiện đại hóa _3 pdf

5 261 1
Du kí Việt Nam trên chặng đầu hiện đại hóa _3 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Du kí Việt Nam trên chặng đầu hiện đại hóa Du ký không phải là chuyện lạ với văn học Việt Nam, càng không là chuyện lạ với văn học thế giới. Cùng với các cuộc phát kiến địa lý; các phát minh ra ô tô, tàu hỏa, tàu biển, tàu bay; việc mở mang thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thì văn học cũng mở ra rất rộng đường biên cho sự miêu tả để đáp ứng nhu cầu tìm biết những chuyện lạ, mang theo chất exotique, không lúc nào và không ở đâu mà không cuốn hút con người. Còn ở ta, dẫu trong xã hội phong kiến phong bế, lạc hậu, con người vẫn có không ít những cuộc đi, ngắn hoặc dài, nhân đó, để lại cho văn chương những áng văn hay, không chỉ là giúp mở mang tri thức mà còn là in đậm cảm quan lịch sử và dấu ấn thời đại như Thượng Kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du cho đến những khổ thơ đi sứ của Phan Thanh Giản và Cao Bá Quát: Tân Gia từ vượt con tàu Mới hay vũ trụ một màu bao la Giật mình khi ở xó nhà Văn chương chữ nghĩa khéo là trò chơi Chuyển sang thời hiện đại, khi văn minh phương Tây thâm nhập và làm thay đổi đời sống chính trị- kinh tế- xã hội và văn hóa- tinh thần của dân tộc thì đương nhiên văn học cũng có những thay đổi lớn. Chữ Quốc ngữ thay cho chữ Hán và chữ Nôm. Thơ và văn xuôi thay đổi diện mạo và chuyển đổi nhanh chóng theo mô hình phương Tây. Báo chí và xuất bản do sự phát triển của nền kinh tế thuộc địa và đời sống đô thị mà trở thành phong trào vào ba thập niên đầu thế kỷ XX, trong đó 2 tờ có vai trò mở đầu quan trọng và tiếp nối nhau là Đông Dương tạp chí (1914-1917) của Nguyễn Văn Vĩnh và Nam Phong tạp chí(1917-1934) của Phạm Quỳnh Trong bối cảnh đó, du ký là thể văn xuôi có nhiều đất đai gieo trồng, để cùng với truyện ngắn, tiểu thuyết làm nên một khởi đầu ngoạn mục cho văn học dân tộc chuyển vào quỹ đạo của văn học hiện đại. Bộ sách lấy tên là Du ký Việt Nam, gồm 3 Tập, ngót 1900 trang, do Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm, giới thiệu, Nxb. Trẻ ấn hành năm 2007, là sự tập hợp 62 bài gọi là du ký được đăng trên Nam Phong, từ 1917 đến 1934. 17 năm với 62 bài du ký, đứng ở thời điểm bây giờ mà nhìn thì không có gì làm nhiều. Nhưng ngược lên 80 năm về trước, khi phong trào báo chí và văn chương Quốc ngữ mới ở trong buổi đầu hình thành, thì đó lại là một con số ấn tượng. 62 bài du ký, trong đó có những du ký đã sớm được in thành sách ngay sau khi xuất hiện trên báo như Mười ngày ở Huế(1918) và Một tháng ở Nam Kỳ (1919) của Phạm Quỳnh, Hạn mạn du ký (1921) của Nguyễn Bá Trác. Nhưng hội lại trong một bộ sưu tập để có một gương mặt chung về du ký Việt Nam trên Nam Phong, hoặc rộng ra là du ký trong hai thập niên trước mốc lịch sử 1930, thì đến bây giờ mới được làm, trong khi đáng lẽ có thể làm sớm hơn, ít ra là khoảng dăm năm. Bởi việc đó, theo tôi có đem lại hứng thú và lợi ích cho nhiều giới nghề nghiệp, chẳng hạn khoa Du lịch học, khoa Bảo tàng lịch sử và Bảo tàng danh nhân, cùng các giới nghiên cứu về khoa học xã hội, kể cả những người công tác ở các lĩnh vực hội họa, kiến trúc, điện ảnh Do nhu cầu tìm hiểu về du ký, nên trong bài này tôi muốn tìm một cách tiếp cận thích hợp với đặc trưng và mục tiêu của du ký, qua các câu hỏi chung quanh việc Đi. Đó là: Đi đâu? Bằng phương tiện gì? Ai đi và đi với ai? Và đi với mục đích gì? Đi đâu? Trước hết đó là các địa chỉ ở trong nước, từ Cao Bằng, Lạng Sơn ở cực Bắc đến Hà Tiên, Phú Quốc ở cực Nam, với độ dài nhiều nghìn cây số. Những cuộc vào Nam ra Bắc này rất đáng kể, vào một thời đất nước bị chia làm 3 miền với các thể chế chính trị khác nhau, nơi thì trực trị, nơi thì bảo hộ. Qua lại 3 miền, trên con đường xuyên Việt, nối liền các địa danh quá quen thân với người Việt, trong đó có những điểm nhấn lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn để thấy một cảnh quan chung, vừa có tính thống nhất, vừa là sự đa dạng của các vùng- miền, của dân trí và dân sinh, tâm lý và nguyện vọng, phong tục và tập quán đó cũng là biểu hiện khát vọng thống nhất của một dân tộc vốn chịu nhiều sự phân cách và cắt chia trong lịch sử. Trên đất nước có chiều dài cả về lịch sử và địa lý đó, dĩ nhiên các điểm đến cho khách đi (khách du lịch) sẽ là những danh lam thắng cảnh, gồm cả rừng và biển, cả miền núi và miền xuôi - nó là đặc trưng của xứ ta; sẽ là những địa đầu xa xôi và hiểm trở hoặc các trung tâm đô thị- văn minh; sẽ là những nơi lưu lại công tích của các danh nhân văn hóa và lịch sử Một tỷ lệ không lớn lắm các cuộc đi là ra nước ngoài, như Cao Miên, Lào, Xiêm La và Viễn Đông - gồm Trung Hoa, Hương Cảng, Nhật Bản. Và vài cuộc đi dài sang Pháp Để đến với các địa chỉ đó, các ký giả, tức là người kể chuyện, đã đi bằng nhiều phương tiện của đời sống văn minh, đó là ô tô, tàu hỏa, tàu biển cho các hành trình xa; và thuyền, kiệu, cáng, hoặc xe đạp, xe tay cho các hành trình gần. Tất nhiên đi bộ cũng là phương thức cần thiết cho sự thưởng ngoạn: nhẩn nha trong các lăng tẩm ở Huế, hoặc thả bộ trên các đường phố ở Paris Xét về phương tiện đi lại thì có lẽ sau ngót một thế kỷ, bây giờ chúng ta vẫn sử dụng các phương tiện ấy - ngoài ô tô, xe lửa và máy bay chúng ta vẫn tiếp tục dùng thuyền - đò, xe đạp - xích lô Duy có chi tiết này trong Thuật chuyện du lịch ở Paris thì có lẽ là hi hữu: đó là do đường sá ở Paris quá rộng lớn, đi bộ mãi thì quá mỏi, nên ông Nguyễn Văn Vĩnh, bạn đồng hành cùng tác giả Phạm Quỳnh đã mua luôn một ô tô, có màu sơn vàng, và tự lái đi khắp mọi nơi muốn xem, bất kể giờ giấc ngày đêm khiến cho cảnh sát Paris, dẫu có phải cảnh giác, cũng đành phải làm ngơ, vì không kiểm soát nổi, hoặc không đuổi kịp (I; 323). Tiếp tục chuyện du ký trên Nam Phong. Sau các địa chỉ đến, và phương tiện đi là chuyện ai đi, tức người kể, thường tự xưng là ký giả, tức tác giả của nó. Nhìn vào Mục lục của 3 Tập thấy người viết nhiều hơn cả là ông chủ Nam Phong. Những người khác, số lớn là các cộng tác viên gần gũi, hoặc là bạn bè, đồng nghiệp thuộc giới trí thức cựu học như Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Tùng Văn Nguyễn Đôn Phục; là các tác gia văn thơ quen biết như Nguyễn Trọng Thuật, Đông Hồ, Mộng Tuyết; hoặc Nguyễn Tiến Lãng là đại diện cho giới trí thức Tây học trẻ. Những tên tuổi khác ít được biết hơn, nhưng số lớn đều là những người có một vị trí nghề nghiệp cao trong xã hội, hoặc có quan hệ trên dưới thân quen với quan Chủ tỉnh hoặc quan Đốc tỉnh - nơi có điểm du lịch, hoặc với ký giả Phạm Thượng Chi, khi còn là Chủ bút Nam Phong, hoặc với Thượng thư Bộ Học - Phạm Quỳnh. Tóm lại, phải nói là, để đóng được vai trò ký giả, số lớn những người viết ở đây, trừ một vài ngoại lệ như Tùng Hương - tác giả “mấy đoạn gia thư” Trên đường Nam Pháp, đều thuộc tầng lớp trên, có trí thức và có địa vị xã hội. Có thế họ mới có điều kiện để đi; và đi đến đâu là được sự tiếp đón ở đấy, không phải bởi các dịch vụ xã hội như bây giờ, mà là bởi các quan chức địa phương, hoặc người được ủy quyền từ các cấp cao. Và đương nhiên phải là thế, bởi ở thời thuộc địa, có người dân thường nào, kể cả các nhà văn chuyên nghiệp như sau này, lại có tự do và có điều kiện làm một khách du lịch, theo cách hiểu đích thực của từ này. . Du kí Việt Nam trên chặng đầu hiện đại hóa Du ký không phải là chuyện lạ với văn học Việt Nam, càng không là chuyện lạ với văn học thế. là Du ký Việt Nam, gồm 3 Tập, ngót 1900 trang, do Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm, giới thiệu, Nxb. Trẻ ấn hành năm 2007, là sự tập hợp 62 bài gọi là du ký được đăng trên Nam Phong, từ 1917 đến 1 934 trong một bộ sưu tập để có một gương mặt chung về du ký Việt Nam trên Nam Phong, hoặc rộng ra là du ký trong hai thập niên trước mốc lịch sử 1 930 , thì đến bây giờ mới được làm, trong khi đáng

Ngày đăng: 25/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan